Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 4

dân Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung.

Đào Văn Hội (1972), Tân An ngày xưa, phủ Quốc Vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản (Sài Gòn) là công trình viết theo thể địa phương chí, có đề cập đến chiến công của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo và nhận định đây là trận đánh thắng lợi gây nhiều tiếng vang nhất trong số các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp trên đất Long An. Công trình là tư liệu tham khảo cần thiết cho luận án làm cơ sở để đối chiếu với các tài liệu cùng loại xuất bản sau này.

1.1.2 Sau năm 1975

Sau năm 1975, việc nghiên cứu về Nam Bộ nói chung, các danh nhân, lễ hội và những địa phương có liên quan đến thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực được đẩy mạnh, chúng tôi trích dưới đây và đánh giá sơ bộ các công trình này theo nhóm nghiên cứu và thứ tự thời gian như sau:

Đối với chủ đề nghiên cứu của luận án, NCS nhận thấy có hai nhóm công trình có liên quan: nhóm nghiên cứu các vấn đề chung về lý thuyết tiếp biến văn hóa, biến đổi văn hóa, lý thuyết văn hóa vùng, những vấn đề về tín ngưỡng, lễ hội và nhóm các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án.

Nhóm các công trình nghiên cứu chung về lý thuyết, về tín ngưỡng, lễ hội

Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam đã khẳng định việc tôn thờ những người có công với dân với nước và việc tổ chức những lễ hội gắn liền với đối tượng thờ phụng là một truyền thống có từ lâu đời. Công trình này cũng chỉ ra rằng việc tôn thờ các anh hùng có công với dân với nước là một truyền thống lâu đời của văn hóa Việt, từ quá trình tôn kính, phụng thờ các nhân thần này đến lễ hội tưởng nhớ là con đường đi tất yếu của tín ngưỡng. Đồng thời, công trình cũng đưa ra một số minh họa điển hình về quá trình phát triển của một tín ngưỡng - lễ hội từ quy mô nhỏ là một địa phương, nơi có di tích, đến quy mô vùng, quốc gia như tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.

Nguyễn Tri Nguyên (2004), trong bài viết Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam, Tạp chí di sản số 7, đã cung cấp cơ sở lý thuyết cho luận án trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội.

Lê Hồng Lý (chủ biên (cb), 2008), Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế Giới đã tập hợp những bài viết về sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở thời điểm nghiên cứu, cung cấp khung lý thuyết căn bản và chỉ dẫn thực địa cụ thể để luận án làm cơ sở so sánh nhằm tìm ra nguyên nhân căn bản dẫn đến những

sự biến đổi cũng như nhận diện thực tế phổ văn hóa của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), Sự biến đổi của làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay, luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã gợi dẫn nhiều lý thuyết nghiên cứu về sự biến đổi của văn hóa mà cụ thể là của các làng nghề truyền thống ở Hà Nội. Điều đó làm cơ sở cho việc áp dụng lý thuyết để nghiên cứu, vận dụng vào trường hợp tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

Nguyễn Thị Phương Châm, Đỗ Lan Phương (2016), Làng ven đô và sự biến đổi văn hóa (trường hợp làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Nxb KHXH Hà Nội, đã cung cấp một khung lý thuyết và dẫn chứng một sự biến đổi tại một địa bàn cụ thể là làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong đó có các biến đổi về tín ngưỡng, lễ hội. Công trình là tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án so sánh, đối chiếu, vận dụng vào nghiên cứu để tìm sự biến đổi ở một địa bàn có di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 4

Nguyễn Thừa Hỷ (2016), Một góc nhìn về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Thông tin Truyền thông, phần 3: giao lưu tiếp biến và hỗn dung văn hóa đã cung cấp một số lý thuyết về quá trình tiếp biến văn hóa cũng như gợi mở cho luận án nhiều góc nhìn về sự biến đổi của một hiện tượng văn hóa.

Nhóm các công trình liên quan trực tiếp về Nguyễn Trung Trực

Thạch Phương - Lưu Quang Tuyến, cb (1989), Địa chí Long An, Nxb KHXH đã miêu thuật chi tiết chiến công đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo của Nguyễn Trung Trực từ việc chuẩn bị lên kế hoạch, địa điểm tập kết lực lượng của nghĩa binh đến diễn biến và kết cục của trận chiến. Đây là tài liệu tham khảo và là chỉ dẫn địa lý cần thiết cho luận án trong quá trình thực địa.

Giang Minh Đoán (1991), Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp, Nxb TP.HCM trình bày chi tiết về thân thế sự nghiệp, chiến công của Nguyễn Trung Trực từ khi còn ở Xóm Nghề (Bến Lức, Long An) cho đến lúc tham gia nghĩa quân Trương Định; khởi nghĩa đốt tàu giặc, chiếm đồn Kiên Giang, bôn tẩu ra Phú Quốc và cuối cùng chịu thọ hình ở Rạch Giá. Công trình thể hiện theo cách viết lịch sử nhưng là chỉ dẫn cần thiết cho luận án khi so sánh với các công trình khác cùng thể loại về cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng.

Trương Minh Đạt (1992), Điều lầm khó thay đổi về Nguyễn Trung Trực, Tạp chí

KHXH (TPHCM số 14) nêu bật một số nghi vấn xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp của người anh hùng làng chài: về trận đánh nổi tiếng ở vàm sông Nhật Tảo, về những vấn đề ít được các tài liệu khác đề cập đến như thời gian nghĩa quân lui về An Giang chuẩn bị thời cơ khởi nghĩa hay thời gian ở Phú Quốc. Đây là công trình NCS cải chính cho những tài liệu trước cùng loại công bố về Nguyễn Trung Trực.

Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Hứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội trình bày về vai trò, vị trí của các đình trong văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, trong đó đề cập đến các đình do nhân dân lập nên để thờ phụng các anh hùng kháng Pháp như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực. Trong đó, lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá được đánh giá là lễ hội có quy mô rộng lớn thu hút số người tham dự nhiều nhất trong các lễ hội cùng loại ở Nam Bộ.

Trương Ngọc Tường, Huỳnh Ngọc Trảng (1992), Nghìn năm bia miệng, tập 1 - Sự tích và giai thoại dân gian Nam Bộ, Nxb TPHCM đã cung cấp thêm cho luận án những truyện kể mang tính giai thoại, truyền thuyết về người anh hùng Nguyễn Trung Trực trong thời gian hoạt động ở Kiên Giang làm cơ sở so sánh với các truyền thuyết dân gian về Nguyễn Trung Trực được các công trình trước và sau này công bố.

Vĩnh Xuyên (1995), Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp, Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang đã cung cấp thêm tư liệu về vấn đề Nguyễn Trung Trực trong thời gian hoạt động ở Kiên Giang.

Nguyễn Phương Thảo (1997), Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác thảo, Nxb Khoa học Xã hội đã thống kê các lễ hội dân gian thờ vị anh hùng, trong đó Nguyễn Trung Trực hy sinh vì nước không được triều đình sắc phong, nhưng đã được nhân dân tôn thần.

Vĩnh Xuyên (1998), Nguyễn Trung Trực (chuyện kể dân gian), Nxb Mũi Cà Mau, là các câu chuyện kể, các giai thoại về cuộc đời, sự hy sinh của Nguyễn Trung Trực. Đó là các câu chuyện về sự mưu trí, dũng cảm, vò nghệ cao cường và sự hy sinh đã trở thành bất tử của Ông. Các câu chuyện này có nhiều tình tiết khác so với các công trình được công bố trước đó, là cơ sở so sánh với những câu chuyện thu thập được trong quá trình điền dã tại thực địa.

Vĩnh Xuyên (1999), Nguyễn Trung Trực (diễn ca), Nxb Mũi Cà Mau, kể về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực theo thể loại diễn ca gần gũi với người dân Nam

Bộ. Trong công trình này, trận Nhật Tảo, trận đánh tàu giặc ở Vàm Răng hay trận công đồn Kiên Giang được miêu tả sinh động, riêng cái chết của người anh hùng được nâng lên thành khúc ca bi tráng trong cảm thức của người dân Nam Bộ.

Trương Ngọc Tường, Huỳnh Ngọc Trảng (1999), Đình Nam Bộ xưa và nay là công trình chuyên sâu về một dạng thức văn hóa quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội người Việt ở Nam Bộ là cái đình; nêu một số nguyên nhân dẫn đến quá trình hình thành biến đổi, các sắc phong và nghi thức cúng tế của một số đình tiêu biểu. Tài liệu cung cấp thông tin thiết thực tất cả các đình ở Nam Bộ không nhất thiết phải cúng tế cùng một ngày mà tùy hoàn cảnh và điều kiện của địa phương.

Nguyễn Văn Khoa (2001), Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, Nxb Trẻ, cung cấp thêm tư liệu thân thế sự nghiệp của người anh hùng. Trong đó, công trình có phần viết về phả hệ dòng họ Nguyễn, các chiến công ở Nhật Tảo, Thủ Thừa, Hòn Chông, Rạch Giá, các hoạt động của ông Nguyễn tại Phú Quốc, các tài liệu phụ khảo về vùng Tà Niên, về những giây phút cuối cùng của người anh hùng. Công trình đã tập hợp khá đầy đủ các câu chuyện lịch sử và những giai thoại dân gian về Nguyễn Trung Trực có thể xem là tài liệu tham khảo căn bản cho luận án trong quá trình nghiên cứu.

Huỳnh Minh (2001), Gò Công xưa, Nxb Thanh Niên tái bản (tb) nhắc đến chiến công của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo mở đầu cho việc kháng Pháp ở Nam Bộ nói chung vùng đất Gò Công xưa nói riêng.

Huỳnh Minh (2002), Vĩnh Long xưa, Nxb Thanh niên (tb) đã sơ lược cuộc chiến chống Pháp ở Nam Kỳ, trong đó có nhắc đến anh hùng Nguyễn Trung Trực. Đây là tài liệu làm cơ sở để lần tìm, nhận diện quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trên vùng đất Vĩnh Long xưa.

Ban Bảo vệ di tích Đình Nguyễn Trung Trực (2004), Nguyễn Trung Trực, Sở Văn hóa Thể thao Kiên Giang miêu thuật thân thế, sự nghiệp, các nghi thức cúng tế trong đình được xem là nơi ngự của Nguyễn Trung Trực khi được nhân dân tôn vinh làm thần. Tài liệu này là căn cứ để nghiên cứu các nghi thức, cách cúng tế ở các đình Nguyễn Trung Trực trong vùng.

Sơn Nam (biên khảo, 2007), Nói về Miền Nam, cá tính Miền Nam Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Nxb Trẻ (tb), đã cung cấp cho luận án cái nhìn về sự linh ứng của các thần theo quan niệm của người Nam Bộ. Cùng một vị thần nhưng được thờ hay tòng tự ở những điểm khác nhau thì mức độ linh ứng cũng khác nhau, điều này thể hiện rò bằng

số người đến cúng bái và cầu xin tại đình.

Nhiều NCS (2008), Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Nxb Quân đội nhân dân, tập trung miêu thuật dưới dạng hỏi – trả lời để làm nổi bật những chiến công oanh liệt của người anh hùng trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ủy Ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang - Bộ VHTT DL Việt Nam (2009), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, in thành kỷ yếu 2011 đã tập hợp rất nhiều bài viết tham luận về thân thế sự nghiệp, các vấn đề xoay quanh công tác tổ chức, phục dựng và bảo tồn lễ hội Nguyễn Trung Trực. Có thể kể, các bài viết quan trọng đăng trong kỷ yếu này liên quan trực tiếp đến vấn đề mà luận án quan tâm, cụ thể:

Nguyễn Nghị, (tb 2014, từ tr.35 đến tr.50), Nguyễn Trung Trực dưới ngòi bút của Pháp, bài viết chủ yếu miêu thuật tỉ mỉ các chiến công và tương quan lực lượng giữa hai bên, trong đó nổi bật là trận Nhật Tảo, trận Rạch Giá, việc Pháp tái chiếm Rạch Giá và Bản khảo cung của Pháp sau khi Nguyễn Trung Trực tự nộp mình. Nguyễn Nghị trích dẫn nhiều tài liệu của Pháp như tài liệu của Paulin Vial, Lhegoualc, Alfred Scheiner là những người trực tiếp khảo cung hoặc trực tiếp tiếp xúc với các Bản khảo cung sau này. Qua tư liệu của Pháp mà trực tiếp là của Alfred Scheiner, Nguyễn Trung Trực hiện lên trong mắt kẻ thù “suốt thời kỳ bị giam cầm, ông không có lúc nào yếu đuối cả. Một cách thẳng thắn và đường hoàng, ông công nhận các chiến công của ông, cũng công nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông mộ ơn huệ là: được xử tử ngay tức khắc”. Tuy nhiên, phạm vi tư liệu còn hạn chế, NCS luận án chưa tiếp cận được tư liệu gốc của Bản khảo cung này, song thông qua các bản dịch được công bố, chúng ta hoàn toàn có thể tin cậy và đánh giá được khí phách anh hùng, trượng nghĩa của Nguyễn Trung Trực.

Trương Minh Đạt (2011, từ tr.54 đến tr.65), Lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực, cung cấp thêm tư liệu về nguồn gốc, đặc điểm, sự thay đổi qua các thời kỳ, đối tượng thờ cúng, các bước tiến hành lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực từ trước đến năm 2011 (năm tổ chức Hội thảo) đặc biệt là các mốc trước năm 1975, 1988, 1991. Qua bài viết này, Trương Minh Đạt đề nghị tỉnh Kiên Giang tổ chức ngày giỗ Nguyễn Trung Trực đúng ngày 12 tháng 09 âm lịch hàng năm thay vì tổ chức như ngày nay; về nghi thức thờ cúng, NCS cũng đề nghị giữ theo cổ lệ, cúng rập theo cách cúng Thành Hoàng bổn cảnh. Lễ gồm 3 ngày:

- Ngày thứ nhất : lễ Túc Yết vào buổi chiều hay tối;

- Ngày thứ hai, lễ Tế (lễ Đàn Cả) lúc 0 giờ, hoặc 4 giờ sáng

- Ngày thứ 3 là ngày cuối, cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền.

Qua nghiên cứu điền dã từ Long An đến Kiên Giang cũng như các tỉnh Nam Bộ, chúng tôi thấy việc nhân dân cúng giỗ Nguyễn Trung Trực không thống nhất ngày tháng. Nơi thì tổ chức đúng ngày Ông bị hành hình, nơi tích hợp vào các lễ Kỳ yên cúng Thành hoàng Bổn cảnh. Việc này, thiết nghĩ không nên tranh cãi, vì trong văn hóa, việc phong thần và cúng vọng cho một anh hùng dân tộc vào ngày nào là do dân gian quyết định. Hơn ai hết, nhân dân là người trực tiếp thực hành các nghi thức, nghi lễ nhằm bày tỏ sự ngưỡng mộ và tin tưởng của dân gian đối với anh hùng dân tộc. Tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực cũng không ngoại lệ.

Nguyễn Hữu Hiệp (2011, từ tr.141 đến tr.145) Nguyễn Trung Trực trong tâm tưởng người An Giang, đã viết: Cũng như tất cả những người Việt Nam yêu nước, nhân dân An Giang, đặc biệt là bà con tại gia cư sĩ, tu theo giáo lý Tứ ân (lấy ân đất nước làm trọng) đều rất ngưỡng mộ và tôn kính vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Điều đó được thể hiện qua sự tham dự đông đảo và đóng góp tài vật cho lễ giỗ Ông hàng năm ở khắp nơi, nhất là tại Đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá. Không chỉ thế, nhân dân An Giang đã dựng lên nhiều cơ sở thờ tự Ông rất trang nghiêm, và đang có khuynh hướng mở rộng.

Lê Công Lý (2011, từ tr.165 đến tr.170), Nguyễn Trung Trực trên đất Long An đã cung cấp đến độc giả các hoạt động tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trên đất Long An, nhất là các hoạt động liên quan đến việc cúng giỗ ông Nguyễn tại gia tộc và do chính quyền địa phương. Một chi tiết lưu ý là lễ cúng Nguyễn Trung Trực dù tổ chức ở đâu và khi nào thì lễ vật ở bàn thờ chính vẫn là đồ chay cùng với hoa quả, trà rượu. Các món mặn như heo, gà...chỉ dùng để cúng binh gia ở bàn ngoài.

Nhà văn Anh Động (2011, từ tr.181 đến tr.184), Nguyễn Trung Trực một di sản văn hóa, đã tập hợp các câu chuyện về Nguyễn Trung Trực là tư liệu tham khảo cần thiết cho luận án trong quá trình giải mã hiện tượng nhân dân phong thần cho ông Nguyễn.

UBND TP Rạch Giá (2011, từ tr.216 đến tr.226), Bảo tồn di sản văn hóa đình thờ và lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đã miêu thuật cụ thể về thần phả, thần tích, nghi thức, lễ vật dâng cúng và nghi thức tế lễ trong ngày giỗ Nguyễn Trung

Trực tại Rạch Giá vào ngày 26, 27, 28 tháng 08 Âm lịch. Đây là tài liệu tham khảo quý cho luận án dùng làm cơ sở so sánh, đối chiếu lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá với các nơi khác để nhận diện, lần tìm các giá trị văn hóa đặc sắc mang tính vùng miền của cư dân từng địa phương ở Nam Bộ trong việc thực hành tín ngưỡng về vị anh hùng dân tộc.

Nguyễn Văn Thiện (2011, từ tr.285 đến tr.288), Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa về anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Long An, cung cấp thêm một truyền thuyết lịch sử về trận Nhật Tảo, những sáng tác bằng vè về trận đánh này, xin lược ghi:

Ai trung cho bằng Ông Định Ai nịnh cho bằng thằng Tấn

Giặc Tây xâm lấn nó vác súng theo hầu Dưới sông Ông Lịch đốt tàu

Trên bờ lấy củi đập đầu thằng Tây

Vò Thanh Hùng (2011, từ tr.330 đến tr.336), Lòng dân Sóc Trăng với liệt thần Nguyễn Trung Trực, cung cấp các thông tin liên quan về việc thờ tự Nguyễn Trung Trực ở địa bàn Sóc Trăng, trong đó nổi bật là đình Đại Hữu với lịch sử 135 năm; quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa của tín ngưỡng này với các tín ngưỡng dân gian địa phương.

Tiền Văn Triệu (2011, từ tr.344 đến tr.350), Nguyễn Trung Trực từ góc nhìn truyền thuyết, kể về Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, những chiến công, kỳ tích cũng như phẩm chất được nhân dân vùng này kể lại khá chi tiết, rò nét thể hiện khả năng đánh giặc phi thường của Ông. Đó là những chiến công hiển hách, pha lẫn yếu tố kỳ ảo cho thấy tấm lòng của nhân dân yêu mến, kính trọng với anh hùng Nguyễn Trung Trực. Bài viết còn đề cập đến chi tiết, trong mười năm, nhân dân không ngừng tìm kiếm đầu ông để hàn gắn với thi thể như tìm kiếm sự trọn vẹn về phẩm chất, chiến công cũng như kỳ tích của Ông

Trần Văn Nam - Trần Văn Giữ (chủ biên, 2010), Văn hóa dân gian Bình Tân, Nxb Đại học Cần Thơ, khái quát về quá trình dân Bình Tân lập đình thờ thần hoàng bổn cảnh thời mới khai khẩn và quá trình tòng tự Nguyễn Trung Trực trong các đình tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Vò Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858-1918), Nxb Thời Đại đã sưu tầm, ghi lại những truyền thuyết,

giai thoại dân gian xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Công trình này đã cung cấp cho luận án tài liệu tham khảo để so sánh, nhận diện những tương đồng, khác biệt về truyền thuyết Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ.

Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo, Ban Phổ truyền giáo lý (2011), Tôn chỉ hành đạo Phật giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh Giáo chủ, tái bản lần VI, Nxb Tôn giáo là sách nói về cách hành đạo, nhưng cũng cung cấp cho luận án những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình thiêng hóa anh hùng Nguyễn Trung Trực thành quan Thượng đẳng đại thần của tôn giáo bản địa.

Đoàn Nô (2014), Du lịch lễ hội vùng đất Tây Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc Gia, miêu thuật về lễ hội Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tại thời điểm xuất bản, công trình là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc so sánh, đối chiếu để thấy mức độ, quy mô của lễ hội qua các thời kỳ.

Nguyễn Nghị (2014), Nguyễn Trung Trực qua một số tư liệu của Pháp, in trong Nam Bộ xưa và nay, Nxb Thời Đại - Tạp chí Xưa và Nay (tb), cung cấp thêm một số thông tin nhằm làm sáng tỏ khí phách họ Nguyễn trước nanh vuốt của thực dân Pháp.

Vò Thanh Xuân (2014), Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM đã nhận diện quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của lễ hội qua từng thời kỳ tính đến thời điểm nghiên cứu. Luận văn cũng đưa ra nhiều giải pháp cơ bản cho lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại địa bàn được xem là trọng điểm của dạng thức văn hóa này.

Phạm Văn Thức (2015), Lễ hội Đình Tà Niên xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Trà Vinh đã cung cấp thêm nhiều tư liệu về lễ hội, nghi thức cúng tế ở đình Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang; đây cũng là nơi gắn bó trực tiếp đến quá trình hoạt động kháng Pháp của Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang.

Nguyễn Bình Phương Thảo - Nguyễn Thanh Lợi (2016), Tín ngưỡng dân gian Phú Quốc, Nxb Tổng hợp TPHCM, dành một phần viết về tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực của cư dân Phú Quốc và thông tin thêm đình Nguyễn Trung Trực luôn là một địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh số một của đảo ngọc này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022