Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra Việt Nam


- Đối với các doanh nghiệp đầu mối liên kết trong chuỗi giá trị: Khi tham gia chương trình thí điểm, doanh nghiệp có điều kiện ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng. Đồng thời, do giá trị tài sản đầu tư trên đất nông nghiệp rất lớn trong khi nếu định giá đất nông nghiệp theo quy định hiện hành thì giá trị thấp, không đủ để làm tài sản bảo đảm vay vốn thông thường. Tín dụng theo chuỗi giá trị giúp ngân hàng kiểm soát dòng tiền của dự án và đây là điều kiện để việc tiếp cận vốn vay ngân hàng không tài sản bảo đảm thuận lợi hơn. Đặc biệt với những doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu, có thể hình thành những vùng nguyên liệu đủ lớn đạt các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP,… để đảm bảo khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu chất lượng cao.

- Đối với các hộ dân khi tham gia chuỗi giá trị được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch với giá cả ổn định, được cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn so với giá thị trường; được tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, góp phần tăng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế rủi ro do dịch bệnh, thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và trên thế giới. Một số hộ dân tham gia chương trình cũng được NHTM tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp và không phải thế chấp tài sản.

- Đối với các NHTM cho vay: đây là một hình thức cho vay mới của các ngân hàng, tuy nhiên, với hình thức cho vay này các NHTM kiểm soát dòng tiền tốt hơn thông qua cam kết của các bên trong chuỗi; bên cạnh đó còn phát triển các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.Theo báo cáo kết quả khảo sát của Viện Chiến lược ngân hàng - NHNN được ban hành vào tháng 1/2017 thông qua hình thức phiếu điều tra tại 28 tỉnh/thành phố trên cả nước, hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị được coi là một mảng kinh doanh tiềm năng và có 66,4% ngân hàng có kế hoạch mở rộng hoạt động này trong ngắn - trung hạn, chủ yếu tập trung ở chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp – nông thôn tại Việt Nam có nhiều rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường:

- Chuỗi giá tr ị nông nghi ệp hiện vẫn chưa hoạt động hiệu quả, xứng tầm với lợi thế và vai trò c ủa chuỗi. Theo thống kê c ủa Bộ No&PTNT, thực tế hiện nay cả nước chỉ có kho ảng 300 trong tổng số 700 chuỗi giá tr ị nông nghi ệp hoạt động hiệu quả. Trình độ chế biến sâu còn h ạn chế, đem lại giá tr ị gia tăng thấp5. Việc ứng dụng khoa học, công ngh ệ và áp d ụng các tiêu chu ẩn chất lượng quốc gia, quốc tế hạn chế với 5% doanh nghiệp nông nghi ệp được cấp chứng nhận VietGap hoặc


5 Năm 2017, trên 96% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; năng suất lao động thấp, chỉ bằng 38% năng suất lao động chung của cả nước



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

tương đương. Ở khâu thu ho ạch, mức tổn thất chiếm tỷ lệ cao6. Chính vìv ậy, dư nợ giải ngân cho tín d ụng theo chuỗi giátr ị triển khai vẫn còn h ạn chế.

- Kết quả triển khai chương trình thí điểm cho thấy vai trò c ủa cấp ủy chính quyền địa phương các cấp quan tâm góp ph ần giúp doanh nghi ệp và h ộ dân hi ểu tầm quan trọng của việc liên k ết sản xuất và các mô hình thí điểm tại địa phương đó đều đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, khác v ới chương trình thí điểm, việc triển khai tín dụng theo chuỗi giátr ị vào th ực tế sẽ gặp những khó khăn, cụ thể: Sự phối hợp giữa các B ộ, Ban, Ngành; các quy định pháp lý chưa được tháo g ỡ để hướng đến chuỗi giá tr ị nông s ản; thị trường nông s ản của Việt Nam vừa phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, đồng thời vấp phải sự bảo hộ thông qua các hàng rào k ỹ thuật do các nước nhập khẩu đặt ra nên r ất bấp bênh.

- Tín d ụng theo chuỗi giá trị mới triển khai tại Việt Nam từ năm 2014. Sau bốn năm thực hiện, đến nay vẫn còn nhi ều vướng mắc cần tháo g ỡ:

+ Tài sản hình thành từ dự án trên đất nông nghiệp phục vụ cho chính hoạt động sản xuất nông nghiệp (nhà kính, ao nuôi,...) có giá trị đầu tư lớn nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, gây khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc định giá và nhận thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản vay.

+ Việc ký kết hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và người dân một số nơi còn lỏng lẻo và chưa có chế tài cụ thể để tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát liên kết trong chuỗi giá trị.

+ Quy trình hướng dẫn cho vay và giám sát dòng tiền.

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM

3.2.1. Mô tả vùng nghiên cứu

3.2.1.1. Tỉnh An Giang

Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi

Vị trí địa lý c ủa tỉnh An Giang ở tại đầu nguồn sông C ửu Long, phía B ắc giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía Tâ y giáp v ới Campuchia, phía Tây Nam giáp v ới tỉnh Kiên Giang và phía Đông giáp với Thành ph ố Cần Thơ. Diện tích c ủa tỉnh An Giang là3.506 km 2, đứng thứ 4 trong hệ thống các t ỉnh thuộc ĐBSCL, sau Cà Mau, Kiên Giang vàLong An.


6Năm 2017, mức tổn thất sau thu hoạch với rau quả là 32%, thịt là 14% và thủy sản là 12%


Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang


Nguồn www angiang gov vn Tỉnh An Giang có đường biên gi ới đất liền giáp v ới 1

Nguồn: www.angiang.gov.vn

Tỉnh An Giang có đường biên gi ới đất liền giáp v ới Campuchia gần 100km với 4 cửa khẩu. Đây là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành ph ố lớn là TP.H ồ Chính Minh, C ần Thơ và Phnompenh và là c ửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh v ới các nước tiểu vùng Mêkông bao g ồm: Campuchia, Lào, Thái Lan.

Khíh ậu ở An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát v à ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xu ất phát t ừ vùng bi ển nhiệt đới của Trung Quốc nên không rét. Tỉnh An Giang nằm sâu trong đất liền nền ít ch ịu ảnh hưởng của gió bão. Ở đây, độ ẩm không khícao. Trong nh ững tháng mùa mưa, độ ẩm trung bình kho ảng 84% - 90%. Trong những tháng mùa khô, độ ẩm trung bình kho ảng 72% - 82%.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

An Giang là m ột trong những tỉnh có di ện tích đất canh tác l ớn nhất vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất năm 2017 là 353.668 ha, trong đó đất nông nghi ệp chiếm 84,42% và đất nuôi tr ồng thủy sản chiếm 1,13%. Tỷ trọng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp luôn chi ếm đa số trong cơ cấu đất của tỉnh.

Giá tr ị sản xuất lĩnh vực nông nghi ệp năm 2017 đạt 40.052 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,53% tổng giá tr ị sản xuất tỉnh An Giang. Giá tr ị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp đứng thứ 2 sau giá tr ị sản xuất lĩnh vực dịch vụ năm 2017.Xét v ề mặt bằng chung, mặc dù ch ịu ảnh hưởng sự biến đổi khíh ậu và th ời tiết dẫn đến hoạt động sản xuất nông nghi ệp tại An Giang gặp nhiều khó khăn, An Giang vẫn là m ột trong bốn tỉnh vùng kinh t ế trọng điểm vùng ĐBSCL.Hiện tại, tỉnh An Giang đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghi ệp, đặc biệt chú tr ọng vào ba m ặt hàng chính là thủy sản, lúa g ạo và mô hình chăn nuôi. Mục tiêu của tỉnh là phát tri ển thành trung tâm gi ống của cả nước.


3.2.1.2. Tỉnh Đồng Tháp

Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi

Tỉnh Đồng Tháp n ằm ở cửa ngõ Sông Ti ền, phía B ắc giáp v ới Campuchia, phía Tây giáp v ới tỉnh An Giang, phía Nam giáp v ới tỉnh Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ và phía Đông giáp với tỉnh Long An, Tiền Giang.

Hình 3.2: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp


Nguồn www dongthap gov vn Diện tích c ủa tỉnh Đồng Tháp là 3 379 km 2 đứng 2

Nguồn: www.dongthap.gov.vn

Diện tích c ủa tỉnh Đồng Tháp là 3.379 km 2, đứng thứ 5 trong hệ thống các t ỉnh thuộc ĐBSCL, sau Cà Mau, Kiên Giang, Long An và An Giang. T ỉnh Đồng Tháp có đường biên gi ới đất liền giáp v ới Campuchia gần 50 km với 4 cửa khẩu lớn là Thông Bình, Dinh Bà, M ỹ Cân và Thường Phước. Đồng thời, Đồng Tháp còn là trung tâm kinh t ế tại khu vực ĐBSCL, kết nối trực tiếp với TP.HCM. Hoạt động giao thương ở Đồng Tháp kháthu ận lợi cho việc phân ph ối hàng hó a.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Giá tr ị sản xuất lĩnh vực nông nghi ệp năm 2017 đạt 38.436 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,67% tổng giátr ị sản xuất tỉnh Đồng Tháp. Đồng tháp là m ột trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh t ế trọng điểm của ĐBSCL. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên bao gồm đất đai phù hợp phát tri ển nông nghi ệp nguồn nước dồi dào và không b ị nhiễm mặn, ngành nông nghi ệp của Đồng Tháp phát tri ển mạnh và tr ở thành m ột trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghi ệp tại Việt Nam.


3.2.1.3. Thành ph ố Cần Thơ


Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi

Cần Thơ nằm ở vùng h ạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trítrung tâm ĐBSCL, phía b ắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang , phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Hình 3.3 : Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ


Nguồn www cantho gov vn Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội Cần Thơ nằm trong 3

Nguồn: www.cantho.gov.vn

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Cần Thơ nằm trong vùng khíh ậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa l ạnh. Lợi thế này r ất thuận lợi cho sinh trưởng và phát tri ển của sinh vật, có th ể tạo ra 1 hệ thống nông nghi ệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, t ạo nên s ự đa dạng trong sản xuất và trong chuy ển dịch cơ cấu sản xuất.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành là 103.500 tỷ đồng năm 2018 so với 11.745 tỷ đồng năm 2004, quy mô nền kinh tế tăng gấp 8,81 lần; GRDP bình quân đạt 80,5 triệu đồng/người/năm (2018) so với 10,2 triệu đồng/người/năm (2004). Tương tự với tỉnh Đồng tháp, C ần Thơ là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012 - 2017 tăng dần ở khu vực công nghi ệp, xây d ựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghi ệp, thủy sản.

3.2.2. Quy trình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra

Quy trình tín dụng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra tại Việt Nam có sự tham gia của bốn bên bao gồm: UBND và NHNN, NHTM, doanh nghiệp chế biến và phân phối sản phẩm, hộ nông dân nuôi trồng, thể hiện ở sơ đồ 3.1, cụ thể:


Bước 1: Xác định danh sách khách hàng được lựa chọn để vay vốn

- Khách hàng gửi các hợp đồng sản xuất liên kết và tiêu thụ, đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng dự án/phương án, bản giới thiệu về dự án và đơn đề nghị phê duyệt dự án/phương án gửi cho UBND và Sở No&PTNT tỉnh. Theo đó, khách hàng là doanh nghiệp sản xuất phải thỏa mãn các điều kiện như sau:

+ Dự án phù hợp với quy hoạch địa phương: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp; nông thôn mới và quy hoạch khác.

+ Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.

+ Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng: Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu và với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân; Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân; Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân; Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện nông dân với nông dân.

+ Quy mô diện tích của dự án phù hợp với điều kiện của địa phương.

+ Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

+ Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.

- Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh/thành phố, NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT và Bộ KH&CN phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Đối với hộ nông dân và hợp tác xã đại diện cho nông dân, NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT và Bộ KH&CN phê duyệt danh sách khách hàng ký kết hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đã được phê duyệt.

- Danh sách khách hàng được tham gia vào chuỗi giá trị và có nhu cầu vay vốn được chuyển đến ngân hàng để được xem xét việc chấp thuận cho vay.

Bước 2: Ngân hàng thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị ngành cá tra

- Ngân hàng thẩm định khách hàng theo danh sách nhận được từ UBND tỉnh/thành phố. Bên cạnh việc thỏa mãn các điều kiện được tham gia vào chuỗi giá trị như đã đề cập ở bước 1, khách hàng còn phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn: Điều kiện về pháp nhân, điều kiện về tài chính, điều kiện về tính khả thi của phương án/dự án, điều kiện về tài sản bảo đảm và điều kiện khác, cụ thể như sau:


+ Điều kiện về pháp nhân: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật và thỏa mãn các điều kiện sau:

● Đối với nhà cung cấp nguyên liệu: Có kinh nghiệm tối thiểu hai năm trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu bao gồm thuốc và thức ăn cho cá tra; Danh sách các mặt hàng thuốc và thức ăn cho cá tra phải nằm trong danh mục sản phẩm được phép lưu hành theo quy định của Pháp luật (theo Thông tư số 08/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/1/2013 và Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013 về Ban hành danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam; Thông tư số 25/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2012 về Ban hành Danh mục thuốc thú ý, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam).

● Đối với nhà nuôi trồng: Có kinh nghiệm nuôi trồng cá tra tối tiểu ba năm; Có diện tích nuôi trồng tối thiểu 10 ha thuộc vùng quy hoạch, được trang bị đầy đủ các thiết bị đáp ứng điều kiện của cơ sở/vùng nuôi cá tra theo quy định pháp luật (Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 về việc Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm). Trong đó, diện tích ao trữ nước, ao lắng, ao xử lý chất thải phải chiếm tối thiểu 20% diện tích nuôi trồng; Có một trong các giấy chứng nhận: VietGAP, BAP, GlobalGap, ASC hoặc các giấy chứng nhận có giá trị tương đương còn hiệu lực.

● Đối với nhà chế biến: Có kinh nghiệm chế biến – kinh doanh cá tra tối thiểu hai năm và có mã (code) xuất khẩu tương ứng vào các thị trường: Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Brazil... nếu xuất khẩu vào các thị trường này; Có giấy chứng nhận/chứng chỉ còn hiệu lực: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (hiện nay là Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); Một trong các giấy chứng nhận ASC, BAP, GlobalGap, BRC, IFS, ISO 2000, ISO 17025, ISO 14001; Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) nếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ; Giấy chứng nhận sản phẩm không có chất cấm theo yêu cầu Shari’ah (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất (HALAL) nếu xuất khẩu vào thị trường các quốc gia Hồi giáo; Có phương tiện vận chuyển chuyên dụng để dự trữ đông lạnh, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; Duy trì hệ thống, chính sách vô trùng hợp lý và có hệ thống cấp đông (Băng chuyền đông IQF, tủ đông gió, tủ chờ đông, tủ đông tiếp xúc, dây chuyền mạ băng, máy đá vẩy), kho lạnh, nguồn cấp điện dự phòng, thiết bị dò kim


loại, thiết bị soi ký sinh trùng, cân điện tử phân kích cỡ tự động, đảm bảo chất lượng cá tra thành phẩm.

+ Điều kiện về mục đích sử dụng vốn: Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến hoạt động của chuỗi giá trị ngành cá tra và phù hợp pháp luật.

+ Điều kiện về tài chính: Kinh doanh hiệu quả, vốn tự có tham gia vào dự án phù hợp với quy định của NHTM, lịch sử tín dụng.

+ Điều kiện về tính khả thi của phương án/dự án: Hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật thông qua các nội dung tính pháp lý của phương án/dự án, tổng nguồn vốn cần sử dụng, chi tiết các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cần sử dụng; doanh thu, chi phí, lợi nhuận của của phương án sử dụng vốn; thời gian sử dụng vốn; nguồn trả nợ của khách hàng (nguồn thu của dự án/phương án, lộ trình di chuyển dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng).

+ Điều kiện tài sản bảo đảm tiền vay: Phù hợp với quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 25/7/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn kèm Thông tư 10/2015/TT-NHNN ban hành ngày 22/7/2015. Theo đó, đối với lĩnh vực tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được NHTM xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án cho vay theo mô hình liên kết và đảm bảo tối đa 80% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. NHTM được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được NHTM cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức như sau: (i) Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; (ii) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc DN; (ii) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; (iv) Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh; (v) Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp; (vi) Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí