Hệ Thống Lễ Và Lễ Hội Trong Năm


khoang cá đầy, tạo dựng cuộc sống bình yên giữa mênh mang trời biển luôn bị thiên tai bão tố rình rập. Huyền tích về Thánh Bà được người dân kể rằng: “Tương truyền Bà là một người con gái của dòng họ Trần, luôn đi theo thuyền đổi (thuyền đi đổi cá, nước mắm lấy hàng hóa khác trên đất liền) để phục vụ cơm nước. Trong một lần đi đổi ở vùng Đông Sơn (nay thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa), thuyền bỏ neo tại làng Trổ để đổi cá lấy khoai, gạo. Mọi thành viên trên thuyền mang cá lên bờ để đổi, Bà ở lại trông nom, cơm nước. Đến buổi trưa mọi người quay lại thuyền, thấy bếp vẫn đỏ lửa, nồi cơm đang sôi nhưng không thấy Bà đâu. Mọi người nghĩ Bà ngã xuống sông nên đã thuê người lặn tìm, nhưng tìm mãi không thấy đâu. Theo quan niệm của người dân vùng biển người bị chết đuối 3 ngày sẽ nổi, 7 ngày chìm nên thuyền đã đậu lại để tìm kiếm và chờ đợi. Sau 3 ngày 3 đêm, bất chợt người ta thấy Bà đi lên từ mũi thuyền mà toàn thể người Bà khô ráo không hề bị ướt và còn có một dấu son trước ngực. Mọi người có hỏi nhưng Bà bảo không biết và không nhớ gì. Sau đó thuyền trở về đảo, Bà vẫn đi chợ, buôn bán bình thường. Sau một thời gian, bỗng dưng Bà có thai và sinh ra 2 quả trứng, sau nở ra một con rắn màu xanh và một con rắn màu vàng. Ban đầu Bà rất hoảng sợ, nhưng 2 con rắn đã cất lời: là chúng con đây mẹ. Từ đó Bà sống cùng 2 con rắn. Vào một ngày tháng Tư năm đó, đó là một ngày oi bức Bà đi chợ về nhà, như bình thường 2 con rắn đến quấn quýt lấy Bà, nhưng khi đó trong người rất bức và mệt mỏi, thế là Bà vung tay lên, không may một con văng ra và đứt một đoạn đuôi. Hai con rắn thấy sợ và bò lại cái thúng chúng vẫn nằm. Đến đêm khi Bà đang ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng nói chuyện rằng: "Nay mẹ không thương anh em ta nữa rồi, thôi ta về ở với cha thôi". Sau đó, trời bỗng dưng đổ mưa to gió lớn. Bà và 2 con rắn biến mất. Lúc này mọi người bàng hoàng chưa hiểu chuyện gì xảy ra và đổ đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Đến ngày thứ 49 sau khi Bà mất thì một người trong gia đình bị ông rắn nhập


vào. Người bị nhập cầm theo một con dao và đến khu vực lăng Thánh Bà hiện nay và chỉ đây là mộ của mẹ và dặn trông coi cẩn thận. Mọi người trong gia đình không biết thực hư thế nào nhưng thấy rất kỳ lạ. Suy nghĩ lại những sự việc diễn ra với Bà lâu nay nên bà con trong họ cho đây là một điềm báo, từ đó trong dòng họ thờ cúng Bà. Cũng kể từ đó, mỗi khi người trong gia đình đi nghề mà thắp hương kêu cầu Bà thì đều được phù hộ thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá và buôn bán thuận lợi. Bà con trong làng thấy vậy thì cũng đến để thắp hương cho Bà và xin Bà phù hộ. Theo thời gian, Bà từ một người chết thiêng của dòng họ đã trở thành một vị thần linh thiêng, có quyền năng, luôn trợ giúp và bảo hộ cho bà con trong xã.

Theo sử sách, năm Mậu Thân - 1788, Nguyễn Huệ lấy Biện Sơn làm căn cứ thủy quân, hợp cùng các đạo quân trên bộ, thần tốc kéo ra Thăng Long. Lúc cất quân, nhà vua đã đến đền thờ Trần Quý Phi khẩn cầu mong được phù hộ. Đại thắng quân Thanh, nhà vua đã quay lại tạ thần. Sau này vua Khải Định cũng có sắc phong Bà là Thượng đẳng thần. Hiện 2 sắc phong cho Bà vẫn được con cháu trong dòng họ gìn giữ.

Lăng Thánh Bà cũng có kiến trúc gần giống với đền thờ Tứ Vị thánh nương, chỉ khác với đền Tứ vị là bên trong chính điện của lăng Bà là "Thượng sàng hạ mộ" (trên là ban thờ, dười là mộ). Ban đầu lăng Thánh Bà có kết cầu kiến trúc gồm: cổng-bình phong-mộ [PL7, ảnh 18, tr.192]. Đến năm 1995 khi lăng Thánh Bà được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nằm trong cụm di tích và danh thắng Biện Sơn thì con cháu trong dòng họ cùng nhân dân đã đóng góp và xây dựng lăng Thánh Bà như hiện nay [PL7, ảnh 19-20, tr.193].

Kết cấu kiến trúc hiện nay của lăng gồm Cổng-sân-lăng. Cổng của lăng cung giống như đền Tứ vị với cấu trúc kiểu nghi môn. Sân lăng vừa phải, bên phải là tòa nhà nhỏ để kiệu và các đồ dùng trong lễ rước Bà, bên trái là con


đường nhỏ đi ra cổng phụ của lăng nối liền với con đường chính của xã (về cổng của lăng cũng giống như ở đền Tứ vị, có cổng chính sát với bờ biển, cổng phụ nằm ngay bên trục đường chính của xã). Lăng có bố cục bên trong cũng chia làm 3 gian. Gian giữa chính là mộ của Bà, bên trên là ban thờ và ngai thờ. Hai bên tả gian và hữu gian thờ 2 người con của Bà (chính là 2 chàng rắn: rắn xanh và rắn vàng). Phía dưới ban thờ Bà là ban thờ ngũ hổ [PL7, ảnh 21-22-23, tr.194-195].

2.1.1.4. Cá Ông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Tục thờ cá Ông là một tục thờ được cho là xuất nguồn từ tục thờ cá Voi của người Chăm, trải qua quá trình bản địa hóa cũng như quá trình Nam tiến của người Việt, tục thờ cá Ông đã trở thành tín ngưỡng của người dân Việt và trở thành một trong những tục thờ đặc thù trong tâm linh đời sống của cư dân ven biển. Sự gắn bó giữa ngư dân và cá Ông chính là niềm tin vào việc tìm ra nguồn cá và sự chỉ dẫn con đường về đất liền khi gặp giông gió, mưa bão với sự trợ giúp của loài cá voi. Những con cá Ông sẽ luôn xuất hiện kịp thời khi ngư dân cần đến sự giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. Để biết ơn sự giúp đỡ của cá Ông đối với ngư dân, cộng đồng ngư dân các vùng biển đã lập đền thờ để thờ và coi cá Ông như là một vị thần hộ mệnh trong mỗi chuyến ra khơi.

Cũng như nhiều cộng đồng cư dân biển đảo khác, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn cũng có tục thờ cá Ông. Tuy nhiên, việc thờ cá Ông ở đây khá mờ nhạt so với những vị thần biển khác. Theo lời kể của các bậc lão niên trong làng thì trước đây xã cũng có một ngôi mộ cá Ông và nhân dân thường ra đây thắp hương trước mỗi chuyến ra khơi. Các cụ già không biết đích xác mộ được đắp và có từ khi nào, chỉ được nghe kể lại rằng vào một ngày bên bờ biển của làng xuất hiện một xác cá Ông rất lớn dạt vào bờ, nhân dân thấy vậy đã đưa cá Ông vào bờ và làm lễ chôn cất cẩn thận theo đúng các nghi thức và có lập bát hương để người dân trong làng đến thắp hương. Và từ đó trong làng

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 8


có tục thờ cá Ông và cư dân trong làng trước mỗi chuyến ra khơi, cùng với việc đến thắp hương tại đền Tứ Vị thánh nương và Quan Sát Hải đại vương thì sẽ đến mộ cá Ông thắp hương để cầu mong được bình an và có chuyến đi bội thu. Nhưng hiện nay, ngôi mộ này không còn nữa, nó đã bị phá hủy hoàn toàn ở những năm 1968, khi đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 ra miền Bắc. Vị trí của ngôi mộ được xác định là nằm ngay cạnh trạm y tế của xã hiện nay. Kể từ khi ngôi mộ bị phá hủy, việc thờ cúng cá Ông không còn được duy trì ở đây.

2.1.2. Các thực hành tín ngưỡng

2.1.2.1. Hệ thống lễ và lễ hội trong năm

Trong cấu trúc tổng thể tín ngưỡng, nghi lễ là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Giữ vai trò trung gian giữa Thần-người, nghi lễ có chức năng chuyển ý muốn, lời cầu xin và lễ vật của con người đến Thần. Khi nghi lễ được tiến hành thì dường như nó lại cho không gian thờ tự mức độ thiêng đậm đặc hơn và lúc này, người dân tin rằng việc cầu xin sẽ hiệu nghiệm hơn. Vì thế, nghi lễ còn có chức năng giải tỏa tâm lý, giúp cho tâm trạng người tham dự, cầu nguyện được yên ổn và thoải mái. Ở tín ngưỡng thờ các vị thần biển của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, việc thờ tự, cúng lễ diễn ra quanh năm, nhưng trong năm xã có một số lễ chính sau [Phụ lục 2, tr.160].

Lễ cầu ngư

Lễ Cầu ngư là lễ quan trọng nhất trong một năm của cư dân xã đảo Nghi Sơn. Mục đích của lễ là cầu xin các vị thần biển và các vị thần trong xã phù hộ cho xã có một năm mưa thuận gió hòa, cá đổ đầy khoang, đi biển yên ổn gặp nhiều may mắn. Lễ Cầu ngư được tổ chức hàng năm vào ngày 16/4 âm lịch, địa điểm tổ chức là đền thờ Tứ Vị thánh nương.

Về quy mô của lễ hội, năm nào cũng tổ chức nhưng cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế mỗi năm của xã. Năm chẵn thường tổ chức lớn hơn có tổ


chức rước thuyền, bơi thuyền, hát chèo chải. Năm lẻ chỉ tổ chức các hoạt động cúng tế và một số hoạt động khác.

Trình tự và nghi thức trong lễ cầu ngư về cơ bản gồm những lễ sau: lễ rước, lễ tế và mô phỏng các hoạt động nghề của người dân.

Lễ rước sẽ được thực hiện vào chiều ngày 16/4 âm lịch. Đầu tiên sẽ tổ chức rước bài vị củaTứ Vị thánh nương và Quan sát hải đại thần quanh xã. Đoàn rước đi trước sẽ là kiệu Tứ Vị thánh nương, đến kiệu Quan Sát hải đại vương rồi đến thuyền rước (trên thuyền có để các dụng cụ đồ nghề làm biển và quanh thuyền treo các hình mô phỏng các loại hải sản của biển như: tôm, cua, cá, mực...). Đoàn rước sẽ đi từ đền Tứ Vị thánh nương sau đó đi qua đền Quan Sát hải địa vương (nhưng ngày nay không đi qua nữa mà chỉ bái vọng do người dân lấn đất xây nhà, không thể đi được), sau đó đi đến Lăng Thánh Bà rồi đoàn rước quay trở lại đền Tứ Vị để làm lễ tế. Lễ tế được tổ chức vào buổi tối, khoảng 20h. Nội dung lễ tế là cẩn cáo với thần linh, cầu mong thần linh phù hộ cho một năm làm ăn nhiều thuận lợi. Sau phần tế lễ là những hoạt động mô phỏng lại hoạt động sản xuất hàng ngày của ngư dân như: đánh cá, bán cá, hát chèo thuyền, hát đối... Những hoạt động này được thực hiện như thật và tất cả bà con trong xã cùng tham gia. Sau khi các nghi thức tế lễ kết thúc thì người dân lần lượt vào đền để thắp hương cầu cho gia đình một năm may mắn, thuận lợi trong làm ăn [PL7, ảnh 28-29-30-31-32-33-34, tr.199- 200-201-202]. Nếu là năm chẵn tổ chức đua thuyền thì việc đua thuyền sẽ được tổ chức từ buổi sáng ngày 16/4 hoặc chiều ngày 15/4. Sau đó, tổ chức các hoạt động tiếp theo của lễ hội. Lễ hội kết thúc vào đêm 16/4.

Lễ cầu ngư được xem là nghi lễ quan trọng trong năm của cộng đồng cư dân các vùng biển. Tuy nhiên, do môi trường sống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn là đảo, nên bên cảnh những điểm tương đồng, lễ cầu ngư nơi đây có những điểm khác biệt so với cư dân các vùng biển khác của Thanh


Hóa. Về thời gian: thời điểm tổ chức lễ cầu ngư được tổ chức khi kết thúc vụ cá Bắc và bắt đầu của vụ cá Nam như các vùng biển khác. Tuy nhiên, thời gian diễn ra lễ hội nơi đây được tổ chức vào buổi tối. Mọi nghi lễ và hoạt động của lễ được gói gọn trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 16/4 âm lịch.Vào những năm chẵn có tổ chức lễ rước kiệu thì hoạt động này cũng được tổ chức từ 17 giờ tối. Về nội dung: các nghi thức chính trong lễ cầu ngư đơn giản hơn so với các địa phương khác ở Thanh Hóa. Ở Ngư Lộc (Hậu Lộc) lễ cầu ngư gồm 2 phần chính gồm: lễ tế ở đàn chính và lễ tế long châu hay như ở Hải Thanh (Tĩnh Gia) các nghi thức chính gồm: rước cỗ lễ tam sinh và cỗ tế từ xã Hải Bình đến Cảng cá Lạch Bạng rồi rước về đình làng Thanh Đình, sau cùng rước về đền Lạch Bạng (nơi thờ Tứ vị thánh nương), sau đó lễ rước bài vị các vị thần lên thuyền để xuống biển. Còn ở xã đảo Nghi Sơn chỉ xoay quanh nghi thức chính là lễ tế rồi sau đấy đến các hoạt động của phần hội. Một trong những nghi lễ được xem là quan trọng trong lễ cầu ngư lại không được thực hiện đều đặn ở Nghi Sơn, việc thả long châu chỉ được thực hiện khi năm đó cư dân thấy không phải là một năm thuận lợi, dự báo sẽ có nhiều bất chắc, tai ương. Tuy nhiên, lễ thả Long Châu lại thấy cư dân nơi đây thực hiện tại lễ tống ôn vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Về đồ lễ: chỉ có một con lợn (khi không có điều kiện thì chỉ cần thủ lợn, cái đuôi và bộ lòng), xôi gà, một con ngan và hoa quả. Không thấy có sự hiện diện của các vật phẩm từ nghề biển như các lễ hội cầu ngư khác ở Thanh Hóa như ở Ngư Lộc, Nga Bạch, Hải Thanh, Hải Bình.

Lễ kỵ Thánh Bà

Lễ này được tổ chức vào ngày 22 và 23/4, đó là ngày mất của Bà. Vào tối ngày 22/4 con cháu trong dòng họ tổ chức lễ tế yết, đến sáng ngày 23/4 tổ chức rước kiệu rồi sau đó tế lễ ngày kỵ của bà. Sau phần tế lễ của con cháu


trong dòng họ, bà con trong xã sẽ đến để thắp hương và cầu mong Bà phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa, cá tôm đầy khoang.

Về quy mô lễ kỵ Thánh Bà chủ yếu là do còn cháu trong dòng họ Trần tổ chức, không có sự tham gia của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vai trò và tầm ảnh hưởng của lễ này rất lớn đối với cộng đồng cư dân nơi đây. Lễ này vẫn được coi là một trong những lễ chính trong năm nơi đây.

Tục tống ôn

Hàng năm vào ngày rằm tháng 7 cùng với lễ Vu lan báo hiếu, xá tội vong nhân, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn còn tổ chức lễ tống ôn. Mục đích của lễ này nhằm tống tiễn, xua đuổi ôn hoàng dịch lệ những điều không may mắn trong gia đình cũng như trong làng xóm, đồng thời còn tổ chức khao cho nhưng vong hồn không nơi nương tựa được thoát khỏi cửa ngục trong ngày rằm tháng 7. Lễ tống ôn có nghi trượng chính và quan trọng nhất: làm thuyền giấy hay nhiều nơi gọi là Long Chu, cúng tế rồi rước thuyền đi khắp làng và sau đó là lễ tống ôn ra ngoài biển khơi.

Để chuẩn bị cho lễ tống ôn, trước đó khoảng nửa tháng tiến hành làm chiếc thuyền bằng giấy với mô hình là một chiếc thuyền rồng, trong lòng thuyền có để muối gạo và tiền vàng mã. Đến ngày rằm tháng 7, một thầy đồng có uy tín đã được lựa chọn sẽ tổ chức cúng tống ôn ở đền Tứ Vị thánh nương. Sau khi làm lễ cúng, đoàn rước sẽ đưa Long chu đi khắp quanh làng, đến cả các ngõ nhỏ. Người dẫn đầu đoàn rước sẽ cầm một cái loa, vừa đi vừa đọc câu "Bá thủ các quan, long vương nhà nước mau xuống thuyền mà đi trẩy". Khi đó, các nhà đã chuẩn bị sẵn muối gạo và tiền vàng mã và một chiếc roi dâu. Gia chủ sẽ dùng chiếc roi dâu đi quét khắp nhà, sau đó làm động tác xua đuổi hết tà khí ra khỏi nhà và khi thuyền Long chu rước qua, họ sẽ vãi muối gạo lên thuyền, tay quất roi dâu để xua đuổi hết tà ma và những điều không may mắn nhằm cầu mong gia đình có một năm làm ăn yên ổn. Chiếc thuyền tống


ôn sau khi đi một vòng quanh làng sẽ được rước luôn ra biển rồi để lên bè chuối và dùng tàu khéo ra ngoài biển. Khi thả bè người ta vãi thêm muối gạo với hy vọng rằng đã đưa hết được những điều không may mắn của gia đình và làng xóm đi ra xa. Sau lễ tống ôn các gia đình tổ chức lễ cúng rằm tháng bảy, đốt vàng mã cho ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu mong gia tiên dòng họ phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, may mắn, mọi việc diễn ra thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, tục này trong một vài năm trở lại đây không còn thực hiện với quy mô cả xã mà chỉ được thực hiện ở những gia đình nào thấy cần thiết.

Lễ thượng nêu và hạ nêu

Thượng nêu là một phong tục ngày tết rất phổ biến ở các làng quê Việt Nam và nó cũng là một phong tục của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn. Lễ thượng nêu thường diễn ra vào ngày 25 tháng chạp, lễ thượng nêu diễn ra ở đền thờ Tứ Vị thánh nương và tại các gia đình. Vào chiều ngày 25 tháng chạp tại đền Tứ Vị thánh nương, ông Từ đền sẽ thắp một tuần hương, lễ vật chỉ có vàng hương và trầu cau. Sau khi thắp hương xong ông Từ đền sẽ làm lễ thượng nêu, trên cây nêu có buộc một miếng vải đỏ để hy vọng một năm mới có nhiều may mắn. Sau đó tại mỗi gia đình sẽ dựng lên cây nêu của gia đình mình và trên mỗi cây nêu đều treo một dải lụa đỏ để đem lại may mắn cho gia đình trong năm mới.

Sau lễ thượng nêu, vào ngày mùng 7 tháng giêng (tức mùng 7 tết) làng sẽ tổ chức lễ hạ nêu. Bà con chuẩn bị một chút lễ đơn giản, sau đó thắp hương rồi xin phép thần linh và gia tiên cho phép hạ cây nêu ngày tết chấm dứt những ngày nghỉ tết để bắt đầu một năm làm ăn mới với nhiều may mắn. Tuy nhiên, hiện nay lễ thượng nêu không còn được thực hiện ở đây.

Lễ cầu đinh

Cùng với những lễ trên được thực hiện tại đền Tứ Vị thánh nương thì cứ vào dịp ngày cuối cùng của năm, ở đây còn diễn ra nghi lễ cầu đinh. Ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023