tế Nhật Bản lâm vào suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1974, với sự khủng hoảng của hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yên và chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục 5,5% vào tháng 12/2002. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP là - 0,7%, năm 1998 là - 1,8%.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990-2006
5.3
3.5
2.7
2.5
2.9
2
2.1
1.6
0.4
1
1.45
0.3
-0.7
0.7
-0.2
0.9
-1.8
6
5
4
3
2
1
0
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
-1
-2
-3
(Nguồn: “Statistical Handbook of Japan 2007”, chapter 3) Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đã là một vấn đề cấp bách đặt ra đối với chính phủ Nhật Bản. Nhật Bản đã xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách trong khu vực tài chính, sắp xếp lại cơ cấu chính phủ… Cải cách hành chính của Nhật Bản được thực hiện từ tháng 1/2001. Dù diễn ra còn chậm song những cải cách đang dần đi vào quỹ đạo và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Sau một thập niên suy thoái, từ năm 2003 kinh tế Nhật lại bắt đầu tăng trưởng. Năm 2003 GDP của Nhật Bản đã tăng 2,7%, năm 2004 tăng 1,45%, năm 2005 tăng 2,5%, năm 2006 tăng 2,1%.
Đây là mức tăng trưởng cao nhất của Nhật Bản trong 10 năm gần đây.
3. Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1997-2007
Nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn này tương đối ổn định. Theo bảng 2.1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn 1992-1997 trung bình đạt 101.482 tỷ Yên, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình 4,4%/năm và tăng trưởng nhập khẩu bình quân 5,2%/năm. Trong giai đoạn 1998-2001, tình hình xuất nhập khẩu trở lên bất ổn hơn, xuất khẩu giảm vào các năm 1998 (xuất khẩu giảm 0,57%, nhập khẩu giảm 10,5%), năm 1999 (xuất khẩu giảm 6,12%, nhập khẩu giảm 3,78%) và năm 2001 (xuất khẩu giảm 5,18%) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (1997) và sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, xuất nhập khẩu của Nhật Bản lại phục hồi và tăng trưởng cao, năm 2006 xuất khẩu tăng 14,6%, nhập khẩu tăng 18,25%.
Bảng 2.1: Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản 1997 - 2007
ĐVT: Tỷ Yên
Kim ngạch | Tăng trưởng (%) | Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu | Cán cân Thương mại | |||
Xuất khẩu | Nhập khẩu | Xuất khẩu | Nhập khẩu | |||
1997 | 50.938 | 40.956 | 2,55 | - 2,94 | 91.894 | 9.982 |
1998 | 50.645 | 36.654 | - 0,57 | - 10,5 | 87.299 | 13.991 |
1999 | 47.548 | 35.268 | - 6,12 | - 3,78 | 82.816 | 12.280 |
2000 | 51.654 | 40.938 | 8,64 | 16,1 | 92.592 | 10.716 |
2001 | 48.979 | 42.416 | - 5,18 | 3,61 | 91.395 | 6.563 |
2002 | 52.109 | 42.228 | 6,39 | - 0,44 | 94.337 | 9.881 |
2003 | 54.548 | 44.362 | 4,68 | 5,05 | 98.910 | 10.186 |
2004 | 61.170 | 49.217 | 12,14 | 10,94 | 110.387 | 11.953 |
2005 | 65.657 | 56.949 | 7,34 | 15,71 | 122.606 | 8.708 |
2006 | 75.246 | 67.344 | 14,6 | 18,25 | 142.590 | 7.902 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 1
- Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thâm Nhập Thị Trường Nước Ngoài Của Doanh Nghiệp
- Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 5
- Dấu Chữ Và Ý Nghĩa Liên Quan Đến Chất Lượng Và Độ An Toàn Của Hàng Hóa
- Nhu Cầu Và Thị Hiếu Của Người Tiêu Dùng Nhật Bản
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
83.939 | 73.121 | 11,55 | 8,58 | 157.060 | 10.818 |
(Nguồn: “Statistical Handbook of Japan 2007”, chapter 11) Cán cân thương mại của Nhật Bản luôn nghiêng về xuất khẩu, bình quân trong giai đoạn này đạt 10.216 tỷ Yên. Từ bảng 2.1, ta có thể thấy mức xuất siêu của Nhật Bản đạt trên 10 nghìn tỷ Yên vào giai đoạn 1998-2000 và 2003- 2004. Trong những năm 1998-2000, xuất siêu cao chủ yếu là nhờ tăng mạnh xuất siêu với Hoa Kỳ và EU, tuy nhiên từ năm 2005 trở lại đây cán cân thương mại của có xu hướng giảm do sự mất giá của đồng đô la Mỹ so với
đồng Yên.
Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 83.939 tỷ Yên, tăng 11,55 % so với năm 2006. Thị trường xuất khẩu chính của Nhật Bản là Mỹ (chiếm 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng chủ yếu là vận tải và máy móc), EU (chiếm 15,5%, mặt hàng chính là thiết bị vận tải), Trung Quốc (chiếm 13%, chủ yếu là máy móc), Hàn Quốc (8,7%), ASEAN (chiếm 12,9%, đạt 7.893 tỷ Yên, trong đó Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia là các thị trường chính). Theo dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu của Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng nhưng tốc độ thấp hơn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ và nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu sẽ tăng trưởng chậm lại.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2007 của Nhật Bản đạt 73.121 tỷ Yên, tăng 8,58 % so với năm 2006. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là nguyên liệu thô, nhiên liệu, khoáng chất và thiết bị máy móc. Thị trường nhập khẩu chính của Nhật Bản là Trung Quốc (chiếm 20,7%), ASEAN (chiếm 14,8%, trong đó Indonexia, Malayxia, Thái Lan là 3 nước trong ASEAN có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau ba nước trên, Philippines và Singapore), Mỹ (13,7%, chủ yếu là hóa chất và thiết bị máy móc), EU (12,6%) và Hàn Quốc (4,85%).
Bảng 2.2: Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Nhật Bản (2006)
Tỷ trọng (%) | |
I. Xuất khẩu | |
1. Hoa Kỳ | 22,4 |
2. EU | 15,5 |
3. Trung Quốc | 13 |
4. Các nước ASEAN | 12,9 |
5. Hàn Quốc | 7,8 |
II. Nhập khẩu | |
1. Trung Quốc | 20,7 |
2. Các nước ASEAN | 14,8 |
3. Hoa Kỳ | 13,7 |
4. EU | 12,6 |
5. Hàn Quốc | 4,85 |
(Nguồn: “Statistical Handbook of Japan 2007”, chapter 11) Về cơ cấu xuất nhập khẩu theo mặt hàng, theo bảng 2.3, Nhật Bản xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao là: phương tiện vận tải, thiết bị điện, điện tử, máy móc thiết bị, ô tô, xe máy, hóa chất… trong khi đó nhập khẩu chủ yếu là nhiên liệu, nguyên liệu thô, thực phẩm, hàng dệt may… Năm 2006, phương tiện giao thông chiếm đến hơn hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, thiết bị điện và điện tử chiếm 21,36%, máy móc là 19,67% và hóa chất 9,02%. Cũng trong năm 2006, nhiên liệu và nguyên liệu thô
chiếm gần 45% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản.
Bảng 2.3: Một số mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính của Nhật Bản
Đơn vị: Tỷ Yên
Kim ngạch | ||||
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
I. Xuất khẩu | ||||
1. Phương tiện vận tải | 13.261 | 14.107 | 15.197 | 18.244 |
2. Thiết bị điện, điện tử | 12.857 | 14.373 | 14.549 | 16.076 |
3. Máy móc thiết bị | 11.025 | 12.607 | 13.352 | 14.800 |
4. Ô tô, xe máy | 8.895 | 9.214 | 9.929 | 12.300 |
5. Hóa chất | 4.525 | 5.221 | 5.848 | 6.794 |
II. Nhập khẩu | ||||
1. Nhiên liệu | 9.350 | 10.671 | 14.560 | 18.657 |
2. Nguyên liệu thô | 5.328 | 6.065 | 8.823 | 11.535 |
3. Thiết bị điện, điện tử | 6.070 | 6.851 | 7.402 | 8.645 |
4. Máy móc thiết bị | 4.702 | 5.171 | 5.661 | 6.240 |
5. Thực phẩm | 5.105 | 5.302 | 5.559 | 5.710 |
(Nguồn: “Statistical Handbook of Japan 2007”, chapter 11)
II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Đặc điểm dân cư
Như đã nói ở trên, Nhật Bản luôn được nhìn nhận là quốc gia có dân số già nhất thế giới. Và việc tỷ lệ người già quá cao và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây đang là vấn đề nghiêm trọng, có tác động nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của Nhật Bản hiện nay. Năm 2006, số người trên 65 tuổi chiếm hơn 20%, theo dự báo đến năm 2020 con số này lên tới gần 30%. Mặt khác, dân số Nhật Bản còn có xu hướng ngày càng giảm đi, năm 2005 giảm 0,01%, theo dự báo đến năm 2010 tỷ lệ giảm lên đến 0,12%, năm 2020 là 0,35%. Đây thật sự là con số đáng báo động về sự suy giảm chất lượng dân số của Nhật Bản.
Bảng 2.4: Dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản
Đơn vị: Triệu người
Số dân | Cơ cấu theo độ tuổi (%) | Tốc độ tăng (%) | Mật độ | |||
0 – 14 | 15 – 64 | Trên 65 | ||||
1950 | 84.115 | 35,4 | 59,6 | 4,9 | 1,58 | 226 |
1960 | 94.302 | 30,2 | 64,1 | 5,7 | 0,92 | 253 |
1970 | 104.665 | 24,0 | 68,9 | 7,1 | 1,08 | 281 |
1980 | 117.060 | 23,5 | 67,3 | 9,1 | 0,90 | 314 |
1990 | 123.611 | 18,2 | 69,5 | 12,0 | 0,42 | 332 |
2000 | 126.926 | 14,6 | 67,9 | 17,3 | 0,21 | 340 |
2006 | 127.770 | 13,6 | 65,5 | 20,8 | 0,00 | 343 |
2010 | 127.176 | 13,0 | 63,9 | 23,1 | -0,12 | 341 |
2020 | 122.735 | 10,8 | 60,0 | 29,2 | -0,35 | 329 |
(Nguồn: “Statistical Handbook of Japan 2007”, chapter 2) Cơ cấu gia đình của Nhật Bản đã có nhiều thay đổi. Trong thập kỷ 50, số người bình quân trong 1 hộ gia đình Nhật Bản là 5 người, đến thập kỷ 70 con số này là 3,41 người và đến năm 2000 chỉ còn 2,55 người. Hiện nay, số hộ gia đình chỉ có một hoặc hai người chiểm tới 52,7% tổng số hộ gia đình tại Nhật
Bản, trong đó 27,6% là hộ độc thân.
Bảng 2.5: Số hộ và số thành viên mỗi hộ của Nhật Bản
Đơn vị: 1000 hộ
Tổng số hộ | Tốc độ tăng (%) | Số người/hộ | |
1970 | 30.297 | 3,00 | 3,41 |
1975 | 33.596 | 2,09 | 3,28 |
1980 | 35.820 | 1,29 | 3,22 |
1985 | 37.980 | 1,18 | 3,14 |
1990 | 40.670 | 1,38 | 2,99 |
1995 | 43.900 | 1,54 | 2,82 |
2000 | 46.782 | 1,28 | 2,67 |
2005 | 49.063 | 0,96 | 2,55 |
(Nguồn: “Statistical Handbook of Japan 2007”, chapter 2)
Mặt khác, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản, tỷ lệ kết hôn của thanh niên Nhật Bản có xu hướng giảm đi, trong khi đó tỷ lệ ly hôn tăng lên trong những năm gần đây, đồng thời độ tuổi kết hôn cũng có xu hướng tăng lên. Những xu hướng này đã làm thay đổi cơ cấu xã hội và kéo theo là thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
Một yếu tố nữa có tác động đến cơ cấu tiêu dùng là tỷ lệ hộ gia đình có người trên 65 tuổi tăng nhanh. Nếu như trong năm 1975, số hộ loại này chỉ chiếm 3,3% tổng số hộ gia đình ở Nhật Bản thì đến nay con số này đã lên tới 15,6%. Số người già sống độc thân đã tăng từ 0,61 triệu người trong năm 1975 lên 3,41 triệu người trong năm 2005.
Tóm lại, dân số Nhật Bản ngày càng già và có xu hướng giảm đi, số hộ gia đình thì tăng lên nhưng tốc độ tăng lại giảm dần, quy mô gia đình thì ngày càng nhỏ lại, số người độc thân tăng lên. Sự thay đổi này sẽ làm cho quy mô và mức độ tiêu thụ của thị trường Nhật Bản giảm đi trong những năm tới đây.
2. Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản
2.1. Những sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Nhật Bản
Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi mà ngành công nghiệp Nhật Bản trong tình trạng sa sút và thâm hụt thương mại kéo dài, Nhật Bản đã thực thi chính sách hạn chế tối đa nhập khẩu hàng hóa. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đều bị áp dụng hạn ngạch và rất nhiều trong số đó chịu mức thuế quan cao. Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI) là cơ quan ngoại hối và mọi thanh toán hàng hóa nhập khẩu đều phải thực hiện qua cơ quan này.
Vào cuối những năm 1950, kinh tế Nhật Bản được phục hồi. Nền công nghiệp trong phát triển vững chắc và cán cân thanh toán quốc tế có những bước khả quan. Bên cạnh đó, Nhật Bản phải chịu sức ép lớn của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) và Hiệp định chung thuế quan và mậu dịch (GATT) yêu cầu phải tự do thương mại và thanh toán quốc tế. Do vậy, vào đầu những năm
1960, chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi chính sách, từng bước tự do hóa thương mại, nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu, giảm mức thuế quan, tự do trao đổi ngoại hối, đồng thời cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp Nhật Bản.
Vào cuối những năm 1980, do một số vấn đề nội tại phát sinh nên chính phủ Nhật Bản đã phải thay đổi chính sách nhập khẩu. Sự tăng giá của đồng Yên Nhật sau năm 1985 đã làm cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản tăng mạnh, dẫn đến các cuộc tranh cãi trong nước xoay quanh vấn đề bãi bỏ chế độ phi thuế quan và đề ra một số biện pháp khác nhằm hạn chế nhập khẩu. Các cuộc tranh cãi ngày càng trở nên công khai nhằm tìm kiếm chính sách và cơ chế phù hợp để ứng phó lại các áp lực trong nước.
Sự khủng hoảng tài chính đầu những năm 1990 phần nào đã giải quyết được vấn đề. Hàng hóa trên thị trường Nhật Bản giảm giá bán và một số công ty trong nước chuyển sang buôn bán và đầu tư ở nước ngoài. Hàng hóa của Nhật Bản sản xuất tại nước ngoài, đặc biệt là tại các nước ASEAN có chi phí rẻ hơn nhiều. Ngoài ra, người tiêu dùng Nhật Bản cũng có sự thay đổi về mua sắm. Họ lựa chọn theo thứ tự: giá cả, nơi lô hàng sản xuất và cuối cùng là đặc tính vượt trội.
Hiện nay, Nhật bản đang cố gắng duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do. Đối với hàng công nghiệp, Nhật Bản cho phép tự do nhập khẩu; đối với hàng nông nghiệp, Nhật Bản vẫn đang cố gắng mở rộng cửa thị trường cho các hàng nông sản chính.
2.2. Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Nhật Bản
2.2.1. Biện pháp thuế quan
Nhật Bản có hai mức thuế quan là: mức thuế tự định (còn gọi là quốc định) và mức thuế hiệp định.
(1) Mức thuế tự định: Là mức thuế được quy định trong Luật hải quan và chia làm ba loại: