Tổng Quan Vấn Đề Nghiên Cứu, Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn

2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực xuất hiện và phát triển như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa Nam Bộ?

- Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực hiện diện, thực hành và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa tâm linh của người Nam Bộ?

- Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực đã, đang thay đổi và sẽ thay đổi theo hướng nào trong hiện tại và tương lai?

- Làm cách nào để tín ngưỡng này vẫn được lưu truyền và giữ được những giá trị nhân văn cao cả trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ?

2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực là một trong những tín ngưỡng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa xã hội của cư dân Nam Bộ. Tín ngưỡng này đã và đang được tích hợp mạnh mẽ vào tôn giáo, các tín ngưỡng dân gian khác ở Nam Bộ để mang một diện mạo mới, sắc thái mới.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu tổng quát: Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu không gian thờ tự, các nghi thức tế lễ, tổ chức hội của các đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, từ đó, xác định bản chất, giá trị và những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng bộ dữ liệu các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, huyền thoại và lễ hội gắn với việc thờ phụng người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 3

+ Xác định đặc điểm, quá trình hình thành và biến đổi của tín ngưỡng này trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.

+ Nêu một số vấn đề cần bàn luận về công tác quản lý và thực hành Tín ngưỡng gắn với lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong giai đoạn hiện nay.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận án tập trung nghiên cứu ở các tỉnh Nam Bộ, cụ thể:

Phạm vi về nội dung: Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

Phạm vi về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ, nơi có các cơ sở thờ tự và thực hành tín ngưỡng có liên quan đến quá trình tổ chức lực lượng, chiến công trong buổi đầu kháng Pháp của vị dũng tướng xứ Tân An, cụ thể là 37 di tích, đình thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ. Ngoài các địa điểm thờ phụng Ông vốn rất nổi tiềng như Long An, Kiên Giang, luận án sẽ triển khai nghiên cứu sâu tại các tỉnh miền Nam sông Hậu, như: An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang. Địa bàn này chưa được các nghiên cứu trước đây quan tâm, phân tích đầy đủ và đây cũng chính là những đóng góp mới của luận án.

Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sinh hoạt tín ngưỡng trong thờ cúng vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trước và sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1989 đến nay, thời điểm đền và mộ Nguyễn Trung Trực đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và thời điểm tín ngưỡng này đã đi vào chiều sâu.

6. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Hướng tiếp cận liên ngành

Tiếp cận liên ngành là một hướng nghiên cứu mới của khoa học về văn hóa, là tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa trên cứ liệu của nhiều chuyên ngành. Có ba mức độ liên ngành: dùng phương pháp của một ngành ứng dụng vào các ngành khác; dùng lý thuyết của một ngành áp dụng vào các ngành để xem xét hiệu quả, nếu thấy đúng thì lý thuyết ấy có giá trị phổ biến, có thể tin cậy được; các ngành khoa học thường có điểm chung giao thoa với nhau, tìm những điểm nổi trội giữa các ngành khoa học. Trong luận án, NCS hệ thống lại các thông tin liên quan đến khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ dựa trên cứ liệu, sử liệu, truyền thuyết, hiện vật của các ngành văn học, sử học, dân tộc học, xã hội học...dưới cái nhìn văn hóa học nhằm nhận diện những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong bối cảnh của tín ngưỡng thờ nhân thần ở Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung. Do đó, luận án sẽ tiếp cận tín ngưỡng này theo các phương pháp sau

6.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu

Việc nghiên cứu tư liệu đã xuất bản liên quan đến đề tài rất quan trọng. Trước khi tiến hành nghiên cứu thực tế các địa điểm có thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, NCS đã tiến hành tìm kiếm tài liệu, công trình đã công bố, sau đó thống kê, thu thập thông tin, phân loại và phân tích các kết quả nghiên cứu. Các tài liệu này bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản được lưu giữ tại các thư viện, trung tâm học liệu như các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực; các tài liệu nghiên cứu, truyền thuyết, giai thoại; các số liệu khảo sát, các tư liệu phỏng vấn…Những tài liệu này giúp NCS có cái nhìn tổng quan về tín ngưỡng, cuộc đời và nghiệp Nguyễn Trung Trực, về các địa điểm thờ tự, về quan điểm của các nhà nghiên cứu, cảm nhận của người dân đối với AHDT, với Nguyễn Trung Trực.

6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Đối tượng điều tra xã hội học trong phạm vi luận án này là tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực. Bảng điều tra bao gồm hệ thống câu hỏi đa dạng về nội dung thực hành tín ngưỡng, cơ sở vật chất, tình hình an ninh trật tự, về dịch vụ phục vụ, về xu hướng biến đổi và công tác tổ chức quản lí lễ hội. Thông qua bảng hỏi, người viết thu thập thông tin về những người phục vụ lễ, những người đi lễ, những người trong ban quản lí di tích, cộng đồng làng nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận án. NCS đã tiến hành điều tra khảo sát tại các đình, di tích thờ Nguyễn Trung Trực với 330 phiếu khảo sát và tiến hành xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS.

6.2.3. Phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu

Cùng với việc điều tra xã hội học, người viết điều tra tiếp cận không gian văn hóa và thành tố văn hóa…với ghi chép, khảo sát về các thành tố lịch sử, văn hóa dân gian, truyền thuyết dân gian, thu thập thông tin từ địa bàn để phân tích, mô tả về thực hành tín ngưỡng, hoạt động lễ hội. Trong quá trình tham dự, người viết tiến hành gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn với người dân, phỏng vấn những người trong Ban quản lí di tích, những người thực hành tín ngưỡng, những người tham gia lễ hội. Những cuộc phỏng vấn sâu là nguồn tư liệu hữu ích giúp người viết nhận dạng rò hơn về quá trình hình thành di tích, về niềm tin tín ngưỡng và những thực hành, sáng tạo, biến đổi của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực. Sử dụng phương pháp này, NCS trực tiếp quan sát, ghi nhận sự việc qua lời kể, những lời của người trong cuộc, nhất là lời của những người trong thân

tộc Nguyễn Trung Trực. Đây là phương pháp khai thác thông tin có giá trị cao, vì những thông tin này nằm trong trí nhớ của nhiều người mà sử sách chưa ghi nhận. Nguồn thông tin khách quan này làm cho dữ liệu thêm xác thực, sinh động, từ đó, NCS có cái nhìn mới hơn trong nội dung nghiên cứu. Dựa vào những thông tin thu thập từ nghiên cứu điền dã, quan sát, NCS tiến hành gỡ băng các cuộc phỏng vấn sâu.

6.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Việc lí giải, phân tích quá trình hình thành, biến đổi của tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thứ nhất, phân tích những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, lễ hội từ năm 1986 đến nay. Thứ hai, phân tích những quan điểm học thuật của các nhà khoa học về biến đổi tín ngưỡng, lễ hội trong xã hội đương đại. Thứ ba, phân tích những luận điểm khoa học và lý thuyết của đề tài. Thứ tư, tìm hiểu, phân tích, lý giải tâm lý của người đi lễ. Thứ năm, dựa trên những thông tin về phiều điều tra, các biên bản phỏng vấn sâu để phân tích thực trạng tín ngưỡng. Sự kết hợp giữa số liệu điền dã, những thông tin từ phỏng vấn sâu với các quan điểm học thuật giúp cho so sánh, nhận diện tín ngưỡng này theo suốt chiều dọc của lịch sử, từ đó đưa ra những kết quả nghiên cứu mới.

6.2.5. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh có vị trí quan trọng trong tiếp cận và phân tích nguồn tư liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu các đề tài về văn hóa, gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại.

- Phương pháp so sánh đồng đại sử dụng trong đề tài để đối chiếu tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực với tín ngưỡng thờ các vị anh hùng kháng Pháp cùng thời trong lịch sử đấu tranh giữ nước đã được thần linh hóa ở Nam Bộ; sự vận động, biến đổi của tín ngưỡng thờ AHDT Nguyễn Trung Trực trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay.

- Phương pháp so sánh lịch đại rất cần thiết trong luận án. Trong trình bày Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, NCS có đối chiếu với các giai đoạn phát triển trước, đồng thời dự báo các cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực sẽ được mở rộng, có khuynh hướng tích hợp, giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực.

Ngoài hướng tiếp cận và những phương pháp trên, NCS còn quan tâm đến việc hệ thống hóa, phân tích các chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý tín ngưỡng, lễ

hội; các chính sách cụ thể của các địa phương về bảo tồn, phát huy tín ngưỡng, lễ hội thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để làm sáng tỏ sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và pháp huy các giá trị văn hóa tinh thần, tâm linh truyền thống trong tín ngưỡng và lễ hội dân gian liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án là tài liệu khoa học, lần đầu tiên thống kê, hệ thống lại các cơ sở thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, cùng các thực hành tế lễ, tổ chức hoạt động hội; nhận diện đặc điểm của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong tương quan với tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc khác ở Nam Bộ.

Luận án làm sáng tỏ vai trò, vị trí quan trọng, đặc điểm của tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ, đặc biệt là cư dân vùng Nam sông Hậu (Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang) và cư dân là tín đồ của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo.

Luận án nhận diện những biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở thời điểm nghiên cứu và hướng đến bàn luận một số vấn đề, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, thực tiễn cho việc thờ phụng, tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

8. KẾT CẤU LUẬN ÁN

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của luận án như sau:

Chương 1. Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2. Nguyễn Trung Trực – nhân vật lịch sử và huyền thoại

Chương 3. Khảo sát việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ

Chương 4. Đặc điểm, vai trò, giá trị của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ và một số bàn luận.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Sau sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, phong trào kháng Pháp còn tiếp tục diễn ra ở Nam Kỳ và các vùng khác, nhưng dần dần lắng xuống. Đến năm 1884, sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhà Nguyễn đã từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn còi Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp bắt đầu thi hành nhiều chính sách thâm độc như ngu dân, chia để trị nhằm đầu độc, chia rẽ nội bộ cũng như khơi sâu thù hằn giữa các sắc tộc trong nước. Mặc dù, chúng có mở một số trường học nhưng mục đích chủ yếu cũng chỉ đào tạo những người sau này làm tay sai, phục vụ cho thực dân Pháp, đến năm 1919 việc thi cử theo lối Nho học của Việt Nam bị bãi bỏ hoàn toàn.

1.1.1 Trước năm 1975

Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, thực dân Pháp đàn áp những cuộc khởi nghĩa, bắt bớ những người yêu nước, việc nghiên cứu và công bố công khai những tư liệu, công trình về các anh hùng kháng Pháp nói chung, Nguyễn Trung Trực nói riêng là một điều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, mến mộ đức độ, khí phách của người anh hùng, các nhà nghiên cứu có một số bài viết về Nguyễn Trung Trực. Năm 1909, Nguyễn Liên Phong có nhắc đến Nguyễn Trung Trực trong Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca (Nguyễn Quang Thắng chú dịch và giới thiệu, nhà xuất bản (Nxb) Văn học, 2012), phần về Hà Tiên phong cảnh thi viết:

Nhớ xưa đang cuộc cạnh tranh

Ông Nguyễn Trung Trực tung hoành đã lâu Trước nơi Nhựt Tảo đốt tàu

Sau nơi Rạch Giá đánh nhầu hoảng kinh Thương thay mấy lúc tan tành

Rồi ra Phú Quốc ẩn danh tiềm tàng

Năm 1959, Sơn Nam - Ngọc Linh công bố một bài viết về Nguyễn Trung Trực, người anh hùng làng chài tại Sài Gòn nhưng cũng chỉ dừng lại ở nội dung một bài báo đăng trên một tạp chí xoay quanh thân thế, sự nghiệp của người anh hùng họ Nguyễn.

Đến nay, trong phạm vi tư liệu hiện có, NCS nhận thấy việc nghiên cứu bài bản, công khai về anh hùng Nguyễn Trung Trực chỉ thực sự bắt đầu từ Tập san Sử Địa xuất

bản năm 1968. Trong Tập san Sử Địa, nhóm nghiên cứu đã dành số 12 (tháng 10,11,12

- 1968) để viết về vị anh hùng này với đề mục: Đặc khảo về Nguyễn Trung Trực. Nội dung của đặc khảo bao gồm các bài viết về thân thế, sự nghiệp, các truyền thuyết, giai thoại xung quanh vị anh hùng này, có thể kể:

Phù Lang Trương Bá Phát (1968, từ tr.9 đến tr.45) với Nén hoài cố hương: Nguyễn Trung Trực, dòng tướng Tân An Phủ chủ yếu miêu thuật thân thế, sự nghiệp, chiến công của Nguyễn Trung Trực cùng diễn biến tình hình cuộc chiến kháng Pháp của ông Nguyễn. Bài viết cung cấp phần dịch thuật về bản khảo cung của Pháp với Nguyễn Trung Trực trong ngục với 19 câu hỏi về các hoạt động của Ông, từ việc chuẩn bị đốt tàu Pháp ở vàm Nhật Tảo cho đến cuộc tấn công và chiếm Thành Sơn Đá, Rạch Giá. Qua lời đối thoại của Nguyễn Trung Trực, chúng tôi thấy toát lên tinh thần anh hùng mã thượng của Ông. Khí chất ấy khiến quân thù e dè, nể sợ và có phần kính phục, khí chất của người sinh vi tướng, tử vi thần.

Lê Thọ Xuân ( 1968, từ tr.46 đến tr.64), Tài liệu về cụ Nguyễn Trung Trực viết theo lối du ký và tự truyện về quá trình tiếp cận và nghiên cứu các tư liệu, truyền thuyết, truyện kể về Nguyễn Trung Trực. Bài viết cung cấp một chi tiết khác với các điều ghi chép trong lịch sử cũng như truyền thuyết về việc đốt tàu Espérance trên vàm Nhật Tảo: Nguyễn Trung Trực sử dụng đoản kiếm chứ không phải giáo hay trường kiếm, đồng thời dẫn hai câu liễn dị bản bằng tiếng Việt được treo ở đình từ trước năm 1989

“Hỏa phần Nhựt Tảo kinh thiên địa Kiếm phạt Kiên Giang khốc quỷ thần”

Cũng qua tư liệu bài viết này, chúng tôi nhận ra tinh thần nhân, nghĩa, hiếu, trung, dũng của Nguyễn Trung Trực khi tự mình nộp mình cho giặc để bảo toàn mạng sống cho binh sĩ, người dân, để cứu với mẹ thái độ thản nhiên cũng như khí phách hiên ngang khi đối diện với kẻ thù.

Phạm Văn Sơn, (1968, từ tr.65 đến tr.72), Nguyễn Trung Trực, Một Kinh Kha của miền Nam, cung cấp thêm tư liệu về bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực; về thái độ và lựa chọn của triều đình Huế trong cuộc xâm lăng của Pháp; về các cuộc dấy nghĩa của các lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trần Văn Thành…Trong đó, việc Nguyễn Trung Trực đốt tàu Espérance cũng có chi tiết khác với các bản khác khi: khi thuyền cưới tới gần thuyền của Pháp, một người vờ lên trình thẻ bài, quân Pháp không ngờ, tức thì ông và

bọn thủ hạ nhảy lên đánh chém lung tung và ngay lúc đó có nhiều thuyền chở rơm và bổi của nghĩa quân cũng nhàu tới, nổi lửa đốt tàu Pháp. Bên cạnh đó, bài viết còn chi tiết dị bản so với các bài viết khác như: lãnh binh Tấn xin Pháp tha cho Nguyễn Trung Trực; chi tiết sau khi chém xong, người Pháp ráp đầu vào thân, tẫn liệm và đem chốn cất tử tế....

Đông Hồ (1968, từ tr.73 đến tr.82), Cải chính một điều lầm tài liệu về Nguyễn Trung Trực đăng trên Tạp chí Nam Phong số 124 tháng 12 năm 1927. Trong bài viết này, thi sĩ Đông Hồ đã cải chính dòng dưới đây về Nguyễn Trung Trực tin cụ mất truyền đến triều đình Huế, vua Tự Đức sai làm lễ truy điệu Cụ, có bài văn, thể trường thiên cổ thi rằng… Vì thực tế thì không có chuyện này, mãi mấy năm sau khi Nguyễn Trung Trực bị Pháp hành hình ở Rạch Giá, vua Tự Đức mới biết và cho truy xét sự việc. Qua bài viết này, NCS còn tìm thấy một thông tin quý giá về thái độ tôn kính của các nho sĩ trí thức miền Nam đối với các anh hùng kháng Pháp. Trương Gia Mô - Cúc nông Tiên sinh - chủ biên tác phẩm bằng Hán văn Gia Định tam tiên liệt truyện, đã chép tiểu sử và sự nghiệp kháng Pháp của ba vị tiên liệt đất Gia Định (ngày trước là toàn còi Nam Kỳ Lục tỉnh), ba vị đó là: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Nghiệp. Qua việc xếp thứ tự ba vị tiên liệt, theo thứ tự tôn kính vốn là mô – típ của thể loại liệt truyện, ta thấy được vai trò, vị trí của Nguyễn Trung Trực luôn ở vị trí tiên khởi.

Ngoài ra, trong Tập san còn một số NCS nêu bật một số vấn đề xoay quanh cuộc đời, các giai thoại về Nguyễn Trung Trực: Sơn Nam, (1968, từ tr.83 đến tr.99) Đất khởi nghĩa và vài giai thoại về Nguyễn Trung Trực; Các giáo sĩ - nguyên bản Nguyễn Xuân Thọ, bản dịch của Nguyễn Huy, (1968, từ tr.100 đến tr.122) Tình hình chính trị Việt Nam thời kỳ Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa: Quan điểm của Ba Lê, Madrid và Huế về hòa ước Saigon 1862 ; Vương Hồng Sển (1968, từ tr.65 đến tr.137), Phản ứng của nhân dân Việt Nam.

Nhìn chung, đặc khảo này chủ yếu miêu thuật bối cảnh lịch sử, thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trung Trực, cuộc khởi nghĩa của các lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp ở Nam Bộ, chưa nhận diện được một cách tổng thể phạm vi phổ biến và thực hành tín ngưỡng của nhân dân với vị anh hùng dân tộc trong thờ cúng và sinh hoạt thường ngày. Song, đây là tài liệu tham khảo có giá trị nhất trong việc mở đầu cho nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực cũng như làm cơ sở so sánh với các tư liệu công bố sau để thấy được quá trình nghiên cứu, ảnh hưởng của nhân thần Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí