Kết Quả Sản Xuất Của Huyện Thăng Bình Từ 2005­2009


+ Hiệu quả về kinh tế xã hội địa phương

Từ nguồn vốn vay ngân hàng, các hộ

sản xuất đã sử

dụng đúng mục

đích vào sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, đã giúp cho kinh tế hộ phát triển, làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nông thôn, nhiều hộ thoát nghèo, có của ăn của để, một số hộ vươn lên khá và giàu. Từ đó góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Điều này có thể minh hoạ cụ thể ở bảng 2.9:

Bảng 2.9: Kết quả sản xuất của huyện Thăng Bình từ 2005­2009

Đơn vị tính:Triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

I.Tổng giá trị sản xuất

599.153

673.017

760.212

890.101

1.058.100

1. Nông nghiệp

390.079

419.131

420.006

441.211

476.216

2. Công nghiệp và xây dựng

78.052

98.007

135.109

182.031

240.005

3. Thương mại và dịch vụ

131.211

156.215

205.072

267.041

342.032

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 11

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thăng Bình.

Số liệu ở bảng trên cho thấy, kết quả sản xuất của các ngành trên

địa bàn huyện tăng lên liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

bình quân của huyện 5 năm (2005­2009) đạt 15,3%. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 so với năm 2005 tăng 76,6%, trong đó ngành nông nghiệp tăng trên 22%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 207,7%, ngành thương mại ­ dịch vụ tăng 161%. Kết quả trên cũng phản ảnh đúng thực trạng vay vốn và sử dụng vốn của kinh tế hộ trên địa bàn huyện.

Ở đây cũng khó đánh giá một cách cụ thể hiệu quả kinh tế ­ xã hội

của cho vay tín dụng đối với kinh tế

hộ. Nhưng xét ở

góc độ

phát triển

kinh tế có thể thấy, vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng liên tục. Với số vốn vay được, các hộ đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu

quả

kinh tế

cao. Việc đưa giống lúa mới, giống ngô lai có năng suất cao,


chống chịu sâu bệnh vào sản xuất, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây lương thực sang trồng các loại rau, đậu, củ, quả đã nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích. Nhiều hộ sản xuất đã đầu tư vốn vào chăn nuôi gia súc, gia cầm có hiệu quả. Điều này có thể thấy tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng liên tục qua các năm, trong đó chủ yếu là phát triển đàn lợn theo hướng nạc hóa, đàn bò lai sind, đồng thời mở rộng qui mô đàn gia súc, gia cầm (nhất là đàn vịt siêu thịt, gà Tam Hoàng, ngan Pháp…). Ngoài ra, nhiều hộ đã phát triển nuôi cá nước ngọt thời vụ, trong 5 năm đã chuyển đổi 180 ha ruộng lúa 2 vụ sang nuôi một vụ cá, trồng một vụ lúa, không chỉ làm tăng sản lượng cá hàng năm, mà còn nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ.

Những vấn đề nói trên cho thấy, hộ sản xuất đã sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả vốn vay tín dụng ngân hàng vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của bà con nông dân. Nhờ đó, số hộ giàu, khá tăng lên, số hộ nghèo giảm đi, đặc biệt không có hộ đói. Nếu năm 2005 số hộ nghèo toàn huyện là 12.535 hộ, chiếm 27,7% tổng số hộ, toàn huyện, thì đến năm 2009 số hộ nghèo giảm xuống còn 9.402 hộ, chiếm 19,37%. Đây là kết quả khả quan của việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thăng Bình. Để tiếp tục hỗ trợ vốn cho kinh tế hộ phát triển sản xuất, nhất là những hộ làm ăn có hiệu quả, ngân hàng đã tạo điều kiện cho gia hạn nợ hoặc có nhiều hộ sau khi kết thúc vụ thu hoạch, chưa đến hạn trả nợ nhưng họ tự nguyện đem tiền đến trả nợ ngân hàng và tiếp tục làm thủ tục vay món mới. Nhìn chung, số hộ làm ăn khá giả ngày càng tăng và có nhiều người có chí vươn lên làm giàu bằng vốn vay ngân hàng. Song, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ làm ăn kém hiệu quả, thu nhập thấp nên thường xuyên gia hạn nợ năm này qua năm khác, không trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Trường hợp này thường rơi vào những chủ hộ nuôi trồng thủy sản chạy theo phong trào, kém hiểu biết về kỹ thuật dẫn đến


sản xuất không có hiệu quả, bị thua lỗ không trả được nợ vay ngân hàng. Đây là một trong những hộ thuộc đối tượng nợ khó đòi, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

­ Rủi ro tín dụng đối với kinh tế hộ trong thời gian qua và khả năng khắc phục.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong những năm qua diễn ra trong điều kiện kinh tế huyện nhà còn nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do hạn hán, lũ lụt, dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng… Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu nhập

của kinh tế

hộ, dẫn đến việc trả

nợ vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình cũng phải gánh chịu rủi ro, tổn thất do những nguyên nhân khách quan như đã nói trên gây ra.

Bảng 2.10: Nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình từ năm 2005­2009

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2009/2005

(%)

1. Tổng dư nợ

182.097

180.835

195.029

182.344

193.373

106,2

­ Dư nợ ngắn hạn

134.165

129.620

145.846

140.560

161.899

120,7

­ Dư nợ trung dài hạn

47.932

51.215

49.183

41.784

31.474

65,6

2. Nợ quá hạn

695

1.550

2.978

5.144

1.643

236,4

Trong đó NQH HSX

695

902

2.307

2.203

1.643

236,4

Tỷ lệ NQH HSX/Tổng dư nợ

0,38

0,50

1,18

1,21

0,85


Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình.

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất qua các năm đều tăng, nhất là năm 2008 so với năm 2005 tăng 625,7%; năm 2009 so với năm 2005 tăng 136,4%. Điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro và trở thành nỗi lo của


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cho vay tín dụng. Sở dĩ nợ quá hạn đối với kinh tế hộ tăng là do những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan: Thăng Bình là huyện thuần nông, kinh tế hộ còn phổ biến là sản xuất nhỏ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong

nhiều năm qua bão lụt, hạn hán, dịch lở mồm long móng, lợn tai xanh…

liên tục xảy ra. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ, do giá cả hàng hóa nông sản sụt giảm, trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, rủi ro, thất thoát vốn trong đầu tư lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là khó tránh khỏi.

Môi trường kinh doanh chưa ổn định, nhiều hộ nông dân chưa nắm bắt kịp sự thay đổi của cơ chế, chính sách vĩ mô cũng như sự đòi hỏi ngày

càng cao về chất lượng, số lượng và giá cả của sản phẩm. Việc đầu tư

còn mang tính chất tự phát chưa theo qui hoạch vùng, miền cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

Nguyên nhân chủ

quan: Cán bộ

tín dụng chưa nắm bắt kịp thời

những diễn biến phức tạp của sản xuất nông nghiệp, chưa am hiểu đầy đủ kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng đối với từng loại cây trồng, con vật nuôi… nên việc thẩm định cho vay còn nhiều hạn chế, không sát thực tế.

Hầu hết cho vay hộ sản xuất là những món nhỏ lẻ, nhưng số lượng khách hàng rất lớn, địa bàn hoạt động rộng, trong khi lực lượng cán bộ tín dụng còn mỏng nên dẫn đến trình trạng quá tải không nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ.

Biện pháp khắc phục trong thời gian tới:

Cho vay tập trung có trọng điểm đối với hộ sản xuất ở những vùng,


những ngành có tiềm năng và triển vọng phát triển nhanh, ổn định. Đi đôi với việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng trong thẩm định hồ sơ, chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng, cẩn thận để hạn chế rủi ro.

Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng nhất là khả năng phân tích tình hình tài chính, biện pháp kỹ thuật, khả năng sinh lời của các

phương án, dự án vay vốn đầu tư, phân tích được dòng lưu chuyển của

tiền tệ gắn với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, từ đó có cơ sở đưa ra được quyết định phù hợp đối với từng dự án.

Chi nhánh thường xuyên tổ chức phân tích tình hình dư nợ cho vay

theo từng địa bàn, từng xã, từng cán bộ quản lý tín dụng, qua đó xác định rõ những món vay có vấn đề, nợ quá hạn tiềm ẩn, đồng thời cũng xác định được những khách hàng trọng điểm, truyền thống giữ được chữ tín đối với ngân hàng để thực hiện tốt việc phân loại khách hàng nhằm có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho họ vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Tập trung xử lý nợ quá hạn: Cần phải phân tích cụ thể thực trạng

của từng món vay để đưa ra biện pháp thu hồi hợp lý. Cụ thể:

Đối với những món nợ quá hạn phải thu hồi ngay: Cán bộ tín dụng phải đôn đốc thu hồi nợ đối với từng khách hàng và khi họ có khả năng trả nợ thì phải thu ngay, tránh tình trạng khách hàng dùng tiền đầu tư vào mục đích khác mà không chịu trả nợ ngân hàng.

Đối với những khoản nợ quá hạn cần có chính sách thu hồi từng

phần: Đây là loại nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán ngay một lần, cần căn cứ vào cam kết trả nợ của khách hàng và điều tra, thẩm định khả năng trả nợ để có thể chia số nợ ra nhiều kỳ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với những khoản nợ

khó đòi: Khách hàng có khả

năng trả nợ

nhưng chây ỳ, cố tình không trả nợ, cần phải dùng những biện pháp cứng


rắn, như

phối hợp với các cơ

quan, chính quyền địa phương, tòa án, thi

hành án… để thanh lý tài sản nhằm đảm bảo thu hồi nợ. Đối với những

khách hàng thật sự

khó khăn, không có khả

năng trả

nợ cần xem xét, đề

xuất với ngân hàng miễn giảm hoặc khoanh nợ nhằm tạo điều kiện cho họ vươn lên trong cuộc sống. Vì trong thực tế có những hộ chẳng có tài sản gì đáng giá để thanh lý, khấu trừ nợ.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sau khi cho vay một cách chặt chẽ nghiêm túc đối với các khoản vay còn trong hạn, đặc biệt quan tâm đến tài

sản để đảm bảo tiền vay nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay sai mục

đích của khách hàng. Thực hiện thẩm định, giải quyết cho vay theo đúng qui trình nhằm tạo ra khoản dư nợ mới với chất lượng tín dụng ngày càng cao.

Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng bằng các hình thức huấn luyện, đào tạo, đào tạo lại những

kiến thức mới, kiến thức bổ

trợ

trong quá trình làm việc. Đồng thời,

thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống,

xây dựng phong cách phục vụ kinh doanh hiện đại, có văn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước.


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1. Những với kinh tế hộ

ưu điểm và hạn chế

của hoạt động tín dụng đối

2.3.1.1. Những ưu điểm của hoạt dộng tín dụng đối với kinh tế

hộ

Hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong những năm qua đã


thật sự thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo; chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, kinh tế hộ chậm phát triển, vốn đầu tư còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng đối với họ như một cứu cánh, tạo điều kiện cho biết bao gia đình vươn lên trong cuộc sống, vượt qua ngưỡng đói nghèo, phấn đấu trở

thành những hộ

sản xuất, kinh doanh giỏi, biết làm giàu từ

những đồng

vốn ít ỏi, chắt chiu được qua từng vụ sản xuất và vốn vay ngân hàng. Có

thể

khẳng định, sự

phát triển của nông nghiệp, nông thôn huyện Thăng

Bình trong những năm qua có sự

đóng góp không nhỏ

của hoạt động tín

dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình. Có thể nêu lên những ưu điểm của hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ như sau:

+ Tổ

chức tốt mạng lưới tín dụng ở

các vùng nông thôn, tạo điều

kiện thuận lợi cho kinh tế hộ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Việc tổ chức mạng lưới tín dụng rộng khắp ở các vùng nông thôn là một cố gắng lớn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Điều này thể hiện sự quan tâm của chi nhánh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, với tinh thần ở đâu có nông dân ở đó có hoạt động tín dụng để đồng hành cùng kinh tế hộ trong sản xuất, kinh doanh. Mặc dù nguồn nhân lực của chi nhánh còn hạn chế, địa bàn hoạt động rộng, nhưng với trách nhiệm được giao, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã tổ chức tốt mạng lưới phục vụ và phân công cán bộ

tín dụng phụ

trách từng địa bàn, từng cụm xã một cách hợp lý để

giải

quyết tại chỗ việc cho vay đối với kinh tế hộ nhằm tiết kiệm thời gian,


giảm bớt sự đi lại tốn kém cho người dân khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Có thể nói, việc tổ chức mạng lưới tín dụng ở các vùng nông thôn không chỉ tạo thuận lợi cho kinh tế hộ trong giao dịch với ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn sản xuất hoặc gửi tiền tiết kiệm khi chưa dùng đến, mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Bởi lẻ, một khi hoạt động tín dụng trở thành phổ biến đối với người dân thì mối quan hệ giữa ngân hàng với kinh tế hộ sẽ thắt chặt hơn, gắn bó hơn, lòng tin của người

cho vay và người đi vay được củng cố. Nhờ

đó, có thể

hạn chế

được

những tiêu cực và giảm thiểu được rủi ro do chủ quan gây ra, làm cho hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, với một mạng lưới tín dụng được tổ chức rộng khắp, hợp lý ở từng vùng nông thôn như hiện nay ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình thì việc giải quyết các nhu cầu vay vốn của kinh tế hộ sẽ được nhanh chóng, kịp thời, điều mà nhiều hộ sản xuất mong muốn khi vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ

biến chủ

trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ.

Hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt được thành tựu như đã nói ở phần trên,

một phần quan trọng nhờ

làm tốt công tác tuyên truyền, phổ

biến chủ

trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với kinh tế hộ. Cho vay đối với kinh tế hộ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân, nhất là những hộ nghèo để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Nhưng đối với nhiều hộ sản xuất không phải đã nhận thức một cách đầy đủ chủ trương này nên trong quá trình thực hiện không

tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2023