3.3.3. Sự tương tác của oseltamivir với các vi rút cúm A/H3N2
Kết quả thử nghiệm NAI thực hiện trên 157 chủng vi rút A/H3N2 cho thấy giá trị IC50 của các chủng H3N2 dao động trong khoảng 0,038 – 0,29nM, không phát hiện vi rút nào có giá trị nào vượt giá trị ngưỡng (0,164nM) từ 10 lần trở lên (theo bảng nhận định kết quả). Bảng 3.5 cho thấy giá trị IC50 theo từng năm của vi rút H3N2. Kết quả này cho phép khẳng định trong nghiên cứu này vi rút cúm A/H3N2 lưu hành tại Việt Nam giai đoạn 2003 -2012 có đáp ứng tốt với thuốc kháng vi rút oseltamivir.
Bảng 3.5. Giá trị IC50 của các chủng A/H3N2 từ năm 2003 đến 2012
Giá trị IC50 trung bình (nM) | SD (nM) | Giá trị IC50 trung bình ± SD (nM) | |
2003 | 0,302 | 0,299 | 0,164 ± 0,126 |
2004 | 0,169 | 0,139 | |
2007 | 0,323 | 0,254 | |
2009 | 0,055 | 0,040 | |
2010 | 0,093 | 0,076 | |
2012 | 0,190 | 0,099 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Mức Độ Kháng Thuốc Của Vi Rút Cúm Với Oseltamivir Nguyên Lý
- Giải Trình Tự Gen Sử Dụng Phương Pháp Thông Thường (Sanger) Nguyên Lý
- Xác Định Giá Trị Ic50 Ngưỡng Của Các Phân Típ Vi Rút Cúm A
- Sự Tương Đồng Về Phân Đoạn Gen Mã Hóa Ha Và Na Giữa Các Vi Rút Cúm A Có Biểu Hiện Giảm Độ Nhạy Osletamir Với Các Vi Rút Cùng Phân Típ Lưu Hành Trong
- Sự Tương Đồng Về Gen Giữa Các Chủng Cúm A/h1N1Pdm09 Giảm Độ Nhạy Cảm Oseltmivir Với Các Chủng Cúm A/h1N1Pdm09 Trên Thế Giới
- Mức Độ Và Tỉ Lệ Các Vi Rút Cúm A Giảm Độ Nhạy Cảm Với Oseltamivir Thông Qua Giá Trị Ức Chế 50% (Ic50)
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
3.3.4. Mức độ giảm độ nhạy, kháng oseltamivir của các chủng vi rút cúm A/H5N1
Số chủng vi rút cúm A/H5N1 thực hiện trong nghiên cứu là 28 vi rút phân lập trên bệnh nhân nhiễm vi rút cúm A/H5N1 trong giai đoạn từ 2004-2010. Kết quả nghiên
Bảng 3.6. Giá trị IC50 các chủng A/H5N1 năm 2005 và 2008
Tên chủng | Giá trị IC50 (nM)±SD | Giá trị IC50 ngưỡng | Giá trị IC50/ Giá trị IC50 ngưỡng | |
2005 | A/Vietnam/HN30408/05 | 90 ± 5,82 | 2,947 | 30 |
2008 | A/Vietnam/HN31412/08 | 19,04 ± 2,34 | 6 | |
A/Vietnam/HN31413/08 | 14,48 ± 2,09 | 5 | ||
Chứng | A/Vietnam/HN30408/05 | 90 | 30 |
cứu đã xác định được 2 vi rút A/Vietnam/HN31412/08 và A/Vietnam/HN31413/08 lưu hành năm 2008 có giá trị IC50 đạt 19,04nM (19,04 ± 2,34nM) và 14,48nM (14,48 ± 2,09nM). Hai vi rút này có giá trị IC50 cao hơn giá trị ngưỡng lần lượt là 6 lần và 5 lần. Ngoài ra, chủng A/Vietnam/HN30408/05 lưu hành năm 2005 có giá trị IC50 đã được xác định năm 2005 tăng 30 lần so với giá trị ngưỡng (Bảng 3.6).
3.3.5. Nhận định kết quả kháng oseltamivir của các chủng vi rút cúm A lưu
hành 2001 – 2012
Theo phân loại của TCYTTG về sự tương tác của oseltamivir tới các vi rút cúm liên quan đến hiện tượng giảm độ nhạy hoặc kháng thuốc [114], kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 20 vi rút thuộc các phân típ A/H1N1; A/H1N1pdm09 và A/H5N1 có giá trị IC50 cao hơn giá trị ngưỡng được xác định đều có thể xếp loại vào các mức độ giảm độ nhạy hoặc kháng oseltamivir (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Kết quả phân loại mức độ giảm độ nhạy của vi rút cúm A với
oseltamivir
Tên chủng | Giá trị IC50/ Giá trị IC50 ngưỡng | Nhận định kết quả | |
Vi rút A/H1N1 | |||
2008 | A/Vietnam/TX285/08 | 1294 | Giảm mạnh độ nhạy cảm của vi rút với thuốc kháng vi rút oseltamivir |
A/Vietnam/TB289/08 | 3933 | ||
A/Vietnam/TX200/08 | 1104 | ||
A/Vietnam/TX233/08 | 1097 | ||
A/Vietnam/BT241/08 | 1643 | ||
A/Vietnam/LS324/08 | 145 | ||
2009 | A/Vietnam/32036/09 | 1705 | |
A/Vietnam/EL197/09 | 1407 | ||
A/Vietnam/Q271/09 | 1126 | ||
A/Vietnam/31808/09 | 1278 | ||
A/Vietnam/34381/09 | 1273 | ||
A/Vietnam/N116/09 | 1370 | ||
Vi rút A/H1N1pdm09 | |||
2009 | A/Vietnam/32043/09 | 1422 | Giảm mạnh độ nhạy cảm của vi rút với thuốc kháng vi rút oseltamivir |
A/Vietnam/32060/09 | 1072 | ||
A/Vietnam/32067/09 | 2944 | ||
A/Vietnam/33419/09 | 417 | ||
2011 | A/Vietnam/36530/11 | 356 | |
Vi rút A/H5N1 | |||
2005 | A/Vietnam/HN30408/05 | 30 | Giảm độ nhạy cảm của vi rút với thuốc kháng vi rút oseltamivir |
2008 | A/Vietnam/HN31412/08 | 6 | Có biểu hiện giảm độ nhạy cảm của vi rút với thuốc kháng vi rút oseltamivir |
A/Vietnam/HN31413/08 | 5 |
Kết quả bảng 3.7 cho thấy nhóm 12 vi rút cúm A/H1N1 với biểu hiện giá trị IC50 cao hơn giá trị ngưỡng từ 145 - 3933 lần sẽ được xếp vào nhóm các vi rút giảm mạnh độ nhạy cảm với thuốc kháng vi rút oseltamivir. Tương tự, nhóm 5 chủng cúm H1N1pdm09 cũng được xếp vào nhóm các vi rút giảm mạnh độ nhạy với thuốc kháng vi rút oseltamivir khi giá trị IC50 của vi rút nhóm này cao hơn giá trị ngưỡng từ 356 đến 2944 lần. Vi rút H5N1 với giá trị IC50 chỉ lớn hơn giá trị ngưỡng 5-6 lần được đánh giá ở mức có biểu hiện giảm độ nhạy (hai vi rút) và vi rút có giá trị IC50 lớn hơn giá trị ngưỡng 30 lần được xác định là giảm độ nhạy với osetlamivir. Số vi rút còn lại trong nghiên cứu (322 vi rút) đều có giá trị IC50 nhỏ hơn , bằng hoặc trong giới hạn của giá trị ngưỡng, đặc biệt toàn bộ số chủng vi rút cúm A/H3N2 trong nghiên cứu đều được xác định là nhạy cảm với oseltamivir (Bảng 3.5).
3.4. Vị trí đột biến trên protein NA của các chủng vi rút cúm A liên quan đến kháng thuốc oseltamivir
Toàn bộ 20 vi rút cúm A có biểu hiện các mức độ giảm độ nhạy với oseltamivir được tiến hành xác định đột biến liên quan thông qua phân tích trình tự phân đoạn gen mã hóa NA. Các vị trí đột biến thường gặp liên quan đến hiện tượng giảm độ nhạy hoặc kháng oseltamivir của các phân típ vi rút khác nhau thường không giống nhau do cấu trúc của protein NA của các phân típ. Biểu hiện giảm độ nhạy hoặc kháng oseltamivir có thể là kết quả của một hoặc nhiều đột biến trên protein NA của vi rút. Các vi rút được phân tích trong nghiên cứu này là A/H1N1, A/H1N1pdm09 và A/H5N1 thuộc phân típ NA1 (N1), vì vậy một số đột biến tương đồng và thường gặp trên phân đoạn gen mã hóa N1 được ghi nhận là H275Y, N295S hoặc I117V sẽ được phân tích bằng phương pháp phân tích trình tự chuỗi thông thường (Sanger sequecing). Kết quả sẽ được xác nhận khi so sánh với trình tự chuỗi nucleotide của các vi rút không có biểu hiện giảm độ nhạy hoặc kháng oseltamivir và các vi rút tham chiếu chuẩn.
3.4.1. Vị trí đột biến trên protein NA của các chủng vi rút cúm A/H1N1 liên
quan đến kháng thuốc oseltamivir
Năm vị trí đột biến liên quan đến giảm độ nhạy hoặc kháng oseltamivir trên phân đoạn gen mã hóa NA của các vi rút cúm A/H1N1 thường gặp là Q137K (Glutamine chuyển sang Lysine), Y156H (Tyrosine chyển sang Histidine), I223V (Isoleucine chuyển sang Valine), S247G (Serin chuyển sang Glycin) và H275Y (Histidine chuyển sang Tyrosine) [44]. Kết quả phân tích trình tự phân đoạn gen mã hóa NA của 12 vi rút cúm A/H1N1 cho thấy toàn bộ các vi rút này đều phát hiện đột biến tại vị trí 275. Cụ thể, trình tự nucleotide đã có sự thay đổi từ CAC (bộ ba mã hóa cho Histidine-H) sang TAC (bộ ba mã hóa cho Tyrosine), và protein thay đổi tại vị trí này được ghi nhận là H275Y (Hình 3.1) . Không phát hiện các đột biến liên quan khác tại vị trí 137, 156, 223 hoặc 247.
Hình 3.1. Đột biến tại vị trí 275 trên protein NA của các chủng cúm A/H1N1
3.4.2. Vị trí đột biến trên protein NA của các chủng vi rút cúm A/H1N1pdm09
liên quan đến kháng thuốc oseltamivir
Vi rút cúm A/H1N1pdm09 được ghi nhận các đột biến liên quan đến hiện tượng giảm độ nhạy hoặc kháng oseltamivir bao gồm I223M, I223K, S247N, H275Y và đồng đột biến tại hai vị trí Q313K và I427T [44]. Tương tự với kết quả phân tích phân đoạn gen mã hóa NA của vi rút cúm A/H1N1, tổng số 5 vi rút A/H1N1pdm09 có biểu hiện giảm độ nhạy cảm với oseltamivir đều xuất hiện đột biến H275Y trên protein NA (hình 3.2). Các đột biến khác tại các vị trí I223M, I223K, S247N không được phát hiện trên các vi rút này.
Hình 3.2. Đột biến tại vị trí 275 trên protein NA của các chủng cúm A/H1N1pdm09
3.4.3. Vị trí đột biến trên protein NA của các chủng vi rút cúm A/H5N1 liên
quan đến kháng thuốc oseltamivir
Trên phân đoạn gen mã hóa NA của vi rút cúm gia cầm A/H5N1, các vị trí axit amin thay đổi liên quan đến giảm độ nhạy hoặc kháng oseltamivir bao gồm I117V, Q136L, D199G, S247N, H275Y, N295S [44]. Trong nghiên cứu này toàn bộ 28 vi rút cúm A/H5N1 được phân tích trình tự chuỗi nucleotide (1413 nucleotide).
Kết quả cho thấy trong 3 vi rút có biểu hiện tăng IC50 và mang đột biến H275Y được phát hiện trên vi rút A/Vietnam/HN30408, không phát hiện trên hai vi rút còn lại là A/Vietnam/HN31412/08 và A/Vietnam/HN31413/08. Tuy nhiên đột biến tại vị trí I117V đã được phát hiện trên hai chủng này. Ngoài ra, chủng A/Vietnam/HN31209/07cũng được phát hiện mang đột biến I117V trên phân đoạn gen mã hóa NA nhưng không xác định được giá trị IC50. Các đột biến còn lại Q136L, D199G, S247N, N295S không được xác định trong nghiên cứu này (Hình 3.3 và 3.4).
Hình 3.3. Đột biến tại vị trí 117 trên protein NA của các chủng cúm A/H5N1
Hình 3.4. Đột biến tại vị trí 275 trên protein NA của các chủng cúm A/H5N1
3.5. Tỉ lệ các chủng vi rút cúm A kháng oseltamivir tại miền Bắc Việt Nam, 2001-2012
Vi rút được xác định giảm độ nhạy oseltamivir dựa vào hai yếu tố quyết định, mức độ giảm độ nhạy (biểu hiện kiểu hình) và xuất hiện điểm đột biến liên quan đến kháng thuốc xảy ra trên phân đoạn gen mã hóa NA (kiểu gen) của cùng một vi rút.
Bảng 3.8 cho thấy tổng số 20 vi rút được phát hiện có biểu hiện tăng IC50 ở các mức độ giảm độ nhạy khác nhau đều xuất hiện đột biến liên quan. Đột biến được ghi nhận phổ biến là H275Y (Histidine chuyển sang Tyrosine), xuất hiện trên 18/20 vi rút, đột biến I117V chỉ xuất hiện trong 2 vi rút có giá trị IC50 lớn hơn ngưỡng 5- 6 lần