Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 2

Đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh, xăng dầu lại đóng vai trò đảm bảo phát huy sức mạnh chiến đấu và khả năng phòng thủ bảo vệ đất nước. Cụ thể: các loại máy bay, tên lửa cần một số loại xăng dầu chuyên biệt như xăng máy bay, dầu diesel, dầu hỏa…; các loại vũ khí cũng cần dầu nhớt để bảo dưỡng.

Do vậy, ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, xăng dầu đều chiếm 1 vị trí quan trọng và có giá trị lớn. Xăng dầu không chỉ là yếu tố đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường mà còn có vai trò tham gia vào việc tạo ra giá trị xã hội, làm cho kinh tế ngày càng phồn vinh, đời sống ngày càng phát triển.

2.Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

2.1. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Xét theo khía cạnh từng khu vực và quốc gia trên thế giới, sự thiết yếu của xăng dầu thể hiện ở lượng tiêu thụ sản phẩm này. Theo tổng hợp số liệu từ EIA từ năm 2002 tới 2006 cho thấy lượng tiêu thụ xăng dầu của thế giới không ngừng gia tăng. Mức tiêu thụ dầu của từng khu vực được thể hiện rõ rệt trong biểu đồ dưới đây3 :


3 Biểu đồ do người viết xây dựng dựa trên số liệu từ trang Thông tin năng lượng EIA

(http://www.eia.doe.gov/emeu/international/oilconsumption.html), tra cứu 10/09/2007.


Biểu đồ 1.1: Mức tiêu thụ dầu của các khu vực trên thế giới


Lượng tiêu thụ (nghìn

thùng/ngày) 30,000.00


25,000.00


20,000.00


15,000.00


10,000.00


Bắc Mỹ

Trung và Nam Mỹ Châu Âu

Âu á Trung Châu Phi

Châu á và Châu Đại dương


5,000.00


0.00

2002 2003 2004 P2005 P2006 Năm


Khu vực tiêu thụ lượng dầu lớn nhất là Bắc Mỹ, trong giai đoạn 2002-2006, mỗi ngày khu vực này tiêu thụ trung bình từ 24-25 triệu thùng dầu. Trong đó chỉ tính riêng nước Mỹ đã tiêu thụ trung bình khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày và luôn là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tiếp đó là khu vực châu Á và châu Đại Dương, kể từ năm 2002 tới nay lượng tiêu thụ dầu ở khu vực này liên tục tăng và ngày càng có xu hướng cân bằng với khu vực châu Mỹ. Trong đó phải kể đến 2 quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Trung

Quốc (trung bình 7 triệu thùng/ngày) và Nhật Bản (trung bình 5 triệu thùng/ngày)4. Trong khi đó, các khu vực kém phát triển như Âu Á và châu Phi chỉ cần đến một lượng dầu khá khiêm tốn, khoảng từ 3-4 triệu thùng/ngày và tốc độ tiêu thụ tăng không đáng kể.

Như vậy, không thể phủ nhận mối tương quan giữa trình độ phát triển kinh tế với nhu cầu tiêu dùng xã hội, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng. Nhìn chung, các quốc gia có lượng tiêu thụ xăng dầu lớn trên thế


4 Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_th%C3%B4, tra cứu 11.09/2007.

giới đều thuộc nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải, công nghiệp…càng cần tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Hơn nữa, mức sống của người dân được cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng, hoặc các phương tiện giao thông để phục vụ cho hoạt động đi lại, du lịch… Ngược lại, đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì nhu cầu năng lượng thấp hơn tuy nhiên các nước này nên cần đẩy nhanh nhu cầu sử dụng năng lượng để hỗ trợ các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại…phát triển. Cho tới nay, xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chính cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới.

2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia xuất nhập khẩu xăng dầu.

Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, dầu trở thành mặt hàng quan trọng trong xuất khẩu và mang lại nguồn thu vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước, làm tăng GDP, tăng thu ngoại tệ...Dầu mỏ là tài nguyên thiên nhiên quý và có giá trị cao do đó bất kỳ một quốc gia nào có ưu thế về tài nguyên dầu mỏ, biết đầu tư và khai thác sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế nước mình. Một số quốc gia trước đây có nền kinh tế phát triển chậm, nghèo nàn nhưng nhờ có các mỏ dầu lớn đã nhanh chóng trở nên giàu có như Ả rập Saudi, Cô Oét, Li bi, Mexico, Venezuela…5Trong những năm trở lại đây, Việt Nam bắt đầu tập trung vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu và đạt được kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao, tổng lượng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 ước đạt 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD6. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã có đóng góp không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng


5 Căn cứ theo bảng xếp loai trinh độ phát triển kinh tế của các quốc gia của Ngân hàng thế giới:

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/DATASTATISTICS, tra cứu 10/09/2007


6 http://vietnamnet.vn/tet/baoxuan/2006/01/536431, tra cứu 11/09/2007.

hóa nói chung. Trong khoảng chục năm, dầu thô nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn và giữ vị trí chiến lược trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với các nước nhập khẩu dầu xăng dầu lớn, bên cạnh mặt tích cực của những giá trị kinh tế do dầu mỏ mang lại, vẫn tồn tại những mặt tiêu cực khó tránh khỏi từ tác động của việc tăng giá dầu. Những dấu mốc đáng ghi nhận trong lịch sử về ảnh hưởng của giá dầu trên thế giới là 2 cuộc khủng hoảng dầu năm 1973-1974 và 1979-1980. Khủng hoảng dầu gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nước nhập khẩu dầu và nguy cơ lạm phát rất lớn. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 khiến giá dầu thế giới tăng gấp 4 lần (từ 2,89 USD/thùng lên 11,65 USD/thùng) nền kinh tế Nhật bị ảnh hưởng nặng nề, mức tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm từ mức trung bình 10%/năm xuống còn 3,6%/năm trong suốt những năm từ 1974 tới 1979 Tại Mỹ, giá xăng dầu tăng nhanh từ 38,5 cent/ gallon (05/1973) lên tới 55,1 cent/ gallon (06/1974), đồng thời, cổ phiếu chứng khoán New york lỗ 97 tỷ USD trong 6 tuần7. Trong các giai đoạn khủng hoảng, nguồn cung giảm mạnh, giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng kỷ lục, dẫn tới khủng hoảng chung cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ.

Bảng 1.1. Diễn biến giá dầu thô trong thời kỳ khủng hoảng.


Thời điểm

Giá dầu thô(WTI)


Newyork(USD/thùng)

Tốc độ


tăng giá(lần)

-Thập niên 60 thế kỷ XX.


-Đầu năm 1970


-Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 1.

1,80


3,20


11,56

1


1,77


6,42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 2


7 Cơ quan thông tin năng lượng thế giới: www.eia.dov.gov, tra cứu 12/09/2007.


-Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2.


-Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 3.


-Cuộc khủng hoảng năm 2004.


-Cuộc khủng hoảng năm 2005.


-Cuộc khủng hoảng tháng 4-2006

34-35


38-40


41,11


60,0


75,35

18,88-19,44


21,11-22,22


22,83


33,33


41,86

Nguồn: Tạp chí Thị trường giá cả, số tháng 6/2000.


So sánh lượng tiêu thụ xăng dầu của các khu vực trên thế giới ( Biểu đồ 1.1) và tốc độ tăng giá của dầu mỏ trong các giai đoạn khủng khoảng (Bảng 1.1) có thể ước tính những thiệt hại to lớn về kinh tế cho các nước mà nguồn xăng dầu chủ yếu là từ nhập khẩu. Theo quy luật giá cánh kéo, giá dầu tăng cao sẽ kéo giá cả hàng hóa tăng cao, chi phí sản xuất đầu vào tăng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nguy cơ lạm phát… do vậy, khủng hoảng dầu mỏ là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

Trong khi đó, giá dầu cao trở thành lợi thế cho các nước chuyên xuất khẩu dầu mỏ do thu được lượng ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, thiệt hại cho nền kinh tế thế giới nói chung lớn hơn nhiều so lợi ích của các quốc gia xuất khẩu dầu nhỏ lẻ nói riêng. Các nước nhập khẩu dầu lớn hầu hết là các nền kinh tế phát triển, giữ vai trò chi phối đối với nền kinh tế thế giới. Cho nên, nếu các nước phát triển chịu tác động xấu của biến động giá dầu, thì cũng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia khác như: tiền tệ mất giá, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài giảm...Những ảnh hưởng lớn của biến động giá dầu tới nền kinh tế cho thấy dầu mỏ là một trong những mặt hàng có khả năng chi phối lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Tóm lại, dầu mỏ nói chung và xăng dầu nói riêng có ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Với xu hướng nhu cầu về năng lượng ngày càng gia tăng như hiện nay, dầu mỏ còn tiếp tục mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các quốc gia xuất khẩu dầu, đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nó không chỉ là nguồn năng lượng quý giá và cần thiết đảm bảo an ninh năng lượng cho tất cả các nền kinh tế trên thế giới, mà còn góp phần không nhỏ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của mỗi quốc gia.‌

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU NƯỚC TA.

1. Đặc điểm chung của mặt hàng xăng dầu.

1.1. Phân loại xăng dầu .

Xăng dầu là chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng8. Các sản phẩm lọc dầu thô dưới các điều kiện nhiệt độ khác nhau sẽ tạo ra các sản phẩm xăng dầu khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đó lại có các chức năng khác nhau và được dùng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống sinh hoạt và sản xuất. Việc định giá loại xăng dầu nào sẽ phụ thuộc vào sự thiết yếu của sản phẩm, tính phức tạp trong quy trình lọc hóa dầu để tạo ra được sản phẩm đó. Do đó, để hiểu rõ tầm quan trọng của các sản phẩm xăng dầu trước hết cần tìm hiểu các chủng loại, đặc tính của từng loại và ứng dụng thực tiễn của chúng.

Như đã biết, sản phẩm bắt nguồn là dầu thô, hay tên khác là dầu mỏ, còn được ví như “vàng đen”, là một chất lỏng đặc màu nâu hoặc ngả lục. Hiện



8 Nghị định 55/NĐ-CP ban hành 06/04/2007, chương 1, điều 3, mục 1.

9 Bách khoa toàn thư mở Việt Nam: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_m%E1%BB%8F

nay dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen, và xăng nhiên liệu. Ngoài ra dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường…Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Theo ước tính, trữ lượng dầu mỏ thế giới khoảng từ

1.148 tỉ thùng tới 1.260 tỉ thùng. Tuy nhiên, do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo được nên theo ước tính trong khoảng 50 năm nữa nguồn dầu thô sẽ cạn kiệt.9

Các thành phần hóa học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn sẽ tạo ra các sản phẩm dầu mỏ. Khi chưng cất dầu thô ở các nhiệt độ khác nhau sẽ thu được các sản phẩm khác nhau như sau:

Xăng ê te: 40-700C (được sử dụng như là dung môi). Xăng ê te thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ như là sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và dầu hỏa nặng hơn.

Xăng nhẹ: 60-1000C: Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng. Xăng được dùng trong các loại máy móc như xe máy, ô tô, máy bay, máy phát điện. Trên thế giới, các quốc gia tiêu thụ lượng xăng lớn nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Xăng nặng: 100- 1500C: dùng làm nhiên liệu cho ô tô.

- Xăng máy bay: loại nhiên liệu có chỉ số Octan cao (Octan: chỉ số biểu thị khả năng chống kích nổ của xăng), chỉ được sử dụng trong các loại máy bay có sử dụng động cơ đốt trong, các máy bay phản lực và các động cơ tuốc bin sử dụng kê rô si làm nhiên liệu.


- Các loại xăng dùng cho ô tô và xe máy gồm có: xăng Mogas 83, xăng Mogas 90, xăng Mogas 92, xăng Mogas 95. Xăng Mogas 95 có chỉ số Octan cao, có ưu điểm hơn các loại xăng Mogas 90, 92 nên chúng phù hợp nhất với các loại xe ga cao cấp. Các loại xăng Mogas 83, Mogas 90, Mogas 92 thường dùng với những loại ô tô, xe máy thông thường. Tuy vậy, loại xăng nào có chỉ số Octan càng cao, biểu thị chất lượng và độ an toàn cao, thì giá càng cao.

-Trên thị trường xăng dầu hiện nay song song tồn tại 2 loại: xăng pha chì và không pha chì. Các loại xăng pha chì có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Trên thế giới khoảng trên 90% tổng lượng xăng không pha chì, chủ yếu được tiêu thụ ở các nước phát triển, 10% còn lại tiêu thụ ở các nước đang phát triển. Nước ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các phương án loại bỏ hoàn toàn loại xăng pha chì trên thị trường. Tuy nhiên, theo tính toán của Ngân hàng thế giới và thực tiễn áp dụng ở Thái Lan, giá thành của xăng không pha chì cao hơn xăng pha chì từ 0,015-0,02 USD/lít10. Do đó, vẫn cần một biện pháp phù hợp nhằm giải quyết trở ngại giữa mức sống trung bình của người dân và một mức giá xăng hợp lý, chất lượng đảm bảo.

Ngoài các loại xăng, dầu thô còn được chưng cất thành sản phẩm dầu các loại, cụ thể:

Dầu hỏa nhẹ: 120- 1500C: dùng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác.

Dầu hỏa: là hỗn hợp của các hydrocacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ từ nhiệt độ 1500C đến 2750C. Trước kia dầu hỏa được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa,




10 www.vnn.vn/khoahoc/2003/1/2722/, tra cứu 12/09/2007.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022