Thang Đo Mức Độ Thành Công Triển Khai Tín Dụng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra‌


hiệu quả nuôi trồng, sản xuất của ngành, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cá tra Việt Nam. Từ đó, biến phụ thuộc tiềm ẩn là “Sự thành công của triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra”, được mã hóa là TC.

Kế thừa nghiên cứu của mô hình nghiên cứu Belassi và Tukel (1996) đã phân tích tại mục 1.2.5, tác giả xác định 2 biến độc lập là khả năng phát triển (PT) và khả năng sinh lợi (SL) khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. Mô hình tổng thể với hàm mục tiêu như sau:

TC = β0 + β1 PT + β2 SL

Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra bắt đầu triển khai tại Việt Nam gần bốn năm. Vì vậy, trong luận án này, tác giả đánh giá tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra là sản phẩm dịch vụ tài chính mới của ngân hàng.

Đánh giá hoạt động của một sản phẩm mới thể hiện qua các khía cạnh: hoạt động tài chính, tác động của thị trường và các cơ hội kinh doanh. Cả ba khía cạnh này đều là các yếu tố ở cấp độ dự án và đều mô tả thành công tài chính của một số phẩm mới (Cooper và Kleinschmidt, 1987). Một nghiên cứu khác khảo sát đã nhận diện và tổng hợp 75 thang đo sự thành công và thất bại của sản phẩm mới. Chỉ có 16 thang đo trong 75 thang đo là phổ biến được nhận diện tại các công ty. Nghiên cứu đã chia 16 thang đo trên thành năm nhóm độc lập: thang đo sự chấp nhận của khách hàng, thang đo hiệu suất tài chính, thang đo lợi nhuận, thang đo cấp độ sản phẩm và thang đo cấp độ tổ chức (Grinffin và Page, 1993).Thước đo xác định thành công triển khaitín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp gồm: Đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng; giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua giám sát dòng tiền và hoạt động của chuỗi giá trị (WOCCU, 2009).

Trong luận án này, thang đo đánh giá mức độ thành công triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra được đánh giá dựa trên nghiên cứu của WOCCU (2009) và có chỉnh sửa để phù hợp với chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam, cụ thể:

- Để đánh giá mức độ “Đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng”, tác giả sử dụng các tiêu chí là: quy mô tín dụng, cơ cấu sản phẩm, dư nợ cho vay. Đây là 3 tiêu chí thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với sản phẩm ngân hàng.

- Để đánh giá mức độ “giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua giám sát dòng tiền và hoạt động của chuỗi giá trị”, tác giả sử dụng tiêu chí nợ xấu. Đây là kết quả của rủi ro tín dụng. Nợ xấu là khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng không thể thu hồi do khách hàng không có khả năng trả nợ.

Thang đo đánh giá sự thành công khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra thể hiện tại bảng 2.1, cụ thể:


Bảng 2.1: Thang đo mức độ thành công triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra‌

Nhóm

Thứ tự

Mã hóa

Diễn giải

Thành công triển khai

1

TC1

Ngân hàng tăng trưởng dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị cá tra

2

TC2

Ngân hàng tăng được thị phần khách hàng tham giatín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra

3

TC3

Nợ xấu tín dụng trong lĩnh vực ngành cá tra giảm so với trước khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị đối với ngành cátra


4

TC4

Ngân hàng bán được nhiều sản phẩm dịch vụ khác cho các khách hàng vay vốn theo chuỗi giá trị ngành cá tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 12

Nguồn: Mô tả của tác giả (2018)

Bảng 2.2: Thang đo đánh giá khả năng phát triển và khả năng sinh lợi

Nhóm

Thứ

tự

hóa

Diễn giải

Tác giả

Khả năng phát

triển

1

PT1

Mức độ sẵn sàng mở rộng thị trường cho vay theo tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra

Reardon và

Timmer, 2012

2

PT2

Mức độ sẵn sàng mở rộng đối tượng cho vay

theo tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra



3

PT3

Mức độ sẵn sàng tăng trưởng dư nợ cho vay

theo tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra


Khả năng sinh

lợi

1

SL 1

Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng cho ngân hàng

Nieuwenhuizen

và cộng sự, 2004

2

SL2

Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng



3

SL3

Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra giúp ngân hàng kiểm soát khoản vay tốt hơn


Nguồn: Mô tả của tác giả (2018)

Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra đã được phân tích tại mục 1.2.5, tác giả xây dựng thang đo đánh giá khả năng phát triển và khả năng sinh lợi, thể hiện tại bảng 2.2.


Bảng 2.3: Thang đo các biến thành phần trong biến độc lập tiềm ẩn


Nhóm

Thứ tự

Mã hóa

Diễn giải

Tác giả

Thanh khoản

1

TK1

Hoạt động của chuỗi giá trị ngành cá tra dựa trên hợp đồng mua bán

Singh, 2011;

Christen và Anderson, 2013


2

TK2

Các đơn vị trong chuỗi giá trị ngành cá tra tuân thủ hợp đồng mua bán


3

TK3

Trong trường hợp không tuân thủ hợp đồng mua bán, bên vi phạm sẽ chấp nhận đóng phạt

Quản trị rủi ro

4

RR1

Nhiều sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp được chào bán

Jessop và cộng sự, 2012;

Mattern và Tarazi, 2015

5

RR2

Các đơn vị trong chuỗi giá trị ngành cá tra đều mua bảo hiểm nông nghiệp


6

RR3

Tính pháp lý của tài sản thế chấp trong tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra rõ ràng


7

RR4

Tính thanh khoản của tài sản thế chấp trong tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra cao



8

RR5

Các đơn vị trong chuỗi giá trị cá tra đều có tài sản thế chấp khi vay


Lợi thế hoạt động

9

LT1

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi cho công tác nuôi trồng và sản xuất cátra

Winn và cộng sự, 2009;

Konig và cộng sự, 2013

10

LT2

Có nhiều chính sách ủng hộ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra


11

LT3

Giá cả cá tra ổn định


12

LT4

Công tác bảo quản cá tra sau thu hoạch đơn giản


Năng lực tham gia chuỗi giá trị ngành cá tra toàn cầu

13

NL1

Hệ thống cơ sở vật chất của các đơn vị trong chuỗi đảm bảo cho việc nuôi trồng/sản xuất cá tra

Đinh Văn Thành, 2009

14

NL2

Khả năng tuân thủ các quy định về quy trình tạo/ương/dưỡng/nuôi trồng, đăng ký ghi nhãn giống thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt


15

NL3

Đội ngũ lao động tham gia vào hoạt động nuôi trồng, chế biến và sản xuất cá tra có kỹ thuật và kinh nghiệm



16

NL4

Cá tra Việt Nam là nông sản được người tiêu




Nhóm

Thứ tự

Mã hóa

Diễn giải

Tác giả




dùng trong và ngoài nước ưa chuộng


Môi trường kinh tế vĩ mô

17

VM1

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động theo chuỗi giá trị ngành cátra

Winn và cộng sự, 2009;

Konig và cộng sự, 2013

18

VM2

Tỷ giá ổn định giúp hoạt động của chuỗi giá trị ngành cá tra ổn định


19

VM3

Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu ngành cá tra là cạnh tranh lành mạnh

Lợi ích

20

LI1

Đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng

Madu, 2012;

Collier, 2014

21

LI2

Quản lý dòng tiền


22

LI3

Quản lý hoạt động sản xuất của khách hàng


23

LI4

Cải thiện được thu nhập của khách hàng


Sự hiện hữu của ngân hàng

24

HH1

Sản phẩm được giới thiệu thường xuyên trên các phương tiện đại chúng

G.Mankiw, 2005;

S.Wheelan, 2002;

Miller và

Jones, 2010

25

HH2

Cán bộ ngân hàng có kiến thức tốt về chuỗi giá trị ngành cá tra

26

HH3

Ngân hàng có trách nhiệm giám sát hoạt động sản xuất các tác nhân trong chuỗi giá trị


27

HH4

Ngân hàng có nhiều địa điểm giao dịch


Hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín

dụng

28

HT1

Có nhiều nghiên cứu về khoa học, công nghệ phương thức sản xuất trong ngành cá tra

Coon và cộng sự, 2010; ;

Miller và Jones, 2010

29

HT2

Có nhiều dự báo về nhu cầu, giá cả cá tra của người tiêu dùng

30

HT3

Ngân hang có mối liên hệ tốt với các đơn vị hỗ trợ phi tín dụng


Nguồn: Mô tả của tác giả (2018)

Mô hình đánh giá việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra gồm 30 mệnh đề đo lường 30 yếu tố ở 8 khía cạnh: thanh khoản, quản trị rủi ro, lợi thế hoạt động, năng lực tham gia chuỗi giá trị ngành cá tra toàn cầu, môi trường kinh tế vĩ mô, lợi ích, s ự hiện hữu của ngân hàng, hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín dụng. 30 biến số này được mã hóa cụ thể ở bảng 2.3.


2.2.4. Xác định mẫu và thu thập dữ liệu

ĐBSCL là địa bàn tập trung nhiều địa phương có diện tích nuôi trồng cá tra lớn, cung cấp 98% sản lượng cá tra toàn quốc. Năm 2017, khu vực này có 44.195 ao nuôi cá tra thương phẩm. Trong đó 3 địa phương có sản lượng nuôi trồng cá tra lớn trong giai đoạn 2015 – 2017 là: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ. Vì vậy, tác giả thực hiện việc thu thập số liệu tập trung vào ba địa phương trên.Tác giả thực hiện khảo sát bằng cách tiếp cận trực tiếp đối tượng cần khảo sát để yêu cầu hoàn thành bảng hỏi. Một số trường hợp không gặp được trực tiếp, tác giả thực hiện gửi bảng khảo sát đến đối tượng khảo sát.

Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng cá tra tại ĐBSCL giai đoạn 2015-2017

ĐVT: ha, tấn



Tỉnh

Năm 2017

Năm 2016

Năm 2015

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Đồng Tháp

1.500

401.532

2.033

361.238

1.986

342.135

An Giang

1.319

355.570

1.150

310.973

1.191

322.370

Bến Tre

811

142.230

874

162.630

710

153.600

Cần Thơ

812

174.344

679

152.406

837

141.363

Vĩnh Long

597

70.202

459

69.471

443

74.784

Tiền Giang

213

42.000

167

33.500

111

32.755

Hậu Giang

115

32.894

95

29.888

114

33.356

Trà Vinh

84

12.980

40

10.406

10

4.504

Nguồn: Bộ No&PTNT (2017)

Kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát (Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998). Đây là cỡ mẫu thích hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tổi thiểu là 5 quan sát (với 41 biến quan sát ban đầu của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra, cỡ mẫu ít nhất của luận án là 41x5 = 205). Trên cơ sở đó, tác gi ả thực hiện 370 phiếu khảo sát phát ra.

Trong quá trình làm nghiên cứu sinh, tác giả đã nhiều lần đi khảo sát thực tế hoạt động chuỗi giá trị ngành cá tra và thực tiễn triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành này tại khu vựcĐBSCL. Để phục vụ cho công tác thu tập số liệu đảm bảo


tính chính xác và tính mới, tháng 7/2018, tác giả đã đi thực tế tại 3 tỉnh là Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ. Căn cứ vào báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn năm 2017 của NHNN, các ngân hàng có triển khai hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị tại khu vực này bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng,NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL và NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đã chia ra ba nhóm ngân hàng khảo sát như sau:

- Nhóm NHTMNhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng;

- Nhóm NHTM cổ phần Nhà nước: NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam;

- Nhóm NHTM cổ phần khác: Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL và NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội.

Hoạt động khảo sát tập trung chủ yếu tại hai nhóm ngân hàng có sự tham gia của Nhà nước vì hai nhóm này có dư nợ cho vay ngành cá tra lớn1.

Tại mỗi tỉnh, tác giả tổ chức gặp gỡ, làm việc với chi nhánh cấp 1 (trụ sở chính của chi nhánh tỉnh) của các NHTM để thực hiện khảo sát về tình hình đầu tư nguồn vốn đối với chuỗi giá trị ngành cá tra thông qua bảng khảo sát. Do địa bàn khảo sát rộng, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lớn nên tác giả nhận bảng khảo sát của đối tượng khảo sát tại các chi nhánh cấp 2, cấp 3 và phòng giao dịch qua đường bưu điện/e-mail.Đến tháng 8/2018, tác giả thu thập được 352 phiếu khảo sát hợp lệ.

Bảng 2.5: Phân bổ phiếu khảo sát theo địa bàn

ĐVT: số bảng câu hỏi


Tiêu chí

Đồng


Tháp

An


Giang

Cần


Thơ

Tổng


cộng

Số phiếu khảo sát phát ra

112

171

87

370

Số phiếu khảo sát hợp lệ thu về

108

169

75

352

Nguồn: Mô tả của tác giả (2018)


1Năm 2017, tỷ lệ dư nợ cho vay ngành cá tra của nhóm các ngân hàng Thương mại Nhà nước và nhóm các ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước lần lượt chiếm tỷ lệ 44% và 19,17% so với tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực cátra toàn ngành.


Bảng 2.6: Phân bổ phiếu khảo sát theo nhóm ngân hàng

ĐVT: số bảng câu hỏi



Tiêu chí

Nhóm NHTMNhà

nước

Nhóm NHTM cổ phần Nhà

nước

Nhóm NHTMcổ phần khác

Tổng cộng

Số phiếu khảo sát phát ra

167

135

68

370

Số phiếu khảo sát hợp lệ thu

về

164

133

55

352

Nguồn: Mô tả của tác giả (2018)


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận án xác định mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sinh đề xuất mô hình SEM, xác định biến độc lập phụ thuộc,biến độc lập tiềm ẩn và biến phụ thuộc để xử lý số liệu thu thập được.Đồng thời, xác định luận án là nghiên cứu ứng dụng nhằm hướng đến mục tiêu là kết quả của luận án vừa mang tính lý thuyết, có khả năng ứng dụng cao, nghiên cứu sinh đã hướng đến triết lý nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và chiến lược nghiên cứu phù hợp. Việc lựa chọn mẫu khảo sát được nghiên cứu sinh xác định dựa trên địa phương có diện tích và sản lượng nuôi trồng cá tra lớn trong giai đoạn 2015 – 2017.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí