Lịch Sử Và Triển Vọng Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng

con người" năm 1943 đã xếp nhu cầu nghỉ ngơi vào nhóm nhu cầu sinh lý, đó là nhu cầu mang tính phổ biến. Tuy nhiên, giữa người dân sống ở thành phố và người dân sống ở nông thôn thì nhóm cư dân đô thị có nhu cầu nghỉ ngơi lớn hơn. Môi trường sống công nghiệp với máy móc, thiết bị, động cơ, khói bụi, tiếng ồn... tách con người ra khỏi các điều kiện tự nhiên, nhiều trường hợp làm giảm sút chất lượng môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá như mật độ dân số cao, sự phức tạp trong các mối quan hệ xã hội, sức ép của công việc, giao thông ách tắc... càng gia tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của người dân thành phố. Họ tìm đến các địa phương có không khí trong lành, mát mẻ, môi trường tự nhiên sạch sẽ, cảnh vật thanh bình như ở vùng núi, vùng biển, nông thôn để được thay đổi không khí, thư giãn thoải mái giữa thiên nhiên và mong muốn phục hồi sức khoẻ.

Cư dân đô thị so với cư dân nông thôn ngoài khác biệt về mức độ, cấp độ của nhu cầu nghỉ dưỡng thì cư dân đô thị thường có mức thu nhập cao hơn. Họ có khả năng kinh tế để làm thoả mãn nhu cầu nghỉ dưỡng của mình, biến mong muốn thành hiện thực.

Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng. Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hàng năm nhân dân còn đòi hỏi những đợt nghỉ dài ngày ở vùng biển, trên núi, trong nước hoặc ở nước ngoài. Mức lương, phúc lợi, chính sách xã hội của người dân ở các nước phát triển thuận lợi ngay cả cho những người có mức thu nhập trung bình cũng có thể thực hiện những kỳ nghỉ dài ngày, sang trọng tại các nước kinh tế chậm phát triển hơn.

Căn cứ theo độ tuổi thì khách hàng tiềm năng nhất của loại hình du lịch nghỉ dưỡng là nhóm đối tượng trong độ tuổi thứ ba. Đó là những ng- ười về hưu có nhiều thời gian rỗi, có tiền tích lũy, kinh tế độc lập lại ở độ

tuổi mà sức khoẻ giảm sút nên rất quan tâm tới sức khoẻ, đặc biệt có nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng.

Khách hàng tiềm năng của du lịch nghỉ dưỡng ngoài ra còn phải kể đến những đôi tình nhân có nhu cầu đi hưởng tuần trăng mật, kỷ niệm đám cưới bạc, vàng ở những khu nghỉ dưỡng đẹp và tiện nghi để được thêm nhiều thời gian bên nhau và tăng thêm "gia vị" cho cuộc sống lứa đôi.

Du khách nghỉ dưỡng thường yêu cầu nhiều dịch vụ, các dịch vụ có chất lượng cao và sự đồng bộ về chất lượng giữa các dịch vụ.

Với một số loại hình du lịch như du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, để đạt được mục đích tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những nền văn hoá bản địa, du khách không đặt cao vấn đề ăn uống hay chỗ ở, họ có thể chấp nhận sự thiếu thốn về cơ sở vật chất. Song đối với du lịch nghỉ dưỡng, họ quan tâm đến chất lượng bữa ăn, chất lượng của giấc ngủ, chất lượng của các bài tập vận động... vì từng yếu tố đều có ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ và sự đồng bộ của chúng làm nên chất lượng của kỳ nghỉ. Khu nghỉ dưỡng ngoài việc phải toạ lạc ở nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, còn cần phải có thiết bị và tiện nghi phù hợp như bể bơi, phòng massage, phòng điều dưỡng... được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng đảm bảo.

Trong thời gian nghỉ dưỡng tương đối dài, du khách có thể không làm gì ngoài việc tắm nắng trên bãi biển, ngồi thiền tịnh trong những túp lều gỗ giữa rừng và yêu cầu được tôn trọng sở thích cá nhân hoặc cũng có thể kết hợp tham quan một vài địa điểm tự chọn, tham gia những hoạt động thể thao giải trí nếu những hoạt động đó theo quan niệm của họ là hữu ích cho việc phục hồi sức khoẻ. Không như các loại hình du lịch khác, du khách của du lịch nghỉ dưỡng thường không di chuyển nhiều, không cần phải đi theo lịch trình cố định cũng như chịu sự thúc ép về thời gian.

Du lịch nghỉ dưỡng thuộc loại hình du lịch dài ngày.

Theo độ dài của chuyến du lịch, người ta phân thành du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày. Các chuyến du lịch được thực hiện trong thời

gian dưới một tuần lễ được coi là du lịch ngắn ngày. Thời gian của một chuyến du lịch dài ngày thường kéo dài từ một tuần đến dưới một năm. Thuộc loại hình du lịch dài ngày, phải kể đến các chuyến thám hiểm của các nhà nghiên cứu, các chuyến viễn du bằng tàu biển và những chuyến nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Tác giả Nguyễn Văn Đính, trong cuốn "Giáo trình kinh tế du lịch", Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2004, trang 115, có đoạn: "Tại một khu nghỉ mát biển có nhiều nguồn nước khoáng có giá trị, ở đó phát triển mạnh hai loại hình du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ d- ưỡng vào mùa đông dẫn đến ở đó có hai mùa du lịch ". Có sự phân biệt trong quan niệm về du lịch nghỉ biển và du lịch nghỉ dưỡng biển. Căn cứ để phân biệt loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển với nghỉ biển là thời gian nghỉ dài, cũng như việc sử dụng các dịch vụ cao cấp hơn cho mục đích phục hồi sức khoẻ.

Loại hình lưu trú đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng là resort.

Resort (khu nghỉ dưỡng) là một loại hình lưu trú có chức năng phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và hoạt động thể thao giải trí của khách.

Resort được phân biệt với các loại hình lưu trú khác bởi quy mô lớn (có những resort có diện tích bằng cả một thành phố nhỏ) với hoạt động tổng hợp của nhiều loại dịch vụ như phục vụ ăn uống, phòng nghỉ, thể thao, giải trí và mua sắm. Tại các resort, người ta nỗ lực làm tất cả để cung cấp đầy đủ các phương tiện và tiện nghi nhằm giữ chân khách trong suốt kỳ nghỉ dài mà không cần phải tìm đến một dịch vụ nào khác.

Resort thường là những khu biệt lập, nằm ở những khu vực xa trung tâm thành phố, xa khu vực tập trung đông dân cư, khí hậu trong lành. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng tại trung tâm đô thị lớn như Hà Nội có rất nhiều lợi thế về các cơ sở lưu trú cao cấp nhưng không xây khu nghỉ dưỡng, trong khi tỉnh phụ cận như Hoà Bình lại có thể mở rộng các khu nghỉ dưỡng.

Resort có các loại: seaside resort nằm ven biển; ski resort toạ lạc trong vùng núi cao có tuyết phủ dày thích hợp để làm các đường trượt tuyết; golf resort với các sân golf đi kèm; mega resort tổng hợp các loại hình dịch vụ lưu trú được trang trí và thiết kế tuân theo một chủ đề nào đó...


1.1.2 Lịch sử và triển vọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường đi kèm với các hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Từ cuối thế kỷ XVII, do thành quả của cuộc đại cách mạng khoa học kỹ thuật dẫn đến sự bắt đầu của hình thái xã hội công nghiệp. Hoạt động sản xuất của con người được thay đổi tận gốc. Lao động chân tay giảm xuống với tốc độ nhanh chóng song cường độ, sự căng thẳng trong lao động lại tăng lên với tốc độ tương ứng. Sự tập trung quá đông số người trong các trung tâm công nghiệp lớn, bầu không khí bị các xí nghiệp công nghiệp làm bẩn, ô nhiễm tiếng ồn... làm các bệnh trầm cảm, thần kinh, bệnh tim mạch... xuất hiện hàng loạt. Mọi người quan tâm tích cực hơn đến việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ. Sản xuất công nghiệp cũng nâng cao thu nhập, người lao động có khả năng thanh toán cho các kỳ nghỉ ở xa nhà. Các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn dành quỹ phúc lợi, bảo hiểm cho các thành viên đi tham quan, nghỉ dưỡng ở trong nước và nước ngoài nhằm tái tạo sức lao động, thực chất là vì muốn tăng hiệu quả sản xuất.

Nước Anh là nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Du lịch nghỉ dưỡng được coi là "tác phẩm" của người Anh. Trong lịch sử resort, seaside resort xuất hiện sớm nhất, từ đầu thế kỷ XIX, với việc hoàng thái tử Regent biến Brighton trên bờ biển phía nam nước Anh trở thành một nơi dành cho khách thập phương. Sau đó, dưới sự bảo trợ lâu dài của triều đại

nữ hoàng Victoria, nơi này trở thành cơ sở lưu trú cao cấp ven biển dành cho những người đủ giàu để có thể biến nơi đây thành nhà của họ. [62] Khi người Anh đi chơi xa thì nơi đầu tiên họ nghĩ đến là nước Pháp láng giềng. Một trong những khu nghỉ dưỡng xuất hiện sớm nhất và nổi tiếng nhất dọc theo bờ biển ở Nice có cái tên: Promenade des Anglais (có nghĩa là nơi dạo chơi của người Anh).

Người Anh cũng là người đầu tiên chỉ ra giá trị du lịch của vùng Địa Trung Hải với ba chữ S (sea, sand, sun). Theo bước người Anh, mỗi dịp hè du khách Hà Lan, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ... đổ về bờ Địa Trung Hải của Pháp từ Roussillon đến Côte d'Azur, bờ Địa Trung Hải của Italia, của Hy Lạp... Resort xuất hiện ngày càng nhiều tại các nước Châu Âu. Vị trí đặt resort thiên về những chỗ mà từ đó có thể quan sát được cảnh đẹp như những quả đồi xếp theo hình móng ngựa vây quanh các vịnh nhỏ, các mũi đất hay những hòn đảo biệt lập.

Sau đó, có sự chia sẻ dòng khách nghỉ biển sang vùng bờ Đại Tây Dương của Bồ Đào Nha, bờ Đại Tây Dương của Tây Ban Nha từ Costa de Sol đến Costa Brava...

Nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt từ năm 1880, các trạm nghỉ dưỡng biển không những phát triển dọc bờ biển của các nước phát triển mà ở cả một số nước đang phát triển như Ai Cập, Giamaica, Mêhicô...

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, chính sách về những kỳ nghỉ đông có lương ra đời, có thêm dòng khách nghỉ dưỡng về các vùng tuyết phủ trên dãy Alpes, Pirrénees, Jura, Carpate... kéo theo sự ra đời của các trung tâm nghỉ dưỡng núi.

Sang thế kỷ XXI, với đà phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, con người cố gắng làm cho cuộc sống cá nhân trở nên dễ chịu và thuận tiện hơn bằng cách tạo ra những môi trường kỹ thuật nhỏ bao quanh mình, làm cho cuộc sống của chính mình ngày càng xa rời tự nhiên. Trong khi đó với tư cách là một thực thể của tự nhiên, con người lại muốn quay

về gần thiên nhiên. Môi trường tự nhiên trong lành trở thành một mặt hàng "xa xỉ" ao ước với nhiều người. Các loại hình du lịch trở về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến của con người, đặc biệt khi cuộc sống của họ ngày càng đầy đủ. Địa chỉ cho những chuyến trở về với thiên nhiên đó thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, các vùng ven bờ nước, vùng núi, vùng nông thôn hay các khu rừng nguyên sinh... Xu hướng giảm giờ lao động, giảm tuổi về hưu, tăng các phúc lợi xã hội tạo điều kiện cho du khách thực hiện mong ước về các chuyến nghỉ dưỡng dài ngày. Cơ cấu độ tuổi thay đổi, tỷ trọng dân ở độ tuổi thứ ba gia tăng tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, cung cấp lượng khách lớn và ổn định cho du lịch nghỉ dưỡng.

Trên phạm vi toàn thế giới, hiện nay hướng vận động của khách du lịch nghỉ dưỡng toả đi khắp nơi trên toàn cầu. Ngoài những địa chỉ quen thuộc, dòng du khách bắt đầu hướng sự quan tâm sang khu vực Thái Bình Dương. Du khách Châu Âu, Bắc Mỹ bị cuốn hút mạnh bởi những Phuket (Thái Lan), Mandivơ, Bali (Inđônêxia), Sentosa (Singapo)... những khu nghỉ dưỡng biển triển vọng của Đông Nam Á.

Bảng 1.2: Mười đảo du lịch tốt nhất thế giới năm 2005


Thứ

hạng

Xếp hạng

2004

Tên bình chọn

Quốc gia

Điểm

1

1+

Bali

Indonexia

89.83

2

6

Santorini

Thuộc quần đảo

Cyclades, Hy Lạp

86.30

3

3

Maui

Hawai, Mỹ

85.64

4

2

Kaui

Hawai, Mỹ

85.03

5

10

Great Barrier Reef

islands


84.50

6

*

Vancouver island

Canada

84.49

7

*

Cyclades

Hy Lạp

84.46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 3







8

7

Sicily

Italy

84.30

9

5

Hawai

Mỹ

84.25

10

9

Mount Desert island, Maine

Mỹ

83.67

(Nguồn: Travel & Leisure)

( + đảo đã 5 hoặc hơn 5 lần lọt vào Top ten

* có nghĩa là năm trước đảo này không có trong danh sách đề

cử)

Du khách ngày càng quan tâm hơn đến các hải đảo. Với họ, hải đảo là một hệ sinh thái hoàn chỉnh có rừng, có biển, có bãi cát và chan hoà ánh nắng mặt trời, tài nguyên đa dạng phong phú, cảnh quan đảo biển tráng lệ, khí hậu trong lành đến độ tinh khiết ... là thiên đường cho du lịch nghỉ dưỡng và khám phá.

Tại Việt Nam, du lịch nghỉ dưỡng phát triển mạnh trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Để phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của sỹ quan Pháp, hàng loạt các biệt thự, nhà nghỉ được xây dựng ven các bãi biển, vùng hồ, vùng núi, gần các khu nước khoáng, những nơi có khí hậu dễ chịu, tiêu biểu như ở Đồ Sơn, Vũng Tàu, Sầm Sơn, Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì, Quang Hanh, Kim Bôi... Những vị vua cuối triều Nguyễn là những vị vua sành về thưởng ngoạn. Khải Định chọn Lăng Cô là nơi nghỉ mát và đặt tên là Hành cung Tịnh Viên. Còn Bảo Đại xây biệt thự nghỉ dưỡng ở hầu khắp những nơi có cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như ở Hải Phòng, Đà Lạt... Cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, ngành du lịch Việt Nam chưa phát triển nhiều loại hình du lịch, chủ yếu là loại hình tắm và nghỉ dưỡng biển. Đối tượng được hưởng chế độ nghỉ dưỡng hạn chế trong số ít quan chức nhà nước và một số chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Du lịch mới chỉ thực sự được khuấy động từ khoảng 1990 đến nay. Trước đó, tâm lý nghi ngại người ngoại quốc (sự e ngại về sự nhập cảnh của các phần tử xấu gián điệp...) làm cho cánh cửa mở ra thế giới không được rộng thoáng. Còn du lịch trong nước hầu như không tồn tại vì sự đi lại không dễ dàng. Mỗi một bộ, ngành đều dùng công quỹ xây dựng cho mình những nhà nghỉ

để hàng năm đến mùa hè đón tiếp những cán bộ công nhân viên chức được phân phối đi nghỉ mát, mọi chi phí do công đoàn bao cấp. Những cải thiện về chính sách đối ngoại đã giúp cho ngành du lịch phát triển nhanh.

Ngày nay, du lịch ngày càng được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Theo các công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin, 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng khơi dậy một trào lưu nghỉ ngơi giải trí tích cực, góp phần vào việc hồi phục sức khoẻ cũng như khả năng lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ ràng.

Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch nghỉ dưỡng sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ngoài việc làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng còn góp phần cải tạo chất lượng môi trường của địa phương.

Dựa vào xu hướng gia tăng nhu cầu nghỉ dưỡng của con người, dựa vào việc nhìn nhận của các quốc gia về lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường của loại hình này, có thể khẳng định du lịch nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục phát triển và phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.‌

1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng

1.2.1. Tài nguyên và các nguồn tài nguyên biển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2023