Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 8

những lời lẽ trào phúng đả kích nhất nhưng trong đó, người ta vẫn thấy cái chua chát, xót xa.

Viết về tiếng tiêu, tiếng sáo rộn ràng trong ngày tết nguyên đán, mới nghe qua tưởng như an nhàn vô sự, nhưng bên trong là cả một sự mỉa mai cay đắng đối với bọn bù nhìn bán nước hại dân:

Công sanh thiên đắc nhàn vô sự,

Tiêu quản thanh thanh lạc thái hòa

(Mậu tí niên Nguyên đán cảm tác)

(Công đường riêng được nhàn vô sự, Vui vẻ sinh ca tiếng dập dìu)

(Ngày nguyên đán năm mậu tí cảm tác)

Dù ngòi bút châm biếm đả kích của Nguyễn Xuân Ôn không “thâm thúy sâu sắc” như Nguyễn Khuyến, cũng không “bốp chát độc địa” như Tú Xương nhưng ngôn ngữ của ông luôn tóm được những nét điển hình của nghệ thuật châm biếm trào phúng và luôn thể hiện sinh động bản chất của vấn đề:

Thao thao ngoạn khái thành hà sự,

Không hướng tà dương thán bạc đầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

(Sơ thu cảm tác) (Lêu lổng chơi bời hư hỏng hết, Bóng tà luống thẹn bạc đầu râu)

(Đầu mùa thu cảm thành)

Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 8

Nhiều khi, bút pháp châm biếm trào phúng còn được sử dụng dưới hình thức là một bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế cuộc đời biến động:

Minh thế văn chương thụ quyến tri,

Thánh hiền trung giáo tổng thành khi

(Cảm thuật III)

(Nổi tiếng văn chương được chúa vời, Lời hiền nghĩa thánh cũng bằng toi)

(Cảm khái mà thuật ra III)

Một đặc điểm nổi bật trong ngòi bút trào phúng của Nguyễn Xuân Ôn là thơ ông không bóng gió, cạnh khóe mà nhẹ nhàng, cụ thể. Dưới ngòi bút của nhà thơ, từ các trung thần nghĩa sĩ cho đến bọn gian thần mại quốc đều được họp mặt đầy đủ, không tên nào lẫn với tên nào:

Hồng Ngư trung tiết cổ do truyền Nhị Đặng vu kim tứ bách niên

Thùy thị sương can băng tháo giả,

Phương danh mạc sử tích nhân chuyên

(Hồng Ngư hoài cổ I) (Tiết trung truyền mãi đất Hồng Ngư Nhị Đặng bốn trăm năm tới

Tiết tháo anh thơm đâu chỉ nhượng người xưa)

(Non Hồng, biển Ngư nhớ người xưa, I)

Để phục vụ đắc lực cho mục đích đả kích bọn tay sai phong kiến của mình, Nguyễn Xuân Ôn lôi ra cả Tần Cối đời Tống, Chúc Khâm Minh đời Đường với sự ô nhục đáng khinh để châm chọc:

Nhất đức cách thiên Tần tể các,

Ngũ kinh tảo địa Chúc công phường

(Thu nhật cảm tác)

(Thấu trời một đức Tần chi khác,

Quét đất năm kinh, Chúc một phường)

(Ngày nùa thu cảm hoài)

Như vậy, dù tấn công trực tiếp hay gián tiếp, lộ liễu hay kín đáo thì ngòi bút trào phúng của Nguyễn Xuân Ôn vẫn vô cùng lợi hại. Thơ ông khiến người đọc hả hê bởi những tiếng cười sâu cay song bao trùm, gói ghém trong đó là một sự chua xót đến tột cùng trước cảnh nước nhà nguy nan.

2.2.3. Bút pháp trữ tình

Nói đến thơ văn không thể không nhắc tới yếu tố trữ tình và chính nhân tố này đã mang lại thành công cho thơ văn Nguyễn Xuân Ôn. Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu, “đứa con” tinh thần của Nguyễn Xuân Ôn tuyệt nhiên chan chứa những cảm xúc của một thi nhân ưu đời mẫn thế.

Dù là viết về nhận thức cá nhân với vận mệnh dân tộc hay tố cáo lên án kẻ thù, hoặc ngợi ca hi vọng vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc thì mỗi vần thơ, câu văn của ông đều chứa chan tình cảm và dạt dào xúc động:

Cẩm phong đặc địa phô la đái, Văn thạch liên thiên thụ thái tinh. Cốc ủng phong hồi minh cổ hưởng,

Tuyền phi thủy kích tác kim thanh (Đỉnh gấm chênh vênh phơi dải lụa, Đá vằn chót vót dựng cờ mây.

Khe vùng ngọn núi hồi chuông giục Gió xoáy bên hang dịp trống cay)

(Vịnh núi Võ Kì I)

Nhờ có những rung cảm chân thành sâu sắc, mặn mà đằm thắm, giàu tình cảm, giàu lòng yêu thương, đã có lúc Nguyễn Xuân Ôn hóa thân vào nhân vật trữ tình để cất lên tiếng nói:

Sơ thúc vô năng đại phụ hoan,

Nhượng lê nhân hựu khách trùng quan.

Chiết mai dục bả gia thư kí,

Đường lệ thi thiên độc vị hoàn

(Hoài lệ hữu cảm) (Ơn cha chưa kịp chút đền bồi, Trông cậy em hiền, em cách khơi.

Toan bẻ nhành mai gửi thư tới, Câu thơ Đường lệ đọc chưa rồi)

(Nhớ em cảm động mà làm)

Ở đây, tình cảm ruột thịt riêng tư đã hòa vào tình chung tạo nên sự sâu lắng của tâm trạng tác giả. Màu sắc trữ tình được biểu hiện rõ ràng nhất thông qua cái tôi của tác giả. Đó là cái tôi luôn chất chứa nỗi buồn và tâm trạng bi thiết của người anh hùng thất thế trước cảnh mây trời bát ngát:

Phong đào vạn lý ky hoài thảm Vân nguyêt tam canh lũ mộng sầu

(Chu trung tác) (Sóng cồn muôn dặm lòng quê thảm, Trăng gió ba gian mộng khách sầu)

(Làm ở trong thuyền)

Tiếng nói trữ tình trong thơ Ngọc Đường còn được thể hiện qua lối hành văn giản dị, trong sáng, dồi dào cảm xúc. Cách sử dụng hình thức thư tín, bài sớ, bản điều trần… tất cả đều phóng khoáng, chân thành.

Trong “Thư gửi các quan quen biết ở kinh” mở đầu bài viết nhà văn đã khéo léo dùng ngòi bút trữ tình để múa lên những đường nét kín đáo của một tâm trạng khi sa cơ lỡ vận “chưa có ai là người có nhân mà lại bỏ quên cha mẹ, chưa có ai là người có nghĩa mà lại trễ nải việc vua”

Tiếp đó là những lập luận, lời phân trần thấu tình đạt lí “nay, nếu theo như công luận của người xưa và việc trước đây triều đình đối xử với những người khởi nghĩa ở miền nam, lượng tình mà tha thứ điều ngu dại, thì việc chúng tôi làm có thể xét mà tha thứ…”

Một lần nữa có thể khẳng định ngòi bút trữ tình của Nguyễn Xuân Ôn thực sự đã bộc lộ được hết những nét tài tình về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Xuân Ôn.

KẾT LUẬN

Con người, sự nghiệp Nguyễn Xuân Ôn là tấm gương sáng phản chiếu chân dung con người Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

Mới hay thực đấng anh tài Tiếng thơm còn để muôn đời dài lâu

Qua việc phân tích, tìm hiểu cảm hứng yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn chúng ta thấy thầm cảm phục trước tấm gương anh hùng kiên trung ấy. Cuộc đời ông là cuộc đời của một con người chính nghĩa, là tấc lòng trung trinh của đấng nam nhi hết lòng xả thân vì nghĩa lớn. Dù ở bất kì hoàn cảnh nào trái tim yêu nước của người anh hùng đất Trung kì ấy cũng rạo rực thổn thức lòng nhiệt thành Cách mạng. Yêu nước không chỉ bằng ý thức trách nhiệm vai trò của bản thân, là lên án căm thù giặc mà yêu nước còn phải là ý chí quyết tâm hành động, là tình yêu thiên nhiên đất nước.

Xuất thân từ giai cấp phong kiến, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho học, lại sống trong giai đoạn suy thoái cuối cùng của chế độ phong kiến và chứng kiến sự thật lịch sử thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Xuân Ôn đã không may mắn khi phải gánh chịu bi kịch cũng chính là hệ quả của hoàn cảnh lịch sử. Triều đình nhà Nguyễn mục nát, phản động bán nước cầu vinh, phong trào chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX phát triến sôi nổi một thời sau đó thất bại do chưa có đường lối kháng chiến và lãnh đạo cách mạng. Tuy vậy chúng ta vẫn không thể phủ nhận công lao cũng như tâm huyết mà văn thân lỗi lạc đất Lam Hồng đã cống hiến.

Ngọc Đường thi văn tập đã thay lời muốn nói của Nguyễn Xuân Ôn với thời đại. Với 311 bài thơ chữ Hán, 22 bài văn xuôi, 5 bài thơ Nôm tập thơ văn đã được đánh giá cao và có một vị trí xứng đáng trong nền văn học truyền thống. Tập thơ văn là tiếng nói hào hùng và bi thiết của một con người suốt đời gắn bó với vận mệnh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Không chỉ

thế, toàn bộ tập Ngọc Đường thi văn tập đã phản ánh một cách chân thực nhất về tư tưởng và tình cảm của một văn thân lỗi lạc, khảng khái đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua đó thể hiện được giá trị giáo dục tư tưởng, tình cảm, tác dụng động viên thúc giục hành động đối với mọi thế hệ. Đến nay, tập thơ văn vẫn còn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và Nguyễn Xuân Ôn đã chính thức đứng trong hàng ngũ nhà thơ chiến sĩ tiêu biểu vừa làm chiến sĩ vừa là thi sĩ

Tuy nhiên, khi tìm hiểu, nghiên cứu thơ văn Nguyễn Xuân Ôn chúng ta dễ dàng nhận thấy những hạn chế nhất định về cả hai mặt nội dung lẫn hình thức. Trước hết về mặt hình thức, việc dùng chữ Hán làm phương tiện diễn đạt chủ yếu không khỏi làm cho phạm vi phổ biến cũng như phạm vi ảnh hưởng của thơ văn Nguyễn Xuân Ôn bị thu hẹp lại, chỉ giới hạn trong tầng lớp văn thân sĩ phu mà không đi sâu được vào quần chúng nhân dân lao động. Về mặt nội dung, mặc dù có tư tưởng khá tiến bộ, không bị “tam cương, ngũ thường” của phong kiến làm cho mù quáng, ôm chân giặc nhưng ông vẫn không hề có ý đánh đổ chế độ phong kiến. Sở dĩ có hạn chế trên là bởi Nguyễn Xuân Ôn vốn xuất thân từ giai cấp phong kiến lại được đào tạo, rèn luyện trong môi trường nho học nên có những hạn chế trên là không thể tránh khỏi. Song tựu chung lại, thơ văn Nguyễn Xuân Ôn vẫn có những giá trị nhất định đáng được ghi nhận.

Hiện tại, thơ văn của ông vẫn chưa được số độc giả biết đến nhưng rồi mai đây văn học Việt Nam sẽ không dành cho ông vị trí xứng đáng trong hàng ngũ nhà văn nhà thơ Việt Nam. Nguyễn Xuân Ôn mãi là tấm gương sáng về hình ảnh người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là thi sĩ nhiệt tình yêu nước. Hình ảnh của ông sẽ còn sống mãi với nhân dân, với Tổ quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Văn Các, (2003), Từ điển Hán - Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Các tác giả, (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

3. Trần Quang Diệm, (1977) Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn, Nxb. Văn học, Hà Nội.

4. Hà Minh Đức, Thơ ca hiện đại Việt Nam, (1998) Nxb. Văn học, Hà Nội.

5. Đinh Xuân Lâm, Ngọc Đường thi văn tập, (1977), Nxb. Văn học, Hà Nội.

6. Nhiều tác giả, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập IVA, (1965), Nxb. Giáo dục, Hà Nội

7. Nguyễn Lộc, Giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - hết XIX,

(1976), Nxb. GDHN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023