Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 5

Đỗ Thị Hà Thơ (2018), Tín ngưỡng thờ thần đình ở Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học số 10, Đại học Cần Thơ đã hệ thống lại các dạng thức thờ thần ở các đình tại một địa phương là Đồng Tháp trong sự so sánh với các dạng thức cùng loại ở các địa phương khác trong khu vực Nam Bộ như Hậu Giang, Trà Vinh. Bài viết có cung cấp về số lượng đình thần thờ Nguyễn Trung Trực là chính thần tại các địa phương nói chung và tại Đồng Tháp nói riêng.

Sở VHTTDL Kiên Giang (2018), Huyền thoại anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã cung cấp thêm một số huyền thoại liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng, tài liệu cũng tập hợp được một số đình thờ Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang và một số địa phương khác tại Nam Bộ như An Giang, Sóc Trăng…Tuy nhiên, phần di tích đình Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Trà Vinh chưa thấy nhắc tới.

Sở VHTTDL Sóc Trăng, Bảo tàng Tỉnh (2018), Lý lịch di tích lịch sử văn hóa Cổ đình thần Nguyễn Trung Trực, Tài liệu lưu hành nội bộ, đã cung cấp một cách chi tiết về quá trình hình thành, phát triển, các nghi thức thờ phụng cúng tế tại một trong những ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực sớm nhất ở Nam Bộ sau khi Ông bị Pháp hành hình ở Rạch Giá.

Vũ Minh Giang (2019), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp những dữ liệu, cứ liệu cần thiết cho luận án về quá trình Nam tiến của người Việt. Các cột mốc quan trọng trong quá trình định cư, như đặt các trạm quản lý hành chính của Chúa Nguyễn, các cuộc kháng Pháp ở Nam Bộ, trong đó có đề cập đến khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực.

Sở VHTTDL Kiên Giang Báo cáo tổng kết về lễ hội Nguyễn Trung Trực từ năm 2014 đến nay là tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án trong việc đi tìm những sự thay đổi về nghi thức và các dạng thức xung quanh lễ hội qua từng năm cúng tế Nguyễn Trung Trực.

Ngoài ra, các bài báo đăng trên báo Cần Thơ của Trần Phỏng Điều, Nguyễn Minh Thảo và của các nhà báo, nhà biên khảo khác cũng là tư liệu tham khảo có giá trị cho người viết trong quá trình thực hiện luận án.

Qua xử lý các tư liệu, tài liệu thu thập được đã công bố hay dạng tư liệu cá nhân (về sau gọi chung là tài liệu), NCS nhận thấy hầu hết các công trình trên chủ yếu viết dưới dạng sử học, diễn ca, quảng bá du lịch, báo chí,... chưa đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện cụ thể, những giá trị đặc sắc mang đậm tính nhân văn của tín ngưỡng thờ anh

hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống sinh hoạt tâm linh của cư dân vùng Nam Bộ. Về nội dung, một số công trình thiên về khái quát thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trung Trực; miêu tả cơ sở thờ tự, lễ hội Nguyễn Trung Trực; hoặc là chưa đi sâu vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của đối tượng thờ trong đời sống văn hóa xã hội. Về địa lý, đa phần các công trình chỉ giới hạn tại địa bàn một tỉnh, một huyện chưa cung cấp được cái nhìn khoa học mang tính hệ thống về đối tượng thờ cúng AHDT trong bối cảnh văn hóa vùng Nam Bộ. Do đó, luận án có thể xem là một công trình khoa học, chuyên khảo về Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ.

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.1 Một số khái niệm liên quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

1.2.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rất rộng, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con người. Chính vì thế, văn hóa có nhiều nghĩa và nhiều cách hiểu khác nhau. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi giới thiệu một số định nghĩa tiêu biểu:

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 5

E.B.Tylor (1832-1917) trong công trình Văn hóa nguyên thủy xuất bản năm 1871 ở London định nghĩa văn hóa như sau: “từ văn hóa hay văn minh theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực vào thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên xã hội.” (E.B.Tylor, 2000, tr.13).

B.K.Malinowski (1884-1942) văn hóa bao gồm các quá trình kế thừa về kĩ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị. Trong khi đó, theo E. Sapir (1884-1939) “văn hóa là tổ hợp những phương thức hoạt động và niềm tin tạo thành trụ cột của cuộc sống chúng ta, được kế thừa về mặt xã hội; Edouard Herriot xem Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. (A.A. Belik , 2000, Đỗ Lai Thuý, Hoàng Vinh, Huyền Giang dịch, NCS lược trích)

Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh. Còn trong học thuật, văn hoá được các nhà nghiên cứu Việt Nam hiểu theo một nghĩa khác, Đào Duy Anh xem văn hoá là sinh hoạt (Đào Duy Anh, 1938, tr.13).

Hồ Chí Minh, định nghĩa văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày

về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. (60, 1995, tr.453).

Phan Ngọc xem “văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tạí ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rò nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác”. (75, 1998, tr.17).

Theo Đại Từ điển tiếng Việt, văn hóa là 1. những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc, kho tàng văn hóa dân tộc.

2. Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa, chú ý đời sống văn hóa của nhân dân, 3. Tri thức khoa học, trình độ học vấn: Trình độ văn hóa, học các môn văn hóa. 4. Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới. 5. Nền văn hóa có thời kỳ lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn, văn hóa rìu hai vai. (156, 1999, tr.1796)

Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. (107, 2000, tr.10)

Như vậy, văn hóa có nhiều nghĩa, nó dùng để chỉ những khái niệm có những nội hàm khác nhau. Dù được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song khái niệm văn hóa quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa thường bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Theo nghĩa hẹp, văn hóa dược giới hạn theo chiều rộng hoặc chiều sâu, theo không gian hoặc thời gian. Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực, như văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh,...giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó, như nghệ thuật, nếp sống văn hóa,...giới hạn theo không gian, văn hóa để chỉ những giá trị của từng vùng văn hóa, như văn hóa Tây Bắc, văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ,...Về giới hạn thời gian, văn hóa được sử dụng để chỉ những giá trị văn hóa từng giai đoạn.

1.2.1.2 Khái niệm tín ngưỡng

Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ, sùng bái của con người vào lực lượng siêu nhiên, ảnh hưởng đến đời sống và đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Từ niềm tin ấy, con người lập nên các cơ sở thờ tự, tiến hành các nghi thức thờ cúng với niềm ngưỡng mộ sâu sắc. Ở Việt Nam, khái niệm này đã được đưa vào luật: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.” Hoạt động của tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” (Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, 2016, tr.1).

- Tín ngưỡng và tôn giáo

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới về hai khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo cũng có một số cách hiểu khác nhau. Ngô Đức Thịnh đã trích dẫn ý kiến của Patrick.B.Mullen, xác định tín ngưỡng dân gian có một nội hàm rất phong phú: “Tín ngưỡng dân gian là một thể loại lớn bao gồm sự biểu cảm và cách ứng xử mà ta gọi là mê tín, tín ngưỡng bình dân, làm phép, các hiện tượng siêu nhiên, các câu của bà nội trợ già, y học dân gian, tôn giáo dân gian, các biểu hiện của thời tiết, cây cỏ, các lời cầu khấn tụng niệm, những người hay vật mang đồ rủi, đồ làm từ rễ cây, những điềm tốt hay điềm xấu, các chuyện yêu ma và những điều cấm kị” (123, 2005, tr.273)

Ở Việt Nam, theo Đào Duy Anh, “tín ngưỡng (Belief) là lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa, còn tôn giáo (Religion) là một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giới ước khiến người ta tín ngưỡng” (2, 1938, tr.91).

Theo Trần Quốc Vượng, “trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại. Sự phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của hai hiện tượng xã hội. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật được gởi gắm vào niềm tin tưởng của con người. Quá trình ấy, có thể là quá trình huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hóa lắng đọng” (150, 1998, tr.91)

Theo Ngô Đức Thịnh, trong công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 2001, hiện nay, đang có rất nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Theo quan điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ thấp hơn so với tôn giáo. Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tín ngưỡng và tôn giáo và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới (121, 2001, tr.17). Ông cho rằng tín ngưỡng với tư cách như một hình thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng liêng của con người, của một cộng đồng người nào đó ở một trình độ phát triển xã hội cụ thể. Từ cơ sở đó, trong luận án này, NCS dựa vào bảng phân loại tín ngưỡng của Ngô Đức Thịnh trong công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam làm cơ sở cho nghiên cứu tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

- Tín ngưỡng và mê tín dị đoan

Mê tín dị đoan là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Công giáo. Đây là từ mà các giáo sĩ và giáo dân dùng để chỉ những niềm tin dân gian ngoài niềm tin vào một đấng cứu thế duy nhất là Chúa. Như vậy, ngoại diên của thuật ngữ mê tín dị đoan rất rộng và trải dài trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội, nhưng điểm chung nhất là những niềm tin ngoài chính thống và thường mang một ý nghĩa tiêu cực.

Như vậy, nội hàm của tín ngưỡng và mê tín dị đoan có những điểm trùng lắp lên nhau, trong nhiều trường hợp chúng tiến sát lại rất gần nhau nhưng không bao giờ đồng nhất với nhau. Tín ngưỡng thường rộng và mang ý nghĩa tích cực hơn là mê tín dị đoan. Tín ngưỡng thường tồn tại qua lăng kính xã hội trong khi đó mê tín dị đoan thường bảo thủ và tồn tại trong một nhóm nhỏ những người chậm tiến.

1.2.1.3 Khái niệm văn hóa tín ngưỡng

Văn hoá tín ngưỡng là sự gắn kết từ một hình thức tín ngưỡng nào đó, rồi tích hợp vào các giá trị văn hoá khác như: di tích, lễ hội, truyền thuyết, diễn xướng nghệ thuật… có liên quan. Tín ngưỡng mang tính nguyên hợp chính là sự tích hợp nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể cùng tồn tại như một tổng thể văn hoá. Do đó, văn hóa tín ngưỡng là hệ thống giá trị về những phương cách ứng xử của con người đối với thế giới siêu nhiên hay xã hội có liên quan đến đời sống của mình. Những phương cách ứng xử đó phản ánh các điều kiện vật chất và tinh thần tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội của một cộng đồng cư dân.

Theo Patrick B. Mullen, tín ngưỡng dân gian không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà còn tồn tại trong thực tiễn, do đó, văn hóa dân gian không chỉ phản ánh cách nhìn nhận văn hóa chung chung mà nó tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì, bản thân tín ngưỡng là một hình thức văn hóa đặc thù; tích hợp với nhiều hình thức văn hóa khác nhằm thể hiện hành vi của con người. Con người muốn đưa nguyện ước của mình đến với thần linh thì phải có phương tiện, đó là: nơi thờ cúng, đối tượng thờ, nghi lễ, phẩm vật…Trong công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Ngô Đức Thịnh đã xác định “Từ nhân lòi tôn giáo tín ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh ra và tích hợp nhiều yếu tố giá trị văn hóa: văn học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm nhạc, múa, hát chầu văn, sân khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng gắn với đạo Mẫu” (121, 2001, tr.765). Từ nhận định đó, NCS nhận thấy việc tôn thờ những người có công với dân với nước và việc tổ chức những lễ hội gắn liền với đối tượng thờ phụng là một truyền thống có từ lâu đời của người Việt. Đây là một nhu cầu tâm linh tất yếu của nhân dân.

1.2.1.4 Khái niệm đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân thiện mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người. Đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Ở những góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu cho rằng, đời sống văn hóa gắn liền với nhu cầu cơ bản của con người, có NCS nhấn mạnh đến những hoạt động của con người trong môi trường để nâng cao chất lượng sống hoặc hẹp hơn có NCS cho rằng, đời sống văn hóa là tổng thể những hoạt động tinh thần của con người trong quá trình sáng tạo, truyền bá, thưởng thức những sản phẩm văn hóa. Đời sống văn hóa có phạm vi hẹp hơn đời sống xã hội. Đời sống văn hóa thường nhấn mạnh đến những giá trị, chuẩn mực, gạn lọc dần những yếu tố chậm tiến bộ của đời sống để hướng con người đến những điều tốt đẹp, những giá trị mới trong quá trình phát triển của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa bao gồm những yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người. Đời sống văn hóa bao gồm những nội dung của các lĩnh vực đời sống xã hội và các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa.

Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã có những phát biểu, những

cách hiểu rộng, hẹp không giống nhau về khái niệm đời sống văn hóa, song hầu hết các ý kiến đều thống nhất: Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, có thể hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Nghĩa rộng của đời sống văn hóa bao hàm đời sống vật chất và đời sống tinh thần; theo nghĩa hẹp, đời sống văn hóa chỉ bao hàm đời sống tinh thần, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, tiếp thu cái mới thực tế cuộc sống để đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người. Kế thừa quan điểm của các NCS đi trước, NCS nhận thấy, đời sống văn hóa là quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa và thực hiện, ứng dụng các giá trị văn hóa đã được sáng tạo ra vào thực tế cuộc sống. Trong luận án, đời sống văn hóa được xem xét chủ yếu là đời sống tinh thần. Đó là đời sống văn hóa tín ngưỡng, nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng như: xây dựng các cơ sở thờ tự, thờ cúng, thực hành các nghi thức thờ cúng... song song đó là kết hợp hài hòa lĩnh vực vật chất như: nơi thực hành hoạt động tín ngưỡng, cảnh quan, môi trường...

- Chủ thể văn hóa

Chủ thể văn hóa là cá nhân, nhóm người, cộng đồng, tộc người,...cùng cư trú trên một địa bàn nhất định, có vai trò quyết định trong các yếu tố cấu thành đời sống văn hóa. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, sử dụng văn hóa như một phương tiện để thỏa mãn đời sống vật chất lẫn tinh thần. Đặc điểm cơ bản của chủ thể văn hóa là nhận thức, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, ứng xử văn hóa, lối sống văn hóa,... Trong thờ phụng Nguyễn Trung Trực, chủ thể văn hóa là cộng đồng cư dân Nam Bộ, là những người cùng cư trú vùng ĐBSCL và hạ lưu sông Đồng Nai.

- Hoạt động văn hóa

Văn hóa bao gồm các hoạt động: sáng tác nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, thể dục thể thao, quảng bá các giá trị văn hóa, tiêu dùng- lưu giữ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội... Hoạt động văn hóa là thực hành những sản phẩm văn hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Từ nhu cầu văn hóa tối thiểu đến nhu cầu được sáng tạo, từ nhu cầu về văn hóa vật chất đến nhu cầu văn hóa tinh thần luôn là mong muốn của con người trong đời sống văn hóa. Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực là hình thức hoạt động văn hóa nhằm thể hiện sự biết ơn, sự thành tâm của nhân dân cầu xin anh linh người AHDT phù trợ đất nước. Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ đáp ứng được nhu cầu của đời sống cư dân vùng này.

- Sản phẩm văn hóa

Sản phẩm văn hóa là kết quả quá trình sáng tạo của con người trong thực tế đời

sống. Trong quá trình phát triển, con người không ngừng sáng tạo để làm nên các giá trị văn hóa, con người đồng thời cũng là sản phẩm văn hóa. Sản phẩm văn hóa có thể do một cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra. Do mang dấu ấn của cá nhân hay cộng đồng nên sản phẩm văn hóa biểu hiện tính địa phương, vùng miền rò nét. Đối với cộng đồng người, sản phẩm văn hóa biểu hiện dấu ấn của thời đại, được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ sau. Sản phẩm văn hóa bao gồm: sản phẩm văn hóa vật thể và sản phẩm văn hóa phi vật thể.

1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận

Nghiên cứu dựa vào những quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng (đặc biệt là Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng mới ban hành), đồng thời, chúng tôi cũng dựa vào các lý thuyết kinh điển trong nghiên cứu văn hóa.

1.2.2.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Sự xuất hiện của chức năng luận như một phương pháp nghiên cứu văn hóa gắn liền với các công trình của B.Malinowski, A. Radcliff Brown, G. Spencer và E. Durkheim đã có ảnh hưởng to lớn đến việc nghiên cứu văn hóa khi họ quan niệm văn hóa như một cơ chế toàn vẹn, được tạo ra bằng các yếu tố trong đó có tín ngưỡng. Bronislav Malinowski (1884 - 1942) là nhà nhân học người Anh gốc Ba Lan, là người đặt nền móng cho các tiếp cận chức năng. Khái niệm chức năng, với Malinowski, giống như một công cụ để khám phá và giải thích các hiện tượng văn hóa cụ thể. Ông cho rằng, văn hóa là tổng thể những đáp ứng đối với các nhu cầu sống cơ bản và nhu cầu sản xuất của con người, trong đó bao gồm từ sản vật tiêu dùng đến việc tổ chức nhóm họp xã hội, từ tư tưởng và nghệ thuật đến tín ngưỡng phong tục, đạo đức, v.v… Đó là một hệ thống cân bằng, trong đó mỗi yếu tố hoặc bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Theo B. Malinowski, trong bất cứ dạng văn minh hay bất cứ tập quán nào, các đối tượng vật chất và các tín ngưỡng thực hiện chức năng, xử lý nhiệm vụ nào đó đều là bộ phận cần thiết ở bên trong một chỉnh thể hoạt động. (160, 1948, tr.61). Trong chỉnh thể đó, nếu triệt tiêu đi bất cứ một yếu tố nào (như cấm đoán một nghi lễ hay một chuẩn mực đạo đức) thì toàn bộ hệ thống xã hội sẽ không vận hành được, nó sẽ bị suy thoái và hủy diệt. Nói cách khác, mỗi yếu tố hay thể chế xã hội đều tạo ra sự thống nhất chức năng với các yếu tố hay thể chế khác, do đó, chúng đều có những đóng góp nhất định vào sự tồn tại của nền văn hóa mà chúng xuất hiện. Như vậy, theo Malinowski, mỗi yếu

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí