Thống Kê Tình Hình Nuôi Cá Lồng Đặc Sản Tại Xã Đảo Nghi Sơn Giai Đoạn 2001 - 2010


gắn vết thương chiến tranh, nhanh chóng ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân[9, tr.94]. Ngày 11/01/2016 Thủ tướng chỉnh phủ đã ký quyết định số 99/QĐ-TTg về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, xã Nghi Sơn được công nhận là xã đảo Nghi Sơn và được thực hiện chính sách ưu đãi đối với xã đảo theo quy định hiện hành.

Về nguồn gốc dân cư của xã, theo sử sách và những tài liệu còn lưu tại xã thì vào thế kỷ XVII, đất nước chia làm hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài, một số ít người buôn bán, đánh cá gốc Bồ Lô, Chà Và ở Đàng Trong và người trong đất liền đến đảo sinh sống, hình thành phường Biện Sơn [96, tr 3].

Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, đảo Nghi Sơn do có thành phần dân cư từ nhiều nơi hợp về và chưa ổn định về cơ cấu tổ chức nên được sắp xếp thành phường Tứ chiếng Biện Sơn thuộc tổng Duyên La, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hoa (từ tháng Mười năm Minh Mệnh thứ 12, năm 1831 là tỉnh Thanh Hoa, từ đầu niên hiệu Thiệu Trị, năm 1841 đổi thành tỉnh Thanh Hóa, vì kỵ húy mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa). Năm Minh Mệnh thứ 19 (Mậu Tuất, 1838), tổng Duyên La đổi tên thành Tuần La. Không rõ từ bao giờ, tên “Phường Tứ chiếng Biện Sơn” được đổi thành “Cận Sơn phường” (đạo sắc năm Khải Định thứ chín - 1924 - phong cho Thánh Bà đã ghi địa danh này) [94, tr 42]

Các cụ cao niên cho biết, Nghi Sơn có nhiều dòng họ từ Cửa Hội (Nghệ An) di cư ra như họ Trần, họ Lê, họ Đậu. Các dòng họ này bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm đạo Gia tô của vua Minh Mệnh. Trong quá trình di cư, các ngư dân này thấy vùng biển Biện Sơn có vị trí thuận lợi, được bao bọc bởi các dãy núi. Ban đầu các gia đình này sống trên thuyền, làm nghề te bẩy. Sau một thời gian định cư, đến đầu thế kỷ XIX, họ bắt đầu di chuyển lên bờ định cư và phát triển nghề truyền thống của mình [94, tr.42].


Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Nghi Sơn có 27 dòng họ, trong đó có 4 dòng họ đến đầu tiên là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm. Các tài liệu lịch sử cũng không cho biết chính xác các dòng họ đó đến đây vào năm nào. Chỉ biết rằng, đấy là những dòng họ đầu tiên đến đây khai phá và lập làng trên đảo Nghi Sơn. Ngoài ra, vào thời vua Minh Mệnh (năm 1828) các binh lính ra canh đảo đã lập đồn trú và ở lại sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất này. Theo các cụ cao niên, hiện trong xã có 3 dòng họ lớn là Trần, Nguyễn, Lê. Có dòng họ Trần còn giữ được sắc phong và nhà thờ họ.

Thủy tổ của dòng họ Trần là bà Trần Quý Phi. Lăng Thánh Bà Trần Quý Phi còn lưu giữ hai đạo sắc phong thời vua Khải Định. Hiện nay, họ này đã phát triển thành nhiều nhánh, như là những huyết thống riêng, trong đó nhánh Trần Văn là lớn nhất. Trước đây, dòng họ Trần Văn có miếu thờ nhưng sau khi tu sửa lăng Thánh Bà thành cơ sở thờ tự, nên miếu không còn nữa.

Họ Nguyễn có hai họ lớn, cùng có tên đệm là Nguyễn Văn, đều có nhà thờ. Một họ nhà thờ, thờ ông Nguyễn Thế Quế, là người làm quan thời Tiền Lê (thế kỷ thứ X), giúp vua xây dựng kinh đô. Nhà thờ được xây dựng ở làng Đông Hải, xã Hải Thượng. Một họ có nhà thờ ở khu vực Đồng Nương (xã Hải Thượng) nhưng nay đã bị phá hủy hết.

Trong số các họ lớn nêu trên, chỉ có dòng họ Đậu là không còn tài liệu nào ghi chép. Qua trao đổi với các thành viên thuộc họ Đậu, chúng tôi được biết tổ tiên của họ ở trong Cửa Hội (Nghệ An). Do chính sách cấm đạo của vua Minh Mệnh nên họ di cư ra khu vực Nghi Sơn. Ban đầu họ sống trên các thuyền, đến đầu thế kỷ XIX, các lưu dân này mới bắt đầu định cư trên bờ, nay là khu vực thôn Bắc Sơn. Các gia đình lưu dân này có truyền thống làm nghề chài lưới, đến đảo Nghi Sơn họ càng có điều kiện phát triển nghề nghiệp truyền thống. Trong quá trình khảo sát thực tế chúng tôi được biết, hầu hết


các chủ tàu làm nghề đánh bắt xa bờ hiện nay ở Nghi Sơn đều là con cháu của các gia đình lưu dân trước đây [94, tr.43-44].

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự cần cù lao động của người dân, diện mạo xã đảo Nghi Sơn đã có sự đổi thay đáng kể trên mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội. Hiện nay, xã đảo Nghi Sơn được chia thành 4 thôn: Bắc Sơn, Trung Sơn, Thanh Sơn và Nam Sơn, dân số toàn xã là 9.278 người (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Dân số các thôn xã đảo Nghi Sơn năm 2018


TT

Thôn

Dân số

Số hộ

Số khẩu

1

Bắc Sơn

738

2790

2

Trung Sơn

538

1882

3

Thanh Sơn

411

1742

4

Nam Sơn

903

2864

Toàn xã

2.590

9.278

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 6

Nguồn: UBND xã đảo Nghi Sơn

Trong bốn thôn, thôn Bắc Sơn có 725 hộ, với 2673 nhân khẩu, trong đó có 420 hộ là giáo dân, là thôn tập trung chủ yếu giáo dân của giáo xứ đạo Nghi Sơn. Theo ông Nghiêm Văn Cộng, Chánh trương giáo xứ Nghi Sơn cho biết, đa số giáo dân ở đây mang họ Đậu và Lê, một số ít là các họ Trần, Nghiêm. Các giáo dân ở đây chung sống thuận hòa với cư dân khác trên đảo và cùng nhau đoàn kết xây dựng xã đảo ngày càng phát triển.

1.3.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội

1.3.3.1. Đặc điểm kinh tế

Do vị trí, địa hình của xã là một hòn đảo nhỏ gần bờ nên từ bao đời nay phương thức mưu sinh của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào biển. Vì vậy,


kinh tế truyền thống ở xã đảo Nghi Sơn là khai thác, đánh bắt, chế biến hải sản và một số nghề thủ công phục cụ công việc đánh bắt và chế biến hải sản.

Về phương thức đánh bắt và khai thác thủy sản truyền thống chủ yếu là thủ công với các ngư cụ đánh bắt như: thuyền, lưới, câu... hình thức đánh bắt chủ yếu là nghề te bẩy, nghề vó sáng, nghề lưới rút, nghề mành rắc, nghề lưới rê…Theo thời gian, các hình thức đánh bắt mang tính thủ công không mang lại hiệu quả cao nên những phương thức này dần được thay thế. Phương thức đánh bắt chủ yếu của cư dân xã đảo hiện nay là mành chụp và câu vàng là hai nghề hoạt động chính ở khu vực ngoài khơi. Còn đối với khu vực gần bờ, ngư dân Nghi Sơn còn rất nhiều hình thức khai thác hải sản như nghề lưới giã, lồng bát quát, lưới ghẹ, bóng mực, câu tay...

Về chế biến hải sản, từ lâu ở Nghi Sơn có nghề phơi cá khô và làm mắm. Nước mắm Biện Sơn tuy không nổi tiếng như nước mắm Ba Làng, Du Xuyên (xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia), nước mắm Cự Nham (xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương) nhưng cũng rất được ưa chuộng. Nước mắm làm ra một phần được bán cho chủ buôn bên Ba Làng và Du Xuyên, còn lại được đem bán ở khu vực miền núi trong tỉnh và chuyển ra Hà Nội. Ngày nay, diện tích đất ở của các hộ gia đình bị thu hẹp do phải chia đất cho các con ra ở riêng, đường làng ngõ xóm cũng bị lấn chiến nên nghề làm nước mắm ở đây đã thu hẹp lại, những hộ gia đình làm mắm chỉ làm với quy mô nhỏ, chủ yếu cung cấp cho gia đình và những người thân quen biết đến sử dụng. Với nghề phơi cá khô, cá tươi đánh bắt từ biển mang về, ngoài phần lớn tiêu thụ tươi, bán cho chủ buôn và các cơ sở chế biến trong xã; còn một phần được ngư dân giữ lại để tự phơi khô dùng để ăn, làm quà hoặc bán cho dân các địa phương lân cận. Trước đây, nghề phơi cá khô mang tính chất nhỏ lẻ với số lượng cá


phơi không đáng kể. Những năm gần đây, nghề phơi cá khô phát triển mạnh, tạo việc làm cho một bộ phận lao động nữ trong xã.

Bước sang thời kỳ đổi mới, người dân xã đảo Nghi Sơn tiếp tục phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương, bà con đã chú trọng đầu tư mua sắm nhiều hơn những công cụ phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ, đánh bắt dài ngày trên biển (tính đến năm 1993 toàn xã đã có 200 chiếc thuyền đánh cá) [9, tr.131]. Cùng với việc thực hiện chính sách đổi mới, nhiều hộ gia đình đã phát triển kinh doanh, sản xuất theo hình thức mới. Các đại lý kinh doanh hải sản đầu tư tiền vốn cho các hộ gia đình để thu mua hải sản, các tổ dịch vụ hậu cần ngày càng mở rộng. Nhiều tổ sửa chữa lắp ráp khí, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền tại chỗ cũng được hình thành. Sự phát triển nhanh chóng này đã tạo cho nền kinh tế xã có sự đa dạng hơn. Cùng với đó vào những năm đầu của thập niêm 90, với điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước giàu chất dinh dưỡng, biển lặng sóng, nơi được bao bọc bởi các dãy núi và khu dân cư nên vùng biển Nghi Sơn có điều kiện lý tưởng để phát triển một nghề mới là nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài đặc sản vừa có giá trị kinh tế cao vừa có khả năng làm sạch môi trường như cá song,cá giò,cá mú...Trong gần 20 năm qua, nghề nuôi trồng hải sản đã phát triển mạnh tại Nghi Sơn, trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đóng góp lớn vào tổng thu nhập toàn xã và cải thiện đời sống cho một bộ phận đáng kể bà con cư dân trong xã. Các hộ không chỉ giàu lên từ nghề nuôi cá lồng mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Có thể nói, so với các địa phương ven biển trong tỉnh Thanh Hóa, chỉ có xã đảo Nghi Sơn mới có địa hình lý tưởng để phát triển nghề nuôi cá lồng biển.


Bảng 1.2. Thống kê tình hình nuôi cá lồng đặc sản tại xã đảo Nghi Sơn giai đoạn 2001 - 2010‌

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Số hộ

nuôi

25

30

40

42

49

56

56

58

66

69

Số

lồng nuôi


100


120


280


300


298


300


300


360


550


580

Sản lượng

(tấn)


2668


3159


6736


7387


6686


5824


5711


6979


8687


8778

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa

Một bước chuyển mới trong phát triển kinh tế của xã đảo Nghi Sơn, kể từ khi xã nằm trong quy hoạch phát triển của KKT Nghi Sơn, tình hình kinh tế của xã cũng chịu những tác động từ KKT, nhất là từ giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây, khi mà các hoạt động sản xuất của KKT đi vào hoạt động, kinh tế của xã đã chịu những tác động nhất định: Cơ cấu kinh tế của xã đã có những bước chuyển dịch nhất định, các loại hình kinh tế trong xã đa dạng hơn; loại hình kinh tế dịch vụ có xu hướng tăng nhanh và kinh tế ngư nghiệp có xu hướng giảm. Theo đó cơ cấu lao động trong xã cũng thay đổi. Các chính sách trong phát triển kinh tế của xã cũng có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển chung. Các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế biển được chú trọng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, tu bổ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm 2005- 2010 bình quân đạt 16,5% (tăng 4,5% so với những năm 2000-2005). Giá trị tổng sản phẩm của xã (GDP) trong các năm bình quân đạt 51,6 tỷ đồng/năm.


Đời sống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đã có những bước chuyển biến đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Chất lượng đời sống của người dân trong xã ngày càng rút gần khoảng cách với các xã xung quanh và những xã ven biển khác.

Bảng 1.3. GDP và thu nhập bình quân theo đầu người của xã đảo Nghi Sơn (giai đoạn 2005 - 2018)‌

TT

Năm

Thu nhập của toàn xã

(đơn vị tính: tỷ vnđ)

Thu nhập bình quân theo đầu người

(đơn vị tính: triệu vnđ/người)

1

2006

42

6,5

2

2007

45

6,7

3

2008

49

6,8

4

2009

52

7

5

2010

58

7

6

2011

67

7,5

7

2012

72

8,8

8

2013

96

11,2

9

2014

119

12,58

10

2015

198

22,7

11

2016

224

25,7

12

2017

246

28,1

13

2018

255

28,8

Nguồn: UBND xã đảo Nghi Sơn

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế trong xã không mang tính bền vững lâu dài. Theo như quan sát của chúng tôi đối với những ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương nếu trong tương lai nếu không có một chương trình, kế hoạch cụ thể cho sự phát triển bền vững sẽ làm cho ngành này suy giảm: khai thác thủy sản gặp nhiều


khó khăn do hạn chế phương tiện, trình độ, kỹ thuật... Việc nuôi trồng thủy hải sản cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết, môi trường ô nhiễm do hoạt động của cảng nước sâu Nghi Sơn, xả thải sinh hoạt của người dân, sự phát triển nuôi trồng một cách ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến việc cá chết hàng loạt xảy ra liên tục (như năm 2016 khu vực nuôi cá lồng ở Nghi Sơn bị chết gần 50 tấn chỉ trong thời gian ngắn...) đã gây thiệt hại không ít cho bà con. Trong khi đó, những ngành nghề kinh tế mới như: làm công nhân tại KKT, dịch vụ du lịch,... không mang tính ổn định do lực lượng lao động cho nhóm ngành kinh tế này chỉ là lao động phổ thông, không có tay nghề chuyên môn. Khi các nhà máy đi vào hoạt động, không còn nhu cầu sử dụng nhân công lao động phổ thông, sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp cho họ. Vấn đề đặt ra là cần có một chính sách phát triển phù hợp, đảm bảo cho kinh tế của xã phát triển ổn định, tạo nền tảng cho các vấn đề khác được giải quyết ổn thỏa, hợp lý.

1.3.3.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Xã đảo Nghi Sơn vốn là một đảo nhỏ gần bờ, đã từng là tiền đồn, căn cứ thủy quân của các triều đại phong kiến. Với vị trí riêng biệt của mình, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đã tạo cho mình những giá trị văn hóa vừa mang những điểm chung của văn hóa biển Thanh Hóa lại vừa đem những dấu ấn riêng được tạo thành bởi môi trường sống biển đảo. Theo con số thống kê của UBND xã đảo Nghi Sơn, trên địa bàn xã có 6 di tích và danh thắng, phân bố đều khắp trong xã. Những di tích này mang đậm dấu ấn sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân nơi đây: đền thờ Tứ Vị thánh nương, đền Quan Sát Hải đại vương, lăng Thánh Bà Trần Quý Phi. Ở xã còn có di tích ghi lại dấu ấn sự kiện lịch sử: thành Hiêu, pháo đài Tĩnh Hải, khẩu súng thần công.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023