Thực Trạng Tín Dụng Đối Với Kinh Tế Hộ Tại Chi Nhánh


vốn và xem đây là cứu cánh để hoạt động kinh doanh, nên ít quan tâm đến công tác huy động vốn trong dân cư, ngại huy động các khoản nhỏ lẻ, tốn nhiều công sức, mặc dầu trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng có tính bền vững ổn định lâu dài thì nguồn vốn này mới chính là cứu cánh. Chưa thể

hiện việc điều tra, nghiên cứu thị

trường vốn

ở địa phương, không nắm

được những nguồn vốn hiện có trên địa bàn. Không có bộ phận chuyên

trách về nguồn vốn ở cơ sở, do đó hoạt động tiếp thị hầu như còn bỏ ngõ. Cán bộ làm công tác huy động vốn chưa thực sự sát dân, chua làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình

Cùng với công tác huy động vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn huyện Thăng Bình đã đẩy mạnh công tác cho vay đối với kinh tế hộ nhằm tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Vì vậy, trong điều hành hoạt động kinh

doanh, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn

huyện

Thăng Bình thời gian qua đã xác định việc mở rộng cho vay là vấn đề sống còn trong điều kiện tổng dư nợ hữu hiệu còn thấp, chất lượng chưa cao, chưa an toàn. Với phương châm “đi vay để cho vay” ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức tín dụng để tăng cường cho vay với một số biện pháp cụ thể:

Một là, tập trung huy động mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng cơ chế đầu tư và chính sách khách hàng đối với kinh tế hộ nhằm tạo thuận lợi cho họ tiếp cận vốn vay, nhất là đối với những

hộ khó khăn, những hộ

có nhu cầu về

vay vốn chuyển đổi cơ

cấu sản

xuất.


Hai là, đa dạng hóa các kênh truyền tải vốn như: cho vay trực tiếp tại sở giao dịch; cho vay thông qua các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản… Kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh và các cấp chính quyền, các tổ chức thôn ,xã… để xây dựng các tổ, nhóm tiết kiệm vay vốn đến từng thôn, xóm mà các thành viên là hộ có thu nhập thấp.

Ba là, mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng là hộ SXKD, chi nhánh đang áp dụng cho vay không thế chấp tài sản đối với hộ nông dân theo Quyết định 67/1999/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình

đã tích cực mở

rộng đầu tư

cho các thành phần kinh tế, đặc biệt trong

việc chuyển hướng đầu tư tín dụng và thực hiện chính sách của Nhà

nước về

cho vay phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông thôn. Do đó, địa

bàn hoạt động và đối tượng khách hàng chính của ngân hàng vẫn tập

trung ở khu vực nông thôn, đảm bảo cung cấp kịp thời với khối lượng

vốn lớn cho nhu cầu vốn của HSX kinh doanh,

chuyển đổi cơ

cấu cây

trồng, vật nuôi, hộ làm kinh tế trang trại, hộ làng nghề.

Bốn là, điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng tích cực, hợp lý hơn, phân tán rủi ro, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường, phù hợp

với quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế

địa phương, nhưng lĩnh vực

nông nghiệp vẫn được quan tâm, vì đây là đối tượng phục vụ chính của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vây, dư

nợ hộ

sản

xuất chiếm 83,8% tổng dư nợ của chi nhánh và qua đánh giá hằng năm, cho thấy dư nợ tín dụng tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả, cụ thể qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ năm 2005­2009

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2009/2005

(%)

1. Doanh số cho vay

217.94

5

241.611

266.611

279.762

331.803

152,2

2. Doanh số thu nợ

154.55

1

242.873

252.417

292.447

320.774

207,6

3. Tổng dư nợ

182.09

7

180.835

195.029

182.344

193.373

106,1

­ Dư nợ ngắn hạn

134.16

5

129.620

145.846

140.560

161.899

120,6

­ Dư nợ trung dài hạn

47.932

51.215

49.183

41.784

31.474

65,6

4. Nợ quá hạn

695

1.550

2.978

5.144

1.643

236,4

­ Tỷ lệ nợ quá hạn

0,38

0,85

1,52

2,82

0,85


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 9

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình.

Qua bảng số lịêu trên cho thấy, qui mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình ngày càng được mở rộng. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009, doanh số cho

vay tăng dần qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay là 217.945 triệu

đồng, năm 2009 là 331.803 triệu đồng, tỷ lệ tăng thêm là 52,2%. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ xấp xỉ gần bằng doanh số cho vay, dưới 1%; chỉ có 2 năm 2007 và 2008 dư nợ quá hạn trên 1% với tỷ lệ tương ứng là 1,52% và 2,82%. Đó là tín hiệu đáng mừng, vì trong thời gian này có nhiều sự biến động về thị trường, nhưng doanh số cho vay và tổng dư nợ của chi nhánh

lại có bước tiến tương đối vững chắc, điều đó chứng tỏ chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã thực hiện có hiệu quả một số chính sách trong hoạt động kinh doanh, tạo được uy tín

đối với khách hàng nên hạn chế đối với kinh tế hộ.

đến mức thấp nhất nợ quá hạn cho vay


Xét về cơ

cấu dư

nợ phân theo kỳ

hạn, cho thấy dư nợ ngắn hạn

tăng dần qua các năm và có xu hướng tăng nhanh hơn so với mức tăng của

tổng dư nợ. Đến cuối năm 2009, tỷ

trọng dư

nợ ngắn hạn chiếm 83,7%

tổng dư nợ. Dư nợ trung, dài hạn cũng giảm dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ vẫn còn rất thấp, cuối năm 2009 chỉ chiếm

16,3%. Đây là một trong những hạn chế mà Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình cần quan tâm trong chiến lược tăng trưởng dư nợ hiện nay.

Hình 2.3: Sơ đồ tăng trưởng dư nợ từ năm 2005­2009


Tiệu đồng 200,000

195,000

190,000

195,029

193,373

185,000

180,000

175,000

170,000

182,097

180,835

182,344

Tổng dư nợ qua các năm

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Có thể nói, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình ngày càng được chú trọng, nâng cao, thể hiện ở việc nợ quá hạn năm 2009 giảm xuống cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Đến 31/12/2009, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,85% so với tổng

dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với quy định của toàn hệ thống Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (<5%). Đây là một cố gắng lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong việc thẩm định cho vay cũng như công tác thu hồi nợ xấu.


Trong cơ

cấu nguồn vốn phân bổ

cho vay theo ngành nghề

thì với

đặc thù là ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trong những năm

qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đã chú trọng ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp với các dự án phát triển kinh tế

trang trại, sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu, phát triển làng

nghề truyền thống theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở đó, ngân hàng tiến hành lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực mà HSX đầu tư có khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước thuận lợi hay không, cũng như ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến lĩnh vực mà họ sản xuất để có hướng đầu tư thích hợp, đảm bảo an toàn vốn. Có thể thấy được tình hình đầu tư vốn cho HSX theo ngành nghề của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình qua các năm như sau:

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình,

tỉnh Quảng Nam từ năm 2005­2009

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2009/2005 (%)

Tổng dư nợ

182.097

180.835

195.029

182.344

193.373

106,1

­ Nông, lâm nghiệp, thủy sản

100.153

101.268

107.266

98.728

104.962

104,8

­ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

10.926

11.031

11.702

11.201

11.624

106,4

­ Thương mại, dịch vụ

56.450

54.251

58.509

55.612

58.745

104,0

­ Nhu cầu đời sống

9.469

10.850

10.922

11.320

12.240

129,2

­ Nhu cầu khác

5.099

3.436

6.631

5.483

5.802

113,7

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình.

Với kết quả trên cho thấy, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình đầu tư vào nhiều ngành nghề, ngoài lĩnh


vực cho vay chủ

yếu là hộ

nông nghiệp và thủy, hải sản, chi nhánh còn

thực hiện cho vay các ngành nghề khác trong hoạt động tín dụng, như kinh doanh thương mại, dịch vụ, phát triển du lịch, cho vay tiêu dùng, cho vay phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ... Nhờ đó, các ngành nghề có điều kiện phát triển, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người dân, đồng thời cũng giúp cho chi nhánh giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Cơ cấu dư

nợ cho vay các ngành nghề

cho thấy, ngành nông, lâm

nghiệp, thủy sản có số

dư nợ

năm 2009 là 104.962 triệu đồng, chiếm tỷ

trọng 54.2% trong tổng số dư nợ. Tiếp theo là ngành thương mại và dịch

vụ dư

nợ năm 2009 là 58.745 triệu đồng, chiếm tỷ

trọng 30,3%. Ngành

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có số dư nợ 11.624 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9%... Với những kết quả đạt được trong các lĩnh vực cho vay chứng tỏ chi nhánh đã quan tâm đối với nhiều ngành nghề có triển vọng ngoài lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy, hải sản, như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ... với những biện pháp cho vay đa dạng về thời hạn đáo hạn, thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ... Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển ngành nghề còn thấp. Điều đó cho thấy, mặc dù có cố gắng nhưng ngành nghề ở huyện Thăng Bình phát triển chậm, nên nhu cầu vay vốn đầu tư còn thấp.

Trên cơ sở mở rộng đa dạng hoá đối tượng cho vay theo yêu cầu phát triển kinh tế của huyện nhà, ngoài ngành nông nghiệp, các ngành kinh tế khác cũng được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình mở rộng đầu tư cho vay như các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống. Điều này cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình vừa giữ vững định hướng và vai trò chủ đạo đối với hoạt động tín dụng của khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa


đa dạng hoá các hình thức, lĩnh vực kinh doanh để tạo thế chủ động, phân tán rủi ro.

­ Về tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế, cho thấy Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình mở cho tất cả các thành phần kinh tế, cụ thể như sau:

rộng đầu tư

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ năm 2005­2009

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2009/2005

(%)

Tổng dư nợ

182.097

180.835

195.029

182.44

193.373

106,13

­ Công ty CP, công ty

TNHH, DNTN

4.099

5.334

36.237

17.203

13.261

323,50

­ Kinh tế hộ

121.714

130.015

140.439

147.938

162.070

133.15

­ Kinh tế tập thể (HTX)

1.715

1.200

800

400

­


­ Khác

14.568

14.286

17.553

16.803

18.042

23.84

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình.

Có thể nói, dư nợ theo phân thành phần kinh tế của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình tập trung chủ yếu cho vay đối với kinh tế hộ, chiếm 83,8% trong tổng dư nợ, vì đây là những khách hàng truyền thống của chi nhánh, Công ty CP, công ty TNHH mặc dù dư nợ tăng nhanh nhưng chỉ chiếm 6,85%. Mặt khác, để thực hiện

đa dạng hóa đối tượng cho vay, chi nhánh không chỉ tập trung vào nông

nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà còn tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế như Công ty CP, TNHH, DNTN. Đây là thành phần kinh tế năng động trong sản xuất, kinh doanh, quy mô sản xuất tương

đối nhỏ, dễ

hoạt động sản xuất trong cơ

chế

thị

trường. Tuy nhiên, chi

nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các đối tượng này.


­ Kết quả tín dụng đối với kinh tế hộ qua một số năm (từ năm 2005 đến 2009)

+ Đối tượng cho vay và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình.

Những năm qua, công tác tín dụng, đối với kinh tế hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình luôn bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, như cho vay đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông lâm, thủy sản, các làng nghề truyền

thống như

mây tre, đá, gỗ

mỹ nghệ… Thực hiện Quyết định số

44/2007/QĐ­UBND ngày 11/10/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hàng cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2007­2010; Quyết định số 139/QĐ­UBND ngày 16/01/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định về hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 26/2009/QĐ­UBND ngày 31/08/2009 ban hành cơ chế khuyến khích phát triển trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

giai đoạn 2009­2010; Quyết định số 3206/QĐ­UBND ngày 08/11/2006 về

việc phê duyệt phương án hỗ

trợ

nông dân đầu tư

cơ giới hóa sản xuất

nông nghiệp, giai đoạn 2006­2009. Đặc biệt là cho vay phát triển kinh tế trang trại đã có bước đột phá, góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 537,7 ha diện tích cải tạo vườn tạp, mở rộng 1.746 ha vườn đồi, hơn 40 trang trại được đầu tư vốn. Kết quả cho vay HSX phân theo ngành nghề cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Dư nợ hộ sản xuất phân theo ngành nghề tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ năm 2005­2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2023