Nhóm Giải Pháp Đối Với Khách Hàng Nhằm Tạo Cơ Sở Vững Chắc Để Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Trọng Điểm


- Hai. Xây dựng phương án cụ thể xử lý nợ quá hạn: Mỗi chi nhánh ngân hàng Vùng KTTĐ cần xây dựng phương án cụ thể xử lý nợ quá hạn, nợ xấu đểhạn chế thiệt hại cho cả khách hàng và ngân hàng là rất cần thiết. Tùy vào món nợ quá hạn, nợ xấu mà xây dựng các phương án cụ thể cho từng trường hợp cụ thể. Phương án hòa giải, phương án bán TSĐB, phương án kiện tụng để cả ngân hàng và khách hàng cùng lựa chọn. Các bên cần chân thành hợp tác xử lý sao cho tối ưu, có nghĩa là khách hàng, ngân hàng cùng chấp nhận cái mất, cái được trong khuôn khổ luật pháp và thông lệ cho phép. Ngân hàng nên luôn dành cho khách hàng lợi thế của pháp luật và thông lệ trong xử lý nợ xấu. Đây cũng chính là thể hiện uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Làm được như vậy sẽ làm cho việc thu hồi nợ được nhanh chóng hơn, tránh được kiện tụng kéo dài, và thiệt hại tăng thêm không đáng có.

- Ba. Xây dựng quy trình xử lý nợ rõ ràng: Mỗi chi nhánh ngân hàng Vùng KTTĐ cần hoàn thiện quy định quy trình về xử lý nợ xấu, xử lý TSĐB kèm theo phân công công việc cụ thể để các bộ phận liên quan có căn cứ thực hiện. Thành lập bộ phận chuyên trách, bổ sung nhân sự có kinh nghiệm về công tác xử lý nợ. Việc này giúp cho hoạt động xử lý nợ rõ ràng, khoa học, tránh gây sai sót. Khi rủi ro xảy ra cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, đồng thời cùng với chủ nợ lựa chọn phương án xử lý nợ xấu một cách nhanh nhất trên cơ sở sự đồng thuận của hai bên.

- Bốn. Ngăn ngừa nợ xấu xấu thêm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do vậy ngay từ khi tiếp xúc khách hàng, cán bộ tín dụng cần giải thích những vấn đề cơ bản cho khách hàng vay vốn. Trong đó cán bộ tín dụng cần nói rõ cho khách hàng về những tác hại nếu khách hàng cố tình che giấu những hạn chế của bản thân. Để ngăn ngừa nợ xấu và làm cho nợ xấu xấu thêm, cán bộ tín dụng cần tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, nhất là những món vay lớn. Khi nhận TSĐB cần kiểm tra kỹ tính pháp lý và thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng cũng cần thông báo những phương án xử lý nợ xấu nếu rủi ro xảy ra, trong đó chú trọng thống nhất cùng khách hàng rằng cần xử lý nhanh, triệt để nợ xấu, không để nợ xấu xấu thêm sẽ làm cho tình cảnh của khách hàng, cán bộ tín dụng và cả ngân hàng đã lỡ rủi ro còn bất lợi thêm.


- Năm. Luôn thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm TSĐB: Tùy vào mức độ đánh giá rủi ro với những món vay ngân hàng nên thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm cho TSĐB trong suốt quá trình vay vốn, bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, hàng hóa trong quá trình lưu kho và vận chuyển, bảo hiểm bảo an tín dụng cho người vay để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Cán bộ tín dụng nên ghi nhớ thuyết phục chứ không phải là ép buộc khách hàng mua bảo hiểm, song cần nói rõ lợi ích của mua bảo hiểm để khách hàng hiểu. Năng lực xử lý nợ quá hạn và xử lý TSĐB nâng cao giúp ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng trọng điểm

3.2.2.1. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao

- Một. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực quản trị cho KTNo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Nguồn nhân lực quản trị là lực lượng nòng cốt, là lực lượng tổ chức thực hiện quá trình từ nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún, kỹ thuật thấp sang phát triển KTNo công nghệ cao. Tăng cường bồi dưỡng về kỹ năng quản trị hiện đại, những kiến thức về tài chính, kế toán, về quản trị sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị thị trường. Qúa trình đào tạo cần gắn chặt giữa lý thuyết với thực hành tại các hợp tác xã kiểu mới, các doanh nghiệp KTNo. Nên giao cho Trường Đại học Cần Thơ là đầu mối tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ quản trị KTNo cho Vùng KTTĐ và ĐBSCL. Có thể thu hút những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học là những kỹ sư canh nông, kinh tế, sinh học, hóa sinh… để bồi dưỡng đào tạo trở thành cán bộ quản trị KTNo bổ sung cho các hợp tác xã, các doanh nghiệp KTNo.

- Hai. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực cho KTNo công nghệ cao

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 24


Người lao động trong KTNo công nghệ cao đòi hỏi tinh nghề chứ không đòi hỏi nhiều về số lượng. Do đó cần có những chương trình đào tạo tín chỉ về những nội dung liên quan đến hoạt động lao động trong KTNo công nghệ cao, tăng cường


đào tạo nghề chuyên nghiệp cho lao động trong KTNo. Vấn đề trọng điểm là chú trọng tăng cường đào tạo huấn luyện đội ngũ lao động trong KTNo, nâng cao kiến thức hiểu biết về khoa học kỹ thuật hướng tới năng suất lao động, chất lượng nông sản, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để định hướng sản xuất ra loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Có cơ chế khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, các nghệ nhân, những người nông dân giỏi tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chẳng hạn, với Chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco – Tập đoàn Vingroup đã tổ chức đào tạo về chuyên môn với các chương trình đào tạo và hướng dẫn hộ sản xuất về quy trình sản xuất, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và giống, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và trước thu hoạch; thu mua tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục chứng nhận VietGap và hỗ trợ tài chính đã mang lại những hiệu quả tốt, trong đó có các tỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang tham dự [43].

- Ba. Thành lập hợp tác xã kiểu mới: KTNo Vùng KTTĐ cần được tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành hợp tác xã kiểu mới để tập trung nguồn lực nâng cao năng lực quản trị và tài chính, bởi hộ sản xuất nhỏ lẻ không thể phát triển nông nghiệp lớn hiện đại được. Thành viên bao gồm nông dân có ruộng đất, có lao động; doanh nghiệp có năng lực tài chính, có công nghệ, có năng lực quản trị, có thị trường; các nhà đầu tư KTNo trong, ngoài nước họ có vốn và những năng lực khác có thể có lợi cho hợp tác xã. Hợp tác xã kiểu mới được hình thành tự nguyện tham gia, góp vốn, góp sức, quản lý dân chủ, cùng hưởng lợi và cùng chia sẻ những khó khăn trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của các thành viên. Lực lượng hợp tác xã như vậy có khả năng gắn kết thực sự nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà băng – chính quyền nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Sản xuất có tổ chức như vậy sẽ có khả năng phát triển bền vững và tăng cường được khả năng vay vốn ngân hàng nâng cao năng lực tài chính. Hợp tác xã kiểu mới tạo điều kiện thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Bốn. Thành lập công ty cổ phần KTNo: Quá trình đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại trong nền kinh tế thị trường hiện đại tất yếu hình thành nên những


công ty lớn, những tập đoàn, những công ty cổ phần. Những công ty nhỏ thường là những công ty vệ tinh sử dụng công nghệ cao chuyên gia công những bộ phận của sản phẩm mang tính chuyên biệt. Về xu hướng KTNo Vùng KTTĐ cần được đầu tư để có thể thành lập công ty cổ phần KTNo bằng cách chuyển hợp tác xã kiểu mới thành công ty cổ phần và thành lập mới công ty cổ phần KTNo. Thành lập công ty cổ phần nông nghiệp quy mô lớn, có năng lực quản trị và năng lực tài chính tốt bao hàm cả sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ kể cả xuất khẩu hàng hóa nông sản, thực phẩm. Công ty cổ phần KTNo Vùng KTTĐ có thể từng bước để trở thành công ty niêm yết là cơ hội để nâng cao thêm năng lực quản trị và năng lực tài chính. Công ty cổ phần KTNo là hình thức xã hội hóa thực tế cao trong lĩnh vực KTNo có khả năng huy động sức người, sức của đầu tư phát triển KTNo công nghệ cao. Thành lập công ty cổ phần KTNo tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Năm. Thành lập khu công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Để tăng cường năng lực quản trị và năng lực tài chính cho khách hàng trong lĩnh vực KTNo cần nghiên cứu thành lập khu công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Đây chính là cơ sở xây dựng nền sản xuất công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao có sự tham gia của doanh nghiệp. Muốn thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước cần chú trọng mối quan tâm của doanh nghiệp. Đó là, [i] Mối quan tâm đầu tiên đối với doanh nghiệp luôn là vấn đề sản xuất và thị trường nông sản sạch, nông sản an toàn.

[ii] Mối quan tâm thứ hai của doanh nghiệp là phải có diện tích đất đủ lớn để canh tác với hàng ngàn ha. [iii] Mối quan tâm thứ ba là vấn đề vốn. Do đó cần huy động tổng lực vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài, vốn xã hội hóa, vốn phát hành trái phiếu có mục đích, vốn ngân hàng để đầu tư chuỗi công trình trọng điểm tạo nên sự đột phá trong đầu tư phát triển. Tổng lực đầu tư để nhanh chóng có được KTNo Vùng KTTĐ thực sự trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế, đây chính là giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

Tóm lại, tăng cường nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao là một trong những giải pháp căn cơ để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.


3.2.2.2. Giải pháp tăng cường đầu tư đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa

Để khắc phục hạn chế về công nghệ, kỹ thuật của KTNo Vùng KTTĐ cần tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, chuỗi giá trị sản phẩm cao, hiệu quả kinh tế cao:

- Đối với sản xuất nông nghiệp: Đầu tư ứng dụng phát triển canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất ra những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của từng thị trường. Tương tự trong chăn nuôi cũng cần đảm bảo chăn nuôi sạch để sản xuất ra các sản phẩm đạt chuẩn của các thị trường, nhất là xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần được đầu tư vào đúng trọng tâm, trọng điểm, theo đó cần xây dựng quy hoạch mang tính bền vững, ổn định và hiệu quả, tránh chồng chéo, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp theo quy hoạch chú trọng ưu tiên cho những ngành, sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp của Vùng KTTĐ là nông thủy sản công nghệ cao gồm thủy hải sản (ưu tiên tôm, cá tra, cá ba sa), cây ăn quả (bưởi da xanh, xoài cát, sầu riêng, khóm), hoa màu và lúa (loại cho gạo dinh dưỡng). Bên cạnh đó cần đảm bảo sự đồng bộ từ khâu quy hoạch cho đến chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư, xúc tiến thương mại, cần gắn kết với yếu tố thị trường, xây dựng các kênh phân phối, logistics đi kèm quy hoạch vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm cắt giảm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển, phân phối. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi số vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài nên rất cần không chỉ là nguồn vốn mà còn là sự đảm bảo ổn định và bền vững của quy hoạch để yên tâm, tin tưởng khi quyết định đầu tư. - Đối với chế biến: Các sản phẩm trong bao gói, hộp đúng tiêu chuẩn theo quy định của từng thị trường, ưu tiên công nghệ chế biến sâu kỹ thuật cao bán tự động, tự động để đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao giá trị sản phẩm.

- Ứng dụng Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong KTNo công nghệ cao: Để đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao năng lực quản lý cần nghiên cứu ứng dụng GPS trong KTNo công nghệ cao. (Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


đã có hướng dẫn ứng dụng GPS trong lâm sinh từ tháng 10 năm 2011). Ứng dụng công nghệ GPS cho phép xử lý các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phân tích từng loại đất trên từng thửa ruộng, tính toán chi phí thực tế, chi phí bình quân/ha, giá nhân công

… cho từng ha đất canh tác cụ thể đạt độ chính xác cao. Qua đó cho phép tối thiểu chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của của KTNo đến từng sản phẩm, một cách toàn diện và giúp tra cứu nguồn gốc sản phẩm một cách minh bạch.

Tóm lại, sự đồng bộ của công nghệ cao phải là sự đồng bộ của tất cả các khâu bao gồm công nghệ cung cấp giống, làm đất, an toàn vùng chăn nuôi, xử lý nguồn nước, chất thải, nguồn thức ăn, phân bón, thuốc trừ dịch bệnh, thuốc bảo vệ động thực vật (nếu có), chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển, công nghệ tiếp cận thị trường, bán hàng, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch cần chú trọng bảo đảm tính liên ngành, liên vùng với cơ chế liên kết chặt chẽ, hợp lý giữa các ngành, các tỉnh, các tiểu vùng, vùng, nhất là Vùng KTTĐ sao cho đảm bảo sản xuất, điều phối nguồn lực, tài nguyên một cách tối ưu. Quy hoạch, sản xuất của KTNo nói chung và KTNo Vùng KTTĐ theo những quy trình nghiêm ngặt và có nhật ký chi tiết cho từng loại sản phẩm đảm bảo truy xuất được nguồn gốc. Thực hiện giải pháp tăng cường ứng dụng đồng bộ công nghệ kỹ thuật mới là cơ sở tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.2.2.3. Giải pháp gắn chặt sản xuất kinh tế nông nghiệp công nghệ cao với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường

- Một. Gắn kết thực sự giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông sản: Để nâng cao sự gắn kết thực sự giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông sản cần lấy nhu cầu nguyên liệu chế biến của doanh nghiệp làm căn cứ sản xuất nguyên liệu. Đồng thời lấy sản phẩm có lợi thế của sản xuất nông nghiệp và thị trường tiêu thụ làm căn cứ xây dựng cơ sở chế biến nông sản. Những sản phẩm như gạo, cá da trơn, tôm các loại, trái cây nhiệt đới … luôn có nhu cầu trên thị trường trong và ngoài nước. Vấn đề còn lại là sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ngon, giá cả phải chăng đủ sức cạnh tranh với các nền sản xuất của các nước khác trên thế giới. Thực hiện giải pháp nâng cao sự gắn kết thực


sự giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông sản nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ sở để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

- Hai. Sản xuất gắn với thị trường: Đây là bài toán khó khăn bởi nhu cầu thị trường biến động ngày càng nhanh. Do đó tổ chức sản xuất cần được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Cần thực hiện nguyên tắc thị trường hiện thực – có thể là những hợp đồng tiêu thụ, có nghĩa là lấy nhu cầu thật của thị trường làm cơ sở cho sản xuất của KTNo, nhất là sản xuất nông sản hàng hóa. Để sản xuất của KTNo gắn với thị trường cần phân khúc thị trường, đâu là thị trường yêu cầu cao, khó tính, loại thị trường bậc trung, loại thị trường yêu cầu không cao, trên cơ sở ký kết hợp đồng thương mại để sản xuất. Cần chú trọng khai thác thị trường có sự phụ thuộc vào nhau cao để đàm phán xuất khẩu chéo sản phẩm cho nhau. Ngoài ra còn tính đến thị trường cơ hội kỳ vọng trên cơ sở sản xuất mạo hiểm một hoặc một số loại nông sản hàng hóa nào đó trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự báo thị trường kỳ vọng. Vấn đề quan trọng là đừng hy vọng độc chiếm thị trường nào đó và do đó phải luôn thực hiện phát triển thị trường. Giữ thị trường cũ, phát triển thị trường mới trên cơ sở đảm bảo uy tín, thương hiệu, chất lượng, giá cả, số lượng hàng hóa, thời gian giao hàng cho khách hàng, sự chân thật trong thương mại và nhất là không được “bẻ kèo” vì lợi ích trước mắt, ngắn hạn theo kiểu “chụp giật”. Thực tế cho thấy sản xuất không gắn với thị trường khác nào bịt mắt đi trong đêm tối. Chẳng hạn, vùng tứ giác Long Xuyên có diện tích 500.000 ha, mỗi năm sản xuất hơn 5 triệu tấn lúa cùng nhiều sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, nhưng do thiếu gắn kết với thị trường nên thường gặp rủi ro trong tiêu thụ, lợi nhuận tăng chậm, sản xuất thiếu ổn định [25].

Bên cạnh đó cần có một lực lượng tinh nhuệ nắm bắt, phân tích, đánh giá thị trường. Thông tin thị trường phải nhanh nhạy, có độ chính xác cao và đáng tin cậy. Kèm theo đó là những chuyên gia làm marketing siêu việt, cùng những chuyên gia đàm phán thương mại giỏi.

Thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ làm cho KTNo Vùng KTTĐ phát triển bền vững là cơ sở vững chắc để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.


3.3. Những khuyến nghị đối với quản lý vĩ mô để đảm bảo cho tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm

3.3.1. Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm


3.3.1.1. Nâng cao nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu


Cần chủ động nâng cao nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu xét cho cùng cũng mang tính quy luật do sự dịch chuyển của vũ trụ và sự tác động của con người. Do vậy cần phải tích cực thích nghi để chung sống với biến đổi khí hậu. Tài nguyên thiên nhiên cũng biến đổi từ dạng này sang dạng khác, và như vậy vấn đề con người thích nghi và khai thác tài nguyên mới như thế nào mà thôi. Do vậy lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ là những “thành tố cơ sở” cùng nhân dân “sáng tạo” phương thức chung sống với biến đổi khí hậu, sống “thuận thiên”. Thách thức mới sẽ có cơ hội mới để tiếp nhận và ứng phó hữu hiệu với những tác động diễn ra một cách bất thường đối với ĐBSCL nói chung và Vùng KTTĐ nói riêng. Khi nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ và toàn diện hơn về sự tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống nói chung, hoạt động KTNo nói riêng sẽ tạo điều kiện sản xuất tốt hơn là điều kiện để sử dụng tài nguyên, sử dụng vốn vay tốt hơn từ đó góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.3.1.2.. Tăng cường liên kết thật sự nội Vùng và liên vùng


Liên kết là vấn đề được đặt ra từ lâu nhưng chưa được coi trọng đúng mức và đây chính là điểm nghẽn của TDNH. Do đó cần có cơ chế hữu hiệu hơn trong việc liên kết. Đó là cần coi trọng lợi ích từng tỉnh trong Vùng KTTĐ với tổng thể lợi ích chung của Vùng, liên vùng và cả nước, thậm chí là lợi ích khu vực vùng MêKông. Trước mắt là liên kết chuỗi giá trị của Vùng KTTĐ với các tỉnh còn lại của ĐBSCL, bởi thế mạnh của ĐBSCL và Vùng KTTĐ là nông nghiệp. Liên kết giữa lãnh đạo với nhau, giữa doanh nghiệp với nhau trên tổng thể các lĩnh vực từ quy hoạch, kế hoạch; nông, lâm nghiệp và thủy sản; tài nguyên và môi trường; xúc tiến đầu tư; tài chính; giao thông vận tải; xây dựng; giáo dục và đào tạo; đào tạo nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ…trên cơ sở hài hòa lợi ích và lợi thế so sánh đến từng sản phẩm. Thực hiện khuyến nghị mang tính giải pháp tăng cường liên kết thực sự nội

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí