Những Hạn Chế Của Hoạt Động Tíng Dụng Đối Với Kinh Tế


doanh của ngân hàng và đến sản xuất của kinh tế hộ. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng hộ sản xuất là cần thiết để họ hiểu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của tín dụng đối với kinh tế hộ là tạo điều kiện để mọi người được vay vốn phát triển sản xuất, thay đổi cuộc sống, thoát cảnh đói nghèo, từ đó có trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Đây cũng là quá trình chuyển biến nhận thức của người nông dân khi tiếp cận vốn vay ngân hàng mà lâu nay nhiều người chưa mặn mà với việc sử dụng loại vốn vay này.

Để hộ sản xuất tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã bỏ ra không ít thời gian, công sức, ngược xuôi trên những con đường làng đến với từng hộ sản xuất để tuyên truyền, phổ biến

chủ trương, chính sách cho dân nghe, dân hiểu, dân tin và dân thực hiện.

Trong thực tế, tín dụng đối với kinh tế hộ không nhằm mục đích cho vay

để lấy lãi như những món cho vay đối với các đối tượng khác, mà mục

đích là cho vay để phát triển sản xuất, cho vay xóa đói, giảm nghèo, nâng cao

đời sống người dân nông thôn. Do vậy, dù có khó khăn, vất vả bao nhiêu

những cán bộ tín dụng vẫn quyết tâm sát cánh cùng với nông dân để giúp họ nhận được vốn vay ngân hàng, không để họ thiếu vốn phải đi vay nặng lãi của những kẻ đầu cơ, trục lợi.

+ Hướng dẫn tư, vấn cho kinh tế hộ đích, có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

sử dụng vốn vay đúng mục

Được giáo dục, đào tạo trong môi trường kinh doanh lành mạnh,

Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 12

những cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Thăng Bình không chỉ thể hiện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh kinh doanh trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà còn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, am hiểu lĩnh vực tín dụng đối với


kinh tế hộ. Do đó, đối với họ, không chỉ giải quyết những vấn đề có tính chất nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng như xét duyệt hồ sơ, làm thủ tục vay vốn, hoàn trả vốn vay ngân hàng theo kỳ hạn vay, mà còn là những cán bộ tư vấn cho kinh tế hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Do

đó, trong công việc hằng ngày họ

đã chia sẻ

với nông dân những kinh

nghiệm sử

dụng vốn vay, như việc quay vòng vốn, việc đầu tư

vào lĩnh

vực nào, loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nào là phù hợp với khả năng sản xuất của từng hộ để có thu nhập cao, ít rủi ro và có thể thu hồi vốn nhanh. Một trong những vấn đề mà người đi vay phải quan tâm là không được sử dụng vốn vay sai mục đích, không được để vốn ứ đọng, mà phải đưa vào sản xuất, làm cho đồng vốn quay vòng nhanh thì mới thúc đẩy sản xuất phát triển, mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những vấn đề nêu trên tưởng như đơn giản, chỉ là những việc đương nhiên trong sản xuất, kinh doanh, nhưng nếu không có sự trợ giúp, hướng dẫn, tư vấn của cán bộ tín dụng thì đối với nhiều hộ sản xuất không dễ gì sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, dẫn đến những khó khăn trong sản xuất, trong trả nợ vay ngân hàng.

+ Làm tốt công tác cho vay, thu hồi nợ vay đối với kinh tế hộ.

Tín dụng đối với kinh tế hộ chủ yếu hoạt động ở địa bàn nông thôn

với số

lượng khách hàng đông, nhiều món vay nhỏ

lẻ và thường là vay

ngắn hạn nên việc theo dõi, quản lý hộ vay gặp không ít khó khăn, nhất là

việc theo dõi thời hạn cho vay đối với từng hộ

sản xuất để

thu hồi nợ,

đảm bảo an toàn vốn tín dụng, hạn chế rủi ro, khắc phục nợ xấu, nợ khó

đòi… Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự

nhiên, nhiều khi tưởng đã ăn chắc, nhưng chỉ một đợt nắng hạn, một trận

lũ lụt, bão đi qua, là coi như mất trắng, người nông dân chỉ biết kêu trời

trước những thiệt hại do thiên tai gây ra. Điều đó đòi hỏi cán bộ tín dụng


phải sâu sát cơ sở, sát từng hộ sản xuất để nắm tình hình, đánh giá những thiệt hại về mùa màng để có cơ sở xem xét miễn giảm, khoanh nợ, xóa nợ đối với hộ sản xuất. Tất cả những việc làm nêu trên đặt lên vai cán bộ tín dụng một trách nhiệm nặng nề, khó khăn và phúc tạp, nếu họ thiếu nhiệt tình, không tận tụy trong công việc hoặc hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Những kết quả trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình

cho thấy, đội ngũ cán bộ tín dụng đã phát huy tốt năng lực chuyên môn,

theo dõi, quản lý chặt chẽ

nguồn vốn cho vay, đôn đốc, thu hồi nợ

vay

đúng hạn, nợ quá hạn được khống chế ở tỷ lệ cho phép theo đúng quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

2.3.1.2. Những hạn chế của hoạt động tíng dụng đối với kinh tế

hộ

Thứ nhất, có nơi, có lúc nguồn vốn chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn

của kinh tế hộ.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn để cho vay, nhưng trong thực tế do nguồn cung hạn chế và do hoạt động tín dụng thiếu linh hoạt nên có nơi, có lúc chưa đáp ứng nhu cầu vốn vay của kinh tế hộ, cũng không đủ cầu, nhất là vào thời điểm mùa vụ sản xuất, vốn tín dụng không thỏa mãn được cho người vay cả về số lượng vốn và thời gian vay. Vì vậy, có nhiều hộ có nhu cầu vay những món lớn để mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi ngành nghề nhưng ngân hàng không thể đáp ứng được do giới hạn về hạn mức cho vay hoặc do nguồn cung không đáp ứng được. Đặc biệt, tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp càng làm cho số

lượng hộ sản xuất vay quá đông lại diễn ra trong một khoảng thời gian

ngắn dẫn đến quá tải đối với hoạt động cho vay. Ngoài ra, còn do những


hạn chế trong chuyên môn của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.

Thứ

hai,

việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hộ

vay sử

dụng vốn

đúng mục đích, hiệu quả thiếu thường xuyên, liên tục.

Đánh giá một cách khách quan, hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ, ngoài việc cho vay vốn, cán bộ tín dụng còn phải hướng dẫn cho họ sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích, có hiệu quả nhằm vừa thúc đẩy kinh tế hộ phát triển đúng định hướng, vừa tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu nợ và huy động vốn trong các thành phần kinh tế. Đây là điều mà bất cứ một cán bộ tín dụng nào cũng nhận thức và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng do địa bàn nông thôn rộng, địa hình phức tạp, dân cư sống phân tán ở nhiều vùng, từ vùng biển đến trung du, miền núi, trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng mỏng, điều kiện đi lại khó khăn, nên khó có điều

kiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hộ vay vốn một cách thường xuyên,

liên tục nên không tránh khỏi tình trạng một số hộ sản xuất sử dụng vốn vay sai mục đích. Mặc dù vấn đề này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu trên

nên việc khắc phục còn chậm, ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời

sống của một bộ phận dân cư nông thôn.

Thứ ba, nợ quá hạn đối với kinh tế hộ còn ở mức cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Như phần trên đã phân tích, nợ quá hạn đối với hộ sản xuất trong 5 năm từ 2005 đến 2009 đều tăng. Riêng năm 2009 có giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (bằng 236,4%/năm 2005). Đây là hạn chế của hoạt động

tín dụng đối với kinh tế hộ

so với các thành phần kinh tế

khác. Mặc dù

vậy, ngân hàng vẫn phải tiếp tục cho vay để phát triển nông nghiệp, nông

thôn, nông dân. Không vì số nợ quá hạn mà dừng việc cho vay sẽ ảnh


hưởng đến chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, đến phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.3.2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

2.3.2.1. Nguyên nhân

­ Nguyên nhân của những ưu điểm:

+ Sự

quan tâm lãnh đạo, chỉ

đạo của Đảng, Nhà nước, của chính

quyền các cấp và của ngành ngân hàng đối với hoạt động tín dụng. Cụ thể,

đã ban hành một số cơ chế, chính sách, những văn bản, quy định, hướng

dẫn làm cơ sở pháp lý đối với hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ vay vốn phát triển sản xuất và được hưởng một số ưu đãi về lãi suất tiền vay, về khoanh nợ, giản nợ ...

+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, chi nhánh huyện Thăng Bình nói riêng luôn cải tiến các thủ tục và hình thức huy động và cho vay vốn nhằm giúp kinh tế hộ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Đây là một cố gắng trong cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt phiền hà cho người dân trong giao dịch với ngân hàng.

+ Sự tận tụy phục vụ và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, những cán bộ tín dụng luôn đồng hành cùng nông dân, thường xuyên bám sát địa bàn, lặn lội khắp các vùng nông thôn để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ cho mọi hộ sản xuất đều được vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo và được hưởng những ưu đãi của ngân hàng trong cho vay đối với kinh tế hộ.


+ Sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức chính trị ­ xã

hội ở

địa phương là chỗ

dựa đáng tin cậy để

ngân hàng đẩy mạnh hoạt

động tín dụng đối với kinh tế hộ.

Trong thực tế, nếu không có sự


quan tâm giúp đỡ


này thì nhiều hộ

sản xuất khó tiếp cận được vốn tín dụng, vì theo quy định hiện hành của ngân hàng thì họ thiếu những điều kiện cần thiết để vay vốn. Do vậy, sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức chính trị ­ xã hội ở địa phương đối

với kinh tế hộ trong vay vốn tín dụng có ý nghĩa quan trọng, là cầu nối

giữa ngân hàng với hộ sản xuất trong hoạt động tín dụng trên địa bàn nông thôn. Nhờ đó, những khó khăn, vướng mắc của hoạt động tín dụng đối với

kinh tế hộ sẽ

được giải quyết tại chỗ, kịp thời, không để

kéo dài

ảnh

hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân.

­ Nguyên nhân của những hạn chế Về phía ngân hàng

+ Thủ tục cho vay chưa được đơn giản hoá, ảnh hưởng nhiều đến thời gian đi lại của người dân cho việc làm thủ tục vay vốn và bỏ lỡ cơ hội đầu tư trong sản xuất, kinh doanh. Thêm vào đó, việc quy định thu lãi hàng tháng của ngân hàng chưa phù hợp với tính chất sản xuất có tính thời vụ trong nông nghiệp, dẫn đến phát sinh các thủ tục như gia hạn nợ lãi, trả nợ đối với các hộ ở vùng sâu, vùng xa.

+ Trình độ tư vấn và thẩm định các khoản vay trung, dài hạn và cho vay theo dự án của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Thông thường các khoản vay này chủ yếu dựa vào việc nắm giữ tài sản thế chấp hoặc cầm cố tài sản của người đi vay.

+ Thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của một số ngành nghề, cây trồng, con vật nuôi. Để thu hồi vốn nhanh cán bộ tín dụng có lúc còn gò ép thời hạn cho vay vốn ,do đó ảnh hưởng đến


hạn trả nợ của người nông dân vì họ chưa kịp tiêu thụ sản phẩm, không có tiền để thanh toán nợ ngân hàng, nhất là đối với hộ nghèo.

+ Hình thức cho vay chủ yếu là cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp

thông qua Tổ vay vốn ­ Tiết kiệm đến các hộ vay vốn nhỏ, lẻ. Do đó, việc thu hồi vốn vay có nơi, có lúc gặp không ít khó khăn, dẫn đến nợ quá hạn tăng.

+ Phương thức cho vay của ngân hàng đối với HSX hiện nay chủ yếu là cho vay theo từng lần, ít áp dụng phương thức cho vay theo dự án, cho vay theo hạn mức tín dụng… Hạn chế của việc cho vay theo phương thức này là phát sinh nhiều thủ tục, nghiệp vụ không cần thiết, tạo ra tâm lý lo ngại của người dân về thủ tục vay vốn ngân hàng dẫn đến tình trạng

quá tải đối với cán bộ tín dụng. Đây là một nguyên nhân làm giảm khả

năng cung ứng vốn phục vụ phát triển kinh tế hộ.

+ Mạng lưới giao dịch, cho vay đối với HSX còn mỏng, nên mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách khoảng 500­1.000 hộ vay, vượt quá khả năng chuyên môn và điều kiện đi lại của họ, nhất là ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, một số cán bộ tín dụng chưa được đào tạo, huấn luyện kỹ về nghiệp vụ thẩm định các dự án lớn, thiếu kiến thức pháp luật, kiến thức về các lĩnh vực kinh tế khác. Do đó, khi thực thi nhiệm vụ còn lúng

túng, không giám quyết đoán, dụng.

ảnh hưởng đến qui mô và chất lượng tín

+ Nguồn vốn trung, dài hạn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu đầu

tư, mua sắm phương tiện, máy móc thiết bị, công cụ để phát triển nông

nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,HĐH. Do đó, có trường hợp phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Đây là việc làm bất đắc dĩ,

nhưng vì yêu cầu phục vụ

sản xuất của kinh tế hộ

nên ngân hàng đành

phải phá rào. Hơn nữa, việc cho vay trung, dài hạn thời gian thu hồi vốn


chậm, khó thu lãi, rủi ro cao. Nên việc mở

rộng qui mô đầu tư

tín dụng

trung, dài hạn phát triển nông nghiệp, nông thôn bị hạn chế. Việc cân đối giữa nguồn vốn và các khoản cho vay trung, dài hạn vẫn chưa được chú trọng đúng mức, công tác thống kê, dự báo chưa được chú trọng.

+ Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam chưa linh hoạt, chưa tính đến đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Lãi suất cho vay là một trong những yếu tố để thu hút khách hàng, nhưng nhiều khi ngân hàng lại áp dụng một cơ chế lãi suất chung cho tất cả các đối tượng, chưa thật sự bình đẳng về lãi suất tiền vay đối với các thành phần kinh tế.

+ Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay có nơi, có lúc chưa được coi trọng đúng mức, chưa chủ động tiếp cận hộ vay để tuyên truyền, giải thích về chính sách tín dụng; một bộ phận cán bộ còn tác phong “hành chính”, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong công tác.

+ Mối quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức chính trị ­ xã hội mặc dù đã được thiết lập nhưng chưa thực sự gắn bó chặt chẽ và chưa phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi bên, nhất là ở cơ sở.

Về phía hộ sản xuất

+ Chưa thực hiện đúng quy định của ngân hàng về các thủ tục vay

vốn, như

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các cam kết về

thời hạn

vay vốn… nên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận vốn vay ngân hàng, bỏ lỡ cơ hội mà hộ sản xuất có thể vay được vốn mà không phải thế chấp tài sản.

+ Với những hộ có nhu cầu vay vốn với những món vay nhỏ lẻ, đa phần là các hộ nghèo, họ không hiểu biết nhiều về các thủ tục ngân hàng. Nếu không có sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể thì họ gần như không thể vay được vốn ngân hàng nên đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2023