Chính Sách Đối Với Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa


tư) đã giới thiệu chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ được hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, trong đó70% kinh phí được lấy từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và 30% còn lại do doanh nghiệp đóng góp. Chương trình này được thực hiện với 3 nội dung: 1) Tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát, học tập, trao đổi và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài; 2) Xây dựng một số chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình xuất khẩu của Nhà nước; 3) Tổ chức hội thảo, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có sự tham gia của các đối tác nước ngoài.

Năm 2006, Bộ Công thương quyết định dành 60 triệu USD cho chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Đây được coi là mức kinh phí lớn nhất từ trước tới nay dành cho hoạt động này, trong đó các mặt hàng xuất khẩu sẽ được tập trung ưu tiên hỗ trợ là nông sản, gạo, chè, rau quả, dệt may, giày dép, các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ sản phẩm khác.

2.2.1.6. Chính sách đối với thị trường xuất khẩu hàng hóa

Trong quá trình điều hành, để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 205/2001/NĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2001 về việc quản lý xuất - nhập khẩu. Với mục tiêu và định hướng là, khuyến khích xuất khẩu và quản lý nhập khẩu một cách hợp lý, xúc tiến quan hệ buôn bán quốc tế từng bước theo hướng thông lệ quốc tế, khuyến khích sản xuất tích cực giải quyết đời sống của nhân dân để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất - nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước, tiếp tục tổ chức thực hiện dịch vụ xuất-nhập khẩu qua một cửa đối với tỉnh và thành phố mà có cửa khẩu.

Sắc lệnh số 0964/BTM, ngày 13 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc xuất - nhập khẩu, về thực hiện dịch vụ xuất-nhập khẩu


thông qua một cửa, củng cố khâu quản trị thông thoáng, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với tỉnh và thành phố đúng theo Lệnh số 24/TTg, ký ngày 22/9/2004. Xúc tiến công tác xuất-nhập khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xuất-nhập khẩu.

Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 1 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu đãi thuế nhập khẩu lẫn nhau đối với mặt hàng Lào và Việt Nam thực hiện thu thuế nhập khẩu 50%, Bộ Thương mại sử dụng Form S, để thực hiện nghiêm chỉnh việc thu thuế nhập khẩu bằng 0.

Chỉ thị số 228/CT-TTg, ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất xứ xuất nhập khẩu hàng hóa, đã đưa ra nguyên tắc và quy định về xuất xứ xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư trong nước và nước ngoài.

Quyết định số 2390/BCT, ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương Lào về việc thực hành Quy chế xuất xứ hàng hóa được ưu đãi xuất-nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ra quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và thương mại của CHDCND Lào (2011-2020). Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh, vược qua thử thách và những vấn đề phải giải quyết. Đề tài nghiên cứu khoa học về định hướng và giải pháp thị trường hàng hóa trong nước và nước ngoài của CHDCND Lào giai đoạn 2006-2010 và tầm nghìn 2020.

Chính sách thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong chính sách thương mại. Việc định hướng thị trường sẽ quyết định tốc độ cũng như sự thành công của nước CHDCND Lào trên con đường hội nhập kinh tế thế giới.

Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực cũng như các yếu tố khách quan, chủ quan, Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng NDCM Lào đã đề ra định hướng phát triển thị trường nước ngoài là: “Củng cố vị trí ở các địa phương quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm hiểu thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung


quá mức vào một thị trường. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng XNK chủ yếu, giảm xuất khẩu qua các thị trường trung gian”.

Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng NDCM Lào cũng đã khẳng định một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển XNK đến năm 2020 là mở rộng và đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các đối tác, tận dụng mọi khả năng để xuất khẩu sang các thị trường. Quan điểm chủ đạo là: “Tạo thị trường ổn định cho một số loại nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu mới, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới”. Cụ thể hóa quan điểm trên là:

- Tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi gia nhập WTO.

- Đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi có những chấn động đột ngột.

- Mở rộng tối đa về ngành điện, song trọng điểm là các thị trường có sức mua lớn, tiếp cận thị trường cung ứng công nghệ nguồn.

- Tìm kiếm thị trường mới như Mỹ Latinh, Châu Phi.

Bước sang những năm đầu tiền của thế kỷ XXI, hoạt động tìm kiếm, khai thác thị trường được quan tâm đặc biệt trong hoạt động đối ngoại. Bộ công thương xây dựng Đề án phát triển thị trường xuất khẩu, các Bộ, Ngành liên quan có những chính sách, biện pháp cụ thể ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm. Đến nay, thị trường xuất khẩu hàng hóa của CHDCND Lào đã được mở rộng sang các nước và vùng lãnh thổ.

Trong phương hướng phát triển ngành thương mại giai đoạn 2001 - 2010, Bộ công thương đã đưa ra chính sách và những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chính sách thị trường, theo đó:

- Tiếp tục đa dạng hóa thị trường, tuy trọng tâm vẫn đặt vào thị trường Châu Á - Thái Bình Dương còn nhiều tiềm năng, song chú ý nâng cao tỷ


trọng các thị trường khác để đẩy mạnh xuất khẩu, đi đôi với việc phòng ngừa chấn động đột ngột.

- Tiếp tục đẩy mạnh buôn bán làm ăn với thị trường EU trên cả cơ sở song phương lẫn đa phương, cố gắng gia tăng quan hệ với thị trường Nga Đông Âu phù hợp với cơ chế mới, một phần tận dụng khả năng của cộng đồng người Lào ở trong nước.

- Phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, một nước nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới với nhu cầu rất đa dạng.

- Trong chừng mực có thể, cố gắng đi vào các thị trường Trung - Cận Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.

2.2.1.7. Chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

Chính sách đối với doanh nghiệp là những quy định của Nhà nước về điều kiện cho phép đối tượng nào được trực tiếp tham gia vào hoạt động ngoại thương. Nếu dựa vào nội dung các văn bản chính sách đã ban hành, có thể thấy rằng quyền thương mại của các doanh nghiệp đăng ký tại Lào ngày càng trở nên thông thoáng hơn, mở rộng hơn. Trước năm 1986, bằng chế độ độc quyền ngoại thương, chỉ có một số ít doanh nghiệp nhà nước được quyền tham gia vào hoạt động ngoại thương [16].

Sau năm 1986, quyền tham gia hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Có thể nêu ra một số bước chủ yếu sau đây để thấy rõ tính liên tục trong việc mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm qua:

- Luật kinh doanh số 005/QH, 18/7/1994, Viêng Chăn, theo đó cho phép mở rộng quyền xuất khẩu cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu nếu có đủ điều kiện. Điều 19 của Luật này đã nêu: “Các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của Nhà nước, các cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thuộc thành phần kinh tế quốc doanh có đủ tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đủ đội ngũ am hiểu nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu”.


+ Đối với các đơn vị sản xuất, không phân biệt cấp quản lý và thành phần kinh tế, nếu đủ các điều kiện sau đây được Bộ Công thương cấp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên; 1) Sản phẩm xuất khẩu do đơn vị sản xuất ra hoặc do liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất, chấp hành tốt chính sách và luật pháp của Nhà nước; 2) Có thị trường tiêu thụ ổn định và xuất khẩu có hiệu quả; 3) Có cán bộ hiểu biết nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, trước hết là thông thạo việc giao dịch ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và thanh toán đối ngoại; 4) Đạt kim ngạch xuất khẩu từ 5 triệu USD/năm trở lên.

+ Đối với các đơn vị kinh doanh thương nghiệp, ngoài các điều kiện 2) và 3); chấp hành tốt chính sách và pháp luật nhà nước như đối với các đơn vị sản xuất thì chỉ có tổ chức kinh doanh quốc doanh do cấp Trung ương, Tỉnh, Thành phố, đặc khu hoặc quận huyện quản lý mới được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; và phải đạt kim ngạch xuất khẩu từ 20 triệu USD/năm trở lên.

- Năm 1994, theo Sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ số 24/TTg-CP thì quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đã được mở rộng. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được phép tham gia XNK nếu đáp ứng được điều kiện về vốn lưu động và nhân sự.

+ Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK phải được thành lập theo đúng pháp luật, hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký và doanh nghiệp đó phải có vốn lưu động tính bằng tiền Lào tương đương 200 ngàn USD, số vốn này phải được xác nhận về mặt pháp lý.

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất được thành lập theo đúng pháp luật, có hàng xuất khẩu, không kể mức vốn lưu động, kim ngạch nhiều hay ít, không phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể được xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất ra, được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của doanh nghiệp mình. Như vậy, cơ chế quản lý ngoại thương theo mô hình “Nhà nước độc quyền ngoại thương” về cơ bản đã thay đổi. Các doanh nghiệp


nhà nước không còn được độc quyền XNK nữa. Với những đổi mới trên, số các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK tăng lên khá nhanh:

- Luật kinh doanh số 005/QH, ngày18/7/1994, Viên Chăn về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài.

Nghị định 34/CP, ngày 14/2/2006 đã xoá bỏ hoàn toàn chế độ đăng ký kinh doanh XNK mà các Nghị định trước đây đã ban hành. Nghị định đã nêu rõ “Doanh nghiệp là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Như vậy, mọi điều kiện kinh doanh XNK được nêu tại Nghị định 180/TTg, ngày 7/7/2010 đã được định số vốn lưu động và xoá bỏ. Tuy nhiên lúc này các doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh XNK những loại hàng hóa theo ngành nghề đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn nếu kinh doanh XNK những loại hàng hóa khác ngoài danh mục đã đăng ký thì phải xin phép mở rộng lĩnh vực hoạt động, và được Bộ công thương cho phép thì mới được tiến hành.

Năm 2002, Nghị định 25/TTg, ngày 25/3/2002 đã cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tham gia hoạt động XNK nhưng chỉ được trực tiếp xuất khẩu những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của chính doanh nghiệp mình chứ không được mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh XNK.

- Năm 2001: Nghị định 36/TTg, ngày 9/7/2001 đã cho phép các doanh nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế) được quyền xuất khẩu tất cả hàng hóa, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu.

Như vậy, thông qua các Nghị định trên, từng bước quyền kinh doanh XNK ngày càng mở rộng. Đến nay, bằng Quyết định số 78/TTg (2002) thì quyền thương mại đã được tự do, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều thực sự được bình đẳng trước pháp luật, đều được quyền trực tiếp


tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Việc mở rộng quyền thương mại đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp tham gia XNK, năm 2001 có khoảng 160, năm 2002: 230 doanh nghiệp, năm 2004: 357 doanh nghiệp doanh nghiệp.

2.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào

2.2.2.1. Khái quát về bộ máy tổ chức quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở CHDCND Lào

Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường khối ASEAN, EU và các nước Đông Á, cơ cấu bộ máy của Bộ Công thương Lào cũng không ngừng được hoàn thiện.

Sơ đồ 2.1 mô tả hệ thống tổ chức quản lý thương mại của Lào và sơ đồ

2.2 mô tả bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại của Lào trong những năm qua còn yếu kém và chưa được chú trọng hoàn thiện. Tuy nhiên, mô hình Hệ thống tổ chức quản lý thương mại của Chính phủ Lào đã đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước. Đặc biệt từ Lào khi gia nhập khối ASEAN (năm 2001) và thiết lập quan hệ hợp tác thương mại song phương và đa phương, hệ thống tổ chức quản lý của Lào đã có những bước chuyển đổi mới. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp thương mại đã đáp ứng được sự năng động và tính chuyên nghiệp đối với doanh nghiệp thương mại của Lào. Trong tương lai, Lào cần có sự hoàn thiện hơn về mô hình quản lý Nhà nước và tổ chức doanh nghiệp về thương mại đảm bảo tính hiệu quả hơn nữa trong hoạt động thương mại.



CHÍNH PHỦ LÀO





Các cơ quan



Bộ


UBND

ngang Bộ



Công thương


các tỉnh







Các đơn vị trực thuộc cơ quan ngang Bộ



Cục quản lý XNK


Sở Thương mại







Các doanh nghiệp



Các doanh nghiệp


Các doanh nghiệp

XNK



XNK


XNK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 14


Phó Giám đốc Kinh doanh

Phó Giám đốc Tài chính

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động XNK ở Lào



Giám đốc



Các đơn vị: cửa hàng, chi nhánh tổng kho, trạm

Phòng Kế hoạch Kinh doanh

Phòng thị trường

Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Tài chính kế toán


Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp XNK của Lào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022