Lịch Sử Hình Thành Phát Triển Xã Đảo Nghi Sơn Và Cư Dân


Trước tiên, theo Từ điển tiếng Việt Nam, được hiểu là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở vùng nông thôn cùng với các thị trấn hợp thành đơn vị hành chính huyện, bao gồm nhiều thôn [64].

Tại điều 19 Luật Biển Việt Nam năm 2012, đảo được hiểu là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Theo Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng chính phủ về Ban hành tiêu chí, điều kiện, thủ tục công nhận xã đảo, các tiêu chí và điều kiện để được công nhận là xã đảo gồm (điều 1):

- 2 tiêu chí:

+ Có diện tích tự nhiên là đảo theo quy định tại Điều 19 Luật Biển Việt Nam năm 2012.

+ Có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo.

- Điều kiện: đơn vị hành chính cấp xã được công nhận là xã đảo phải đảm bảo 1 trong 3 điều kiện sau:

+ Là đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện đã được công nhận là huyện đảo.

+ Có toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã ở trên đảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

+ Có một phần diện tích tự nhiên là đảo ở trên biển (xã có đảo trên biển) và trên đảo có dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân.

Từ những cơ sở trên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất: Xã đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước và có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo.

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 5

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, NCS đặc biệt quan tâm đến lí thuyết chức năng với 2 nhánh chính là trường phái chức năng tâm lý


học (gắn với tên tuổi của Bronislaw Malinowski) và trường phái chức năng cấu trúc - xã hội (gắn liền với Radliffe-Brown). Mặc dù còn có những tranh luận nhưng có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu thuộc trường phái chức năng đều thống nhất ở một điểm: văn hóa như một tổng thể chức năng và mỗi đơn vị (yếu tố) cấu thành đều thực hiện những chức năng nhất định.

Theo quan điểm của Malinowski, văn hóa được sinh ra là để đáp ứng các nhu cầu của con người và các cá nhân riêng lẻ. Mỗi chức năng của văn hóa đều nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể của con người và văn hóa khác nhau là do nhu cầu của con người ở mỗi nơi khác nhau. Do đó, mỗi yếu tố văn hóa đều có những đóng góp nhất định vào sự tồn tại của nền văn hóa mà chúng xuất hiện. Ông nhấn mạnh rằng trong bất cứ hình thái văn minh nào và bất cứ tập quán nào, các đối tượng vật chất, tư tưởng và các tín ngưỡng thực hiện chức năng sinh động nào đó, xử lý nhiệm vụ nào đó, đều là bộ phận cần thiết ở bên trong một chỉnh thể hoạt động… Bất cứ văn hóa nào trong tiến trình phát triển của nó đều có thể tạo ra một hệ thống cân bằng và ổn định, trong đó mỗi bộ phận chỉnh thể đều thực hiện chức năng của nó. Nếu triệt tiêu một yếu tố nào trong văn hóa (chẳng hạn như cấm đoán một nghi lễ mà theo chúng ta là có hại) thì toàn bộ hệ thống ấy sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và hủy hoại [1, tr.106].

Ông cho rằng các thiết chế văn hóa có chức năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật lý và tâm lý của con người trong xã hội như các nhu cầu của cá nhân (gồm cả nhu cầu sinh học như ăn uống, sinh đẻ, nghỉ ngơi) hay các nhu cầu về an sinh xã hội (như trao đổi kinh tế, giáo dục, kiểm soát xã hội,...). Theo ông, văn hóa là tổng thể những đáp ứng đối với các nhu cầu sống cơ bản đó của con người. Malinowski tin rằng văn hóa tồn tại để làm thỏa mãn bảy nhu cầu cơ bản của con người: dinh dưỡng, sự tái tạo, thỏa mãn thể xác, an toàn, thư giãn, vận động và phát triển [42, tr.208].


Trong một thí dụ nổi tiếng về đời sống người Trobriand trên một đảo ở Thái Bình Dương, Malinowski phân tích hiện tượng là khi đánh cá ở trong đầm mà không gặp nguy hiểm người Trobriand không cần phải tiến hành nghi lễ phù phép gì. Họ chỉ dựa vào kiến thức và tay nghề của chính họ. Tuy nhiên, khi ra ngoài khơi đánh cá, độ rủi ro tăng cao và kết quả cũng bấp bênh hơn, những ngư phủ Trobriand thường làm lễ và phù phép để trấn an chính mình về mặt tâm lý mong được an toàn và được mẻ cá to. Do đó, lý thuyết của Malinowski đưa ra một giả thuyết là môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người càng cần đến lễ nghi ma thuật [42, tr.159].

Áp dụng lý thuyết của Malinowski vào đề tài nghiên cứu của mình, NCS nhận thấy tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn là một trong những sáng tạo văn hóa của cộng đồng cư dân nơi đây nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh thần, giúp họ thích ứng với môi trường sống. Có thể thấy, các nghi lễ, nghi thức mà cộng đồng cư dân nơi đây thực hiện nhằm giúp cho họ an tâm hơn trước công cuộc mưu sinh đầy gian khó và lắm bất trắc trước biển cả mênh mông và đầy những bí ẩn, giữa hoàn cảnh sống với ba bề bốn bên là biển. Đây chính là nhu cầu gắn liền với mỗi cá nhân với mong muốn tìm kiếm sự bình an, điểm tựa tinh thần, niềm tin rằng mình sẽ luôn được che chở và tương trợ bởi những thế lực thiêng liêng và đầy quyền năng.

Trong khi Malinowski nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lý của văn hóa đáp ứng nhu cầu của cá thể, tính duy lý của cá thể thì Radcliffe-Brown lại đặc biệt quan tâm đến chức năng xã hội của văn hóa trong việc góp phần duy trì, ổn định trật tự xã hội, tạo sự gắn kết cộng đồng. Radcliffe - Brown không quan tâm nhiều đến cá thể, đến những mâu thuẫn, xung đột và biến đổi của các xã hội và nền văn hóa mà hướng tới tìm hiểu các thiết chế văn hóa đã duy trì trạng thái cân bằng và sự cố kết của một xã hội như thế nào, những quy luật xã hội vận hành xã hội đó ra sao.


Từ góc độ chức năng, với vấn đề lễ nghi và tôn giáo, Radcliffe-Brown cho rằng tôn giáo không phải là ảo tưởng hay là niềm tin sai lầm về thực tại, mà là phần thiết yếu của hệ thống xã hội.

Radcliffe-Brown cũng chỉ ra chức năng của tôn giáo, bao gồm tạo sự quy củ (áp đặt trật tự), và những cảm giác tích cực (đối trọng lại những cảm giác tiêu cực hay mất niềm tin), gắn kết (tăng cường đoàn kết), tạo và tái tạo sức sống di sản của một nhóm người và truyền đạt giá trị cho một thế hệ tiếp theo.

Những quan điểm trên của Radcliffe-Brown sẽ giúp NCS có cái nhìn rõ hơn về vai trò, chức năng của tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn trong đời sống hiện nay trong quá trình nghiên cứu luận án.

1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Nghi Sơn là một xã có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, cả xã nằm trọn trên một hòn đảo ngoài biển phía Đông Nam huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, trong khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc, 105,87 độ Kinh Đông. Phía Bắc, phía Nam và phía Đông, ba mặt của xã đều giáp Biển Đông, phía Tây giáp xã Hải Hà và xã Hải Thượng cũng thuộc huyện Tĩnh Gia [phụ lục 1, tr159]. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 354,22 ha, trong đó vụng biển có diện tích 7,72 ha, diện tích đất thổ cư là 18,45 ha còn lại là đất trồng rừng. Xã có tuyến đường trục xã nối với Tỉnh lộ 513 và nối trục Tỉnh lộ 513 đến khu

cảng nước sâu Nghi Sơn theo chiều Bắc - Nam dài 5km. Nghi Sơn vụng biển diện tích khoảng 1km2, đây là nơi trú ngụ của hàng trăm tàu thuyền đánh bắt hải sản [9].

Xã đảo Nghi Sơn là hòn đảo sát bờ nên các khu đất dân cư và bãi bồi có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển từ - 1,0 đến 4,65m. Trên đảo hình thành một số ngọn núi, như núi Ngọc Sơn có độ cao tuyệt đối 158m, độ dốc


từ 15-35 độ; núi Nam Sơn cao 74 m, độ dốc từ 15-35 độ; núi Biện Sơn có độ cao tuyệt đối 119m, độ dốc từ 15-35 độ [9, tr 12].

Do ở sát mặt nước biển nên khí hậu của Nghi Sơn khá ôn hòa. Nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất từ 28,3-40,9 độ C, thấp nhất từ 14,6- 26,2 độ C. Trong năm nhiệt độ ở Nghi Sơn bình quân cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm không khí đạt từ 85-87%, cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 7. Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, đó là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.

Vùng biển Nghi Sơn chịu tác động của chế độ nhật triều (trong một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống). Độ lớn của nhật triều biển động từ 1,5-2,5m. Ở khu vực gần đảo, Nghi Sơn có hệ thống mặt nước nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 7,72 ha.

1.3.2. Lịch sử hình thành phát triển xã đảo Nghi Sơn và cư dân

Xã đảo Nghi Sơn hay còn được gọi là Cù Lao Biện hay Biện Sơn, hòn Biện, Biện Loan, từng được gọi là phường Tứ Chiếng Biện Sơn hay Cận Sơn, sau cách mạng tháng Tám thành công đổi tên là Nghi Sơn và tên Nghi Sơn được giữ cho đến ngày nay.

Về lịch sử hình thành và phát triển của xã đảo, cho đến nay không có nhiều tài liệu ghi chép về lịch sử của nơi này. Chỉ có một số tài liệu chính sử có ghi chép về nơi đây trên phương diện xác định vị trí, vai trò của xã đảo trong lịch sử cũng như xác định nơi đây có dân cư sinh sống từ lâu đời.

Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí tập 2 có ghi rõ: "Hòn Biện Sơn ở ngoài cửa Bạng 7 dặm thuộc huyện Ngọc Sơn, nổi vọt lên ở giữa biển" [100, tr.24]. Trong cuốn Tỉnh Thanh Hóa, Charles Robequain khi đề cập về các làng ngư nghiệp của Thanh Hóa đã viết:

Biện Sơn là đảo nhỏ, hẹp, duỗi dài hướng Bắc Nam khoảng 4km, cách bờ biển không đến 1km và cách một lạch nước ngày càng bị


bùn lấp đầy, đến nỗi khi nước biển xuống, trâu bò có thể lội qua được. Ở phía tây bắc đảo có một vũng được mỏm núi che gió, trên núi hiện nay có một ngọn hải đăng. Ở trong vũng có 250 nhà của làng Biện Sơn. Đảo chỉ là một núi đá cằn cỗi, cây cối bị phá hư từ lâu, mọi người đều sống bằng nghề đánh cá, tiểu thủ công hoặc đi buôn nước mắm, làng này có khoảng 50 thuyền [62, tr.425].

Trong cuốn Địa chí Thanh Hóa (tập 1) có ghi: Đảo Biện Sơn nằm ở gần bờ biển cực nam của Thanh Hóa, có diện tích khoảng 4km2, chiều dài hơn 4km, chiều ngang chỗ rộng nhất hơn 1km. Đỉnh núi cao nhất ở đảo khoảng 162m. Đảo Biện Sơn giữ vị trí quan trọng án ngữ con đường ven biển Bắc-Nam. Phía bắc đảo Biện Sơn có một vùng biển khá rộng kín gió, là căn cứ tốt của thủy quân, thuyền bè qua lại đậu ở bến ấy không lo gì sóng gió [77, tr.685].

Từ những tài liệu ghi chép trên, có thể xác định được rằng xã đảo Nghi Sơn trước kia vốn là một cù lao nhỏ gần bờ, có cộng đồng cư dân sinh sống từ lâu đời làm nghề đánh bắt hải sản.

Không chỉ vậy, với vị trí là một vụng vừa kín gió, vừa sẵn nguồn nước ngọt, thuận tiện đường sông, đặc biệt, các yếu tố liên hoàn cửa sông cửa lạch biển đảo, thuyền bè từ đây có thể ngược Lạch Bạng theo sông Yên len lỏi khắp vùng Tây Nam hoặc tới lưu vực sông Mã, sông Lương. Từ Biện Sơn theo cửa Hà Nẫm theo sông đào Ba Hòa đi vào Nghệ An. Đôi đường ngược xuôi đều thuận tiện [38, tr.237]. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, xã đảo Nghi Sơn luôn là vị trí trọng yếu trên con đường biển thiên lý Bắc-Nam và gắn liền với nhiều cuộc hành quân tiến đánh Chiêm Thành của các vương triều Đại Việt. Năm 1312, Trần Anh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Năm 1470, Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành… Không chỉ vậy, nơi đây từng là căn cứ thủy quân của các triều đại phong kiến. Năm Mậu Tý (1788) trong cuộc chiến chống quân Mãn Thanh của nghĩa quân Tây Sơn, Ngô Thì


Nhậm và Ngô Văn Sở đã đưa thủy quân Tây Sơn từ Bắc Hà rút về đóng đồn thủy ở hải phận Biện Sơn và lập nên phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn: "Đóng đồn thủy ở hải phận Biện Sơn, còn quân bộ thì chẹn ở đèo Ba Dội (Tam Điệp Sơn) để phòng thủ cho vững chắc" [58, tr.839]. Năm 1801, khi Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, Biện Sơn là một trong những điểm đồn cứ của thủy quân nhà Nguyễn.

Nghi Sơn còn từng là tiền đồn của các triều đại phong kiến, dấu vết của các tiền đồn hiện nay vẫn còn ở trên đảo gồm: Thành Đồn, Thành Hươu và Thành Nguyệt, Thành Đồn nằm ở phía Đông Bắc của đảo vốn là một đồn tuần ti thời Lê và đến năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) cho xây dựng thành pháo đài Biện Sơn. Thành Hươu ở góc Đông Nam của đảo, đây chính là pháo đài Tĩnh Hải, còn thành Nguyệt chính là Tấn Bạng là công trình phòng thủ bờ biển của quân trên bộ [58, tr.685-686].

Với vị trí thuận lợi của mình, trong lịch sử Nghi Sơn còn là nơi ra vào buôn bán của các thuyền buôn. Các triều đại phong kiến cũng đặt ở đây các sở tuần ti để quản lý và thu thuế những hoạt động buôn bán này. Dưới triều Hậu Lê tại Nghi Sơn đã đặt Sở tuần ty (nơi kiểm soát lấy thuế lâm sản và các thuyền buôn). Ở triều Nguyễn, giai đoạn 1802-1884, quy định về lệ thuế các sở tuần ti đã quy định rõ: "Lệ thuế ở tuần ti Biện Sơn chia làm 3 hạng. Hạng nhất thuyền có bề ngang 10 thước trở lên tiền thuế 3 quan. Hàng nhì bề ngang 7 thước trở lên tiền thuế 2 quan. Hạng ba bề ngang 5 thước trở lên tiền thuế 1 quan... " [58, tr.720].

Như vậy, trong lịch sử xã đảo Nghi Sơn không chỉ là một đảo nhỏ có cư dân sinh sống, với vị trí của mình Nghi Sơn luôn giữ một vị trí trọng yếu của con đường biển thiên lý Bắc-Nam. Nơi đây vừa là tiền đồn, nhưng đồng thời cũng chính là một trong những điểm giao thương buôn bán giữa miền Bắc, miền Nam của đất nước và với các nước bên ngoài. Hiện nay, xã đảo


Nghi Sơn vẫn giữ vai trò quan trọng và trở thành một trong những KKT biển trọng điểm của cả nước.

Về mặt hành chính, trước năm 1945 xã đảo Nghi Sơn là một cù lao nhỏ ở vùng biển phía Nam của Xứ Thanh và được gọi với nhiều tên khác nhau: hòn Biện Sơn, cù Lao Biện, Biện Loan, vào thời Nguyễn do đây là nơi dân ngụ cư đến từ nhiều vùng khác nhau nên được gọi là phường Tứ chiếng Biện Sơn, sau đó đổi thành phường Cận Sơn. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, phường Cận Sơn được đổi tên thành thôn Nghi Sơn, có nghĩa là “hòn đảo núi uy nghi”, thuộc xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Tên gọi Nghi Sơn có từ đó và tồn tại cho tới nay. Ngày 14/12/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số: 163/QĐ-TTg chia Hải Thượng thành 3 xã: Nghi Sơn, Hải Thượng và Hải Hà. Xã Nghi Sơn được hình thành và ổn định về địa giới hành chính từ đó. Cũng từ đây địa giới hành chính của xã được xác định trong khoảng 19,3 vĩ độ Bắc, 105,87 độ kinh Đông. Phía Bắc, phía Nam và phía Đông của xã giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Hải Hà và Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia với 4 thôn: Thôn Bắc Sơn, thôn Trung Sơn, thôn Thanh Sơn và thôn Nam Sơn [9, tr.3].

Dấu mốc đánh dấu việc xã đảo Nghi Sơn từ một đảo gần bờ thành bán đảo chính là sự kiện năm 1964 khi ở đây thành lập hợp tác xã muối Bãi Ngọc. Để đảm bảo cho việc khai thác cánh đồng muối thì huyện đã cho đắp 2 con đê chắn sóng. Con đê thứ nhất nối phía Bắc xã Hải Thượng với đảo Nghi Sơn có chiều dài 800m. Con đê thứ 2 nối phía Nam xã Hải Thượng với đảo Nghi Sơn có chiều dài 1000m [9, tr.165]. Đến năm 1974, một con đường mòn từ đất liền ra đảo Nghi Sơn dài gần 2km đã được thi công. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã. Việc xây dựng con đường tạo động lực cho nhân dân Nghi Sơn bắt tay vào công cuộc xây dựng kinh tế, hàn

Ngày đăng: 13/09/2023