Các Công Trình Nghiên Cứu Về Vùng Đất Và Tín Ngưỡng Cộng Đồng Cư Dân Xã Đảo Nghi Sơn


Cùng với những công trình kể trên, những nghiên cứu về tín ngưỡng cư dân ven biển Thanh Hóa còn được công bố ở nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hay tại các hội nghị hội thảo trong nước và quốc tế: Cửa thần Phù (Phạm Tuấn-1995); Làng Diêm Phố - xã Ngư Lộc (Phạm Tuấn- 2006); Làng ngư nghiệp ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá (Phạm Tuấn- 2006); Di sản văn hóa biển Thanh Hóa (Lê Văn Tạo-2012); Tín ngưỡng cư dân ven biển Hậu Lộc trong đời sống hiện đại (Nguyễn Thị Việt Hưng-2017); Tục thờ cá ở một số làng ven sông biển Thanh Hóa (Hoàng Minh Tường- 2010); Biển trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Nguyễn Thị Việt Hưng-2016).... Trong những công trình nghiên cứu này, các học giả đã đề cập đến các nội dung về tín ngưỡng của cư dân vùng biển Thanh Hóa với những hướng nghiên cứu và tiếp cận khác nhau, kết quả của các công trình bước đầu giúp ta nhận diện được các hình thái tín ngưỡng của cư dân ven biển Thanh Hóa. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu của NCS.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vùng đất và tín ngưỡng cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn

So với số lượng đã ít ỏi những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng cư dân ven biển Thanh Hóa thì những công trình nghiên cứu về xã đảo Nghi Sơn và tín ngưỡng cư dân xã Nghi Sơn còn hiếm hoi hơn.

1.1.3.1. Nhóm những công trình nghiên cứu về vùng đất Nghi Sơn

Trước tiên, để xác định vị trí của xã đảo Nghi Sơn, có một số công trình đề cập đến như An Tĩnh cổ lục của học giả người Pháp H.L. Breton (2014) [19], Đại Nam nhất thống chí (phần tỉnh Thanh Hóa) (2006) [100], Tỉnh Thanh Hóa của học giả người Pháp Cherlers Robequain (2012) [62], Lịch sử Thanh Hóa (2002) [12] tập 3, Địa chí Thanh Hóa (2000)tập 1, Địa chí huyện Tĩnh Gia(2010) [38] và Lịch sử Đảng bộ xã Nghi Sơn (2013) [9].


Các công trình này xác định vị trí của xã đảo Nghi Sơn trước kia và hiện nay trên bản đồ hành chính của tỉnh Thanh Hóa.

Vị thế và vai trò của xã đảo Nghi Sơn trong lịch sử cũng được đề cập đến trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục (2007), Đại Nam thực lục (2012) của Quốc sử quán triều Nguyễn,... Các nhà chép sử đã cung cấp những cứ liệu ghi chép cho chúng ta những minh chứng rõ ràng để có thể khẳng định vị thế của xã đảo Nghi Sơn trong lịch sử với tư cách là phòng tuyến quân sự cũng nhưng là tiền đồn của các triều đại phong kiến. Nghi Sơn cũng được mô tả là nơi giao thương buôn bán, là điểm trú ngụ trung chuyển của các thuyền buôn và do đó là điểm được đặt các sở tuần ty để quản lý và thu thuế những hoạt động buôn bán này dưới các triều đại phong kiến (Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục...)

Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2014, các tác giả Bùi Xuân Đính, Vũ Văn Tuyến đã nhắc đến một nhân vật là ông Tôn Thất Cơ, người đã có công rất lớn với vùng đất Biện Sơn, đặc biệt là những việc làm của ông đối với người dân nơi đây đã làm chuyển biến mạnh mẽ cuộc sống của họ đặc biệt là việc mở con đường từ phía Nam đảo sang đến làng giúp cho cuộc sống của bà con nơi đây thuận tiện hơn...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Ngoài ra, còn có một số bài viết được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành như Giếng Chăm trên cù lao Biện (2016) của tác giả Hoàng Minh Tường (báo điện tử Văn hóa và đời sống Thanh Hóa) trong đó tác giả miêu tả hệ thống các giếng cổ trên xã đảo Nghi Sơn và khẳng định chủ nhân của các giếng vuông này là người Chăm. Bài viết Biện Sơn mang đậm giá trị văn hóa biển (2016) của Nguyễn Văn Minh cho ta một cái nhìn khái quát đầu tiên về các giá trị văn hóa của vùng đất Nghi Sơn; bài viết của tác giả Trọng Đại mang tựa đề Vẻ đẹp thanh bình trên xã đảo Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa


Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 4

(2017) đây là một chùm ảnh chụp lại những cảnh đẹp của xã đảo Nghi Sơn qua lăng kính của tác giả.

1.1.3.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng xã đảo Nghi Sơn

Cuốn sách sử đầu tiên có đề cập đến tín ngưỡng của xã đảo Nghi Sơn phải kể đến là Đại Việt sử ký toàn thư, cụ thể là sự kiện vua Lý Thái Tổ đi dẹp loạn ở Diễn Châu, khi trở về có đi qua Biện Loan (một tên gọi khác của vùng đất Nghi Sơn ngày nay) và gặp nạn ở đây nên vua đã thực hiện nghi lễ thắp hương cầu khấn trời và đã được linh ứng. Những ghi chép trong tài liệu trên giúp ta khẳng định rằng nơi đây đã có người dân sinh sống từ lâu đời và hẳn đã có những cơ sở thờ tự linh thiêng. Cùng với Đại Việt sử ký toàn thư, một loạt các sách sử về sau cũng có đề cập đến vùng đất Nghi Sơn và có nhắc đến vấn đề tín ngưỡng ở đây như Đại Nam nhất thống chí: “Dưới núi về phía tây nam có giếng Tẩy Ngọc (giếng rửa ngọc), trên đỉnh núi, phía Bắc có đền thờ thần, phía nam chùa Phật; phía tây có đền thờ Mỵ Nương công chúa, dưới đền là vũng ngọc sản xuất ngọc trai” [, tr.24]; hay như công trình An Tĩnh cổ lục (2014) [19] của H.L.Breton có chép rằng: “Theo truyền thuyết dân gian Thanh Hóa, Tiên ngọc có nghĩa là cái giếng mà ở đây người ta rửa ngọc trai, có lẽ cũng là cái giếng mà ngày nay còn thấy ở gần đền “Ngọc Công” làng Yên Hoa, về phía Nam Thanh Hóa, nơi đây có đền thờ nàng công chúa bất hạnh” [19, tr.74-75]. Các công trình trên cho chúng ta thấy ở vùng đất này đã có người dân sinh sống từ lâu và có các cơ sở thờ tự các vị thần của mình.

Dưới góc độ miêu tả giới thiệu về hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của xã đảo Nghi Sơn, cuốn Chùa Xứ Thanh (2017) [15] của Ban Trị sự phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu về 2 ngôi chùa tại xã Nghi Sơn bao gồm chùa Bãi Đông và chùa Nghi Sơn. Thực tế, trong lịch sử hai ngôi chùa này là một, gọi là chùa Biện Sơn. Ban đầu ngôi chùa nằm ở vị trí Bãi Đông, sau do việc dân di dời địa điểm sinh sống nên chùa được di rời sang vị trí gần nơi


người dân định cư, còn chùa Bãi Đông được khôi phục lại trên nền chùa ban đầu do nhu cầu của người dân. Cuốn sách đã đi vào miêu tả chi tiết kết cấu kiến trúc của ngôi chùa trước kia và hiện nay. Tác giả cũng đi bàn luận một số giá trị văn hóa, lịch sử của những ngôi chùa này.

Luận án tiến sĩ dân tộc học Phương thức mưu sinh của cư dân ở xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (2017) [94] của Vũ Văn Tuyến đã phân tích những phương thức mưu sinh của cư dân xã Nghi Sơn từ xưa và trong bối cảnh hiện nay. Tác giả cũng đã đề cập đến một số yếu tố văn hóa như: hệ thống tri thức dân gian, các kiêng kỵ, nghi lễ tín ngưỡng và tôn giáo. Tác giả liệt kê các vị thần được thờ ở xã Nghi Sơn và thần tích về vị thần này nhưng chưa có sự phân tích và đánh giá về vai trò của các vị thần đối với cộng đồng cư dân nơi đây.

Công trình Tín ngưỡng thờ các vị thần biển tỉnh Thanh Hóa (2017) [92] do Hoàng Minh Tường chủ biên liệt kê hệ thống các vị thần được thờ xã đảo Nghi Sơn, thuật lại truyền thuyết các vị thần này và bước đầu đi vào phân tích, đánh giá về tín ngưỡng thờ thần biển của cộng đồng cư dân vùng biển Thanh Hóa nói chung chứ không đi sâu vào tín ngưỡng thờ thần biển của xã Nghi Sơn.

1.1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng cư dân vùng biển, đảo Việt Nam và vùng biển Thanh Hóa nói chung, những công trình nghiên cứu về vùng đất, tín ngưỡng cư dân xã đảo Nghi Sơn nói riêng, NCS nhận thấy rằng:

* Về thời gian nghiên cứu

Trước thế kỷ XIX mới chỉ có một số sách sử với những ghi chép về tín ngưỡng thờ cá voi và ghi chép tản mạn, mang tính liệt kê, về các vị thần được thờ tự. Phải đến cuối thế kỷ XX, tín ngưỡng của cư dân vùng biển mới được


quan tâm chú ý với sự xuất hiện của một số công trình khoa học như Văn hóa dân gian các làng biển (2000) của Viện nghiên cứu văn hóa dân gian; Tục thờ thần độc cước ở một số làng ven biển tỉnh Thanh Hóa của Hoàng Bá Tường (2010)... Và bắt đầu từ khoảng thời gian này vấn đề này mới ngày càng được quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện.

Cho đến đầu thế kỷ XX vẫn có rất ít các công trình nghiên cứu về vùng đất và tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn. Một vài công trình đề cập đến vùng đất này ở khía cạnh vị trí địa - chính trị và vai trò, vị trí chiến lược này trong lịch sử như: Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục... Phải đến những năm đầu của thế kỷ XXI mới có một số công trình nghiên cứu về vùng đất này, tuy nhiên nghiên cứu về tín ngưỡng thì hầu như còn vắng bóng.

* Về không gian nghiên cứu: Khi nghiên cứu về vùng biển, đảo Việt Nam nói chung, cụ thể là vùng biển Xứ Thanh, hầu hết các học giả, nhà nghiên cứu thường chỉ tập trung vào các làng biển ven bờ mà chưa chú ý đến một làng đảo nhỏ gần biển có cư dân sinh sống. Phải đến những năm gần đây mới có một số công trình nghiên cứu mở rộng ra địa điểm đặc thù này.

* Về nội dung: Các công trình đã nghiên cứu về tín ngưỡng cư dân vùng biển, đảo Việt Nam và ven biển Thanh Hóa ở trên nhiều khía cạnh khác nhau và đã làm rõ được các loại hình tín ngưỡng của cư dân vùng biển, những đặc trưng của tín ngưỡng truyền thống biểu hiện qua nguồn gốc, đối tượng thờ, cơ sở thờ tự, nghi lễ...

Đối với vùng đất Nghi Sơn, các nội dung nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc xác định vị trí của xã đảo Nghi Sơn nằm ở đâu trên bản đồ của Thanh Hóa và quá trình trở thành bán đảo khi đảo được nối với đất liền... Ở khía cạnh tín ngưỡng cũng đã có một vài công trình thống kê các cơ sở thờ tự, những vị thần được nhân dân nơi đây thờ phụng, tuy nhiên, chưa có nghiên


cứu nào chuyên sâu và toàn diện về diện mạo, vai trò và vị trí của tín ngưỡng đối với cư dân nơi đây cũng như sự thích nghi, vận động và biến đổi tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nhằm thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống, đặc biệt trong bối cảnh CNH - HĐH, cụ thể là những thích ứng của cư dân nơi đây khi chịu tác động từ sự phát triển của KKT Nghi Sơn - một trong những KKT ven biển quan trọng của đất nước.

Với những lý do trên, nghiên cứu về tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn là cần thiết nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu văn hoá về vùng biển này. đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi xã đảo Nghi Sơn đang ngày càng chịu những tác động mạnh mẽ từ quá trình CNH-HĐH đất nước.

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Các khái niệm

1.2.1.1. Tín ngưỡng

Tín ngưỡng là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người, phản ánh niềm tin, ước vọng của con người từ xưa đến nay. Cho nên, tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành có cách tiếp cận riêng, vậy nên cho đến nay khái niệm tín ngưỡng vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi. Hiện nay, có hai quan điểm khi đưa ra khái niệm về tín ngưỡng: (1) Tín ngưỡng là một bộ phận của tôn giáo; (2) Tín ngưỡng và tôn giáo là hai thực thể khác biệt.

Với quan điểm thứ nhất tín ngưỡng là một bộ phận của tôn giáo và là cơ sở hình thành nên tôn giáo. Một đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Đặng Nghiêm Vạn. Trong cuốn Lý Luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam [83], ông đã phân tích khá rõ khái niệm tín ngưỡng với tư cách là đức tin tôn giáo, tín ngưỡng không hoàn toàn tách rời khỏi tôn giáo và theo đó: “Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu


hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believe, theo nghĩa hẹp, croyance religieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo” [83, tr.86].

Cùng quan điểm với tác giả Đặng Nghiêm Vạn nhưng ở góc độ nghiên cứu văn hóa dân gian, tác giả Ngô Đức Thịnh đã làm rõ cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên, hay nói gọn lại niềm tin, sự ngưỡng vọng vào "cái thiêng", đối lập với cái "trần tục", hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được [75, tr.9], trên cơ sở đó đã đưa ra khái niệm chung cho tôn giáo tín ngưỡng:

Đó là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần con người mà ở đó con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, mà những cái đó chi phối, khống chế con người đó, nó nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại; sự tồn tại của các phương tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, các sức mạnh siêu nhiên đó; đó là chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng nhất định và phân định với cộng đồng khác. Tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo tín ngưỡng trên đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con người đang sống, theo các suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa đang chi phối họ [75, tr.10].

Với quan điểm tín ngưỡng và tôn giáo là hai thực thể khác biệt, công trình nghiên cứu Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1996) của Trần Ngọc Thêm [67] đã lý giải rất thuyết phục về sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo dựa vào bối cảnh, đặc điểm riêng của văn hóa Việt Nam. Theo đó tác giả xếp tín ngưỡng thuộc về văn hóa tổ chức đời sống cá nhân và đồng thời nhấn mạnh rằng: Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh mà họ tưởng tượng ra. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường -


tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân tích nên các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển biến hoàn toàn được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm mống của những tôn giáo như thế - đó là đạo Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo du nhập vào và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc (như Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo) mới xuất hiện [67, tr.262].

Ở góc độ quản lý nhà nước, Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã phân biệt rõ hơn khái niệm về tín ngưỡng và tôn giáo, cụ thể: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” [Mục 1 và mục 5 của điều 2,118].

Căn cứ vào những nhận định nêu trên, NCS nhận thấy những yếu tố căn bản cấu thành khái niệm tín ngưỡng gồm: yếu tố thiêng (thần thánh và lực lượng siêu nhiên) + đức tin + biểu tượng + thực hành (thờ cúng, cầu khấn, lễ vật dâng cúng) + cộng đồng.

Kế thừa các quan điểm nghiên cứu về tín ngưỡng của các nhà khoa học đi trước để vận dụng trong việc nghiên cứu tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, NCS đưa ra cách hiểu của mình về tín ngưỡng như sau: Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ, sùng bái của con người vào lực lượng thiêng (thiên thần, nhiên thần, nhân vật lịch sử, ông bà tổ tiên...) và niềm tin đó được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn với phong tục, tập quán truyền thống nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ bảo vệ họ trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

1.2.1.2. Xã đảo

Để làm rõ thế nào là xã đảo trước tiên chúng ta cần làm rõ 2 khái niệm "" và "đảo".

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023