Vì vậy, chúng được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến biếnđộc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả hồi quy bằng phương pháp Enter cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp: mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 5%, không có đa cộng tuyến, vì VIF của tất cả các yếu tố đều < 2.
3.4.6 Kiểm định các giả thuyết
Theo kết quả phân tích hồi quy có kết quả kiểm định các giả thuyết như sau:
Bảng 3.34 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Nội dung | Sig | Kết quả | |
D1 | Tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của TCTD càng cao sẽ cho vay vốn cho CD CCKT TP. HCM càng nhiều | .000 | Chấpnhận |
D2 | Tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của khách hàng vay vốn TCTD càng cao sẽ cho vay vốn cho CD CCKT TP. HCM càng nhiều | .000 | Chấpnhận |
D3 | Tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước càng hoàn thiện sẽ đầu tư tín dụng cho CD CCKT TP. HCM càng nhiều; | .000 | Chấpnhận |
D4 | Tiêu chí đánh giá qui trình cho vay hoàn thiện sẽ đầu tư TDNH cho CD CCKT TP. HCM càng lớn | .000 | Chấpnhận |
D5 | Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin tín dụng tốt sẽ cho vay phục vụ CD CCKT TP. HCM càng nhiều | .000 | Chấpnhận |
D6 | Tiêu chí đánh giá phương thức cho vay tốt sẽ cho vay phục vụ CD CCKT TP. HCM càng nhiều. | .000 | Chấpnhận |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Nghiên Cứu Sơ Bộ Định Tính Và Điều Chỉnh Thang Đo
- Tổng Hợp Độ Tin Cậy Cronbach Alpha Của Các Thang Đo Tín Dụng Ngân Hàng Với Cd Cckt
- Kết Quả Kiểm Định Kmo Và Barlett: Kmo And Bartlett's Test
- Những Nguyên Nhân Của Nên Tồn Tại Hạn Chế
- Định Hướng Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Đến Năm 2025
- Định Hướng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tính
Qua bảng trên cho thấy sig của các giả thuyết đều nhỏ hơn 0.05, nên các giả thuyết đều được chấp nhận; 5 giả thuyết ban đầu được chấp nhận.
Như vậy với mẫu khảo sát 360 người với 5 tiêu chí được lấy ngẫu nhiên từ danh sách những cán bộ, nhà nghiên cứu, khách hàng đang giao dịch với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố HCM, tác giả đã thu được các kết quả là có 6 yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng đối với CD CCKT thành phố HCM.
Mô hình các yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố HCM:
TDCCKT = 0.593*NLTD + 0.171* NLKH + 0.143* CSNN + 0.108*QTCV + 0.135*TTTD +0.203*PTCV
Trong đó: TDCCKT: TDNH với CD CCKT - TP. HCM.
Qua mô hình trên cho thấy, cả 6 yếu tố đều tác động cùng chiều. Trong đó, yếu tố tác động lớn nhất là Tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của TCTD (0.539); tiếp đến là Tiêu chí đánh giá phương thức cho vay (0.174); Tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng là (0.143) và nhỏ nhất là Tiêu chí đánh giá qui trình cho vay (0.108) tín dụng ngân hàng đối với CD CCKT thành phố HCM.
3.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ sự phân tích số liệu từ năm 2012 – 2017 về phát triển ngành kinh tế được thể hiện qua các bảng và sự phân tích của Tác giả đã nêu lên thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng đối với việc CD CCKT trên địa bàn TP. HCM. Từ đó Tác giả khảo sát về việc tác động của mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM theo hướng ngành, hay nói cách khác chuyển dịch giảm tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp của các tổ chức tín dụng trên địa TP. HCM, rút ra những kết quả đạt được và tồn tại, nguyên nhân gây nên tồn tại như sau:
3.5.1. Những kết quả đạt được
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã không ngừng huy động mọi nguồn vốn và mở rộng cho vay các thành phần, các ngành, các khu vực kinh tế, nhằm thực hiện chủ trương mở rộng tín dụng đối với việc chuyển dịch CCKT thành phố Hồ Chi Minh theo hướng lấy ngành dịch vụ làm tiêu đề, chuyển dịch giảm tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp xác định góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế TP. HCM.
Nhìn chung, qua bảng khảo sát và bảng số liệu từ 2012 đến 2017 đối với các nhân
tố, tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn và cho vay vốn trên địa bàn, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất, Trong giai đoạn 2012 – 2017, nhìn đối chiếu với quá trình phân tích của mô hình cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã chuyển dịch tích cực theo hướng, giảm dần tỷ trọng GDP hai khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp
– xây dựng, đồng thời tăng dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã và đang đi đúng hướng theo định hướng của Chính phủ và của UBND TP. Hồ Chí Minh và sẽ là bước đệm để Thành phố từng bước trở thành trung tâm thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo của khu vực. Các NHTM ở TP. HCM thường xuyên bám sát định hướng Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Hai là, về phát triển ngành dịch vụ: TP. Hồ Chí Minh cần định hướng với 9 nhóm ngành: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, truyền thông; Kinh doanh tài sản, bất động sản; Dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ; Du lịch; Y tế và Giáo dục đào tạo chất lượng cao. Phấn đấu đưa giá trị gia tăng của các nhóm ngành dịch vụ trên có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn.
Ba là, về phát triển ngành công nghiệp: TP. Hồ Chí Minh cần tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, bao gồm: Cơ khí chế tạo; Điện tử, viễn thông tin học; Công nghiệp hóa chất và dược phẩm; Chế biến lương thực, thực phẩm với giá trị gia tăng cao.
Bốn là, sự tăng lên trong đầu tư tín dụng trung và dài hạn của các TCTD trên địa bàn thành phố qua các năm đã cho thấy sự gia tăng vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc thực hiện chuyển dịch CCKT trên địa bàn theo hướng mở rộng đầu tư dài hạn, tăng cường đổi mới thiết bị và công nghệ, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình phát triển kinh tế của thành phố.
Năm là, đầu tư vốn tín dụng ngân hàng trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông
thôn thực sự là đòn bẩy kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên,.... phát huy được thế mạnh của các vùng, các huyện trong thành phố. Nhờ có tín dụng, các doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân sản xuất kinh doanh có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin như giống cây con mới vào sản xuất, do đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng vật nuôi cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước tạo điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao đời sống nhân dân; nhất là đời sống của người dân ở các vùng nông thôn ngoại thành.
Sáu là, đầu tư tín dụng ngân hàng đã góp phần mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân cá thể, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và trong việc khôi phục phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề.
Bảy là, tỷ trọng cho vay công nghiệp, xây dựng thương mại dịch vụ ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy việc di chuyển lao động từ nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại dịch vụ. Thông qua đầu tư tín dụng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động, tận dụng lao động thời vụ, tạo việc làm nhất là ở các vùng nông thôn lâu nay sản xuất độc canh, tạo đà chuyển dịch dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại dịch vụ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT theo định hướng của thành phố. Đồng thời qua đó hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo động lực lao động sản xuất, cạnh tranh trong kinh doanh.
Tám là, thông qua việc mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, tín dụng ngân hàng đã tác động vào quá trình hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các TCTD mở rộng cho vay các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế đối xử công bằng với các thành phần kinh tế về mọi mặt như lãi suất, biện pháp đảm bảo tiền vay, mức cho vay,... để các thành phần kinh tế đều phát triển bình đẳng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Chín là, thông qua hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng chính sách, ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, đã giúp thành phố thực hiện tốt chính sách xã hội, như
xây dựng các cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi, tích trữ đầu cơ, thao túng thị trường, thông qua việc cho vay đối với người nghèo, các hộ sản xuất nông dân và cho vay các dự án bằng vốn tín dụng ngân hàng.
Mười là, thông qua đầu tư tín dụng còn tạo tiền đề cho thị trường vốn, thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố phát triển. Qua cho vay nền kinh tế thành phố, đã thúc đẩy các thành phần kinh tế vươn lên nắm bắt thị trường, bình ổn giá cả, tránh những biến cố bất lợi cho đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hộ nghèo đói giảm dần, các ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, lao động được tận dụng, hạn chế các tệ nạn xã hội,... góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT theo định hướng của thành phố đề ra.
Mười một là, một trong những nội dung đổi mới của các TCTD là cơ cấu lại dư nợ. Đó là chú trọng tới tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn đã thực hiện phương châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư nền kinh tế theo chiều sâu. TCTD đã cung ứng vốn cho những doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng sản xuất nhưng thiếu vốn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các đơn vị rất cần thay đổi và đổi mới thiết bị máy móc để làm việc, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm thì hình thức tín dụng trung dài hạn là một giải pháp đúng đắn để chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân cá thể theo cơ chế thị trường, góp phần tháo gỡ những khó khăn, thực sự trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. Chính vì vậy, dư nợ tín dụng trung dài hạn ngày càng tăng.
Mười hai là, các tổ chức tín dụng đã thực sự coi trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đã lựa chọn đối tượng cho vay phù hợp và chú ý đúng mức đến nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư; đến sự cân đối giữa huy động và sử dụng vốn, ... như:
- Hiện nay, các TCTD trên địa bàn có chủ trương: “đầu tư đủ vốn cho những dự án khả thi của doanh nghiệp”. Mặc dù vậy, các dự án khả thi lại không nhiều, nhất là những dự án sản xuất sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp. Các TCTD chủ yếu dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn theo tỷ lệ cho phép. Tuy sử dụng vốn này để cho vay thì giảm được chi phí, có thể tận dụng được tối đa nguồn vốn huy động, tăng
thêm được hệ số sử dụng vốn bình quân vốn đã thấp của các tổ chức tín dụng, nhưng nhược điểm là nguồn cho vay không ổn định và bị hạn chế (vì lệ thuộc vào nguồn vốn huy động).
- Các TCTD đã gắn kết giữa tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung dài hạn chặt chẽ để phát huy hiệu quả của tín dụng trong cả cho vay ngắn hạn, lẫn cho vay dài hạn trong quá trình phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Các TCTD đã dùng phương pháp tính toán mang tính khoa học trong quá trình thẩm định. Nếu như trước đây, chỉ tính toán mức sinh lời và nguồn trả nợ thì hiện nay các chỉ tiêu điểm hoà vốn, NPV, IRR đã được áp dụng trong tính toán và được coi là những tiêu thức quan trọng để quyết định có nên đầu tư hay không. Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh bước đầu được tính toán, phân tích.
- Nguồn thông tin thu nhập được trong quá trình đầu tư vốn tín dụng ngày càng phong phú hơn, từ đó các căn cứ để phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án dần dần được chính xác hơn.
- Các TCTD luôn theo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp gặp khó khăn (do nguyên nhân khách quan) thì các TCTD và doanh nghiệp luôn tìm cách tháo gỡ, gia hạn nợ đối với khoản vay của doanh nghiệp nếu khó khăn chỉ là tạm thời.
3.5.2 Những tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả khảo sát và kết quả của hoạt động tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch CCKT ở TP. HCM còn một số tồn tại và hạn chế chủ yếu sau:
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua tín dụng nhà nước còn mang tính dàn trải.
Đối tượng được hưởng ưu đãi còn rộng, ranh giới giữa đối tượng được và không được hỗ trợ nhiều khi không rõ ràng dẫn đến chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vẫn chứa đựng yếu tố bao cấp. Mặt khác, các quy định cụ thể về cơ chế, chính sách tín dụng không ổn định và đôi khi chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả, chất lượng tín dụng chưa cao. Để tín dụng nhà nước thực sự góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, về
mặt cơ chế chính sách, cần xác định rõ đối tượng phục vụ, trên cơ sở định hướng đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như kết cấu hạ tầng- kỹ thuật, các ngành công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động, phát triển các nghề truyền thống, sản xuất hàng xuất khẩu theo những cơ cấu kinh tế đã được xác định.
Thứ hai, cơ chế tín dụng ngân hàng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước còn một số điểm chưa thật phù hợp.
Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, thì tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ưu đãi phát triển đều được Nhà nước xem xét cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi hay trợ cấp một phần lãi suất cho các dự án vay vốn đầu tư từ tổ chức tín dụng, trong khi đó một số văn bản của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước lại quy định đối tượng cho vay đầu tư quá hẹp. Chỉ một số dự án đầu tư thuộc một số ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư như: sản xuất điện, khai thác khoáng sản, hoá chất cơ bản, chế tạo máy động lực nhưng phải đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn mới được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Các dự án khác không thuộc đối tượng cho vay ưu đãi của Nhà nước, dù các dự án này thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, sử dụng nhiều lao động và các nguồn lực khác nhưng không thể đầu tư tại các địa bàn cơ sở quá khó khăn do chi phí vận chuyển, cung ứng nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm quá cao, và do vậy, sẽ không nhận được vốn vay tín dụng nhà nước khi xin cấp tín dụng.
Thứ ba, thủ tục đầu tư đối với kinh tế tư nhân, tổ chức kinh tế không phải DN Nhà nước sử dụng vốn tín dụng ngân hàng chưa được quy định rõ ràng, cản trở các DN tư nhân, cá thể tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Theo tinh thần chung về quản lý đầu tư và xây dựng thì tất cả các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khi sử dụng vốn tín dụng nhà nước đều phải thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư như các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Điều này gây khó khăn cho các chủ đầu tư không phải DN Nhà nước vay vốn đầu tư cho các dự án có quy mô nhỏ, mức vốn vay thấp, đòi hỏi phải được xây dựng nhanh để tranh thủ cơ hội đầu tư, sớm phát huy hiệu quả kinh tế.
Thứ tư, áp dụng cơ chế ưu đãi lãi suất tín dụng nhà nước còn một số bất cập.
Nếu xét trên bình diện quản lý vĩ mô thì hình thức hỗ trợ LSSĐT là một xu hướng tích cực, cần thiết để đảm bảo ưu thế hỗ trợ của vốn tín dụng nhà nước cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để dần dần lập lại thế cân bằng mới giữa “cung” và “cầu” về vốn tín dụng lại đòi hỏi áp dụng cơ chế thị trường.
Mặt khác, nhận thức về cơ chế hỗ trợ LSSĐT là một quá trình và cuộc sống lại đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dần. Hiện tại, mức hỗ trợ LSSĐT theo quy định của Nhà nước có thể coi là “mắt xích” quan trọng, nhưng cần thấy đây không phải là biện pháp duy nhất trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế hỗ trợ đầu tư của Nhà nước.
Hơn nữa trong việc áp dụng cơ chế này cũng còn có vướng mắc, chẳng hạn, hiện nay, nếu một dự án chỉ vay một phần vốn tín dụng nhà nước, phần còn lại sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng khác như của các TCTD,... thì lại không được hỗ trợ LSSĐT.
Thứ năm là, việc lập và triển khai các dự án đầu tư nhìn chung còn chậm, chất lượng của các dự án đầu tư còn chưa cao.
Tuy Chính phủ ban hành, kèm theo đó Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đã quy định rõ trình tự công tác xây dựng cơ bản nói chung, trình tự nội dung lập và thẩm định dự án đầu tư nói riêng. Tuy vậy, trên thực tế, tại địa bàn TP. HCM, việc thực hiện các quy định này còn chưa được nghiêm chỉnh. Có rất nhiều dự án nhất là các dự án của các DN nhỏ và vừa lập sơ sài, còn thiếu hoặc tính toán sai nhiều nội dung của một dự án đầu tư, căn cứ lập thiếu vững chắc đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường, giá cả sản phẩm, thiết bị công nghệ, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, suất vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tính toán hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi vốn và chưa xuất phát từ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, của thành phố.
Cơ quan ra quyết định đầu tư dự án: chưa xác định được vốn và nguồn vốn tham gia đầu tư dự án mang tính khả thi cao. Phần lớn tổng mức đầu tư của dự án đều tính toán chưa sát với thực tế, nhất là vốn mua thiết bị, xây lắp, chi khác. Trong tổng mức đầu tư gần như tất cả các dự án đều tính sai vốn lưu động cho sản xuất ban đầu. Tính khả thi của nguồn vốn tham gia đầu tư là vấn đề cần quan tâm nhất đối với các loại dự án đầu tư bằng