Một Số Giải Pháp Nâng Cao Khả Năng Xuất Khẩu Hàng Hóa Vào Thị Trường Nhật Bản

- Nguyên liệu được dùng dưới dạng tự nhiên, thu gom nhỏ lẻ từ nhiều nguồn, nhưng ít được xử lý, phân loại dẫn đến chất lượng không đồng nhất.

- Đa số các đơn vị sản xuất chỉ dựa vào mẫu có sẵn hoặc mẫu do khách hàng cung cấp mà ít quan tâm đến việc đầu tư cho các sản phẩm mới.

- Mẫu mã không được cải tiến thường xuyên và liên tục, nếu dùng mẫu mã nào được ưa chuộng thì lại tiếp tục sản xuất mẫu mã đó cho đến khi bị “dội hàng”. Khi đó đơn vị mới nghĩ đến việc tìm kiếm hoặc thiết kế mẫu khác.

- Trình độ công nghệ kỹ thuật thấp, việc cải tiến và đổi mới công nghệ diễn ra chậm và gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư còn hạn chế.

- Tính bị động rất lớn trong tìm kiếm khách hàng: chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác thương mại Nhật Bản.

- Tuy Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nhưng sự am hiểu của các nhà thương mại và sản xuất Việt Nam về thị trường này chưa nhiều, mang tính thụ động, nghe ngóng từ xa.

- Hầu như chưa có nhà sản xuất hoặc thương mại hàng thủ công mỹ nghệ nào lập văn phòng thương mại giao dịch trực tiếp tại Nhật Bản.

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn thấp so với sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1. Một số kinh nghiệm thâm nhập thị trường Nhật Bản của các nước trong khu vực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là nước có lợi thế so sánh như Việt Nam nên sản phẩm xuất khẩu của hai nước tương tự nhau nhưng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đạt 110 triệu USD, lớn gấp hơn 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Việt Nam đạt 32,4 triệu USD) (số liệu năm 2005). Tại thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan cũng gấp 4 lần kim ngạch xuất khẩu của

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 13

Việt Nam. Cho nên nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường của Thái Lan sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học thiết thực để xây dựng chiến lược thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, một trong ba thị trường lớn nhất thế giới.

1.1.1. Nâng cao vai trò của chính phủ trong phát triển thị trường

- Chính phủ Thái Lan ở những cấp cao nhất đã nhiều lần sang Nhật Bản để đàm phán, đòi hỏi Nhật Bản phải mở cửa thị trường cho hàng hóa của Thái Lan, đặc biệt là hàng nông sản, mặt hàng mà chính phủ Nhật Bản lập ra rất nhiều rào cản về thương mại. Đổi lại, chính phủ Thái Lan cam kết dành những ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Thái Lan.

- Chính phủ và các cơ quan ngoại giao của Thái Lan trực tiếp tham gia vào các hoạt động tiếp thị, quảng cáo cho hàng hóa của Thái Lan, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng thế mạnh của nước này là trái cây, hàng may mặc, thủy sản, gạo…

- Phòng Xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ thương mại Thái Lan (DEP) thường xuyên phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản (JETRO) để tổ chức nhiều cuộc triển lãm, hội trợ tại nhiều nơi ở Nhật Bản như Fukuoka, Tokyo hay Osaka. Đồng thời, chính phủ Thái Lan thường xuyên tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu dệt may Thái Lan sang tham quan và nghiên cứu thị trường Nhật Bản thông qua những cuộc viếng thăm theo đoàn, dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ thương mại. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp Thái Lan có thể nắm bắt thị hiếu thị trường, củng cố các mối quan hệ làm ăn với các đối tác với chi phí thấp hơn so với tự mình thực hiện.

- Năm 2000, Thái Lan đã đưa hai trung tâm thương mại của Thái Lan tại Fukuoka và Kyushu vào hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại thị trường Nhật Bản.


1.1.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ các doanh nghiệp Thái Lan

- Phải xây dựng được mặt hàng chủ lực, và có sự ưu tiên đầu tư để phát triển, tránh thâm nhập mang tính dàn trải kém cạnh tranh.

- Muốn thâm nhập thành công phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của chính khách hàng Nhật và văn hóa tiêu dùng của họ.

- Hàng hóa phải có chất lượng tốt, giao hàng đúng hạn.

1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Cách đây 20 năm, ngoại thương của Trung Quốc phát triển rất thấp, khi đó với một đất nước rộng lớn, dân số hơn 1 tỷ người nhưng giá trị xuất khẩu chỉ bằng 1/2 so với Hồng Kông hay Đài Loan. Tuy nhiên, ngày nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc về thương mại trên thế giới, đi đến bất cứ nước nào hàng hóa Trung Quốc đều tràn ngập, từ quần áo, giày dép, đồ nhựa, đồ chơi trẻ em… đến rau quả, thủy sản… Để đạt được thành tựu như vậy kinh nghiệm của Trung Quốc là gì?

1.2.1. Tăng cường vai trò của Chính phủ trong phát triển thị trường

- Trung Quốc nhất quán chủ trương quan hệ với Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào thì nhiệm vụ khai thông thị trường phải đặt lên hàng đầu.

- Định hướng cho các doanh nghiệp tạo kênh hàng hóa nhập khẩu từ thị trường xuất khẩu để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu vì nguyên tắc có đi có lại trong hoạt động thương mại quốc tế đang trở lên phổ biến.

- Chính phủ Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp thu hút các nhà đầu tư của Nhật Bản đến Trung Quốc để đầu tư, khai thác lợi thế của Trung Quốc để làm hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Trun Quốc thực hiện trên thị trường Nhật Bản lên đến gần 5 tỷ USD/năm.

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra từ các doanh nghiệp Trung Quốc

Sự chiếm lĩnh thành công thị trường Nhật Bản của hàng hóa Trung Quốc không chỉ nhờ nỗ lực của chính phủ mà còn có sự quyết tâm của mỗi doanh

nghiệp nước này. Sau đây là một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với thị trường Nhật Bản.

- Sản phẩm phải hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của thị trường về mẫu mã, mùi vị, thị hiếu của người tiêu dùng và văn hóa nước bản địa. Nhật Bản là nước chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Trung Hoa nhưng nhu cầu, sở thích về ẩm thực rất khác nhau. Thời kỳ đầu, nông sản, hoa quả của Trung Quốc rất khó bán trên thị trường Nhật Bản vì không đáp ứng được sở thích của người tiêu dùng về hương vị, màu sắc, kích cỡ, chủng loại… Nhưng sau đó các trang trại nông nghiệp Trung Quốc đã nhập khẩu giống cây trồng của Nhật Bản, thuê chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp giống của Nhật Bản nhưng giá thành chỉ bằng 1/3 giá thành sản phẩm cùng loại sản xuất tại Nhật Bản. Chính vì vậy hàng nông sản và trái cây Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản.

- Giá rẻ cũng là yếu tố quan trọng để thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản. Trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản rất khốc liệt, thêm vào đó là mức chi tiêu của người tiêu dùng Nhật giảm đi do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế thập niên 90, cho nên giá rẻ là yếu tố quan trọng giúp hàng hóa Trung Quốc thâm nhập nhanh vào thị trường Nhật Bản.

- Kết hợp du lịch với thương mại: Hàng năm có khoảng 1,5 triệu du khách Nhật Bản tới Trung Quốc, họ không chỉ tham quan mà còn rất tích cực mua sắm. Hơn nữa theo khảo sát của Viện Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc cho thấy quan trọng hơn là người Nhật sau khi đến Trung Quốc đều có sự hứng thú hơn khi dùng hàng Trung Quốc và sự đồng cảm và khám phá văn hóa dẫn đến sự thuận lợi hóa đối với hoạt động thương mại.

1.3. Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là quốc gia có dân số lớn nhất trong các nước ASEAN, cuối năm 2003 có gần 220 triệu người, trong đó khoảng 100 triệu lao động. Xuất

khẩu năm 2005 đạt 47,9 triệu USD. Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Indonesia, nơi đây tiêu thụ 1/5 giá trị xuất khẩu của Indonesia. Sau đây là một số kinh nghiệm thành công trong xuất khẩu của Indonesia vào thị trường Nhật Bản:

- Duy trì chính sách đối ngoại tốt đối với Nhật Bản ở cấp Chính phủ. Bất cứ khó khăn nào của các doanh nghiệp có liên quan đến vĩ mô đều được Chính phủ Indonesia quan tâm giải quyết triệt để, kịp thời thông qua con đường ngoại giao.

- Xây dựng chiến lược nhập khẩu hàng từ Nhật Bản để hỗ trợ xuất khẩu. Chính phủ xây dựng chiến lược nhập khẩu hàng hóa từ Nhật vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật của nền kinh tế, vừa tạo ra kênh nhập khẩu hàng hóa đủ mạnh để “mặc cả” với Nhật khi hàng xuất khẩu của Indonesia gặp những rào cản do chính phủ Nhật tạo nên.

- Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, đa dạng không những loại mặt hàng mà còn trong từng nhóm hàng. Ví dụ, có 10 mặt hàng thủy sản có kim ngạch nhập khẩu lớn trên thị trường Nhật Bản thì Indonesia có đến 8 mặt hàng đứng từ hạng 1 đến hạng 5. Nhờ sự đa dạng này mà Indonesia duy trì được sự ổn định trong xuất khẩu sang Nhật Bản. Khi mặt hàng này gặp khó khăn thì mặt hàng khác sẽ bù lại và giảm thiểu được sự kiện cáo bán phá giá trên thị trường Nhật Bản.

- Xây dựng hệ thống giám định chất lượng quốc gia. Indonesia đã thực hiện giám định chặt chẽ nông sản, thủy sản trước khi xuất khẩu để tạo dựng và củng cố uy tín sản phẩm của mình ở Nhật Bản, một đất nước mà tiêu chí chất lượng và vệ sinh an toàn được đặt lên hàng đầu.

2. Một số giải pháp nâng cao khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam

2.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ

2.1.1. Ký kết ở cấp chính phủ Sáng kiến chung về thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước.

Hiện nay, giữa hai nước đã có Sáng kiến chung trong lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các doanh nhiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước cũng nên có một sáng kiến chung như vậy với mục tiêu là nghiên cứu những điểm yếu và rào cản trong thương mại giữa hai nước từ đó tìm cách tháo gỡ những vướng mắc và đề xuất những biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.

Chính phủ Việt Nam có thể hợp tác với JAICA (Tổ chức nghiên cứu kinh tế Nhật Bản) để tổ chức nghiên cứu môi trường hoạt động thương mại giữa hai nước. Nhiệm vụ của nghiên cứu là chỉ ra những rào cản thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng đến hoạt động thương mại song phương, đặc biệt nghiên cứu để chỉ ra những khó khăn mà môi trường kinh doanh tạo nên khiến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản còn hạn chế và đề xuất các giải pháp cần giải quyết ở tầm chính phủ để thúc đẩy mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

Việc cải thiện môi trường kinh doanh thương mại giữa hai nước chẳng những giúp cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn giúp ích cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn giúp ích cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hàng hóa có vốn đầu tư của Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam sẽ dễ dàng hơn khi xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản. Và tạo cơ sở kinh tế để kích thích các nhà đầu tư Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam “làm ăn”. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của Nhật Bản trên thị trường Việt Nam.

2.1.2. Đẩy mạnh ký kết Hiệp định xây dựng khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Nhật Bản (FTA) và Hiệp định đối tác kinh tế (EPA)

Mục tiêu là thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, xây dựng lộ trình tự do hóa thương mại giữa hai nước.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển thương mại quốc tế, Việt Nam ngoài tham gia vào các hiệp định đa phương (WTO, APEC, ASEAN…) cần tham gia ký kết các hiệp định song phương, mà đỉnh cao của nó là ký thành lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA) song phương một cách riêng rẽ nhằm phát triển có hiệu quả tính đặc thù của từng đối tác trọng yếu, trong đó Nhật Bản là đối tác vô cùng quan trọng cần có sự ưu tiên thực hiện trước.

Hai nước đã tiến hành đàm phán chính thức về Hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) từ tháng 1/2007. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản đang chuẩn bị vào Việt Nam đang chờ đợi Hiệp định này. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên trong tiến trình đàm phán đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước. Do đó, đòi hỏi Chính phủ hai nước phải thảo luận một cách thẳng thắn và thực chất để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, sớm đi đến thống nhất những vấn đề cùng quan tâm.

2.1.3. Xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản

Mục đích là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản, tiến tới tổ chức phân phối các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, đồng thời kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường Nhật Bản.

2.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp

2.2.1. Nghiên cứu thị trường

“Nhập gia tùy tục” là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ thị trường nào. Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động, vì vậy các

doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm về hàng hóa xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng được với xu hướng tiêu dùng.

Sản phẩm là thước đo văn hóa người tiêu dùng vì vậy điều quan trọng của một doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết bám sát những tập quán của người tiêu dùng mỗi nước.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống.

Hàng hóa vào thị trường Nhật Bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật Bản để tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật là rất cần thiết.

Nắm chắc thông tin thị trường một cách thường xuyên, tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại, đặc biệt là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).

2.2.2. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Nhật Bản qua các hình thức:

- Xuất khẩu gia công.

- Ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các văn phòng đại diện.

- Xuất khẩu tại chỗ: bán hàng cho khách du lịch Nhật Bản; xuất khẩu cho các doanh nghiệp ở khu chế xuất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023