hiện nay nó được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực. Một dạng dầu hỏa khác là RP-1 được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa.
Dầu diezen: 250- 3500C, là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hỏa và dầu bôi trơn. Chúng được dùng làm nhiên liệu cho động cơ diezen hoặc làm dầu sưởi. Các nhiên liệu diezen nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi từ 315 tới 4250C còn gọi là dầu Mazut. Dầu diezen thường được sử dụng cho tàu thủy.
Dầu bôi trơn: >3000C, dầu bôi trơn động cơ, còn gọi là dầu nhớt, dầu nhờn.
Dầu bôi trơn động cơ chiếm khoảng 40% dầu bôi trơn ở các nước công nghiệp.
Ngoài các sản phẩm chính trên còn có một số sản phẩm khác thu được từ quá trình lọc dầu như: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác...11
Có thể thấy dầu mỏ là một loại hàng hóa đa tính năng. Các sản phẩm thu được từ dầu hỏa rất phong phú và đa công dụng, mỗi loại chuyên dùng cho một loại máy móc khác nhau. Thông qua chức năng và phạm vi sử dụng của các sản phẩm này càng thấy rõ sự cần thiết của chúng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
1.2. Xăng dầu là đối tượng hàng hóa có đặc tính riêng.
Xét về đặc tính lý hóa, xăng dầu là dạng hóa chất ở thể lỏng, dễ bốc cháy, nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Do đó, việc bảo quản, chuyên chở và sử dụng xăng dầu cũng cần có những yêu cầu khác hẳn với các mặt hàng khác như: phương tiện, thiết bị chuyên dùng, công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Hơn nữa, xăng dầu là sản phẩm dễ bị hao mòn hữu hình thông qua quá trình vận chuyển như: bay hơi, dễ kém hoặc mất phẩm chất. Vì vậy, yêu cầu về bảo quản để đảm bảo chất lượng xăng dầu là tương đối cao và phải được chú trọng, nếu không giá trị của xăng dầu sẽ giảm. Từ đó sẽ ảnh hưởng
11 Tổng hợp từ các website http://en.wikipedia.orgvà http://vi.wikipedia.org., tra cứu 12/09/2007.
trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu như: tăng chi phí hao hụt khi xăng dầu bị bay hơi trong quá trình vận chuyển, bảo quản không tốt khiến chất lượng kém…
Bảng 1.2 : Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển12.
Mức hao hụt của xăng(%) | Mức hao hụt của dầu(%) | |
Đường thủy | 0,025 | 0,015 |
Đường sắt | 0,06 | 0,022 |
Đường ống | 0,5 | 0,25 |
Đường ô tô | 0,08 | 0,004 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 1
- Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 2
- Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô Và Tình Hình Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Trong Nước.
- Tốc Độ Tăng Trưởng Cpi Của Việt Nam Giai Đoạn 2003-2007.
- Sự Cần Thiết Của Việc Điều Chỉnh Giá Xăng Dầu Theo Cơ Chế Thị Trường.
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, đặc trưng cơ bản của xăng dầu là sự “chuyển hóa hoàn toàn”, nghĩa là thông qua quá trình chuyển hóa về lượng và chất tạo ra công năng mới. Nói cách khác, quá trình tiêu dùng xăng dầu là quá trình gián tiếp tham gia vào giá trị của các sản phẩm, hàng hóa khác. Đặc tính của xăng dầu có tính đặc biệt như trên nên việc sử dụng xăng dầu trong đời sống và sản xuất không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Việc tiết kiệm xăng dầu trong quá trình sử dụng còn phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố, xét trên toàn bộ quá trình hoạt động, sản xuất xem có phù hợp hay không, để không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của xã hội.
Với những đặc tính như trên, có thể thấy những yếu tố khách quan như điều kiện môi trường, khí hậu, quá trình vận chuyển và bảo quản…cũng là các nhân tố có ảnh hưởng tới mặt hàng này.
2. Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu nước ta.
Dầu mỏ du nhập vào thị trường Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở
12 Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia.
nước ta. Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ, nguồn cung xăng dầu chủ yếu do các công ty tư bản Pháp đảm nhận, trong đó Shell chiếm 75% tổng mức tiêu thụ xăng dầu trong nước13. Sau giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, thị trường xăng dầu trong nước đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, cho tới nay xăng dầu nước ta vẫn phải nhập khẩu toàn bộ. Các chủ thể tham gia nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu phong phú và quy mô lớn hơn trước. Về cơ bản, thị trường xăng dầu nước ta có những đặc điểm chính sau:
2.1. Thị trường xăng dầu nước ta là thị trường nhập khẩu 100%.
Nước ta là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 Đông Nam Á, trong những năm gần đây dầu thô luôn nằm trong nhóm các mặt hàng có kim ngach xuất khẩu cao nhất. Tuy vậy, do chưa xây dựng được hệ thống lọc hóa dầu hoàn chỉnh nên từ trước tới nay, nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% xăng dầu. Nhìn chung, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhiều hơn là nhập khẩu xăng dầu khoảng 1,7 lần. Biểu đồ dưới đây chỉ rõ sự chênh lệch giữa lượng nhập khẩu xăng dầu và lượng xuất khẩu dầu thô của nước ta hằng năm:
13 Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, NXB chính trị Quốc gia.
Biểu đồ 1.2: SO SÁNH LƯỢNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ & NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA NƯỚC TA
Sản lượng( nghìn tấn) 25.000
20.000
15.000
10.000
5.000
Lượng nhập khẩu xăng dầu.
Lượng xuất khẩu dầu thô
0
2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Biểu đồ: Nguồn 14
Theo tính toán, từ trước tới nay, kim ngạch xuất dầu thô luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô, trừ phần phải trả cho đối tác liên doanh nước ngoài, phần thực sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập dầu còn lại trước đây được dùng để bù lỗ cho giá xăng dầu nhập khẩu ngày càng tăng cao. Như vậy, phần chênh lệch giữa xuất và nhập phần lớn dùng để bù lỗ cho việc giữ giá xăng dầu ở mức thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới.
Theo tính toán của các chuyên gia dầu mỏ quốc tế, việc khai thác chế biến sử dụng dầu mỏ tại chỗ sẽ tiết kiệm 15-30% so với việc nhập khẩu xăng dầu. Với tiềm năng dầu thô lớn như nước ta, việc xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu là hợp lý, vừa tiết kiệm dầu thô khai thác, vừa đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường
14 Biểu đồ do người viết xây dựng dựa trên số liệu từ website Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn)
nội địa. Tuy vốn đầu tư cho các nhà máy lọc hóa dầu tương đối lớn song sau khi đưa vào hoạt động sẽ mang lại những lợi ích lâu dài. Do đó, những năm gần đây, Việt Nam cũng đang chú trọng đầu tư xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu lớn, từng bước giảm bớt lượng xăng dầu nhập khẩu như hiện nay.
2.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu trên thị trường trong nước hiện nay.
Sau những năm đổi mới, thị trường xăng dầu liên tục đổi thay, từng bước kiện toàn tổ chức theo khu vực, vùng miền. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu trên cả nước không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Cho tới năm 1990, thị trường xăng dầu nước ta đã chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, xóa bỏ cơ chế bao cấp lạc hậu. Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội đất nước, thị trường xăng dầu nước ta đang ngày càng hoàn thiện hơn.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và hàng nghìn doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân lớn nhỏ tham gia kinh doanh xăng dầu trên cả nước. Cụ thể:
- Đứng đầu trên thị trường xăng dầu trong nước là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex, thành lập năm 1956, cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ở nước ta. Chiếm 60% thị trường xăng dầu trong cả nước, Petrolimex là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Petrolimex hiện có 43 công ty thành viên, 25 chi nhánh và 09 xí nghiệp trực thuộc các công ty thành viên 100% vốn nhà nước. Có 20 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty, 03 công ty liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra
Petrolimex có 01 chi nhánh tại Singapore15. Những kết quả mà Petrolimex đạt được trong giai đoạn 2001-2004 như sau:
Bảng 1.3 : Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu cơ bản của Petrolimex (2001-2004).
Đơn vị tính | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |
Tổng sản lượng | Triệu m3/ tấn | 5,704 | 6,392 | 6,743 | 7,180 |
Tổng doanh thu | Tỷ đồng | 21,28 | 24,90 | 29,37 | 32,97 |
Nộp ngân sách | Tỷ đồng | 5,76 | 7,40 | 6,56 | 6,50 |
Đầu tư mới | Triệu đồng | 660,6 | 331,1 | 639,3 | 345,6 |
Nguồn: 50 năm tổng công ty xăng dầu Việt Nam 1956-2006,(2006),NXB Chính trị QG.
- Các công ty TNHH dầu khí TP.HCM- Saigon Petro: một trong những đầu mối xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu lớn của cả nước. Sản lượng kinh doanh phân phối của Saigon Petro khoảng 1 triệu tấn xăng dầu/hàng năm, doanh số đạt trên 4000 tỷ đồng.
- Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư PETEC, nguyên là công ty PETECHIM, là 1 công ty Nhà nước, thành lập năm 1981, với chức năng kinh doanh cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
- Công ty xăng dầu hàng không: thành lập năm 1993, là nhà cung cấp nhiên liệu hàng không duy nhất cho các hãng hàng không nội địa và quốc tế tại các sân bay dân dụng Việt Nam và cung ứng các sản phẩm hóa dầu trên thị trường xăng dầu Việt Nam.
- Công ty xăng dầu quân đội: là doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Doanh thu hằng năm trung bình 1500 tỷ đồng.
- Thương mại xăng dầu đường biển, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ.
15 http://www.petrolimex.com.vn/Desktop.aspx/GioiThieu/Petrolimex/Gioi-thieu-Petrolimex/,tracứu 12/09/07.
- Thương mại dầu khí Đồng Tháp.
- Petechim.
- Liên doanh dầu khí Mekong.
- Công ty vật tư tổng hợp Phú Yên.
Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp, đại lý bán lẻ do tư nhân đảm nhiệm v.v
Do trên thị trường xăng dầu số doanh nghiệp tham gia kinh doanh ngày càng nhiều nên so với trước kia, thị trường có tính cạnh tranh hơn trước. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia thì lượng cung dầu được phân bố đồng đều hơn. Tuy vậy, vẫn không thể tránh khỏi lượng cung dầu tập trung phần lớn tại một vài đầu mối kinh doanh chủ lực, chiếm đa số thị phần (như Petrolimex: 60% thị phần). Bởi với những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn, nguồn vốn lớn, cơ sở vật chất được đầu tư nhiều hơn, hiện đại và có độ an toàn cao thì việc doanh nghiệp đó có khả năng chiếm lĩnh thị trường là điều tất yếu. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong tương lai không xa, thị trường xăng dầu nước ta chắc chắn sẽ trở thành một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả xăng dầu trong nước.
3.1. Biến động giá xăng dầu thế giới và các chính sách thương mại quốc tế.
3.1.1. Tác động của sự biến động giá xăng dầu thế giới.
Hiện nay, lượng xăng dầu tiêu thụ ở nước ta hoàn toàn là nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ các hãng lớn như BP, Castrol, Shell, ESSO, Total…Do đó, thị trường xăng dầu nước ta đứng ở vị trí bị động và bất lợi về mọi mặt. Khi giá dầu thế giới tăng khiến giá xăng dầu nhập khẩu tăng theo, song ta không thể cắt giảm lượng lớn xăng dầu nhập khẩu vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu với sản xuất và tiêu dùng. Do đó, giá dầu thế giới là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới giá xăng dầu trong nước. Vì
vậy, việc nghiên cứu, dự báo tình hình biến động giá cả xăng dầu thế giới là rất cần thiết đối với nước nhập khẩu xăng dầu như nước ta. Thông qua đó, Nhà nước sẽ có chính sách can thiệp kịp thời giảm bớt những tác động tiêu cực đối với thị trường xăng dầu nội địa nói riêng và nền kinh tế trong nước nói chung. Việc tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân, biến động của thị trường xăng dầu thế giới cũng giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước điều chỉnh hợp lý, linh hoạt chính sách giá, vừa tránh thua lỗ cho doanh nghiệp vừa giảm bớt những thiệt hại cho người tiêu dùng.
3.1.2. Các chính sách thương mại quốc tế và rào cản chính trị.
Chính sách thương mại và ngoại thương thể hiện ở các chính sách về thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch, các quy chế tối huệ quốc…đều có ảnh hưởng nhất định tới yếu tố giá của hàng hóa. Để đóng tăng nguồn thu ngân sách, Nhà nước thường áp dụng các mức thuế đối với mặt hàng nhập khẩu. Đồng thời, Nhà nước cũng sử dụng các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu như là một công cụ hữu ích để điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường. Khi giá nhập khẩu tăng, Nhà nước thực hiện giảm thuế và ngược lại. Bên cạnh đó Nhà nước còn áp dụng biện pháp trợ giá, nhằm hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp nhập khẩu, giảm gánh nặng cho người tiêu dùng đồng thời ổn định giá cả thị trường.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gắn liền với chính sách mậu dịch quốc tế, luật buôn bán quốc tế, thanh toán quốc tế…Tuy nhiên, tùy thuộc vào mối quan hệ về chính trị mà các nước xuất khẩu dầu sẽ đưa ra chính sách thương mại thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các nước nhập khẩu. Những chính sách gây cản trở, cấm vận do mâu thuẫn, căng thẳng về chính trị giữa các quốc gia sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với hoạt động nhập khẩu, lượng cung giảm tất yếu đẩy giá cả lên cao. Phần lớn các cuộc khủng hoảng xăng dầu trên thế giới đều có liên quan đến yếu tố chính trị. Năm 1973, khi các nước