Tổ Chức Kế Toán Lao Động Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương

- Mục đích: Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ.

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi đơn vị hoặc bộ phận (phân xưởng, phòng ban...) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dòi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ tài sản theo đơn vị sử dụng như sau:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.

+ Cột C: Ghi tên nhãn hiệu TSCĐ và công cụ, dụng cụ

+ Cột D: Ghi đơn vị tính (cái, chiếc...)

+ Cột 1: Ghi số lượng

+ Cột 2: Ghi nguyên giá TSCĐ hoặc đơn giá công cụ, dụng cụ

+ Cột 3: Ghi số tiền (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2)

+ Cột E, G: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.

+ Cột H: Ghi lý do giảm tài sản cố định và công cụ , dụng cụ

+ Cột 4: Ghi số lượng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ giảm

+ Cột 5: Ghi nguyên giá tài sản cố định và giá trị công cụ, dụng cụ giảm.

5.3.3. Tổ chức khấu hao TSCĐ

Thời gian ước tính một tài sản có thể hoạt động phục vụ cho mục đích kinh doanh được gọi là đời của tài sản .

Quá trình phản ánh phần giá trị TSCĐ hao mòn với tư cách là một chi phí khấu hao trong năm thuộc đời hoạt động ước tính của TSCĐ goị là khấu hao. Đó là sự tích luỹ giá trị của tài sản để tái tạo lại nó sau khi đào thải thanh lý. Quá trình hao mòn và khấu hao diễn ra ngược nhau, có quan hệ nhân quả với nhau:

Nguyên giá = X (X>0)

Nguyên giá = 0

Hao mòn


Khấu hao Tổ chức kế toán khấu hao TSCĐ là :

- Xây dựng định mức khấu hao hợp lý trên cơ sở phân loại TSCĐ theo đặc điểm sử dụng cả về mặt vật chất kỹ thuật và cả về mặt kinh tế sử dụng .

- Tính toán chính xác giá trị TSCĐ cần phải khấu hao dần theo mức khấu hao đã định trước.

- Tính toán kết quả sản xuất kinh doanh để làm căn cứ tính khấu hao theo công suất thực tế .

- Ghi nhận khấu hao là một chi phí cho đối tượng gánh chịu tương ứng.

- Tổ chức theo dòi sự hình thành, phân cấp quản lý sử dụng số tiền khấu hao đã trích cho mục đích đầu tư trong tương lai.

Tổ chức tính khấu hao được tiến hành theo từng nhóm loại TSCĐ và phân bổ cho từng khu vực, địa điểm, loại sản phẩm kinh doanh .

Ngoài ra, cần tổ chức khấu hao theo nguồn hình thành của TSCĐ, giúp cho việc phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hình thành do khấu hao.

Bên cạnh việc tính khấu hao còn phải lựa chọn hình thức sổ cần thiết để ghi chép khấu hao. Ghi sổ theo một trình tự nhất định có thể thực hiện trên hệ thống bảng phân bổ khấu hao .

Đơn vị:………………………………. Mẫu số: 06-TSCĐ

Bộ phận:…………………………….. (Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng……năm…..


Số TT


Chỉ tiêu

Tỷ lệ khấu hao (%)

hoặc thời gian sử dụng

Nơi sử dụng Toàn

DN


TK 627 – Chi phí sản xuất chung

TK 623

chi phí sử dụng máy thi công


TK 641

chi phí bán hàng

TK 642

Chi phí quản lý doanh nghiệp


TK 241 XD CB

dở dang


TK 242

Chi phí trả trước


TK 335

Chi phí phải trả


Nguyên giá TSCĐ


Số khấu hao


Phân xưởng (SP)


Phân xưởng (SP)


Phân xưởng (SP)


Phân xưởng (SP)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

I - Số khấu hao trích

tháng trước














2

II-Số KH TSCĐ tăng

trong tháng





























3

III-Số KH TSCĐ

giảm trong tháng





























4

IV-Số KH trích tháng

này(I+II-III)















Cộng














Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tổ chức hạch toán kế toán - 20


- Số chứng chỉ hành nghề:

Ngày……tháng…..năm……

Người lập bảng Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán:

Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rò Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân hành nghề ghi rò Số chứng chỉ hành nghề.


148

5.3.4. Tổ chức kế toán sửa chữa TSCĐ

Tổ chức kế toán sửa chữa TSCĐ bao gồm các công việc:

- Lập lịch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên cho từng loại tài sản, trong đó quy định thời gian, nội dung công việc sửa chữa, phương thức sửa chữa tính cho năm báo cáo.

- Lập dự toán chi phí sửa chữa lớn theo khối lượng sửa chữa và phương thức sửa chữa, ghi chi phí dự toán vào giá thành.

- Ghi nhận chi phí sửa chữa lớn thực chi, sửa chữa thường xuyên cho từng đối tượng tài sản được sửa chữa .

- Tổ chức thanh quyết tóan với đơn vị sửa chữa tự làm trong nội bộ doanh nghiệp và với đơn vị ngoài nhận thầu.

- Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp, chi tiết về ghi nhận theo trình tự nhất định.

- Nếu công việc sửa chữa tiến hành theo phương thức đấu thầu, kế toán trưởng phải ký hợp đồng sửa chữa và thỏa thuận trước phương thức thanh toán với người nhận thầu.

- Xác định trình tự hạch toán tổng hợp, chi tiết TSCĐ theo hình thức kế toán phù hợp: từ khâu chứng từ gốc, mở bảng kê, bảng phân bổ chi phí sửa chữa; mở sổ tổng hợp theo dòi chi phí sửa chữa của công trình dở dang chưa hoàn thành hoặc chưa quyết toán.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp chọn hình thức kế toán theo chứng từ ghi sổ thì các thẻ, bảng kê, bảng phân bổ được kết cấu theo nguyên tắc của một chứng từ ghi sổ; sau đó chi phí được ghi vào sổ nhật ký kết cấu theo nguyên tắc sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và cuối cùng phản ánh vào sổ cái theo từng loại tài khoản chi phí có liên quan.

5.4. Tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương

5.4.1. Yêu cầu để tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương

Nhiệm vụ tổ chức yếu tố lao động sống

+ Tổ chức kế toán cơ cấu lao động hiện có trong cơ cấu sản xuất, kinh doanh và sự tuyển dụng, sa thải, thuyên chuyển lao động trong nội bộ đơn vị theo quan hệ cung cầu lao động cho kinh doanh .

+ Tổ chức theo dòi việc sử dụng lao động tại các nơi làm việc để có thông tin về số lượng và chất lượng lao động ứng với công việc đã bố trí tại nơi làm việc.

+ Tổ chức kế toán quá trình tính công và trả tiền công cho người lao động trong khuôn khổ chế độ trả công, hình thức trả công và phương thức thanh toán tiền công lao động hiện đang áp dụng.

+ Tổ chức phân công lao động kế toán hợp lý trong phần hoá đơnàh kế toán yếu tố lao động và tiền công lao động.

Nguyên tắc chung để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên về lao động và tiền lương là: lựa chọn và vận dụng tronh thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị

một số lượng chứng từ, sổ sách (tài khoản), nội dung ghi chép thông tin trên sổ sách và hệ thống báo cáo kế toán hợp lý về lao động và tiền lương đủ cho yêu cầu quản lý, đặc biệt là quản lý nội bộ.

Những tiền đề cần thiết cho việc tổ chức kế toán yếu tố lao động.

- Phải xây dựng được cơ cấu sản xuất hợp lý: đây là tiền đề cho việc tổ chức lao động khoa học tại nơi làm việc, cho tổ chức ghi chép ban đầu về sử dụng lao động.

- Thực hiện tổ chức tốt lao động tại nơi làm việc.

- Phải xây dựng được các tiêu chuẩn định mức lao động cho từng loại lao động, từng loại công việc và hệ thống quản lý lao động chặt chẽ cả về mặt tổ chức nhân sự, nội quy, quy chế, kỷ luật lao động.

- Phải xác định trước hình thức trả công hợp lý với cơ chế thanh toán tiền công thích hợp có tác dụng kích thích vật chất người lao động nói chung và lao động kế toán nói riêng.

- Phải xây dựng nguyên tắc phân chia tiền công khi nó có liên quan tới nhiều loại hoạt động kinh doanh, nhiều loại sản phẩm làm ra, để tính tiền lương hợp lý trong giá thành.

5.4.2. Tổ chức kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Nội dung tổ chức kế toán tiền lương và thanh toán tiền lương với người lao động bao gồm:

+ Xác định trình tự tính tổ chức tổng mức tuyệt đối của tiền lương cho từng người lao động trong kỳ hạn được trả, thanh toán.

Để thực hiện nội dung này cần có các điều kiện:

- Phải thu thập đủ các chứng từ có liên quan về số lượng và chất lượng lao động.

- Phải dựa vào các văn bản quy định chế độ trả lương, thưởng, phụ cấp hiện hành của Nhà nước.

- Phải xây dựng hình thức trả lương thích hợp cho từng loại lao động trước khi đi vào tính toán tiền lương.

- Phải lụa chọn cách chia tiền lương hợp lý cho từng người lao động, cho các công việc được thực hiện.

+ Xây dựng chứng từ thanh toán tiền lương và các khoản có liên quan khác tới người lao động với tư cách là chứng từ tiền lương và thanh toán. Chứng từ này được hoàn thành sau khi thực hiện được sự trả công cho người lao động, và trở thành chứng từ gốc để ghi sổ tổng hợp tài khoản Bảo hiểm xã hội.

+ Lựa chọn tiêu thức hợp lý để phân tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho từng đối tượng chịu chi phí sản xuất kinh doanh: tiến hành phân chia tiền lương trực tiếp và gián tiếp cho đối tượng chịu chi phí tiền lương; cuối cùng là lập chứng từ ghi sổ cho số liệu đã phân bổ làm căn cứ ghi sổ tổng hợp theo nguyên tắc ghi

+ Xây dựng quan hệ ghi sổ tài khoản theo nội dung thanh toán và tính toán phân bổ tiền lương phù hợp với yêu cầu thông tin về đối tượng kế toán nêu trên.

5.5. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

5.5.1. Yêu cầu tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh chính

- Hạch toán chi phi và tính giá thành sản phẩm lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ

- Hạch toán nghiệp vụ và kiểm tra kinh tế kết quả hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp.

- Tổ chức phân công công việc của bộ phận hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Áp dụng các phương tiện tính toán hiện đại vào công việc hạch toán, không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên kế toán.

Mỗi nhiệm vụ trên là một đối tượng để tổ chức hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Điều kiện phân hệ này hoạt động có hiệu quả:

+ Doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức sản xuất ổn định (việc sắp xếp công việc sản xuất giữa các phân xưởng sản xuất; sắp xếp lao động phải tương đối ổn định, cơ cấu tổ chức sản xuất theo phân xưởng và không có phân xưởng bất hợp lý).

+ Thiết lập các định mức chi phí sản xuất một cách khoa học, phù hợp với công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Định kỳ lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của toàn doanh nghiệp cũng như các phân xưởng, tổ đội sản xuất.

Dự thảo tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm của từng doanh nghiệp phải phù hợp với tiêu chuẩn chứng từ đã được quy định chung. Dự thảo bao gồm các phần sau đây:

+ Phần chung của dự thảo

+ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất

+ Tổ chức công tác tính giá thành và kiểm tra thường xuyên công việc tính giá thành sản phẩm.

+ Những đặc điểm của việc tổ chức công việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của bộ phận đảm nhiệm công việc này.

Trong phần chung của dự thảo phải ghi rò:

- Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp (cơ cấu của phân xưởng sản xuất chính, sản xuất phụ), việc làm rò cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp là bước đầu, nhưng là công viêc rất quan trọng và đây là cơ sở để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm này.

- Xây dựng những nguyên tắc chủ yếu để tổ chức kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.

- Xác định mức độ tập trung và phân tán của hạch toán chi phí trong doanh nghiệp.

- Đưa ra các hình thức tổ chức cơ giới hoá công việc hạch toán.

- Liệt kê các chứng từ tiêu chuẩn (quy định) mà dự thảo căn cứ vào đó để nghiên cứu.

5.5.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm

5.5.2.1. Nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất kinh doanh.

Trình tự tổ chức kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh được khái quát qua các bước công việc sau đây:

* Bước 1: Tổ chức ghi chép và luân chuyển hệ thống các loại chứng từ chi phí có liên quan cho việc ghi nhận trên sổ kế toán các chi phí theo yếu tố và khoản mục cho đối tượng hạch toán.

Hệ thống chứng từ được hình thành tại nơi phát sinh chi phí gồm có:

- Hệ thống chứng từ về xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (phiếu xuất kho, phiếu báo hỏng công cụ dụng cụ, biên bản kiểm kê, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu …).

- Hệ thống chứng từ về chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản chi trả cho việc sử dụng lao động như: Bảng phân bổ tiền lương, Bảo hiểm được lập tại bộ phận kế toán tiền lương.

- Các chứng từ về phân bổ chi phí sử dụng TSCĐ (chứng từ về khấu hao, chứng từ về chi phí thuê kho tàng, phương tiện, bến bãi và TSCĐ khác dùng cho hoạt động kinh doanh…) chứng từ được lập từ nơi quản lý trực tiếp TSCĐ và chi tiêu cho việc sử dụng TSCĐ

- Các chứng từ chỉ dùng yếu tố vốn bằng tiền trực tiếp cho kinh doanh như các phiếu chi, báo nợ, hoá đơn …

Các chứng từ trên được chuyển về bộ phận kế toán chi phí kinh doanh để kiểm tra phân loại và ghi sổ tài khoản. Tại đây chi phí được ghi nhận có hệ thống vào những tài khoản khác nhau theo nội dung kinh tế chi phí và công dụng của chi phí.

* Bước 2: Tổ chức ghi sổ tài khoản các chi phí theo yếu tố và theo khoản mục được quy định chung trong chế độ và cho ngành.

Bước ghi sổ được tiến hành tuần tự như sau :

- Xác định đối tượng và phạm vi tập hợp chi phí trên cơ sở thực hiện nội dung tổ chức này để xây dựng hệ thống tài khoản tập hợp chi phí. Đối tượng tổ chức kế toán được xác định trên cơ các sở sau

+ Phải gắn với cơ cấu tổ chức sản xuất để quy định đơn vị hạch toán chi phí (phân xưởng, tổ đội, cửa hàng, quầy hàng …)

+ Phải xuất phát từ đối tượng tính giá thành để xác định đối tượng hạch toán chi phí. Điều kiện này giúp cho việc tổ chức kế toán chi phí trở nên có ý nghĩa kinh tế và quản lý. Chỉ nên hệ thống chi phí của một kết quả kinh doanh xác định được và lượng hoá được.

+ Xác định đối tượng hạch toán chi phí phải gắn với yêu cầu và khả năng tổ chức kế toán cho quản lý. Xây dựng hệ thống tài khoản chi phí cần thiết

- Xây dựng mối quan hệ ghi chép chi phí trên hệ thống sổ tài khoản đã lựa chọn trong khuôn khổ của hình thức hạch toán nhất định. Quá trình hình thành chi phí cho mỗi đối tượng hạch toán và mỗi đối tượng tính giá được thể hiện ở nội dung công việc tổ chức kế toán này

Mẫu Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

Đơn vị:…………………….. Mẫu số S36-DN

Địa chỉ: ……………………. (Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

(Dùng cho các TK 621, 622, 623, 627,154, 631, 641, 642, 242, 335, 632)

- Tài khoản:.............................

- Tên phân xưởng:.....................

- Tên sản phẩm, dịch vụ:..........

Ngày tháng ghi sổ

Chứng từ


Diễn giải

TK

đối ứng

Ghi nợ tài khoản….

SH

NT

Tổng số tiền

Chia ra

……..

…….

…….

…….

…….

……..

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7




Số dư đầu kỳ












Số phát sinh trong kỳ
















































Cộng phát sinh












Ghi có TK:….












Số dư cuối kỳ









- Sổ này có … trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …

- Ngày mở sổ: …………….

Ngày … tháng … năm …

Người ghi sổ Kế toán trưởng

( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)

- Số chứng chỉ hành nghề:

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán:

Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rò Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân hành nghề ghi rò Số chứng chỉ hành nghề.


153

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí