Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 2

3.2.6 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Hậu Giang. 104

3.2.7 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Trà Vinh 105

3.2.7.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú 105

3.2.7.2 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú 106

3.2.8 Các hình thức thờ vọng tại gia 107

3.3 NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ 110

3.3.1 Những biến đổi của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ 111

3.3.1.1 Về kiến trúc, xây dựng 112

3.3.1.2 Về thời gian tổ chức ngày giỗ Nguyễn Trung Trực 113

3.3.1.3 Về nghi thức cúng tế 115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

3.3.1.4 Về tổ chức hoạt động hội 116

3.3.2 Nguyên nhân biến đổi tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực 118

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 2

3.3.2.1. Những thay đổi trong đường lối, chủ trương về văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, cũng như tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực của cư dân Nam Bộ. 118

3.3.2.2. Những thay đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội cũng góp phần không nhỏ trong sự biến đổi của tín ngưỡng này là nguyên nhân khách quan. 121

TIỂU KẾT 124

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN 126

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC 126

4.1.1 Anh hùng Nguyễn Trung Trực – vị nhân thần của cư dân Nam Bộ 126

4.1.1.1 Sự tương đồng 127

4.1.1.2 Sự khác biệt 128

4.1.2 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực mang đậm yếu tố sông nước trong đặc trưng của văn hóa Nam Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Nam Sông Hậu 131

4.1.3 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực không ngừng được mở rộng 132

4.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ. 135

4.2.1 Việc phụng thờ Nguyễn Trung Trực đáp ứng được nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ. 136

4.2.2 Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực đáp ứng được các nhu cầu mới, phái sinh

................................................................................................................................ 141

4.2.2.1 Các cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực gắn với các hoạt động thiện nguyện 141

vụ dân sinh 142

4.2.2.3 Các hoạt động dịch vụ, du lịch gắn với hoạt động lễ hội Nguyễn Trung Trực

................................................................................................................................ 144 4.3.1 Giá trị cố kết cộng đồng.................................................................................. 146

4.3.2 Giá trị lịch sử 148

4.3.3 Giá trị giáo dục 149

4.3.3.1. Giáo dục truyền thống lịch sử 150

4.3.3.2. Giáo dục đạo đức 151

4.4 MỘT SỐ BÀN LUẬN VIỆC THỜ PHỤNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC 153

TIỂU KẾT 157

KẾT LUẬN 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

CÁC CÔNG TRÌNH NCS ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

.................................................................................................................................... 1

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC CƠ SỞ THỜ PHỤNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ 1

PHỤ LỤC 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC 3

PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT 18

PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU MINH HỌA CÁC NỘI DUNG TRONG LUẬN ÁN 20

PHỤ LỤC 5: NGUỒN TƯ LIỆU PHỎNG VẤN SÂU ĐƯỢC TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN 26

PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH MINH HỌA 46

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt

AHDT Anh hùng dân tộc

âl Âm lịch

cb Chủ biên

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

GS Giáo sư

HCM Hồ Chí Minh

HN Hà Nội

KHXH Khoa học xã hội

NCS Nghiên cứu sinh

Nxb Nhà xuất bản

PL Phụ lục

PGS Phó giáo sư

tb Tái bản

TP Thành phố

TS Tiến sĩ

tr. Trang

UBND Ủy ban nhân dân

VHTTDL Văn hóa Thể thao & Du lịch

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1 Thống kê sự phân bố các di tích thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở các tỉnh Nam Bộ 74

Bảng 3. 2 Thống kê số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực tại các tỉnh 76

Bảng 3. 3 Thời gian, nghi thức ở các tỉnh có di tích thờ Nguyễn Trung Trực 81

Bảng 3. 4 Khảo sát mức độ thay đổi trong tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực 112

Bảng 4. 1 Số lượng và địa bàn thờ phụng các vị anh hùng ở Nam Bộ 128

Bảng 4. 2 So sánh số người dự lễ hội đình các vị anh hùng dân tộc ở Nam Bộ 130

Bảng 4. 3 Danh sách các đình thờ ở địa phương đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ 134

Bảng 4. 4 Số lượng người dự lễ hội đình Nguyễn Trung Trực 137

Bảng 4. 5 Thành phần, nghề nghiệp người dân tham gia lễ hội Nguyễn Trung Trực 137 Bảng 4. 6 Mục đích của người tham gia lễ hội đình Nguyễn Trung Trực 138

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1. 1 Bản đồ Nam Bộ 33

Hình 3. 1 Bản đồ các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ 76

Biểu đồ 4. 1 Lý do người dân dự lễ hội tại đình Nguyễn Trung Trực 139

TÓM TẮT

Luận án “Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ” là tài liệu khoa học hệ thống lại các cơ sở thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực, cùng các thực hành tế lễ, tổ chức hoạt động hội; nhận diện đặc điểm, vai trò, giá trị của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

Luận án đã áp dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết biến đổi và lý thuyết vùng văn hóa để làm sáng tỏ vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa của cộng đồng; giải thích quá trình hình thành và biến đổi của tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời văn hóa xã hội của cư dân Nam Bộ. Từ cơ sở lý luận đó, luận án đã miêu thuật các câu chuyện, huyền thoại về anh hùng Nguyễn Trung Trực. Theo thời gian, mặc dù đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua nhưng những huyền thoại ấy vẫn còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Luận án đã tập trung khảo sát sự hình thành, phát triển các cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực, những biến đổi và nguyên nhân biến đổi tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ. Hệ thống đình, khu tưởng niệm Nguyễn Trung Trực được người dân xây dựng ở khắp Nam Bộ, tôn thờ Ông như một vị phúc thần cùng các danh tướng kháng Pháp. Nguyễn Trung Trực được nhân dân kính trọng, tôn thờ không những ở đình, đền mà còn được tôn vinh, tưởng nhớ ở chùa, thậm chí thờ tại gia. Do đó, các hoạt động tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực phát triển mạnh mẽ bởi lẽ Nguyễn Trung Trực là vị nhân thần tiêu biểu ở Nam Bộ, hiện nay, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực đang lan tỏa và mở rộng. Những đặc điểm trên chứng tỏ, vai trò của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng sâu đậm trong lòng nhân dân; có giá trị nhất định trong đời sống văn hóa tâm linh của cư dân Nam Bộ. Giờ đây, tín ngưỡng này là một phần không thể thiếu trong các hoạt động tư tưởng, tâm linh của người dân vùng sông nước.

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực là sản phẩm văn hóa của nhân dân từ lâu đã đi vào trong đời sống văn hóa - xã hội của cư dân vùng Nam Bộ; không chỉ là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ người anh hùng mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, vui chơi giải trí, liên kết người với người thông qua các hoạt động cúng tế, vui chơi, thiện nguyện, trị bệnh miễn phí. Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực một mặt đáp ứng nhu cầu tâm linh mang lại niềm tin cho con người, mặt khác là nơi lưu giữ, truyền lại đạo lý làm người của cha ông cho thế hệ sau.

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ sau thời kỳ Đổi mới, Việt Nam phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa xã hội, đời sống người dân được nâng lên, nhu cầu văn hóa được quan tâm. Cùng với sự phát triển của đất nước, tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, lễ hội của nước ta cũng thay đổi mạnh mẽ. Xu hướng nhân dân phục dựng, bảo tồn di tích, thực hành tín ngưỡng ngày càng cao. Bên cạnh việc phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng, tổ chức các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc cũng luôn được coi trọng. Việc khôi phục tín ngưỡng thờ cúng người có công khai phá đất đai, mở còi, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc là phù hợp với đạo lý truyền thống dân tộc ta. Đó là những người lao động, chiến đấu, hy sinh vì nhân dân, vì đất nước. Khi mất đi, trong tâm thức người dân, họ linh thiêng tiếp tục phò trợ nhân dân làm ăn, sinh sống. Cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng vừa có tính lịch sử, hào hùng vừa mang tính huyền thoại, bay bổng. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu anh hùng dân tộc trong đời sống văn hóa là việc làm ý nghĩa, nhằm ghi lại hình ảnh cha ông như một cách bảo tồn di sản, cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau đối với các bậc tiền nhân.

Ở Việt Nam, khi thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, buộc phải chuyển hướng tiến đánh Gia Định (tháng 2-1859), đông đảo nhân dân Nam Kỳ đã tích cực tham gia chống Pháp, kể cả sau khi triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) thừa nhận việc Pháp cai quản ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Do đó, quân Pháp luôn phải đối mặt với những trung tâm kháng chiến ở khắp mọi nơi, chia nhỏ ra vô cùng, hầu như có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến (155, 1985, tr.41). Như vậy, trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, Nam Bộ là nơi ghi dấu đậm nhất về phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây có những con người kiên trung của dân tộc với một ý chí bất diệt thà hy sinh tất cả, quyết không làm nô lệ đã được lịch sử và nhân dân mãi mãi ghi nhớ, mãi mãi kính yêu và tôn thờ. Những danh tướng kháng Pháp lừng lẫy của Nam Bộ có thể kể Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, Thiên hộ Dương, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực ... Trong đó, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu. Ông là vị thủ lĩnh trong phong trào khởi nghĩa kháng Pháp từ những năm đầu tiên Pháp xâm lược Việt Nam. Tinh thần chống Pháp của Ông thể hiện qua câu nói bất hủ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây; với

hai chiến công lừng lẫy: đốt cháy tàu Espérance (Hy Vọng) trên vàm sông Nhật Tảo và trận đánh chiếm đồn Rạch Giá. Tên tuổi của Ông là niềm cảm phục và tự hào của người dân Nam Bộ. Các vị anh hùng kháng Pháp ở Nam Bộ khi mất đều được nhân dân thành tâm lập đền thờ kính bái, nhưng Nguyễn Trung Trực là một trường hợp đặc biệt. Nếu Thủ Khoa Huân, Trương Định chủ yếu được thờ phụng ở nơi dấy nghiệp là Tiền Giang, Thiên hộ Dương ở Đồng Tháp và An Giang thì anh hùng Nguyễn Trung Trực lại được nhân dân toàn còi Nam Bộ tôn kính, thờ phụng như một vị thần chủ trong nhiều đình, đền, miếu, thậm chí có gia đình còn thờ tại gia. Hệ thống các ngôi đình, miếu, đền thờ Nguyễn Trung Trực có một phổ rất rộng từ Tân An tới Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng và cả Trà Vinh. Mỗi năm, ngày giỗ Ông có hàng triệu lượt người từ trong nước, ngoài nước đến Rạch Giá, nơi Ông bị thực dân hành hình cũng như các đình có thờ cúng Ông ở Nam Bộ tham dự và hành lễ để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng vọng.

Nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực đã được quan tâm từ trước những năm 1975. Năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực, Tập san Sử Địa tại Sài Gòn đã thực hiện Đặc khảo về Nguyễn Trung Trực (số 12, tháng 10,11,12 năm 1968), trong khi Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử ở Hà Nội đã công bố một số bài viết về Nguyễn Trung Trực. Sau năm 1975, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hai hội thảo khoa học về AHDT Nguyễn Trung Trực gồm Nguyễn Trung Trực - Thân thế và sự nghiệp năm 1986; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm 2009. Những hoạt động nghiên cứu cũng như tôn vinh anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực thời gian qua đã góp phần làm sáng tỏ hơn tiểu sử, những chiến công và giai thoại về Ông; đề cao những phẩm chất khí phách, đạo lý làm người của Nguyễn Trung Trực đối với dân với nước là việc làm có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu những vấn đề liên quan đến con người Nam Bộ và trong hoạt động quản lý văn hóa

– xã hội. Tuy nhiên xét trong bối cảnh đời sống văn hóa, những vấn đề về lễ hội, việc thờ cúng và tín ngưỡng ở các tỉnh thành Nam Bộ có liên quan đến Nguyễn Trung Trực vẫn cần thêm những nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện và sâu sắc hơn để nhận diện những đặc điểm và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Ông trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ.

Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ là một tài liệu cần thiết cho vấn đề còn chưa được nghiên cứu thấu đáo trong bối cảnh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022