Quy Trình Thực Hiện Một Thương Vụ Sáp Nhập Ctcp

Chào thầu

Đây là phương pháp mà CTCP chủ động muốn nhận sáp nhập, đề xuất trực tiếp với các cổ đông của CTCP mục tiêu (DN mục tiêu) về ý định mua cổ phiếu của các cổ đông này với mức giá cao hơn thị trường. Theo đó, sẽ áp dụng chế độ công bố thông tin cho các cổ đông về ý định sẽ trả một giá nào đó trong một thời gian nhất định và cam kết mua cổ phiếu. Giá chào thầu thường đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản trị công ty mà mình đang nắm giữ. Nếu các cổ đông của công ty mục tiêu chấp nhận mức giá này thì việc chào thầu thành công. Điểm đáng chú ý trong các thương vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty bị mua bị mất quyền định đoạt, bởi đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty mua và cổ đông của công ty bị mua, trong khi ban quản trị (lúc này nắm không đủ số lượng cổ phần chi phối) bị gạt sang một bên. Với nhiều trường hợp sáp nhập CTCP dựa vào phương pháp thương lượng không được tiến hành suôn sẻ thì sự lựa chọn tiếp theo sẽ là phương pháp chào thầu. Vì thế, phương pháp này phần lớn diễn ra trong trường hợp sáp nhập không thân thiện.

Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Công ty có ý định sáp nhập sẽ chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn khi có ý định thôn tính một doanh nghiệp nào đó trên thị trường. Lúc này công ty muốn nhận sáp nhập sẽ tiến hành mua cổ phiếu của các doanh nghiệp mục tiêu thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Tuy nhiên, phương thức mua bán sáp nhập này đòi hỏi thời gian, và nếu thông tin về thương vụ sáp nhập bị bại lộ có có thể sẽ tạo nhu cầu về cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường tăng lên. Dẫn đến giá của cổ phiếu của công ty bị sáp nhập có thể tăng cao trên thị trường. Bên cạnh nhược điểm đó, phương thức mua bán sáp nhập này cũng có những ưu điểm, nếu nó được thực hiện dần dần và thông tin không được tiết lộ trước khi hoàn thành thương vụ thì công ty nhận sáp nhập có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây

12

xáo động lớn cho công ty bị sáp nhập trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với phương thức chào thầu rất nhiều.

Lôi kéo cổ đông bất mãn

Lôi kéo cổ đông bất mãn là phương thức sáp nhập đối với các thương vụ mang tính chất thù địch. Khi một công ty rơi vào tình trạng kinh doanh yếu kém, thua lỗ, thường có một bộ phận các cổ đông, họ bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị. Họ hi vọng rằng ban quản trị mới sẽ có thể điều hành công ty tốt hơn, và đem lại kết quả kinh doanh khả quan hơn. Lợi dụng sự mâu thuẫn nội bộ này mà công ty cạnh tranh có thể lôi kéo một bộ phận cổ đông bất mãn. Trước hết, thông qua thị trường chứng khoán, công ty cạnh tranh thực hiện mua số lượng cổ phần tương đối lớn để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu (nhưng tỷ lệ nắm giữ cổ phần chưa đủ để chi phối doanh nghiệp). Vì vậy, họ tiếp tục mua cổ phần của các cổ đông bất mãn, cũng như nhận được sự ủng hộ của các cổ đông này. Đến khi công ty cạnh tranh có đủ cổ phần chi phối, công ty cạnh tranh cùng với những cổ đông bất mãn sẽ lập tức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông và bầu đại diện của công ty cạnh tranh vào Hội đồng quản trị mới. Mục đích cuối cùng của hoạt động là thay đổi ban điều hành công ty mục tiêu.

Mua lại tài sản của công ty

Phương thứ này gần giống phương thức chào thầu. Công ty có mục đích nhận sáp nhập có thể đơn phương, hoặc cùng doanh nghiệp mục tiêu tiến hành hoạt động định giá lại tài sản của công ty bị mua. Tuy nhiên, công việc định giá thường do một công ty định giá độc lập tiến hành. Trên cơ sở kết quả của quá trình định giá, các bên liên quan sẽ tiến hành đưa ra mức giá mua phù hợp. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa của tổ chức rất khó có thể định giá chính xác và đi đến sự thống nhất về giá cả giữa các hai bên. Do đó, phương thức này thường áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, thực chất là nhắm đến các cơ sở sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó.

1.5. Quy trình thực hiện một thương vụ sáp nhập CTCP

Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam - 3

Việc tìm hiểu về quy trình sáp nhập công ty có ý nghĩa rất lớn đối với những người thực hiện công việc tư vấn sáp nhập hay với những luật sư tham gia vào quá trình này. Để thực hiện một thương vụ sáp nhập, thông thường quy trình sẽ gồm các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị sáp nhập

Tại giai đoạn này, các bên công ty sẽ tiến hành các bước như:

- Xây dựng chiến lược.

Bước này sẽ gồm những công việc quan trọng như lập và phê duyệt đề án kinh doanh khả thi; lựa chọn công ty mục tiêu theo những tiêu chí, mục đích riêng của công ty có nhu cầu nhận sáp nhập,...

- Lựa chọn các chủ thể gián tiếp tham gia vào hoạt động sáp nhập như công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật,...

- Tiến hành tìm hiểu, kiểm tra tính hợp pháp và đưa ra đánh giá về giá trị công ty mục tiêu một cách cụ thể.

Giai đoạn 2: Tiến hành thỏa thuận

Hai bên công ty sẽ tiến hành thương lượng, thỏa thuận về việc sáp nhập công ty. Sau đó sẽ ký kết những thỏa thuận sơ bộ. Công ty nhận sáp nhập sẽ tiếp tục đánh giá thực tế về mục tiêu và đưa ra những thỏa thuận cuối cùng cho thương vụ.

Giai đoạn 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi đạt được những thỏa thuận cuối cùng về hoạt động sáp nhập công ty, các bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng sáp nhập. Đây là cơ sở để việc sáp nhập công ty có giá trị pháp lý. Thông qua hợp đồng, các bên thiết lập được mối quan hệ về chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cùng lợi ích hợp pháp cho nhau.

Giai đoạn 4: Hoàn thiện và nộp hồ sơ sáp nhập

Công ty nhận sáp nhập sẽ chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ sáp nhập gồm nhiều tài liệu khác nhau để nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận được kết quả trong một khoảng thời gian nhất định.

1.6. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động sáp nhập CTCP

1.6.1. Đối với nhà đầu tư

Hoạt động sáp nhập CTCP mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía, công ty nhận và công ty bị sáp nhập.

Đối với công ty bị sáp nhập, hoạt động này sẽ giúp cho họ tránh được tình trạng bị phá sản khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Mặt khác, đây cũng là một biện pháp góp phần cơ cấu lại các công ty kinh doanh kém hiệu quả mà không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Đồng thời, nó cũng khuyến khích các công ty phải nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn để tránh tình trạng bị các công ty lớn "thâu tóm".

Đối với công ty nhận sáp nhập, việc tiến hành sáp nhập sẽ giúp cho công ty mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không phải bỏ quá nhiều chi phí cũng như công sức, thời gian. Bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tên tuổi thương hiệu hay quan hệ khách hàng... không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình lâu dài.Ngoài ra, đây cũng là một trong những con đường ngắn, dễ dàng và tiết kiệm nhất để giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường của nước sở tại. Họ có thể triển khai kinh doanh ngay sau khi tiến hành hợp đồng sáp nhập mà không cần mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị như các nhà đầu tư thực hiện bài bản từ đầu. Hơn nữa, với những công ty lớn, có chỗ đứng trên thị trường thị việc thực hiện hoạt động sáp nhập cũng được coi là một hình thức để "bành trướng" quyền lực cũng như khả năng "thôn tính" đối thủ cạnh tranh của mình.

1.6.2. Đối với nền kinh tế

Hoạt động sáp nhập được coi như một biện pháp "kế hoạch hóa" tích cực cho nền kinh tế khi đã giảm thiểu được số lượng các công ty hoạt động

không hiệu quả. Đây cũng là một hình thức tập trung kinh tế, thể hiện qua việc những công ty gặp thua lỗ trong kinh doanh hay những công ty có tiềm năng trong tương lai được sáp nhập lại để trở thành những công ty có quy mô lớn hơn với đầy đủ khả năng về tài chính và khả năng đứng vững trên thị trường đầy biến động. Những công ty này sẽ giữ vai trò tiên phong trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Qua đó thúc đẩy động lực cạnh tranh cho nền kinh tế, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Nếu hoạt động nàyđược diễn ra dựa trên một sân chơi công bằng, thì nhu cầu sáp nhập sẽ được duy trì và củng cố. Nhu cầu này khuyến khích các công ty phải hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nếu không muốn xảy ra tình trạng bị sáp nhập vào một công ty khác. Hoạt động hiệu quả của công ty sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và trở thành một nguồn thu thuế dồi dào của Nhà nước.

1.7. Lược sử về hoạt động sáp nhập CTCP

1.7.1. Hoạt động sáp nhập công ty cổ phần trên thế giới

Sáp nhập không còn là một hiện tượng mới lạ đối với thị trường toàn cầu ngày nay. Nó đã xuất hiện rất sớm từ hàng trăm năm trước. Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là khoảng thời gian đánh dấu thời kì đỉnh cao trong quá trình tập trung tư bản trên thế giới. Rất nhiều những công ty phát triển mạnh mẽ trong một thời gian, tạo được chỗ đứng trên thị trường nhưng lại không kịp thích nghi với những thay đổi bất ngờ của tình hình kinh tế nên lâm vào tình trạng bị kiệt quệ về mặt tài chính. Từ đó nhu cầu cho hoạt động M&A nói chung và sáp nhập nói riêng được hình thành. Đây được coi là thời kỳ là chuyển giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình thành của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ. Chính sự chuyển giao này đã dẫn đến sự phát triển của hoạt động M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng, mà thông qua đó các công ty có thể thực hiện việc thâu tóm quyền lực quản trị của mình tại doanh nghiệp cũng như thâu tóm thị

trường.Từ đó đến nay, trên thế giới đã xuất hiện năm làn sóng về sáp nhập công ty.

Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ những năm 1897 đến năm 1904. Đây là thời gian khởi đầu của hoạt động sáp nhập. Trong giai đoạn này, sự sáp nhập giữa các công ty được độc quyền trên các dây chuyền sản xuất như đường sắt, điện,.. Những vụ sáp nhập đầu tiên xảy ra trong khoảng thời gian nói trên hầu hết là các vụ sáp nhập theo chiều ngang diễn ra giữa các ngành công nghiệp sản xuất nặng. Phần lớn các vụ sáp nhập đã được hình thành trong giai đoạn này kết thúc trong thất bại vì họ không thể đạt được hiệu quả mong muốn. Sự thất bại này là sự suy thoái của nền kinh tế năm 1903 và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1904. Khung pháp lý cũng không hỗ trợ một cách hoàn chỉnh. Đạo luật Sherman ở Mỹ ra đời trong giai đoạn này nhằm khôi phục cạnh tranh, làm suy yếu các độc quyền và bảo vệ quyền được tham gia của những nhà sản xuất nhỏ.

Làn sóng thứ hai diễn ra từ năm 1916 đến năm 1929 được khởi tạo từ sự bùng nổ về kinh tế đã xảy ra sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự phát triển công nghệ như sự phát triển của đường sắt và vận chuyển bằng xe cơ giới cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động sáp nhập này. Hoạt động sáp nhập chủ yếu theo chiều dọc hoặc hỗn hợp (khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh ban đầu nhưng về sau tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực). Các ngân hàng đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc sáp nhập và mua lại. Làn sóng này kết thúc với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929.

Các vụ sáp nhập diễn ra ở làn sóng thứ ba trong những năm 60 của thế kỷ XX chủ yếu là sáp nhập tập đoàn. Hoạt động sáp nhập được lấy cảm hứng từ giá cổ phiếu cao, lãi suất và việc chống pháp luật độc quyền. Học thuyết kinh tế nền tảng của giai đoạn này là chủ nghĩa Keynes. Chủ nghĩa này đề cao vai trò của nhà nước trong can thiệp vĩ mô. Đến cuối thập kỷ 60, những

phương pháp của Keynes không còn hiệu quả, hệ thống lý thuyết rơi vào khủng hoảng và đó cũng là lúc làn sóng sáp nhập đi vào giai đoạn thoái trào.

Làn sóng thứ tư bắt đầu từ năm 1981 và kết thúc vào năm 1989 diễn ra cùng thời điểm với sự thay đổi trong chính sách chống độc quyền, sự bãi bỏ quy định về độc quyền trong dịch vụ tài chính, sự thiết lập những công cụ tài chính và thị trường mới (thị trường trái phiếu), cũng như sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp điện tử. Thế giới bắt đầu xuất hiện những nền kinh tế mới bên cạnh Mỹ và các nước Châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên toàn cầu. Hoạt động sáp nhập đã diễn ra giữa ngành công nghiệp dầu khí, dược phẩm, ngân hàng và ngành hàng không. Các vụ sáp nhập có yếu tố nước ngoài trở nên phổ biến với hầu hết trong số đó là sự tiếp quản từ công ty đối thủ. làn sóng thứ tư này một lần nữa lại bị suy yếu dần sau sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào năm 1987.

Làn sóng thứ năm (từ năm 1992 đến nay) là thời điểm để các hoạt động mua bán cũng như sáp nhập công ty trở nên sôi nổi, đa dạng về cách thức cũng như gia tăng về giá trị. Hoạt động sáp nhập diễn ra chủ yếu trong ngành ngân hàng và viễn thông. Theo thống kê của công ty phân tích các dữ liệu tài chính Dealogic, đến thời điểm giữa năm 2005, tổng giá trị các cuộc sáp nhập trên toàn cầu đã lên tới 1.970 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, theo đó, châu Âu qua mặt Mỹ về giá trị các cuộc sáp nhập với giá trị ước khoảng 281 tỷ USD (con số này ở Mỹ là 190,5 tỷ USD). Tình hình sáp nhập và mua lại các tập đoàn đa quốc gia diễn ra ở hầu hết mọi lĩnh vực: công nghiệp, tài chính, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng (ôtô, sản phẩm giải trí, điện thoại...). Thế giới từng chứng kiến một số sự kiện sáp nhập đáng chú ý như vụ Tập đoàn Symantec và Tập đoàn Veritas Software sáp nhập với nhau, ngân hàng UFJ Holdings Inc sáp nhập với Tập đoàn tài chính Tokyo Mitsubishi...

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, nhờ sự phát triển đầy thăng trầm của hoạt động sáp nhập mà các nước có nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát

triển sau này xem nó như một định hướng cho hoạt động sáp nhập cho từng quốc gia. Và hơn nữa, sự phát triển của hoạt động sáp nhật luôn theo xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, hiệu quả mà hoạt động mang lại là khả năng đem lại cơ hội phục hồi nền kinh tế thường rất cao.

1.7.2. Hoạt động sáp nhập CTCP tại Việt Nam

Nếu như vào khoảng hai mươi năm về trước, cụm từ M&A còn khá mới lạ ở Việt Nam thì ngày nay hoạt động này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và đã trở thành một phần không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập ở nước ta hiện nay.

Hoạt động sáp nhập tại Việt Nam được khởi động từ những năm 2000, sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trước đó, phần lớn các giao dịch sáp nhập doanh nghiệp diễn ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Tuy nhiên, kể từ sau thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì sáp nhập doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP nói riêng mới thực sự phát triển một cách mạnh mẽ. Sự kiện LDN, LCT và LĐT mới có hiệu lực từ năm 2005, đã tạo động lực thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh của khu vực tư nhân. Trên một sân chơi phổ biến hơn và khung khổ pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các công ty Việt Nam ở tất cả các thành phần kinh tế nhanh chóng làm quen và sử dụng M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng như là công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình.

Năm 2007 đã chứng kiến sự tăng vọt của số vụ M&A, sáu tháng đầu năm 2007 đã có 46 vụ (tổng giá trị 626 triệu USD) so với 32 vụ (245 triệu USD) của cả năm 2006 và 18 vụ (61 triệu USD) của cả năm 2005[31]. Năm 2014, Việt Nam có trên 300 thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A), với giá trị lên tới 4,2 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013. Năm 2015 là năm cuối cùng

19

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí