Bộ Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Triển Khai Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Nông Nghiệp


biết thấu đáo về chuỗi giá trị và các thành viên trong chuỗi (Coon và cộng sự, 2010).


1.2.6. Bộ tiêu chí đánh giá kết quả triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Kết quả triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp được phản ảnh thông qua bộ tiêu chí sau:

Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng thể hiện mức độ gia tăng khách hàng và khả năng tìm kiếm khách hàng vay vốn theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn càng thể hiện ngân hàng đã tối ưu các biện pháp để tìm kiếm khách hàng



Tỷ lệ tăng trưởng

khách hàng

=

số lượng khách hàng năm n – số lượng khách hàng năm n-1

số lượng khách hàng năm n-1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 9


Tỷ lệ doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp so với doanh số giải ngân tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện sự quan tâm của ngân hàng trong hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp càng cao.




Tỷ lệ doanh số giải ngân


=

doanh số giải ngân tín dụng theo

chuỗi giá trị ngành nông nghiệp


x 100%

doanh số giải ngân tín dụng trong lĩnh

vực nông nghiệp nông thôn


Tăng trưởng dư nợ là chỉ tiêu phản ảnh sự tăng trưởng của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, đánh giá khả năng cho vay và tìm kiếm khách hàng. Tỷ lệ này càng cao càng chứng minh ngân hàng đang đẩy mạnh và mở rộng đối tượng khách hàng.


Tỷ lệ dư nợ


=

dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị

ngành nông nghiệp


x 100%

dư nợ tín dụng trong lĩnh vực nông

nghiệp nông thôn

Tỷ lệ thu lãi đối với khoản vay tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp thể hiện khả năng đôn đốc, thu hồi lãi của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thể hiện việc thu lãi của ngân hàng không thuận lợi, có khả năng ảnh hưởng xấu đến doanh thu của ngân hàng.



Tỷ lệ thu lãi

=

Tổng lãi đã thu

x 100%

Tổng lãi phải thu

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với khoản vay tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông


nghiệp thể hiện tình hình nợ quá hạn của khách hàng trong chuỗi giá trị. Cùng với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng khoản vay của ngân hàng .




Tỷ lệ nợ quá hạn


=

Nợ quá hạn của tín dụng theo chuỗi

giá trị ngành nông nghiệp


x 100%

Tổng dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị

ngành nông nghiệp



Nợ xấu của tín dụng theo chuỗi giá trị

ngành nông nghiệp


Tỷ lệ nợ xấu

=

Tổng dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị

ngành nông nghiệp

x 100%


1.2.7. Sự khác nhau cơ bản giữa mô hình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị và mô hình tín dụng ngân hàng truyền thống

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa cho vay theo chuỗi giá trị và cho vay truyền thống là: (1) ngân hàng tập trung quan tâm về phân tích ngành và tiềm năng thị trường mà họ dự định cho vay; (2) vấn đề sử dụng hợp đồng trong giao dịch và mức độ thực hiện cam kết theo hợp đồng rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công của việc cho vay theo chuỗi giá trị. Khi hợp đồng ký kết được đảm bảo, các tác nhân trong chuỗi có thể tận dụng được nguồn vốn của các tác nhân khác, đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình; (3) sự minh bạch về thông tin của các tác nhân trong chuỗi giá trị là yếu tố quyết định đến sự duy trì lâu dài của mô hình tài trợ theo chuỗi giá trị; (4) ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách tài trợ thông qua các doanh nghiệp uy tín và hoạt động hiệu quả, thường là các doanh nghiệp ở khâu chế biến và phân phối. Theo đó, ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay đối với các tác nhân khác dựa trên sự tư vấn của doanh nghiệp này – đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và hiểu biết thị trường (Miller và Jones, 2010).

Căn cứ theo đặc điểm của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, tác giả thực hiện so sánh sự khác biệt của mô hình cho vay này so với mô hình tín dụng truyền thống, cụ thể ở bảng 1.4.


Bảng 1.4: Sự khác nhau giữa Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệpvà tín dụng truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp


Tiêu chí

Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghi ệp

Tín dụng truyền thống

Sự lân cận với khách hàng

Khách hàng ở phạm vi lân cận với ngân hàng để thuận tiện giám sát

Khách hàng có thể ở xa

Cơ sở thẩm định theo mô hình 5C



Character (Uy tín)

- Uy tín của chuỗi giá trị

+ Lịch sử tín dụng của các đơn vị độc lập trong chuỗi giá trị

+ Chuỗi giá trị này đã tồn tại bao lâu?

+ Chuỗi giá trị này ổn định như thế nào?Các bên đã làm việc cùng nhau được bao lâu?

+ Mối quan hệ giữa các bên mạnh mẽ như thế nào?

+ Rủi ro liên quan nhiều bên như thế nào và cách thức giải quyết rủi ro liên quan nhiều bến đó như thế nào?

+ Các bên trong chuỗi giá trị này có đang là khách hàng của ngân hàng không?

- Uy tín của khách hàng thể hiện qua việc đúng hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng

+ Cách tiếp cận theo từng cá nhân

+ Thời gian từng cá nhân đã làm việc với ngân hàng là bao lâu?

+ Tài khoản hoạt động tốt như thế nào?

+ Tất cả các nghĩa vụ trước đây có được thực hiện?

+ Có thông tin tham khảo thương mại và kinh doanh nào sẵn có không?

+ Có báo cáo của cơ quan quản lý tín dụng?

Capacity (Năng lực)

Lưu chuyển tiền tệ trong chuỗi giá trị

Khả năng hoàn trả khoản vay

Capital (Vốn)

Vốn hóa của chuỗi giá trị

Vốn tự có của khách hàng

Collateral (Tài sản thế chấp)

Dòng chu chuyển tiền mặt và hàng hóa có thể được dự đoán từ lịch sử hoạt động hoặc các hợp đồng trước đây có thể thay thế hoặc làm mạnh hơn các tài sản thế chấp

Tài sản được cung cấp cho người cho vay để đảm bảo khoản vay hoặc các dòng tín dụng khác, để giảm thiểu những tổn thất cho ngân hàng

Conditions (Các điều kiện khác)

Mối quan hệ chiến lược giữa các bên trong chuỗi giá trị hỗ trợ việc ra quyết định và đảm bảo các

Đánh giá và ra quyết định hơp lý và phù hợp được đưa ra sau khi xác định các thông tin tín dụng.



Tiêu chí

Tín dụng theo chuỗi giá trị

nông nghi ệp

Tín dụng truyền thống


nguyên tắc tốt hơn

Tín dụng được cung cấp với kỳ vọng là các điều khoản tín dụng sẽ được đáp ứng

Kiến thức kỹ thuật

Kiến thức kỹ thuật chắc chắn, đảm bảo hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sản xuất

Kiến thức kỹ thuật hạn chế

Hoàn trả khoản vay

Khoản vay hoàn tất khi các khách

hàng trong chuỗi giá trị trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho khoản vay

Khoản vay hoàn tất khi khách

hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho khoản vay

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

1.3. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÍN DỤNGTHEO CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị tại một số quốc gia trên thế giới

Để tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị trên thế giới, tác giả đã lựa chọn các quốc gia nghiên cứu theo ba nhóm :

- Nhóm quốc gia có các chuỗi giá trị nông sản điển hình và đã triển khai mô hình tín dụng theo chuỗi từ sớm như: Kê-ni-a, Ru-an-đa.

- Nhóm các quốc gia có vị trí địa lý lân cận Việt Nam đã triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản như: Mi-an-ma, Inđônêxia, Thái Lan .

- Quốc gia ứng dụng thành công công nghệ vào trong triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản là U-gan-đa.

1.3.1.1. Kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị chè tại Kê-ni-a Tổng quan ngành chè tại Kê-ni-a

Kê-ni-a là một quốc gia nằm giữa xích đạo và bờ biển phía đông của Châu Phi, diện tích 586.600 km², dân số khoảng 37 triệu người. Kê-ni-a là một trong những quốc gia xuất khẩu chè lớn trên thế giới, 60% lượng chè xuất khẩu được cung cấp bởi các hộ nông dân nhỏ. Mức thu nhập bình quân của nông dân trồng chè năm 2012 tại Kê-ni-a là 1.500 USD/người/năm. Mức thu nhập này cao so với mức thu nhập bình quân của nông dân Việt Nam năm 2012 là 800USD /người/năm.


Tổng quan chuỗi giá trị ngành chè tại Kê-ni-a

Chuỗi giá trị ngành chè tại Kê-ni-a tổ chức sản xuất tốt, chặt chẽ dưới sự điều hành của Nhà nước nhưng vẫn tôn trọng những điều kiện của nền kinh tế thị trường nên đã phát huy được lợi thế của vùng kinh tế chè.

Chuỗi giá trị ngành chè tại Kê-ni-a có hệ thống tổ chức sản xuất chè hiệu quả bao gồm: (1) bộ Nông nghiệp (MOA); (2) ủy ban chè Kê-ni-a(Tea Board of Kenya - TBK); (3) quỹ nghiên cứu chè của Kê-ni-a (Tea Research Foundation of Kenya - TRFK); (4) cơ quan Phát triển chè Kê-ni-a quản lý 58 nhà máy chè quy mô nhỏ và quản lý diện tích trồng chè của hơn 500.000 hộ nông dân trồng chè; (5) hiệp hội Người trồng chè Kê-ni-a; (6) tổng Công ty Cổ phần Phát triển chè khu Nayayo (NTZDC); (7) hiệp hội Thương mại chè Đông Phi (EATTA).

Cách thức triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành chè tại Kê-ni-a

- Trước khi cho vay

Trước khi cho vay, ngân hàng thực hiện thẩm định qua các cách thức như sau:

+ Ngân hàng thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị ngành chè định tài trợ, chú trọng các yếu tố sau: nguyên tắc hoạt động, điều kiện giao dịch của các tác nhân trong chuỗi, hợp đồng mua bán. Trong đó, hợp đồng mua bán được xem là cơ sở để ngân hàng ra quyết định số tiền cho vay.

+ Ngân hàng xác định tác nhân chủ chốt: tác nhân chủ chốt trong chuỗi giá trị ngành chè tại Kê-ni-a là Đơn vị đấu giá. Ngân hàng sẽ gián tiếp thanh toán khoản tiền bán chè của nông dân qua đơn vị này. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng chú ý nhiều hơn đến uy tín và năng lực tài chính của đơn vị.

+ Ngân hàng xác định khoản trả trước cho nông dân. Mặt hàng chè nói riêng và hàng nông sản nói chung luôn có sự biến động về giả cả và sự liên tục trong sản xuất. Để đảm bảo nhu cầu tiền mặt của nông dân, ngân hàng thực hiện xác định tỷ lệ ứng trước tiền cho người nông dân thông qua giá trị ước tính của chè mà nông dân thu hoạch và chi phí trồng trọt cho mùa vụ tiếp theo.

- Trong khi cho vay vàsau khi cho vay

Tại Kê-ni-a, sản phẩm bao thanh toán hóa đơn phát triển. Đây là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn cho các hộ nông dân nhỏ trong chuỗi.

Sau khi thu hoạch và phân loại, nông dân giao trả chè cho các trung tâm thu mua, chè được vận chuyển đến nhà máy chế biến. Chè sau chế biến được đưa vào đấu giá. Hai tuần một lần, đơn vị đấu giá gửi hóa đơn đến ngân hàng, liệt kê đầy đủ các loại chè mà họ đã nhận từ nhà máy chế biến. Đồng thời, nhà máy chế biến cung


cấp cho ngân hàng thông tin danh sách nông dân và lượng chè họ đã giao. Lúc này, ngân hàng thực hiện giải ngân cho nhà máy chế biến thông qua việc trả 70% tiền chè cho nông dân bằng tài khoản cá nhân của họ hoặc các hình thức chuyển tiền khác như chuyển tiền qua đại lý, đơn vị khác. Chè trở thành tài sản đảm bảo của nhà máy đối với khoản vay.

Sau khi chè được bán (thường khoảng một tháng), đơn vị đấu giá chuyển toàn bộ số tiền đó cho ngân hàng với mức khấu trừ 10% tổng số tiền bán được và chuyển số tiền này vào tài khoản của nhà máy chế biến để trang trải các chi phí sản xuất. Đồng thời, ngân hàng thực hiện thanh toán phần số tiền còn phải trả đối với người nông dân, tiền lãi ngân hàng.

Để phổ biến quy trình bao thanh toán cho nông dân, ngân hàng thực hiện truyền thông thông qua các hợp tác xã, hiệp hội... Bao thanh toán giải quyết được nhu cầu tiền mặt của hộ nông dân trong chuỗi giá trị này. Hộ nông dân có thể sử dụng hóa đơn đã được ngân hàng bao thanh toán như là một hình thức tiền mặt.

1.3.1.2. Kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị gạo tại Ru-an-đa Tổng quan ngành gạo tại Ru-an-đa

Ru-an-đa là quốc gia nhiệt đới nằm trong lục địa của Trung Đông Phi. Gạo là ngành sản xuất nông nghiệp chính tại đây. Trong vòng 20 năm từ năm 1970, người Trung Quốc là đơn vị độc quyền thu mua lúa gạo tại đây, thu nhập của người nông dân thấp. Sau khủng hoảng chính trị năm 1994, người Trung Quốc rời khỏi Ru-an- đa. Các hộ nông dân nhỏ lẻ quyết định liên kết để tìm thị trường mới, chống bán phá giá và nâng cao năng suất sản xuất ngành gạo. Năm 2003, Hợp tác xã sản xuất lúa gạo COPRORIZ của 280 hộ nông dân của quốc gia này ra đời.

Tổng quan chuỗi giá trị ngành gạo tại Ru-an-đa

Hợp tác xã COPRORIZ hoạt động đầy đủ các khâu trong chuỗi giá trị bao gồm: cung cấp cho các thành viên nguyên liệu đầu vào trong sản xuất lúa gạo (giống, phân bón, thuốc trừ sâu), thu gom lúa từ nông dân sau thu hoạch, thực hiện xay và bán cho các đại lý. COPRORIZ chú trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ thuật trồng trọt cho các thành viên.

Do sự chậm trả tiền mua nguyên liệu nên nông dân thiếu nguyên liệu đầu vào, năng suất sản xuất gạo thấp. Việc trồng nhiều cây xen kẻ dẫn đến sâu bệnh tăng cao. Công tác tiếp thị và vận chuyển chưa được thực hiện tốt. Năm 2007, chỉ có 40% lượng gạo sản xuất được bán cho Hợp tác xã COPRORIZ. Lúc này, hoạt động của Hợp tác xã không hiệu quả, không trang trải đủ chi phí.


Cách thức triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành gạo tại Ru-an-đa

Trước khó khăn như vậy, Hợp tác xã COPRORIZ tìm sự tài trợ từ ngân hàng. Một mặt, hợp tác xã COPRORIZ thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản tại ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cho các hộ nông dân trong hợp tác xã COPRORIZ vay vốn để bổ sung vốn lưu động, cung cấp hạn mức tín dụng cho hợp tác xã COPRORIZ đảm bảo chi phí hoạt động và thanh toán tiền mua gạo từ nông dân khi đến mùa thu hoạch. Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện hỗ trợ thu hồi các khoản nợ chậm trả trước đây của nông dân đối với Hợp tác xã COPRORIZ bằng cách theo dõi và khấu trừ vào tài khoản của nông dân tại ngân hàng.

Giao gạo cho Hợp tác xã COPRORIZ theo đúng hợp đồng ký kết là phương thức hộ nông dân thanh toán khoản vay từ ngân hàng. Trường hợp nông dân tìm thấy người mua với giá tốt hơn, nông dân có thể bán và thu tiền về thông qua tài khoản mở tại ngân hàng. Điều đáng lưu ý là các bên trong chuỗi giá trị phải tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết với nhau.

Hệ thống biên nhận được đưa ra để việc thanh toán tiền cho nông dân nhanh chóng hơn. Khi nông dân giao gạo đầy đủ về số lượng, chất lượng cho hợp tác xã, hợp tác xã cung cấp biên nhận cho nông dân mà không phải thanh toán tiền. Nông dân mang biên nhận đến cho ngân hàng và ngân hàng thực hiện giải ngân cho hợp tác xã bằng cách trả tiền bán gạo cho nông dân. Tỷ lệ hoàn trả khoản vay năm 2012 của chuỗi giá trị gạo của ngân hàng này là 100% và không có nợ xấu.

1.3.1.3. Kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị tại Inđônêxia

Tại Inđônêxia, dự án Rural Income Generation Project (RIGP) là dự án phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Ngân hàng Rakyat. Dự án này triển khai từ năm 1979 đến năm 2006 tại 14 tỉnh và 33 huyện. Nội dung của dự án này là hỗ trợ tài chính và nguồn nhân lực cho các khu vực nông thôn nghèo. Đối tượng mà dự án tài trợ là hộ nông dân nghèo, hoạt động sản xuất ở quy mô nhỏ và thiếu vốn, thực hiện tài trợ vốn dưới hình thức tài trợ theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

Để triển khai chuỗi giá trị thành công, yêu cầu năng lực quản lý chuỗi, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, chi phí vận hành, tiền lương cho nhân viên trong dự án; chính sách cho đơn vị hỗ trợ chuỗi; sự quan tâm của Nhà nước ở cấp huyện, tỉnh đều được Bộ Nông nghiệp và Ngân hàng Rakyat chú trọng đầu tư. Từ đó, hoạt động của các đơn vị hỗ trợ hiệu quả hơn. Kỹ thuật nuôi trồng của nông dân cải thiện nhờ được hướng dẫn kỹ lưỡng từ cán bộ khuyến nông, nhiều mẫu giống mới/cách thức nuôi trồng mới được đưa ra từ nhà nghiên cứu, trường đại học…

Dự án không chỉ cấp tín dụng cho các hộ nông dân mà còn quan tâm đến các doanh nghiệp trong chuỗi bởi những đơn vị này thường đóng vai trò quan trọng

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí