Kinh Nghiệm Triển Khai Tín Dụng Theo Chuỗi Giá Trị Tại Mi-An-Ma


trong việc chế biến/sản xuất và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Kết quả của dự án đã mang lại sự thay đổi đáng kể cho ngành nông nghiệp ở Inđônêxia và cải thiện được thu nhập cho hộ nông dân, cụ thể: số lượng, chất lượng nông sản và hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị nông sản được cải thiện; Kỹ năng sử dụng nguồn vốn tín dụng và quản trị dòng tiền của nông dân tốt hơn. Do vậy, khoản nợ vay thường được nông dân trả đúng hạn.

1.3.1.4. Kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị tại Mi-an-ma

Tại Mi-an-ma, Chính phủ đã triển khai thành công tín dụng theo chuỗi giá trị bằng cách thức như sau:

- Chính phủ định hướng phát triển mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp và khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng vào trong chuỗi giá trị nông sản.

- Thiết lập hệ thống đánh giá năng lực của khách hàng vay vốn để cung cấp sản phẩm vay vốn không cần tài sản thế chấp. Điều này rất cần thiết cho các khách hàng là hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ.

- Chính phủ yêu cầu và khuyến khích các giao dịch nông sản phải thực hiện bằng cách ký kết hợp đồng mua bán.

- Khuyến khích sự hỗ trợ của các đơn vị ngoài chuỗi tham gia vào việc nâng cao kỹ năng nuôi trồng, sản xuất cho các thành viên trong chuỗi.

Các chính sách này đã khiến chuỗi giá trị nông sản hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể: nguồn vốn vay được tiếp cận dễ dàng; tăng năng suất và chất lượng nông sản; lưu chuyển tiền tệ tốt; mở rộng hoạt động kinh doanh cho các tác nhân trong chuỗi; phát triển thêm chuỗi giá trị theo chiều dọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

1.3.1.5. Kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị tại Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thay đổi từ vị thế nhận tài trợ ODA chuyển sang đi tài trợ cho các quốc gia khác. Sự thành công này có phần đóng góp rất quan trọng của vai trò hợp tác xã. Bàn về chuỗi giá trị nông nghiệp, chuỗi giá trị gia súc là một trong những chuỗi điển hình của Hàn Quốc với sự hỗ trợ hiệu quả của nguồn vốn đầu tư của quỹ đầu tư KNCF.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 10

Năm 2006, mô hình tín dụng theo chuỗi giá trị được đưa ra thực hiện thí điểm đối với ngành nông nghiệp Hàn Quốc, cụ thể là chuỗi giá trị nuôi bò. Mô hình này là khá mới mẻ từ quan điểm tài chính thông thường về cho vay và vay ở Hàn Quốc. Đặc điểm chính của mô hình mới là: kết hợp quỹ đầu tư với hợp đồng canh tác mà không có bất kỳ giao dịch cho vay hoặc vay; kết nối các nhà đầu tư tài chính/ngân hàng và những người nông dân muốn có thu nhập ổn định không có rủi ro và 3) kết hợp hợp tác xã/công ty chứng khoán tư nhân với tài chính nông nghiệp trong việc huy động các nguồn vốn.


Một nhóm thành viên các hợp tác xã chăn nuôi của chuỗi chịu trách nhiệm sử dụng quỹ thông qua hợp đồng nuôi bò bản địa Hàn Quốc.Đơn vị thương hiệu thịt bò (BBU) đã mua tổng cộng 1.600 đầu gia súc giống và phân phối cho hai mươi nông dân thành viên đã xin và đồng ý về các điều khoản của dự án chăn nuôi gia súc theo KNCF.Nội dung chính của hợp đồng giữa BBU và người chăn nuôi gia súc tham gia bao gồm:

- BBU cung cấp cho nông dân tham gia kỹ thuật chăn nuôi;

- Nông dân tham gia được yêu cầu làm theo hướng dẫn của BBU trong việc chăn nuôi để đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của thịt bò;

- Nông dân tham gia nhận được phí chăn nuôi hàng tháng là 25.000 won (khoảng 20 đô la Mỹ) mỗi đầu gia súc trong khoảng 36 tháng của thời gian chăn nuôi;

- Sau khi hoàn thành việc chăn nuôi, gia súc được chuyển đến lò mổ do NACF vận hành.

Một công ty chuỗi siêu thị Lotte Shopping Co., Ltd tham gia chương trình với tư cách là đơn vị phân phối thịt bò được sản xuất theo KNCF.

Vào ngày đáo hạn quy định trêntheo hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư với nông dân , các nhà đầu tư của KNCF nhận cổ tức với tỷ lệ 8% hàng năm. Nông dân nuôi bò cũng gia tăng thu nhập từ việc nuôi bò mà không có bất kỳ rủi ro vì:Nông dân được hưởng lợi từ việc mở rộng thị trường; người tiêu dùng tiếp cận nguồn cung thịt bò với tiêu chuẩn chất lượng đáng tin cậy. BBU và hợp tác xã chăn nuôi được hưởng lợi vì đảm bảo thịt bò chất lượng tiêu chuẩn để duy trì danh tiếng của thương hiệu thịt bò mà không cần thêm chi phí vì họ đã mua chính sách bảo hiểm chăn nuôi của NACF để phòng ngừa rủi ro cho gia súc.

Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự phát triển của hệ thống tín dụng theo chuỗi giá trị tại Hàn Quốc, cụ thể:

Thứ nhất, chính sách của Chính phủ ưu tiên phát triểntín dụng theo chuỗi giá trị.

Thứ hai, hợp tác xã nông nghiệp đã thành công trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động cho vay chuỗi giá trị, phát triển bảo hiểm hợp tác xã.

Thứ ba, NACF và các hợp tác xã thành viên của nó đã thành công trong việc tận dụng hệ thống hợp tác xã đa năng. Một số lợi thế của hệ thống hợp tác xã đa năng hoặc cho vay chuỗi giá trị tích hợp bao gồm:

- Giảm chi phí giao dịch và rủi ro trong tài trợ chuỗi giá trị bằng cách giảm yêu cầu tài sản thế chấp và tài chính;

- Tăng tỷ lệ doanh thu của các nguồn tài chính;


- Tăng cường hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị;

Thứ tư, sự phối hợp giữa các Bộ, cơ quan và tổ chức khác nhau để phát triển nông thôn tạo điều kiện quan trọng cho việc phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị.

Thứ năm, NACF và các hợp tác xã thành viên đã nỗ lực phát triển và quản lý nguồn nhân lực thông qua đào tạo và giáo dục. Ngoài ra, họ đã tăng cường trong việc duy trì danh tiếng và niềm tin của công chúng vào các hoạt động kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, nhược điểm của tín dụng theo chuỗi giá trị triển khai tại Hàn Quốc là:

- Thiếu chuyên môn hóa và phân công lao động trong nội bộ NACF và các hợp tác xãthành viên.

- Ngành nông nghiệp Hàn Quốc đã đối mặt với tình trạng cung tín dụng quá mức so với nhu cầu của hoạt động nông nghiệp.

1.3.1.6. Kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ trong tín dụng theo chuỗi giá trị cà phê tại U-gan-đa

Tổng quan công nghệ hóa trong nông nghiệp tại U-gan-đa

Hơn 70% dân số tại U-gan-đa làm nông nghiệp. Các nông sản chính của U-gan- đa là cà phê, bông, chè, cacao, thuốc lá, mía. Từ năm 2009, thanh toán tiền hàng qua thiết bị di động trong nông nghiệp tại nước này bắt đầu xuất hiện. Sản phẩm hướng đến những những cá nhân chưa từng có tài khoản ngân hàng, cấp tín dụng hay bảo hiểm, cho phép người dùng gửi, nhận, chi trả và giữ tiền tiết kiệm hoàn toàn qua điện thoại di động. Điều này thuận lợi cho người sử dụng, nhất là khu vực có địa hình hiểm trở, xa xôi. Cho đến nay, hoạt động này đạt số lượng giao dịch là 809 triệu lượt năm 2016, gấp 3 lần so với năm 2012 và 30% hộ nông dân tại đây tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng qua kênh phân phối này. Hiệp hội triển lãm di động toàn cầu (GSMA) ước tính giá trị giao dịch thông qua các khoản thanh toán trong chuỗi giá trị tại quốc gia này đến năm 2020 là 754 triệu USD.

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong tín dụng theo chuỗi giá trị cà phê

Năm 2015, nhà cung cấp công nghệ di động Yo Uganda liên kết với nhà xuất khẩu cà phê Kyagalanyi và Quỹ phát triển vốn UNCDF thực hiện thí điểm tại Mount Elgon (U-gan-đa) về việc triển khai thanh toán qua thiết bị di động. Trong đó, Kyagalanyi là công ty xuất khẩu cà phê lâu năm, là một trong những công ty đầu tiên hình thành chuỗi giá trị cà phê để cắt giảm chi phí hoạt động và gia tăng năng suất, tạo thu nhập cho người nông dân. Nhà cung cấp công nghệ Yo Uganda đi đầu trong cung cấp giải pháp thanh toán đối với các sản phẩm tài chính, cụ thể là dịch vụ MTN với 38,7% thị trường thuê bao vào cuối năm 2016.

Yo đã phát triển dự án về giải pháp thanh toán với số lượng giao dịch lớn. Bên


cạnh đó, Kyagalanyi thiết lập phần mềm theo dõi các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất như trang trại, thiết bị, số lượng, vị trí địa lý, lịch sử giao dịch nhằm kiểm soát năng suất, nguồn gốc của nguyên liệu, chất lượng cà phê của từng trang trại. Chỉ có những hộ nông dân đảm bảo việc trồng cà phê theo đúng chuẩn Global Coffee Platform (4C) và được UTZ Rainforest Alliance chứng nhận mới được thu mua từ công ty Kyagalanyi. Yo cung cấp dịch vụ thanh toán tiền qua thiết bị di động, hỗ trợ giám sát các đại lý/trang trại, đào tạo cho Kyagalanyi và có thu phí.

Kyagalanyi thanh toán mua cà phê của nông dân thông qua thiết bị di động bằng cách nhận lượng cà phê nguyên liệu theo hợp đồng mua bán, kiểm tra chất lượng thực tế cùng dữ liệu thu thập trong quá trình trồng trọt của nông dân và thanh toán qua thiết bị di động tối đa 30 phút kể từ khi công ty nhận đủ hàng.

Một đơn vị cung cấp công nghệ đối với lĩnh vực tài chính trong chuỗi giá trị cà phê giải khát tại quốc gia này là UTL. UTL thiết lập giao diện website có chức năng thanh toán hàng loạt, cho phép ngân hàng thực hiện giải ngân hàng loạt cho khách hàng, chạy báo cáo giao dịch thành công và không thành công, gửi thông báo tin nhắn đến cho khách hàng. Bên cạnh đó, UTL là công ty đi đầu về việc giáo dục cho các hộ nông dân sử dụng thành thạo việc thanh toán qua thiết bị di động. Người nông dân thực hiện đăng ký số điện thoại của mình tại đơn vị thu mua trong chuỗi giá trị. Định kỳ, khi hoàn tất việc giao hàng, hộ nông dân sẽ nhận được tiền ngay thông qua hình thức chuyển khoản này.

Ứng dụng công nghệ trong mô hình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp giúp các nhà quản lý quản trị tốt hơn nguồn gốc của sản phẩm, tính thanh khoản cho bên cung cấp và lưu chuyển tiền tệ của chuỗi.

1.3.2.Một số bài học rút ra cho tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đã và đang tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tín dụng theo chuỗi giá trịngành nông nghiệp hiệu quả là nền tảng để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, phù hợp với xu thế hội nhập của Thế giới. Trên cơ sở kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị đã triển khai trên thế giới, bài học rút ra cho chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam là:

1.3.2.1. Sự hỗ trợ của Chính phủ, các đơn vị hỗ trợ

- Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc triển khai mô hình cho vay này.

- Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp là phương thức hỗ trợ vốn cho người nông dân tốt hơn là các quỹ tài trợ không hoàn lại vì hình thức cho vay này nâng cao trách nhiệm trả nợ của người nông dân hơn, hạn chế tình trạng ỷ lại của người nông dân đối với các khoản cho vay không hoàn lại/các khoản tài trợ.


- Chính phủ định hướng phát triển mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp và khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng vào trong chuỗi giá trị nông sản. Thực hiện TCTD theo chuỗi giá trị nông sản được thực hiện chặt chẽ, nhất quán dưới sự điều hành theo pháp luật của Nhà nước.

- Các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động hoạt động theo mục tiêu vì sự phát triển bền vững của ngành nông sản nhưng vẫn thực hiện theo đúng quy định của chính quyền, đơn vị hỗ trợ.

- Chính phủ yêu cầu và khuyến khích các giao dịch nông sản phải thực hiện bằng cách ký kết hợp đồng mua bán. Khuyến khích sự hỗ trợ của các đơn vị ngoài chuỗi tham gia vào việc nâng cao kỹ năng nuôi trồng, sản xuất cho các thành viên trong chuỗi.

- Nhà nước, Chính phủ có những chính sách, cơ chế phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tham gia vào tín dụng theo chuỗi giá trị.

1.3.2.2. Nâng cao hiểu biết về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị cho cán bộ ngân hàng và khách hàng

- Tăng cường công tác truyền thông đến hộ nông dân về lợi ích khi tiếp cận chuỗi giá trị cùng nguồn vốn tài trợ cho chuỗi giá trị. Các bên tham gia trong chuỗi giá trị đều được hưởng những lợi ích hợp lý từ việc phát triển bền vững của ngành nông sản. Nông dân thường hoạt động trên địa bàn rộng, thậm chí là vùng sâu vùng xa. Vì thế, nhiều nông dân chưa hiểu rõ về quyền lợi và sự thuận tiện khi tiếp cận với mô hình cho vay này. Các đơn vị hỗ trợ như cơ quan ban ngành, trường, viện nghiên cứu, ngân hàng… cần đào tạo cho đơn vị này trong chuỗi nhằm: nâng cao kỹ thuật nuôi trồng để có sản lượng, chất lượng nông sản tốt; Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của chuỗi; Nâng cao kỹ năng quản trị dòng tiền và tính toán thời hạn trả nợ của người nông dân.

- Đối với mỗi chuỗi giá trị, cán bộ ngân hàng cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của chuỗi giá trị đó. Từ đó, ngân hàng sẽ nâng cao khả năng quản lý và giám sát chuỗi giá trị cũng như dòng vốn tài trợ của ngân hàng.

1.3.2.3. Công tác triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản

- Ngân hàng thực hiện thẩm định uy tín, năng lực tài chính, năng lực sản xuất, triển vọng phát triển của chuỗi và từng tác nhân trong chuỗi một cách chặt chẽ;

- Ngân hàng trao quyền cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, họ tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và việc hoàn trả khoản vay dựa trên kiểm tra chéo lẫn nhau thông qua kiến thức, kỹ năng, thông tin kịp thời;

- Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, các tác nhân tham gia trong chuỗi, nhất là các hộ nông dân, thường không có tài sản thế chấp là bất động sản để đảm


bảo khoản vay. Ngân hàng nên linh động sử dụng nông sản do họ sản xuất để làm tài sản thế chấp, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của các đơn vị trong chuỗi;

- Để tài trợ chuỗi giá trị tốt, ngân hàng phải liên kết chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thêm thông tin về chuỗi, kiểm soát được dòng tiền và được hỗ trợ thu hồi vốn vay trong trường hợp cần thiết;

- Bao thanh toán được sử dụng để giải quyết được nhu cầu tiền mặt của hộ nông dân trong chuỗi giá trị ngành chè. Hộ nông dân có thể sử dụng hóa đơn đã được ngân hàng bao thanh toán như là một hình thức tiền mặt;

- Đa dạng hóa các hình thức chuyển khoản để phù hợp với những người không có tài khoản ngân hàng; xây dựng Bộ luật tín dụng, quy định về cho vay theo chuỗi giá trị nói riêng chặt chẽ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án đã tổng hợp những nghiên cứu nổi bật, đặc trưng về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Cách sắp xếp được nghiên cứu sinh thực hiện bắt đầu từ những nghiên cứu về khái niệm chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, khái niệm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp cùng đặc điểm, rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai mô hình cho vay này và cuối cùng là các nghiên cứu về sự ứng dụng công nghệ trong cho vay theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở nước ngoài. Nghiên cứu trong nước về vấn đề này tập trung ở dạng bài báo, bài tham luận, bài phát biểu hội thảo chứ chưa được thực hiện nghiên cứu hàn lâm và toàn diện. Trên cơ sở khoảng trống nghiên cứu, nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi nghiên cứu và thiết lập khung nghiên cứu để là nền tảng tiến hành thực hiện luận án.

Ở phần tiếp theo, các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị, chuỗi giá trị ngành cá tra được luận giải. Tiếp theo đó, nghiên cứu sinh thực hiện phân tích các vấn đề có liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vài trò, các nhân tố ảnh hưởng, quy trình thực hiện, quản trị rủi ro và ứng dụng công nghệ. Trên cơ sở thống kê quá trình thực hiện tín dụng theo chuỗi giá trị tại một số quốc gia trên thế giới được thực hiện ở phần cuối cùng của chương, nghiên cứu sinh đã rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai mô hình cho vay này đối với ngành nông nghiệp.


CHƯƠNG2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

Phương pháp luận nghiên cứu là quá trình, nguyên tắc, quy trình tiếp cận và giải quyết các vấn đề (Saunders và cộng sự, 2009). Một số các phương pháp luận nghiên cứu mà nghiên cứu sinhsử dụng như sau:

2.1.1. Triết lý nghiên cứu

Triết lý nghiên cứu gồm các giả định nghiên cứu về cách mà nhà nghiên cứu nhìn nhận thế giới. Các giả định trong triết lý nghiên cứu là nền tảng của chiến lược và phương pháp nghiên cứu. Quan điểm, thái độ của các nhà nghiên cứu về thế giới quan thường khác nhau và điều này ảnh hưởng đến chiến lược, phương pháp nghiên cứu của họ (Saunders và cộng sự, 2009).

Năm triết lý nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu gồm: (1) triết lý thực chứng hoàn hảo; (2) triết lý diễn giải hoàn toàn; (3) triết lý cân bằng giữa diễn giải và thực chứng; (4) thực chứng là chính, diễn giải đóng vai trò hỗ trợ; (5) diễn giải là chính, thực chứng đóng vai trò hỗ trợ (Morgan, 2007).

Trong luận án này, triết lý nghiên cứu của nghiên cứu sinh là triết lý cân bằng giữa diễn giải và thực chứng, cụ thể: mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên tổng quan nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu; trên cơ sở điều tra thực tế, nghiên cứu sinh thực hiện kiểm định giả thuyết đề ra. Từ đó, nghiên cứu sinh thực hiện phát triển các kết luận mới dựa trên kết quả nghiên cứu.

2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

Có ba phương pháp tiếp cận nghiên cứu khác nhau, bao gồm: (1) suy luận diễn giải; (2) quy nạp; (3) kết hợp (Robson, 2002).

Phương pháp suy luận liên quan đến thực chứng suy luận logic và được áp dụng trong khoa học tự nghiên; nghiên cứu quy nạp thường liên quan đến giải thích và phổ biến trong khoa học xã hội (Saunders và cộng sự, 2009). Phương pháp diễn giải liên quan đến sự phát triển của một lý thuyết và kiểm chứng chặt chẽ, bắt đầu từ việc phát triển các định luật lý thuyết đến giải thích căn bản, cho phép dự đoán trước sự vật, hiện tượng (Collis và Hussey, 2003). Phương pháp quy nạp là rút ra kết luận từ một hoặc một vài thực tế với bằng chứng rõ ràng (Saunders và cộng sự, 2009).

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí