Tư Tưởng, Tôn Giáo Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ Xv


PHỤ LỤC

1. Tư tưởng, tôn giáo Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Bước sang thời kì độc lập, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, sang thời kì độc lập càng có điều kiện phát triển. Nho giáo dần dần trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử dưới chế độ phong kiến. Đến thế kỉ XV, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn. Trong các thế kỉ X-XIV, Phật giáo lại vị trí quan trọng và phổ biến trong nhân dân và triều đình phong kiến. Nhiều vua quan và nhân dân sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng. Đến thế kỉ XV Phật giáo bắt đầu suy giảm. Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Một số đạo quán được xây dựng. Cùng với đạo Phật, từ thế kỉ XV Đạo giáo suy yếu dần.

Tư tưởng tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng dân tộc, các thành hoàng tiếp tục phát triển trong đời sống tâm linh của nhân dân.

2. Tư tưởng, tôn giáo Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Nho giáo từng bước suy thoái, thi cử không còn nghiêm túc như trước, tình trạng mua quan bán tước khá phổ biến, tôn ti trật tự phong kiến cũng không còn như thời Lê Sơ. Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi, do đó nhiều chùa, quán mới được xây dựng, một số chùa cũ được trùng tu lại. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, Đạo Thiên Chúa được du nhập vào Việt Nam trong cùng với các giáo sỹ phương Tây sang truyền đạo. Thế kỉ XVII, để phục vụ cho việc truyền đạo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự la tinh cũng ra đời. Tuy vậy, chữ Quốc ngữ chưa được phổ cập trong xã hội, phải đến đầu thế kỉ XX chữ Quốc ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Các tín ngưỡng truyền thống trong nhân dân vẫn được duy trì và phát huy như

tục thờ cúng tổ tiên, thờ những anh hùng có công với làng, với nước.

1. Giáo dục Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, nền giáo dục Đại Việt từng bước được xây dựng và phát triển. Giáo dục thi cử dần dần trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu cho triều đình. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. Sang thời Trần, Hồ, giáo dục thi cử tiếp tục phát triển và được qui định chặt chẽ hơn. Thời Lê sơ, đặc biệt thời Lê Thánh Tông, nhà nước qui định : cứ 3 năm tổ chức kì thi Hội một lần để tuyển chọn tiến sĩ. Trong dân gian, số người đi học ngày càng đông và số người đõ đạt cũng tăng lên. Năm 1484 nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ. Nhiều trí thức giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

2. Giáo dục Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX


Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài phục vụ đất nước. Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi Hội lấy được 485 Tiến sĩ. Nhà nước Lê-Trịnh tiếp tục phát triển nền giáo dục Nho học. Nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đỗ đạt và đi thi không nhiều như trước. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên năm 1646. Triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung-Nguyễn Huệ, giáo dục được chú trọng và chữ Nôm được dùng trong công việc hành chính, thi cử.

Hạn chế : dù giáo dục phát triển nhưng nội dung giáo dục vẫn là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý.

3. Những thành tựu về nghệ thuật, khoa học kĩ thuật

1. Nghệ thuật

a. Nghệ thuật Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Nghệ thuật kiến trúc phát triển. Nhiều chùa, tháp, kinh thành được xây dựng như : chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long, thành nhà Hồ, tháp Chăm….Nghệ thuật điêu khắc cũng đạt những thành tựu đặc sắc như : rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, các bức phù điêu vẽ các cô tiên, vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn…Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo, tuồng ra đời sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc xuất hiện thời Lý và ngày càng phát triển trong nhân dân. Âm nhạc, ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, cồng chiêng...Các nghệ nhân sáng tác nhiều bản nhạc để tấu hát trong các buổi lễ hội. Ca múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa ở khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua như đấu vật, đua thuyền, đá cầu.....

b. Nghệ thuật Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Trong các thế kỉ XVI-XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển. Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ-Huế, nhiều tượng Phật được làm ở các chùa như tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội). Đầu thế kỉ XIX nổi bật lên là quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm. Rạp hát đầu


tiên được xây dựng có sân khấu và phòng khán giả. Lị sở các tỉnh đều có thành lũy xây theo kiểu Pháp cổ. Thành Hà Nội nổi lên là cột cờ được xây dựng cao đẹp. Nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều phường tuồng, chèo ở các làng hoạt động sôi nổi.

2. Khoa học kĩ thuật

a. Khoa học-kĩ thuật Việt Nam trong các thế kỉ X-XV: cùng với sự phát triển của giáo dục và ý thức dân tộc, nhiều công trình khoa học-kĩ thuật ra đời như : Lịch sử có Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu thời Trần, Lam Sơn thục lục, Đại Việt sử kí toàn thư…thời Lê sơ. Địa lí có Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông…Quân sự có tác phẩm Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn. Hồ Nguyên Trừng thời Hồ đã chế tạo súng thần cơ và đóng thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ là một thành tựu kĩ thuật và văn hóa quan trọng và năm 2011 được Unesco công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu…

b. Khoa học-kĩ thuật Việt Nam trong các thế kỉ XVI-XIX : Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học, địa lí, y học, triết học…xuất hiện. Về sử học, bên cạnh các bộ lịch sử của Nhà nước, có nhiều bộ lịch sử của tư nhân như : Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại việt sử kí tiền biên, Lịch triều hiến chương loại chí, Gia Định thành thống chí....và đặc biệt là bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh). Về quân sự có tập Hổ trướng khu cơ(của Đào Duy Từ). Về triết học có một số bài thơ tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn. Về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác...Ngoài ra còn nhiều tác phẩm về nông học, văn hóa......

Kĩ thuật đúc súng theo kiểu phương Tây, đóng thuyền, xây thành lũy được hình thành và phát triển, nghề làm đồng hồ ra đời.



TƯ LIỆU THAM KHẢO


Tư liệu 1: Trong các thế kỉ X đến thế kỉ XV, nghệ thuật kiến trúc phát triển. Nhiều chùa, tháp, kinh thành được xây dựng như : chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long, thành nhà Hồ, tháp Chăm….Nghệ thuật điêu khắc cũng đạt những thành tựu đặc sắc như : rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, các bức phù điêu vẽ các cô tiên, vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn…Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển. Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc xuất hiện thời Lý và ngày càng phát triển trong nhân dân. Âm nhạc, ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến. Đến các thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển. Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ-Huế, nhiều tượng Phật được làm ở các chùa. Nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều phường tuồng, chèo ở các làng hoạt động sôi nổi. Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học, địa lí, y học, triết học…xuất hiện.

Kiến trúc:Tư liệu 2: Chùa Một Cột (Nguồn : Internet)


Tư liệu 3 Chùa Thiên Mụ Nguồn Internet Tư liệu 4 Tháp Phổ Minh Nguồn 1


Tư liệu 3: Chùa Thiên Mụ ((Nguồn : Internet)



Tư liệu 4 Tháp Phổ Minh Nguồn Internet Tư liệu 5 Đại Nội Thừa Thiên 2


Tư liệu 4: Tháp Phổ Minh (Nguồn : Internet)


Tư liệu 5 Đại Nội Thừa Thiên Huế Nguồn Internet Tư liệu 6 Tháp Chăm Ninh 3


Tư liệu 5: Đại Nội-Thừa Thiên Huế(Nguồn : Internet)


Tư liệu 6 Tháp Chăm Ninh Thuận Nguồn Internet Tư liệu 7 Nhà Thờ Phát 4


Tư liệu 6: Tháp Chăm-Ninh Thuận(Nguồn : Internet)



Tư liệu 7 Nhà Thờ Phát Diệm Ninh Bình Nguồn Internet Tư liệu 8 Thành Nhà 5


Tư liệu 7: Nhà Thờ Phát Diệm-Ninh Bình (Nguồn : Internet)


Tư liệu 8 Thành Nhà Hồ Thanh Hóa Nguồn Internet 6


Tư liệu 8: Thành Nhà Hồ-Thanh Hóa (Nguồn : Internet)



Bình Nguồn Internet Tư liệu 8 Thành Nhà Hồ Thanh Hóa Nguồn Internet 7

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí