Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Phát Triển Thị Trường Bất Động Sản;


luận quan trọng có ý nghĩa định hướng trong quá trình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS Việt Nam và TP. HCM nói riêng

(ii) Phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng của hoạt động tín dụng ngân hàng (hoạt động cho vay) đối với sự phát triển của thị trường BĐS trên địa bàn TP. HCM. Cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy thu thập từ các NHTM trên địa bàn TP. HCM trong khoảng thời gian 2012 – 2016. Luận án đã rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và đặc biệt nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường BĐS trên địa bàn TP. HCM.

(iii) Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các nước trên thế giới. Luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm các nước trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS TP. HCM;

(iv) Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển thị trường BĐS TP. HCM trong thời gian tới.

1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN


Luận án có kết cầu gồm 5 chương như sau:


Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.


Chương 2: Lý luận chung về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản;

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn TP. HCM - 4

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận;


Chương 5: Giải pháp, kiến nghị và kết luận.


1.8. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Thứ nhất, Chương 1 của luận án đã trình bày được lý do tác giả chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường BĐS trên địa bàn TP. HCM” để làm công trình nghiên cứu luận án tốt nghiệp tiến sĩ của mình;

Thứ hai, Trình bày được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài; Xác định được mục tiêu nghiên cứu của luận án.

Thứ ba, chương 1 của luận án đã đặt ra các câu hỏi cần giải quyết trong toàn bộ nội dung của luận án cần viết;

Thứ tư, Luận án đã nêu được ý nghĩa về mặt khoa học và ý nghĩa về mặt thực tiễn mà nội dung của luận án muốn hướng đến.


CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN


2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG


2.1.1. Khái niệm


Theo quan điểm của Các Mác “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi lại một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu” [1].

Kinh tế học hiện đại cho rằng “Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận” [8].

Theo Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 [28] “cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.

Như vậy, tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của vốn cho vay, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là một sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện cam kết mà hai bên đã thoả thuận, trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi.

Có thể nói bản chất của tín dụng biểu hiện mối quan hệ vay mượn và hoàn trả, thể hiện qua các nội dung:

– Người cho vay chuyển cho người đi vay một lượng giá trị nhất định.


– Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay phần vốn gốc cộng với khoản phí cơ hội mà người cho vay mất đi khi bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt hơn.

Từ bản chất tín dụng cho thấy, tín dụng ngân hàng phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và khách hàng trong đó ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và dùng số tiền huy động được đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu tư của xã hội vào các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả.

2.1.2. Bản chất của tín dụng


Tín dụng là quá trình vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, sau một thời gian nhất định nó trở về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn. Để hiểu rõ bản chất tín dụng cần phải xem xét mối liên hệ kinh tế trong quá trình vận động của vốn tín dụng, quá trình này trải qua ba giai đoạn [24]:

Giai đoạn phân phối vốn tín dụng: Tương ứng với giai đoạn cho vay. Vốn tiền tệ hoặc giá trị hàng hoá được tạm thời chuyển giao từ chủ thể cho vay sang chủ thể đi vay trên cơ sở chủ thể cho vay tin tưởng rằng chủ thể đi vay sẽ thực hiện đúng cam kết của mình.

Giai đoạn sử sụng vốn tín dụng: Ở giai đoạn này sau khi nhận được vốn tín dụng chuyển giao, chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị vốn tín dụng đúng mục đích thoả thuận và có hiệu quả. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định đối với việc thực hiện giai đoạn tiếp theo trong quá trình vận động tín dụng.


Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Ở giai đoạn này, chủ thể đi vay phải có nghĩa vụ thanh toán cho chủ thể cho vay toàn bộ giá trị vốn tín dụng và phần giá trị tăng thêm, gọi là lợi tức tín dụng.

Vậy, bản chất của tín dụng thể hiện qua 3 nội dụng sau:

+ Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm.

+ Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở hoàn trả.

+ Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay.


2.1.3. Chức năng của tín dụng


2.1.3.1. Chức năng phân phối lại tiền tệ trong nền kinh tế

Nhờ vào sự vận động của tín dụng mà các chủ thể thiếu hụt vốn có thể nhận được một phần vốn của xã hội phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng.

Quá trình phân phối vốn tín dụng được thực hiện dưới hai hình thức [24]:


- Phân phối trực tiếp: Vốn từ chủ thể tạm thời thừa được chuyển giao sang chủ thể sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng mà không cần thông qua một tổ chức trung gian nào.

- Phân phối gián tiếp: Việc phân phối được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tài chính… Theo cách này, các tổ chức tài chính trung gian đứng ra huy động vốn tiền tệ từ các chủ thể tạm thời thừa để hình thành quỹ tiền tệ tập trung tại đơn vị. Trên cơ sở đó nó cung ứng cho các chủ thể khác có nhu cầu vay phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng.

2.1.3.2. Chức năng tạo ra công cụ lưu thông tín dụng và tiền tín dụng

Khi quan hệ tín dụng được xác lập thì đồng thời một công cụ tín dụng cũng được hình thành nhằm đảm bảo cho việc tuân thủ các thỏa thuận tín dụng, như thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu… Các chủ thể nắm giữ các công cụ tín dụng kể trên khi


chưa đến hạn thanh toán nhưng cần vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng thì họ có thể chuyển nhượng hoặc cầm cố vay tiền. Như vậy, các công cụ tín dụng tiếp tục được lưu thông đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế.

Mặt khác, việc phát hành tiền hiện nay có thể được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Ngân hàng Trung ương phát hành tiền ra lưu thông qua cơ chế cho vay như tái cấp vốn cho các ngân hàng trung gian, cho vay đối với ngân sách nhà nước… Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện tiền tệ phục vụ lưu thông hàng hoá được bình thường.

Không chỉ Ngân hàng Trung ương, bản thân các Ngân hàng thương mại thông qua các hoạt động cho vay cũng tạo ra tiền dưới hình thức bút tệ.

2.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng


- Tín dụng thúc đẩy quá trình tái sản xuất của xã hội

Tín dụng giúp luân chuyển vốn từ các chủ thể tạm thời thừa vốn tới các chủ thể cần vốn. Như vậy những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không có khả năng sinh lợi nay đã được huy động trở thành hữu ích và tiếp tục sinh lợi. Đối với những chủ thể đang bị thiếu hụt vốn cũng nhờ vậy được bổ sung vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.

- Tín dụng là kênh chuyển tải ảnh hưởng của nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô

Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm: ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các mục tiêu trên đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khối lượng và cơ cấu tín dụng cung ứng trên thị trường. Thông qua cơ chế tác động vào các điều kiện tín dụng như lãi suất, điều kiện vay… Nhà nước có thể điều chỉnh việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, điều chỉnh được cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế hay theo vùng lãnh thổ. Việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng một mặt ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng và lãi suất trên thị trường và do đó tác động đến tình trạng giá cả trong nền kinh tế. Mặt khác, việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giảm hay tăng lãi suất


và thay đổi cơ cấu tín dụng sẽ tác động đến quy mô đầu tư, cơ cấu đầu tư và do vậy cũng đồng thời tác động đến sản lượng, việc làm và cơ cấu kinh tế.

- Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước

Để thực hiện các chính sách xã hội, nhà nước có thể tài trợ bằng nguồn vốn không hoàn lại của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Hơn nữa, nguồn vốn ngân sách chỉ có giới hạn so với nhu cầu của các đối tượng xã hội, nhất là đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển. Vì vậy để khắc phục hạn chế trên, ngày nay người ta đã có xu hướng thực hiện tài trợ bằng con đường tín dụng, như chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng sâu vùng xa, đối với các đối tượng xoá đói giảm nghèo, đối tượng học sinh, sinh viên nghèo hiếu học.v.v. Bằng cách hỗ trợ qua con đường tín dụng, nó còn buộc các đối tượng nhận được sự tài trợ phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả tín dụng, góp phần nâng cao kỹ năng, hiệu quả lao động sản xuất, học tập, từ đó có điều kiện phát triển như các chủ thể khác trong xã hội.

- Tín dụng tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Thông qua việc cung cấp các khoản tín dụng tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng của nước ngoài… tín dụng đã góp phần thúc đẩy, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại và giao lưu quốc tế, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.1.5. Các loại hình tín dụng


Các loại hình tín dụng bao gồm: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và các loại hình tín dụng khác như tín dụng trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân, hoặc giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau trong xã hội [24].

2.1.5.1. Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.


2.1.5.2. Tín dụng Nhà nước


Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội, trong đó Nhà nước tham gia với tư cách là bên đi vay bằng cách phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho nhu cầu của ngân sách nhà nước.

2.1.5.3. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong quan hệ này, ngân hàng cấp tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển. Nguồn vốn để ngân hàng cấp tín dụng là nguồn vốn huy động dưới hình thức nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.

2.1.5.4. Các loại hình tín dụng khác

- Tín dụng doanh nghiệp: Là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp với các hộ gia đình, cá nhân trong xã hội [24].

- Tín dụng tư nhân: Là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các hộ gia đình, cá nhân trong xã hội [24].

2.1.6. Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản


2.1.6.1. Quan điểm tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản


Xuyên suốt nội dung nghiên cứu của chuyên đề này, tác giả đưa ra quan điểm tín dụng ngân hàng là “Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng (thể nhân hoặc pháp nhân) liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Theo đó tín dụng bất động sản là việc ngân hàng cấp vốn cho khách hàng căn cứ vào mục đích vay vốn của khách hàng liên quan đến bất động sản. Trong trường hợp này, ngân hàng cho khách hàng vay để đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà để

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí