So Sánh Tương Quan Giữa Các Biến Chỉnh Tâm Và Không Chỉnh Tâm



Kết quả hồi quy mô hình FEM

Kết quả hồi quy mô hình REM


Hệ số

sai số chuẩn

p-value

Hệ số

sai số chuẩn

p-value

BOARDSIZE

-0,532

0,321

0,027*

-0,202

0,205

0,024*

NED

0,342

0,932

0,098*

0,145

1,168

0,001***

DUAL

-0,119

0,532

0,140

-1,579

0,507

0,232

AUQ

0,314

0,143

0,216

1,414

0,711

0,047**

AUSIZE

1,664

0,325

0,332

2,197

0,984

0,026

BIG4

0,729

0,090

0,016**

1,414

0,711

0,047**

FEL

0,442

0,085

0,034**

1,527

0,483

0,037**

OWNCEO

-1,115

0,354

0,065*

-2,197

0,984

0,026**

STATE

-1,632

0,225

0,007***

-1,797

0,535

0,001***

FRG

1,552

0,034

0,000***

1,536

0,587

0,009***

OPG

0,223

0,632

0,007***

1,797

0,535

0,001***

LEV

8,919

0,243

0,023**

1,536

0,587

0,009***

Hằng số

3,426

4,643

0,014

1,215

1,406

0,387


Biến phụ thuộc: CSCORE

Số quan sát: 3080

Wald chi2(11) = 1.1132,70

Prob > Chi2 = 0,0000

R2 (overall) = 0,3503

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 15

sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán


***p <0.01; **p < 0.05; *p < 0.1 Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu


Có thể thấy dấu của các hệ số ước lượng và mức ý nghĩa trong hai mô hình hồi quy FEM và REM là khá tương đồng. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm định Hausman gợi ý rằng mô hình FEM phù hợp hơn REM.

Trong bảng hồi quy theo cả FEM và REM đều xác nhận rằng các biến DUAL,


AUQ và AUSIZE không có mối quan hệ với biến CScore do không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê. Mô hình hồi quy theo FEM thể hiện kết quả dưới đây:

Biến Quy mô HĐQT (BOARDSIZE) có tác động tiêu cực đến việc thực hiện thận trọng kế toán (CScore) nhưng không có ý nghĩa thống kê do hệ số = - 0,532 và p- value = 0,027. Hay nói cách khác ở mức ý nghĩ 5%, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa Quy mô HĐQT đến mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng Cscore.

Biến Thành viên HĐQT không điều hành (NED) có hệ số = 0,342 và p-value = 0,098 cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành có mối quan hệ thuận chiều với mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Nói cách khác, khi tỷ lệ thành viên NED càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng có xu hướng càng tăng.

Biến kiểm toán độc lập (BIG4) tương quan với mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán theo hệ số = 0,729 với p-value 0,09 <0,1. Với kết quả này, ta thấy mối quan hệ thuận chiều giữa BIG4 và CScore

Biến Thành viên nữ trong HĐQT (FEL) có hệ số góc dương 0,442 với p-value

= 0,034. Như vậy với mức ý nghĩa 5%, HĐQT có nhiều nữ quản lý sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong hạch toán kế toán.

Hệ số góc của biến Mức độ sở hữu quản lý (OWNCEO) bằng -1,115 với p- value = 0,065 thể hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa OWNCEO và Cscore. Khi mức độ sở hữu quản lý tăng lên, mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán cũng có xu hướng giảm xuống. Kết quả này đang đi ngược lại với lý thuyết của Jensen và Meckling (1987) về tỷ lệ sở hữu giám đốc lớn sẽ góp phần làm giảm chi phí đại diện. Việc thận trọng trong kế toán cũng là cách thức để giảm chi phí đại diện, như vậy đáng lẽ theo lý thuyết việc tăng mức độ sở hữu quản lý sẽ làm tăng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tuy nhiên kết quả thực tế lại ngược lại.

Biến Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước có hệ số = - 1,632 và p-value = 0,007 < 0,01. Hệ số tương quan âm (<0) cho biết tại mức ý nghĩa 1% thì tại công ty niêm yết có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước lớn hơn thì có mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán thấp hơn so với các công ty khác. Mối quan hệ tiêu cực này thể hiện rằng những doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước có quyền biểu quyết cao (đôi khi là tối đa) sẽ có hướng can thiệp vào việc quản trị công ty để thực hiện những mục tiêu chính trị, xã hội. Điều


này tác động lên Phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp, và có thể làm giảm mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Ngược lại, biến Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FRG) càng lớn thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán càng cao. Tác động tích cực này (hệ số góc là 1,552) hàm ý rằng nhà đầu tư nước ngoài với kinh nghiệm và những yêu cầu khắt khe sẽ cải thiện các vấn đề quản trị công ty hay hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó sẽ nâng cao mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Kết quả hồi quy ủng hộ cho mối quan hệ thuận chiều giữa cơ hội tăng trưởng và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (với hệ số góc là 0,223) cũng như mối quan hệ thuận chiều giữa hệ số nợ và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (hệ số góc là 8,919). Theo như lý thuyết, những công ty có cơ hội tăng trưởng tốt trên thị trường thường sẽ thận trọng trong hệ thống kế toán của mình để tránh những chi phí về kiện tụng, những phí tổn chính trị. Những doanh nghiệp vay nợ nhiều sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong những dự án đầu tư, cũng như trong hạch toán kế toán để đảm bảo không ghi cao hơn giá trị các khoản thu nhập hay tài sản của doanh nghiệp, cũng như không ghi thấp hơn giá trị khoản nợ phải trả và chi phí. Vì vậy tỷ lệ nợ vay cao có thể dẫn đến mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tăng lên.

4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết lớp mô hình 2


it

MPS = β0 + β1CScoreit + β2CScore2

+ β3ROEit + β4EPSit + β5DPSit + β6SIZEit + uit

Trong đó: εit là sai số có phân phối chuẩn biến thiên theo i và t

Ở mô hình 2, biến CScore2 được đưa vào để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U hoặc chữ U ngược) giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng các yếu tố bậc hai sẽ khiến các yếu tố bậc một và bậc hai có hiện tượng tương quan rất cao, từ đó dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến khiến tham số ước lượng không chuẩn hoặc sai số chuẩn bị phóng đại. Vì vậy đề tài sử dụng biến chỉnh tâm cCScore để chỉnh tâm cho biến CScore. Để tạo ra biến chỉnh tâm cCScore của biến CScore, ta trừ mỗi giá trị của CScore cho giá trị trung bình của CScore. Chỉnh tâm sẽ giúp giảm mức tương quan giữa biến bậc nhất và biến bậc hai. Kết quả giá trị tương quan của cặp biến được thể hiện trong bảng 4.9

trong đó giá trị tương quan của cặp biến cCScore và cCScore2 bằng 0,0245 nhỏ

hơn rất nhiều hệ số tương quan của cặp biến CScore và CScore2 là 0,8992


Bảng 4.10: So sánh tương quan giữa các biến chỉnh tâm và không chỉnh tâm


CScore và CScore2

cCScore và cCScore2

0,0245

0,8992

Nguồn: Thống kê của tác giả

Kết quả ước lượng mô hình tác động của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng tới giá trị cổ phiếu với các biến chỉnh tâm sẽ được sử dụng để phân tích. Cụ thể, với cả ba mô hình OLS, FEM và REM, mối quan hệ phi tuyến tính gữa CScore và MPS đều được xác nhận

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng hồi quy theo mô hình OLS, FEM và REM đo lường sự tác động của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán lên giá cổ phiếu


Kết quả hồi quy theo OLS

Kết quả hồi quy theo FEM

Kết quả hồi quy theo REM


Hệ số (Coef.)

Ý nghĩa thống kê (P-value)

Hệ số (Coef.)

Ý nghĩa thống kê (P-value)

Hệ số (Coef.)

Ý nghĩa thống kê (P-value)

cCScore

0,403

0,005***

2,557

0,005***

0,118

0,010**

cCScore2

-14,523

0,082*

-15,131

0,029**

-15,781

0,042**

ROE

5911,609

0,000***

2726,21

0,000***

2227,62

0,001***

EPS

0,003

0,067*

5,118

0,030**

0,001

0,180

DPS

2,082

0,000***

3,109

0,000***

0,662

0,001***

SIZE

0,914

0,000***

0,804

0,001***

0,500

0,000***

Hằng số

-12,542


-3,314


-5,896


Biến phụ thuộc: MPS Số quan sát: 3080

Ftest: F (280,2502) = 45,88

Breusch and Pagan LM: chibar2(01) = 3852,28 Hausman: chi2(20) = 165,45

***p <0.01; **p < 0.05; *p < 0.1 Nguồn: Thống kê của tác giả

Kết quả ước lượng xác nhận mối quan hệ phi tuyến tính (bậc 2) giữa mức độ

thực hiện nguyên tắc thận trọng và giá cổ phiếu như trong giả thuyết H2. Trong cả 3


mô hình ước lượng bằng OLS, FEM và REM, hệ số góc của cCscore và cCscore2 đều có ý nghĩa. Trong đó kết quả 3 kiểm định cho thấy lựa chọn mô hình FEM sẽ là thích hợp nhất.

cCScore2 có hệ số góc là -15,131 thể hiện tương quan âm. Nói cách khác mối quan hệ phi tuyến tính này sẽ có hình chữ U ngược. Các công ty ban đầu khi áp dụng và thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế toán sẽ ảnh hưởng tích cực tới chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp, làm tăng hình ảnh của công ty trên thị trường, giúp công ty có thể tiếp cận được với nhiều nguồn huy động vốn, từ đó làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên các nhà quản lý cũng có xu hướng sử dụng thận trọng trong kế toán như một công cụ để điều chỉnh lợi nhuận. Chính vì vậy, khi họ nâng mức thận trọng lên quá cao, lợi nhuận của doanh nghiệp bị điều chỉnh giảm. Đây là hành vi có chủ ý với nhiều mục đích khác nhau: giảm chi phí thuế, làm giảm giá cổ phiếu để mua vào đầu cơ, sau đó khi báo cáo được kiểm toán chính thức công bố lợi nhuận thật sẽ bán cổ phiếu ra với giá cao nhằm kiếm lời. Hoặc trong một số trường hợp nhà quản lý sẽ nới lỏng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán để cố tình gian lận doanh thu (ghi nhận doanh thu không thực tế phát sinh, ghi nhận sai niên độ,…) hoặc khai giảm công nợ và chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty, từ đó làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường.

Chỉ tiêu ROE: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hê số tương quan giữa biến ROE và MPS trong mô hình là 2726,21, chứng tỏ ROE có tác động dương hay tác động cùng chiều với MPS, có nghĩa là khi giá trị ROE biến động tăng 1% thì giá trị cổ phiếu biến động tăng 2726,21.

Về chỉ tiêu EPS: với P-value = 0,03 và hệ số tương quan là 5,118 thể hiện tương qua dương giữa EPS và MPS

Về chỉ tiêu DPS: mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số tương quan giữa DPS và giá trị cổ phiếu là 3,109 chứng tỏ DPS và MPS có tác động cùng chiều, có nghĩa là khi giá trị DPS biến động tăng 100 đồng thì giá trị thị trường của cổ phiếu biến động tăng 310,9 đồng

Về chỉ tiêu SIZE: chỉ tiêu này có quan hệ thuận chiều với giá trị cổ phiếu, hệ số = 0,804 và p-value = 0,001. Với kết quả này, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì giá trị cổ phiếu trên thị trường càng cao


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Mục đích chương 4 là dựa vào thống kê mô tả giá trị các biến trong 2 lớp mô hình trình bày ở chương 3 để đánh giá thực trạng việc thực hiện thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2019. Sau đó chương 4 xem xét mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu để tiến hành kiểm định các giả thuyết cho 2 lớp mô hình. Theo trình tự, tác giả ước lượng 2 lớp mô hình theo ba mô hình hồi quy: OLS, REM và FEM. Do đặc tính dự liệu bảng vì vậy các mô hình hồi quy phải xem xét đến những đặc điểm cá nhân của các quan sát. Chính vì vậy tác giả thực hiện các kiểm định để tìm ra mô hình FEM sẽ phù hợp nhất.

Do mô hình 2 luận án đưa ra giả thuyết về mối quan hệ phi tuyến tính giữa biến mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng và giá cổ phiếu, vì vậy biến bậc 2 CScore2 được đưa vào. Để làm giảm mức tương quan giữa các biến bậc 1 và bậc 2, luận án sử dụng biến chỉnh tâm cCScore và cCScore2 để hồi quy

Như vậy, các mô tả thống kê ở chương 4 sẽ là căn cứ để phân tích, thảo luận kết quả của các mô hình, từ đó đưa ra các ý kiến đề xuất cho từng mối quan hệ có liên quan.


CHƯƠNG 5

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình được lựa chọn

5.1.1. Lớp mô hình 1

Mô hình FEM là mô hình được lựa chọn để phân tích kết quả hồi quy cho lớp mô hình 1. Dựa vào bảng 4.6, các hệ số góc và mức ý nghĩa Pvalue sẽ được sử dụng để đưa ra mối quan hệ giữa các biến trong mô hình

Quy mô HĐQT (BOARDSIZE) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (CScore)

Biến Quy mô HĐQT có quan hệ ngược chiều tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán với hệ số tương quan = -0,532 và Pvalue = 0,027. Kết quả của luận án chấp nhận giả thuyết Ha1 cho rằng “Quy mô HĐQT có quan hệ ngược chiều với mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán”. Kết quả này cũng đồng thuận với những nghiên cứu trước đây trên thế giới như Admed và Henry (2012), Boussaid và cộng sự (2015). Tuy nhiên kết quả này lại khác biệt với kết quả của Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) không tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2016.

Theo thống kê mô tả, số thành viên tối đa là 3 và tối đa là 11, trung bình là 5 thành viên. So với các quốc gia khác, quy mô HĐQT ở các công ty Việt Nam thấp hơn (Ở Tây Ban Nha, quy mô trung bình là 10 thành viên; ở Mỹ quy mô trung bình là 9 thành viên (Kieschnick và Moussawi, 2018). Với kết quả trong mô hình cho thấy công ty có quy mô HĐQT càng cao thì càng có xu hướng giảm mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Các công ty có HĐQT lớn có thể gặp phải khó khăn trong việc điều phối và quản lý hệ thống vận hành công ty (có thể do thiếu thời gian và bộ máy cồng kềnh làm việc quản lý và ra quyết định khó khăn hơn). Tuy nhiên trên thực tế quy mô HĐQT tại Việt Nam không quá lớn, và một đặc tính trong HĐQT của Việt Nam là thường sẽ bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người (kết quả của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước). Chính vì vậy công ty có quy mô HĐQT lớn thường có hoạt động kém hiệu quả hơn so với công ty có quy mô HĐQT nhỏ hơn. Hơn nữa, với cơ cấu sở hữu tập trung cao, tại Việt Nam các cổ đông lớn (thường là Nhà nước) sẽ chi phối việc quản lý, và áp đặt ý chí cũng như quan điểm lên HĐQT. Chính vì vậy, để


phát huy được vai trò của HĐQT thì số lượng thành viên chỉ là một yếu tố, các công ty cần xem xét và quy định trách nhiệm của các thành viên HĐQT, cũng như cơ chế quản trị công ty nói chung.

Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành (NED) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán (CScore)

Với hệ số góc là 0,342 và P-value = 0,098, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành có tác động thuận chiều tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, chấp nhận giả thuyết Ha2 của đề tài. Kết quả này ủng hộ cho quan điểm của Beekes và cộng sự (2014) và Mohammed và cộng sự (2016), nhưng lại khác với kết quả của Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) khi không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa hai biến này.

Tại Việt Nam, theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP quy định ít nhất 1/3 tổng số thành viên thành viên HĐQT phải là độc lập. Mặc dù theo thống kê mô tả, quy định này chưa được tất cả các công ty tuân thủ, nhưng với sự phát triển cũng như việc hoàn thiện khung pháp lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty đang dần tăng số lượng thành viên HĐQT không điều hành. Những năm trước đây với đặc điểm cơ cấu sở hữu tập trung cao và sở hữu Nhà nước còn chiếm phần lớn, các cổ đông lớn thường giữ vai trò thành viên HĐQT của các công ty tại Việt Nam (thậm chí là chủ tịch hoặc chủ tịch kiêm tổng giám đốc). Chính vì thế vai trò của thành viên HĐQT không điều hành khá mờ nhạt bởi Nhà nước gần như đã chỉ định và lên danh sách các thành viên trong HĐQT (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2019). Tuy nhiên những năm gần đây, thị trường càng phát triển, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước càng mạnh, và xung đột lợi ích xảy ra càng nhiều giữa các chủ thể, thành viên HĐQT không điều hành trở thành yếu tố quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, đóng vai trò giám sát hệ thống vận hành trong doanh nghiệp. Chính vì vậy tỷ lệ thành viên này càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cũng càng tăng, theo chiều hướng tốt.

Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT (DUAL) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán (CScore)

Với P-value = 0,532, biến DUAL và CScore không có mối quan hệ thống kê. Kết quả này bác bỏ giả thuyết Ha3 của đề tài “Sự kiêm nhiện CEO và Chủ tịch HĐQT có tác động tiêu cực đến việc thực hiện thận trọng trong kế toán”. Trên thực tế tại Việt Nam, thông tư 121/2012 đã có quy định về việc không kiêm nhiệm hai chức danh này trừ khi được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Và Nghị định 71/2017/NĐ-CP, kể từ ngày 1/8/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí