Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thâm Nhập Thị Trường Nước Ngoài Của Doanh Nghiệp

thể là những quy định của Chính phủ nước sở tại về thuế hay những điều chỉnh, hạn chế tự do hoạt động của doanh nghiệp.‌

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

1. Các nhân tố thuộc môi trường

Các nhân tố thuộc môi trường là tổng thể các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp.

1.1. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh doanh quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự phụ thuộc ngày càng lớn hơn giữa các quốc gia. Do đó mức độ ổn định của nền kinh tế toàn cầu, một khu vực hay một quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự biến động của giá dầu mỏ, giá vàng, giá nguyên vật liệu, tỷ giá hối đoái, thị trường tài chính… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.


Môi trường kinh tế vĩ mô của nước chủ nhà và nước thị trường

Các yếu tố của môi trường này bao gồm: quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự ổn định và chu kỳ của nền kinh tế, các chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, lãi suất ngân hàng, thu nhập và phân bố thu nhập theo các tầng lớp xã hội, chỉ số giá tiêu dùng,… Một môi trường kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, chính sách thông thoáng, ổn định, tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, thị trường vốn hoạt động hiệu quả… sẽ là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi một nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định trong thời gian dài thì thu nhập của người dân sẽ tăng lên từ đó mở rộng nhu cầu đối với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp từ đó nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.

1.2. Môi trường chính trị, pháp luật

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 3

Môi trường chính trị, pháp luật quốc tế

Tác động của các yếu tố chính trị quốc tế đối với khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp được xác định bởi mối quan hệ song phương và đa phương. Vì vậy để tạo ra tác động tích cực của chính trị đối với doanh nghiệp nước mình, Việt Nam cần nhanh chóng hội nhập, mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương với tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia là thị trường xuất khẩu chủ lực của chúng ta như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, ASEAN… Ngoài ra, sự bất ổn về mặt chính trị của một quốc gia hay một khu vực trên thế giới cũng gây nên những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó hệ thống luật pháp quốc tế cũng có tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm: các hiệp định song phương, các hiệp định đa phương và các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế… Một doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường quốc tế cần có sự am hiểu sâu sắc những hệ thống pháp luật này.

Môi trường chính trị, pháp luật nước chủ nhà và nước thị trường

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc điểm của môi trường này thể hiện ở việc: quốc gia đó có ổn định về mặt chính trị hay không? hệ thống pháp luật có rõ ràng, minh bạch hay không? cơ chế chính sách có thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hay không? hay các thủ tục hành chính có dễ dàng, thuận tiện hay không?... Những yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh những mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh

nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhà nước và doanh nghiệp với người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Một môi trường chính trị ổn định, hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng, công bằng và minh bạch sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách lâu dài và ổn định.

1.3. Môi trường xã hội và nhân khẩu

Môi trường này bao gồm những vấn đề về số dân, mật độ dân cư, cơ cấu dân số theo lứa tuổi, theo giới tính, quy mô gia đình, mức độ phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ thành thị - nông thôn… Các yếu tố này quyết định quy mô thị trường và ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, do đó có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xâm nhập thị trường của doanh nghiệp.

1.4. Môi trường văn hóa, con người

Môi trường văn hóa, con người là tổng hòa của các yếu tố văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập quán, đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người dân… Các yếu tố này ảnh hưởng đến hành vi, thị hiếu, thói quen và tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng trên thị trường. Do vậy, để thâm nhập thị trường nước ngoài đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có được những hiểu biết cặn kẽ về văn hóa và con người nước sở tại.


1.5. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, các vấn đề về thiên tai, bảo vệ môi trường… Đây là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp không thể không quan tâm tới ảnh hưởng của những yếu tố thuộc môi trường này khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

1.6. Môi trường khoa học công nghệ

Nghiên cứu về môi trường khoa học công nghệ là tìm hiểu về trình độ và xu hướng phát triển công nghệ ở trong và ngoài nước để lựa chọn và phát triển công nghệ cho phù hợp. Một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài phải có trình độ công nghệ tương đương hoặc vượt trội so với công nghệ hiện đang sử dụng tại nước thị trường đó. Trong bối cảnh hiện nay, khi trình độ khoa học công nghệ đang thay đổi từng ngày, để gia nhập thị trường quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành nhằm tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.

1.7. Môi trường cạnh tranh

Khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, việc đối mặt với cạnh tranh là tất yếu, không chỉ cạnh tranh trong phạm vi một nước mà còn mang tính chất toàn cầu. Mức độ cạnh tranh tại thị trường quốc tế rất cao. Cạnh tranh có thể xuất phát từ đối thủ hiện có trong cùng ngành, các đối thủ tiềm năng, sự đe dọa từ sản phẩm thay thế hay áp lực từ phía khách hàng và nhà cung cấp. Để giành thắng lợi, các doanh nghiệp phải thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng bằng cách tạo ra sự chênh lệch về giá hoặc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Những nhân tố thuộc khả năng nội tại của doanh nghiệp

Có thể nói năng lực nội tại của công ty chính là nhân tố chủ chốt quyết định khả năng thành công của việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Việc xem xét đánh giá khả năng nội tại của công ty bao gồm việc phân tích các biến số bên trong như:

- Tình hình tài chính và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

- Trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng và công nghệ

- Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp

- Chất lượng sản phẩm

- Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường

- Trình độ nguồn nhân lực

- Khả năng nghiên cứu và phát triển

- Văn hóa doanh nghiệp

Các nhân tố trên có thể là thế mạnh hoặc điểm yếu tạo nên giới hạn khả năng của doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Chiến lược thâm nhập vào thị trường nước ngoài của doanh nghiệp phải căn cứ vào khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực và sử dụng nó một cách tối ưu vào các lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp.

Tóm lại, có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp, một là các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp và hai là các nhân tố thuộc khả năng nội tại của doanh nghiệp. Cả hai nhóm nhân tố này đều rất quan trọng, một doanh nghiệp muốn thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế phải có sự am hiểu về môi trường và có khả năng cạnh tranh với các doanh đến từ rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.‌


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ NHẬT BẢN

1. Tổng quan về nền kinh tế Nhật Bản

Nhật Bản là một đảo quốc nằm ở phía đông địa lục châu Á có diện tích 377.815 km2 trong đó 80% là địa hình đồi núi. Dân số năm 2006 là 127,77 triệu với mật độ dân cư khá cao 343 người/km2. Nhật Bản luôn được nhìn nhận là một nước có dân số già với tỷ lệ người sống trên 65 tuổi chiếm hơn 20% năm 2006 và con số này dự đoán sẽ tăng lên 30% năm 2020.

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những nước nghèo tài nguyên thiên nhiên ngoại trừ nguồn hải sản, do đó ngành công nghiệp sản xuất phải phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu nhiên liệu và nguyên vật liệu thô. Dầu mỏ, đồng, thiếc phụ thuộc 100%, kẽm 97%, chì 88%… Trong nền kinh tế Nhật Bản, dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm hơn 60% GDP của Nhật Bản, tiếp theo là công nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ hơn 1%. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2005 như sau: dịch vụ chiếm 67,7%, công nghiệp 30,9%, nông nghiệp 1,4%.

Với GDP đạt 4.505,9 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 35.214 USD, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP 75,41% (năm 2005), Nhật Bản cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Đồng thời, Nhật Bản còn là nước nhập khẩu hàng hóa lớn, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 451,1 tỷ USD. Thị trường Nhật Bản có sức mua rất lớn, nhu cầu đa dạng phong phú, nhu cầu nhập khẩu nhiều loại mặt hàng ngày một gia tăng và còn tiếp tục tăng lên cùng với xu hướng phục hồi kinh tế trong những năm gần đây.


2. Kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ

Trên đây là một vài nét tiêu biểu về bức tranh kinh tế Nhật Bản. Nhưng để đạt được những thành tựu như trên, Nhật Bản đã phải trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Trong đó có thể chia thành năm thời kỳ: Cải cách Minh Trị, khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, giai đoạn phát triển thần

kỳ, thời kỳ nền “kinh tế bong bóng” và hiện nay là giai đoạn suy thoái – phục hồi trong trì trệ.

Cải cách Minh Trị do vị vua trẻ Minh Trị Thiên hoàng khởi xướng năm 1862. Nội dung của cải cách Minh Trị là: thực hiện cải cách ruộng đất; khuyến khích học tập khoa học kỹ thuật của phương tây, khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị; cải cách giáo dục đào tạo; thống nhất tiền tệ trong cả nước, xóa bỏ các cát cứ phong kiến; xóa bỏ các đặc quyền đặc lợi của võ sĩ đạo. Đây là cuộc cải cách khá toàn diện, mang tính chất của một cuộc cách mạnh tư sản, đã giải phóng nước Nhật khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, mở đường cho Nhật Bản tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, là nước thua trận Nhật Bản phải bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế (1946 - 1950). Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, nền kinh tế lại bị tàn phá kiệt quệ sau chiến tranh, tuy nhiên với những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi. Trước năm 1948, việc khôi phục kinh tế diễn ra chậm chạp và khó khăn, các chỉ tiêu kinh tế chỉ bằng 60% trước chiến tranh. Tuy nhiên, kể từ tháng 10/1948 trở đi, công cuộc khôi phục nền kinh tế diễn ra ngày càng thuận lợi. Đặc biệt với kinh tế học thị trường của Joseph Dodge (chủ tịch ngân hàng Detroi của Mỹ được cử sang Nhật với tư cách bộ trưởng) kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1948-1952) đã thành công. Đến năm 1951, các chỉ tiêu kinh tế Nhật Bản như tổng sản phẩm quốc dân, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đã bằng và vượt mức trước chiến tranh. Nhật Bản đã bắt đầu được chú ý trên trường quốc tế.

Giai đoạn 1951-1973 được đánh giá là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Từ đống tro tàn sau cuộc chiến tranh, Nhật Bản đã vùng dậy trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Từ 1952 đến 1973, GDP đã tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD năm 1951 lên 402 tỷ USD năm 1973, vượt qua Anh, Pháp, Đức. Tốc độ phát triển công nghiệp hàng năm là 15,9%.

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. Năm 1970, Nhật Bản đứng đầu thế giới tư bản về một số mặt hàng quan trọng như đồ điện tử, xe máy, tàu biển; đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô, xi măng, hàng dệt, hóa chất… Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng giảm trong cơ cấu GDP nhưng sản lượng và năng suất lao động lại tăng nhanh. Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đến 1971, kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.

Giai đoạn 1986-1990, nền kinh tế Nhật Bản ở trạng thái “kinh tế bong bóng”. Kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh: tổng tài sản quốc dân là 3.300 tỷ USD, đứng thứ hai sau Mỹ. Nếu như năm 1980, Nhật Bản chỉ chiếm 8,6% tổng sản lượng quốc dân toàn thế giới thì đến năm 1989 đã là 15%. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Nhật Bản làm cho Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc tài chính lớn nhất thế giới. Ngoài ra, dự trữ ngoại tệ và vàng của Nhật Bản đứng đầu thế giới, gấp 3 lần Mỹ, 1,5 lần Đức. Trong tổng tài sản của các ngân hàng trên thế giới, tài sản của các ngân hàng Nhật Bản chiếm 35%. Sự phát triển quá nóng về tài chính là một yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của “nền kinh tế bong bóng”. Bất động sản tăng giá đột biến vào cuối thập niên 80 và giảm giá đột ngột vào đầu thập niên 90. Vào đầu thập niên 90, giá cổ phiếu và giá đất đã hạ xuống 50%, điều này tạo nên một cú sốc trong ngành kinh doanh nhà đất, đồng thời nó cũng kéo theo sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng tới mức nhiều ngân hàng lớn gần như mất khả năng thanh toán. Tháng 4/1997, công ty bảo hiểm lớn Nissan đã bị phá sản. Làn sóng phá sản của các tổ chức tài chính Nhật Bản đã lên tới đỉnh điểm vào tháng 11 và 12/1997 khi liên tiếp 5 tổ chức lớn tuyên bố phá sản.

Từ năm 1991, sau thời kỳ kinh tế bong bóng, kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992 đến 1995, tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%. Đặc biệt từ năm 1997 và nhất là đầu năm 1998, kinh

Ngày đăng: 03/01/2023