Vùng và liên vùng là cơ sở quan trọng cho phát triển KTXH và tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
3.3.1.3. Thống nhất một kế hoạch chung thực hiện mang tính nguyên tắc đảm bảo liên kết phát triển bền vững
Các kế hoạch tổng thể của Chính phủ, của các bộ, ngành về phát triển Vùng KTTĐ và ĐBSCL cần có được sự thống nhất cao giữa các tỉnh với nhau một cách triệt để nhằm tập trung các nguồn lực thực hiện kế hoạch đồng bộ và hiệu quả. Thực tế vùng ĐBSCL hiện có trên 2.500 quy hoạch được lập cho nên không tránh khỏi những chồng chéo bởi không ít những góc nhìn khác nhau [8]. Do đó cần sớm chấm dứt việc lập nhiều quy hoạch mang tính riêng rẽ để cùng nhau tăng cường chất lượng và tính khả thi của quy hoạch. Trên cơ sở thống nhất thực hiện kế hoạch mà tăng cường liên kết nhằm phát triển tối ưu KTNo Vùng KTTĐ và KTXH vùng ĐBSCL cũng như của đất nước. Một khi thống nhất được việc thực hiện kế hoạch giữa các tỉnh và vùng ĐBSCL cùng các vùng trong điểm phía Nam sẽ đảm bảo cho sự liên kết bền vững góp phần sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng kinh tế góp phầnnâng cao hiệu quả KTXH một cách toàn diện hơn. Điều này sẽ tác động trực tiếp tạo điều kiện tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
3.3.2. Đối với quản lý vĩ mô nói chung
3.3.2.1. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm là cơ sở để tăng cường tín dụng ngân hàng
Để tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho KTNo Vùng KTTĐ cần có chương trình đào tạo chuyên môn, chuyển giao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc cho người lao động nông thôn theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Chú trọng đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp, đồng thời chú trọng đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ để giúp họ có thể chuyển sang lao động phi nông nghiệp theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng công nghệ cao. Cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL về chuyên môn, năng lực quản lý.
Cần đánh giá cụ thể Chương trình “Mê Kông 1000” khởi động từ năm 2007 với kế hoạch đào tạo 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học tại nước ngoài cho các tỉnh ÐBSCL để rút bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nguồn nhân lực cho ĐBSCL [99]. Tuy nhiên, trước yếu cầu thực tế cần thiết lập chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho Vùng KTTĐ và vùng ĐBSCL cần thông qua các cơ sở đào tạo để thực hiện, tương tự như chương trình đào tạo 1.000 giám đốc trước đây của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Theo đó có thể đưa ra chương trình đào tạo
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Hoạch Thực Hiện Chiến Lược Nâng Cao Năng Lực Nguồn Nhân Lực Thích Ứng Với Hoạt Động Ngân Hàng Thời Kỳ Mới
- Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Đối Với Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Nhóm Giải Pháp Đối Với Khách Hàng Nhằm Tạo Cơ Sở Vững Chắc Để Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Trọng Điểm
- Chú Trọng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Kinh Tế Theo Chuỗi Công Trình Trọng Điểm Tạo Sự Đột Phá Vững Chắc Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển
- Thành Lập Các Khu Công Nghiệp Nông Nghiệp Góp Phần Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 28
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
6.500 kỹ sư nông nghiệp giai đoạn một từ 2019 đến 2025, nếu bình quân mỗi trường tuyển sinh 100 người học/năm, nếu thời gian đào tạo là bốn năm thì từ năm 2022 đến 2025 mỗi năm sẽ có khoảng 1.700 kỹ sư, cử nhân ra trường với các chuyên ngành KTNo, Nông Lâm, Canh nông, Thủy lợi, Công nghệ sinh học, Tin học nông nghiệp (nếu bình quân mỗi năm tuyển 200 sinh viên/trường thì thời gian còn một nửa). Cần giao nhiêm vụ đào tạo nguồn nhân lực này cho các trường đại học như Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Tây Đô, Trường Đại học Nông - Lâm TP. HCM, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Kinh tế tài chính TP. HCM, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở 2 TP. HCM, Trường Đại học Khoa học tư nhiên Đại học quốc gia TP. HCM, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, Trường Đại học Hồng Bàng, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Văn Lang, các trường liên kết xây dựng chương trình, nội dung đào tạo trình độ đại học và sau đại học lĩnh vực nguồn nhân lực theo thế mạnh của mỗi trường cho KTNo Vùng KTTĐ và vùng ĐBSCL. Giai đoạn hai từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ tùy thực tế để điều chỉnh ngành nghề, số lượng đào tạo cho phù hợp thực tế. Song song đó chương trình đào tạo 30.000 lao động trình độ cao đẳng và trung cấp nghề lĩnh vực KTNo được giao cho các trường cao đẳng và trung cấp trên địa bàn ĐBSCL và TP. HCM đảm nhận. LLLĐ khác trong KTNo sẽ đào tạo chứng chỉ nghề do các doanh nghiệp, hợp tác xã tự đào tạo theo nhu cầu. Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết đang xây dựng đề án hơn 1.300 tỉ đồng để đưa
khoảng 57.000 cử nhân thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài giai đoạn năm 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2025 [30]. Do vậy có thể chọn lọc số trong số này (7.500 kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học, sinh hóa, điện tử để … tái đào tạo bằng hình thức tín chỉ chuyển sang lĩnh vực KTNo, như vậy trong thời gian ngắn hạn có thể có ngay lao động cho KTNo công nghệ cao cho Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
Với giải pháp này sẽ đảm bảo nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực KTNo Vùng KTTĐ và cho cả ĐBSCL. Đây chính là cơ sở để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ một cách căn cơ nhất, bởi những người có năng lực quản trị, có năng lực chuyên môn kỹ thuật hứa hẹn khả quan sẽ sử dụng có hiệu quả vốn vay ngân hàng. Vấn đề còn lại là kinh phí đào tạo, việc làm, thu nhập và đời sống phúc lợi xã hội, tinh thần của người lao động. Nguồn tài chính này chắc chắn sẽ dựa một phần vào vốn ngân sách nhà nước, một phần tài trợ từ vốn nước ngoài, trong đó có cả vốn tài trợ không hoàn lại, nguồn vốn huy động từ xã hội nhất là các doanh nghiệp và một phần có thể do gia đình bản thân người lao động.
3.3.2.2. Chú trọng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm luôn gắn với Đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở tăng cường tín dụng ngân hàng
Không thể tái cơ cấu KTNo riêng Vùng KTTĐ một cách tách rời, biệt lập, mà phải gắn chặt trong tổng thể ĐBSCL và các tỉnh khác như TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu … Để thực hiện thành công tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cần chú trọng những nội dung sau:
- Một. Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng có tính tiên quyết trong tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL và ĐBSCL. Tuy nhiên đến nay vẫn tồn tại một thực trạng các tỉnh đều có nội dung đầu tư phát triển tương tự nhau, nơi nào cũng lúa, cũng thủy sản, cũng bến cảng, sân bay, nhà máy chế biến nông thủy sản, nhà máy điện. Trong khi mỗi tỉnh, mỗi vùng, tiểu vùng ở ĐBSCL có những thế mạnh khác nhau, chẳng hạn, như An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ có lợi thế về cây lúa, nhưng hầu hết các địa phương đều chọn cây lúa để phát triển. Vùng bán đảo Cà
Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh vẫn phát triển cây ăn trái, cây có múi trong khi không có lợi thế này, những loại cây có khả năng và lợi thế lại chưa được chú ý đến như cây khóm, cây mía, cây chuối, hành tím,... Có thể nói cơ cấu kinh tế na ná như nhau, cái gì cũng muốn có “cho bằng với người ta” là điều bất hợp lý.
Thực tế cho thấy từ xa xưa người dân đã phân biệt đặc điểm tự nhiên từng vùng của ĐBSCL, đó là phân biệt các vùng theo điều kiện tự nhiên, xã hội. Cụ thể phân chia thành bốn vùng bao gồm: vùng “miệt vườn” để chỉ vùng chuyên canh tác hoa màu, cây trái là chủ yếu, trong vùng này có tỉnh An Giang, Cần Thơ; vùng “miệt ruộng” để chỉ vùng trồng lúa, trong đó An Giang, Cần Thơ, một phần nhỏ Kiên Giang; vùng “miệt bưng” để chỉ vùng đầm lầy nhiều ao hồ, đất ngập nước, nhiều thủy sản, trồng nhiều tràm thành rừng, trong đó có An Giang và một phần Kiên Giang; vùng “miệt biển” để chỉ vùng ven biển, ngập mặn với nhiều thủy sản nước mặn, nước lợ, có nhiều loại cây vùng ngập mặn như sú vẹt, đước mọc thành rừng, trong đó rừng U Minh là vùng mặn, phèn có nhiều loại sinh vật phong phú, miệt này Vùng KTTĐ có Cà Mau, một phần Kiên Giang. Nhìn chung mỗi “miệt” này có thế mạnh riêng cụ thể của “miệt”. Từ đó cho thấy mỗi miệt, mỗi tiểu vùng có thế mạnh khác nhau trong KTNo. Bên cạnh đó còn tồn tại trên thực tế là “vùng chợ”, chỉ nơi thị tứ, chuyên về dịch vụ, thương mại, thủ công, công nghiệp nhỏ. Vùng xung quanh đô thị thường được gọi là châu thành, nơi đây có dáng dấp và thiên về nông nghiệp đô thị với việc phát triển hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi.
Nói đến các tỉnh ở ĐBSCL trồng lúa nhiều và chủ lực gồm: An Giang (tỉnh thuộc Vùng KTTĐ Miền Tây), Tiền Giang, Long An (hai tỉnh thuộc Vùng KTTĐ phía Nam) và Đồng Tháp. Chăn nuôi nhiều bò có tỉnh An Giang, Kiên Giang; nuôi nhiều heo có An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và các tỉnh khác như Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp; nuôi vịt nhiều có các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Thủy sản mạnh có Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, trong đó đánh bắt nhiều nổi lên là Kiên Giang, nuôi thủy sản nhiều là An Giang thường đạt mức xoay quanh 80.000 tấn/năm [22,23,24,25]. Mạnh về công nghiệp có tính nổi trội là Cần Thơ với nhiệt điện, công nghiệp chế biến, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may, vật liệu xây dựng, nhiệt điện Trà Vinh. Về du
lịch nổi trội có biển Kiên Giang, nhất là huyện đảo Phú Quốc và thị xã Hà Tiên; về du lịch còn có du lịch nghỉ dưỡng ở Cà Mau, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp (nổi tiếng với Gáo Giồng, Khu bảo tồn sếu đầu đỏ); An Giang có có Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, dãy Thất Sơn, cánh đồng bậc thang Tà Pạ, rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, Sóc Trăng, Bạc Liêu; Cần Thơ nổi tiếng với chợ nổi. Du lịch mỗi nơi có những đặc điểm riêng có thể tạo thành chuỗi du lịch liên vùng về thắng cảnh, mùa nước nổi, chiêm nghiệm nghề nông, tâm linh, văn hóa vùng sông nước mà đặc trưng như đờn ca tài tử, tát đìa bắt cá, cấy lúa nước. Như vậy tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL nhất thiết phải dựa trên lợi thế so sánh điều kiện tự nhiên quy định và đặt trong tổng thể của ĐBSCL[22,23,24,25]. Tái cơ cấu kinh tế trên cơ sở “thuận thiên” tạo điều kiện phát triển hiệu quả hơn là cơ sở để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Hai. Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh
Chuyển đổi cơ cấu KTNo cần chú trọng tính thực tế nhưng cần gắn tính thực tế với lợi thế là một trong những nguyên tắc cần tuân thủ. Tính đến lợi thế so sánh gắn với thị trường trong toàn Vùng KTTĐ và của từng tiểu vùng. Ngay cả trong từng tỉnh cũng cần gắn với lợi thế của từng địa phương trong tỉnh để lựa chọn phát triển cây trồng vật nuôi chuyên canh, sản xuất lớn công nghiệp mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu Vùng KTTĐ và ĐBSCL là nông nghiệp nhưng mỗi vùng, tiểu vùng, mỗi tỉnh thậm chí huyện, xã có sản phẩm lợi thế so sánh riêng của mình, không thể tất cả như nhau được. Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ theo lợi thế so sánhcủa từng địa phương, từng tiểu vùng đảm bảo tính bền vững, có thể đi vào phân tíchđánh giá cơ bản lợi thế của từng tỉnh trong Vùng KTTĐ như sau:
- Với tỉnh An Giang lợi thế là lúa ới 730.000 ha đất gieo trồng, trong đó một số thủy sản nước ngọt với sản lượng nuôi trồng 365 ngàn tấn, sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, cung cấp trên 15 triệu con giống, tôm nuôi thương phẩm đạt hơn 65 gram/con chiếm 80%, lợi nhuận đạt 85 - 160 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận đạt trên 100%; một số gia súc, gia cầm với tổng đàn trâu, bò hàng năm xoay
quanh mốc 100.000 con, tổng số heo đạt trên 123.000 con, đàn gia cầm cũng đạt khoảng 4,4 triệu con [147]. Ngoài ra An Giang còn có 37 ngọn núi tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, trong đó nổi tiếng là bảy ngọn núi đẹp hùng vĩ, có thế mạnh về du lịch cảnh quan, tâm linh, sinh thái, nổi tiếng về trồng cây dược liệu.
- Với tỉnh Kiên Giang, theo số liệu thống kê, tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 458.159,01 ha, chiếm 72,17% diện tích tự nhiên, là vùng phù sa nước ngọt thuộc tây Sông Hậu, tuy nhiên đến nay 77% diện tích này chịu ảnh hưởng của xâm ngập mặn, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên là vùng trồng lúa; vùng bán đảo Cà Mau, trong đó rừng U Minh Thượng thuộc huyện U Minh Thượng có 38.000 ha bị ngập mặn so trong tổng số 49.000 ha bị ngập mặn của toàn tỉnh; đất nông nghiệp khác có 57,73 ha chiếm 0,01% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 89.574,22 ha chiếm 14,11% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ và đất rừng dự trữ sinh thái quyển thuộc địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải; đất nuôi trồng thủy sản có 28.378,93 ha, chiếm 4,47% diện tích tự nhiên. Kiên Giang có vùng biển rộng khoảng 63.290 km2, với hơn 200 km bờ biển với hệ sinh thái vùng ngập mặn ven bờ phong phú và đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản và du lịch... Như vậy, nếu lâm nghiệp đóng góp vào tăng trưởng một lần thì nông nghiệp đóng góp cao hơn 2,8 lần và thủy sản đóng góp cao hơn 3,6 lần [149]. Điều băn khoăn là cây lúa của Kiên Giang hiện mức lợi nhuận thấp, bình quân xoay quanh khoảng 23 triệu đồng/ha/năm, do vậy cần đưa tiến bộ khoa học vào để nâng cao lợi nhuận. Có thể thấy với Kiên Giang nông nghiệp là nền tảng để duy trì mức tăng trưởng ổn định, thủy sản là động lực thúc đẩy toàn ngành tăng trưởng cao hơn. Theo đó lựa chọn thủy hải sản của Kiên giang là lợi thế lớn nhất của tỉnh để ưu tiên phát triển. Coi nguồn đất, nước bị ảnh hưởng của xâm ngập mặn là nguồn tài nguyên dạng sinh học mới, là lợi thế mới cần được bảo vệ để nghiên cứu phát triển KTNo của tỉnh Kiên Giang.
- Với Cà Mau, theo đề án tái cơ cấu KTNo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau sẽ quy hoạch thành 31 tiểu vùng, gồm: năm tiểu vùng thuộc vùng Bắc Cà Mau; 18 tiểu vùng thuộc vùng Nam Cà Mau; vùng Quản Lộ - Phụng
Hiệp và tám tiểu vùng ven biển Năm Căn - Ngọc Hiển. Như vậy ngoại trừ vùng ngọt hóa ổn định huyện Trần Văn Thời và vùng rừng U Minh Hạ có thể xác định ưu tiên là vùng lúa, hoa màu, còn lại là vùng mặn ngọt đan xen nhau cần có sự lựa chọn và bố trí cây trồng, vật nuôi theo mùa cho từng vùng thích ứng với sinh thái mặn ngọt đan xen, và để chung sống với tự nhiên thì nước mặn, lợ là tài nguyên cần được bảo vệ trong sạch để phát triển, coi đó là lợi thế của tỉnh Cà Mau [148].
- Với Cần Thơ là TP. loại I trực thuộc Trung ương nhưng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, gần 70% trong tổng diện tích đất tự nhiên (110.000 ha), số lượng người sống bằng nông nghiệp khoảng 40% dân số. TP. Cần Thơ là hạt nhân của Vùng KTTĐ, với lợi thế cần được chú trọng phát triển thì đây là Trung tâm khoa học, công nghệ, đào tạo, tài chính, dịch vụ, du lịch của Vùng KTTĐ và của cả vùng ĐBSCL. TP. Cần Thơ cần được phát triển theo hướng là trung tâm văn hóa sông nước Tây Nam Bộ - ĐBSCL, gắn liền với đó là trung tâm khoa học, công nghệ về KTNo, là trung tâm đào tạo cán bộ khoa học, LLLĐ nông nghiệp chuyên nghiệp cho Vùng KTTĐ và của ĐBSCL. TP. Cần Thơ nên có những trung tâm lớn là nơi triển khai nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản với các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGap, tiêu chuẩn theo từng thị trường Mỹ, Nhật Bản, Châu Phi… theo quy hoạch của Vùng KTTĐ. Tiếp tục hình thành và phát huy mô hình cánh đồng lớn hiệu quả, phát huy lợi thế từng vùng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tạo thành chuỗi giá trị khép kín. TP. Cần Thơ cần nỗ lực thành lập, phát triển các khu “công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao” (An Giang và một số tỉnh khác nữa) với diện tích khoảng 1.000 ha đến 1.500 ha để đủ sức ứng dụng và thu hút đầu tư trong và ngoài nước [140].
Về hệ thống cảng được nâng cấp gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT; Cảng Trà Nóc có ba kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt
200.000 tấn/năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT; Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn một vào tháng 4 năm 2006 [22,23,24,25]; đang triển khai đầu tư giai đoạn hai. Cần kết nối
và làm đầu mối cảng cho các tỉnh lân cận tạo thành thế liên hoàn phát triển đồng bộ của cả Vùng KTTĐ và cả vùng ĐBSCL.
Bên cạnh đó hoạt động tài chính, tín dụng của Cần Thơ khá sôi động, thu hút 55 TCTD và chi nhánh với 227 điểm giao dịch (nhiều nhất vùng ĐBSCL). Nguồn vốn huy động tăng khá đã đáp ứng 79,6% tổng dư nợ cho vay (tính đến tháng 6- 2014), thể hiện được một phần vai trò "trung tâm tài chính" vùng ĐBSCL [52].
Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ theo lợi thế so sánh của từng địa phương,từng tiểu vùng đảm bảo tính bền vững, theo đó NHTM sẽ tập trung cho vay theosản phẩm có lợi thế so sánh nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả vốn cho vay. Đây chínhlà một trong những vấn đề quan trọng góp phần quan trọng thúc đẩy tăng cườngTDN phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Ba. Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm cần coi trọng tính liên kết bền vững hệ thống của Đồng bằng sông Cửu Long
Đề cập một cách khoa học nếu cho rằng có cơ cấu kinh tế tỉnh thì sẽ là không hợp lý mà chỉ có thể có cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu nền kinh tế quốc dân, vùng dựa trên lợi thế so sánh của vùng, tiểu vùng, tỉnh, huyện về lợi thế so sánh sản phẩm. Cần nhận thức rõ vấn đề này trong quy hoạnh phát triển KTXH đất nước, vùng. Với cách tiếp cận như vậy thì cơ cấu kinh tế là cơ cấu kinh tế của toàn vùng ĐBSCL, cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cần đặt trong toàn vùng ĐBSCL. Như vậy không phải tỉnh nào cũng lúa, thủy sản tôm cá, hoa màu, cây ăn trái là chủ lực. Rồi tỉnh nào cũng kêu gọi xây dựng nhà máy chế biến nông sản như lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái, tỉnh nào cũng muốn có cảng hàng không, cảng biển, tỉnh nào cũng nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp. Diễn biến như vậy rất nguy hiểm cho nền kinh tế bởi sẽ chồng chéo, lãng phí, hiệu quả kinh tế kém. Theo đó Vùng KTTĐ và ĐBSCL cần đầu tư xây dựng khu công nghiệp liên vùng, nhà máy điện liên vùng, hồ chứa nước liên vùng, nhà máy chế biến nông sản liên vùng, cảng liên vùng, sân bay liên vùng... Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cần gắn chặt trong tổng thể ĐBSCL, đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng KTNo công nghệ cao. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch và tổ chức lại không