Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Kinh Tế Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng


+ Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún còn ngự trị trong đời sống của một bộ phận người dân nông thôn, cộng với sự yếu kém về khoa học, kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý, nhiều dự án không đạt hiệu quả dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Đặc biệt, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số là đối

tượng

ưu tiên vay vốn xóa đói, giảm nghèo nhưng vì họ

không biết sử

dụng vốn vào mục đích sản xuất mà đem tiêu dùng, gây thất thoát vốn.

+ Do đặc điểm sản xuất của kinh tế hộ mang tính tổng hợp, chu kỳ sản xuất thường đan xen nhau, nên nhu cầu vay vốn để sản xuất một loại sản phẩm tại một thời điểm nhất định thường không cao. Nếu chỉ căn cứ vào chi phí sản xuất của một loại sản phẩm nông nghiệp cụ thể để làm cơ sở cho vay vốn thì phần lớn HSX không thể vay được đến mức tối đa theo qui định của Chính phủ và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng không tăng trưởng được dư nợ.

+ Một số hộ sản xuất có tâm lý ngại tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì họ cho rằng thủ tục quá rườm rà, phức tạp. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Về phía chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan đến

hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

+ Thiếu sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc xét duyệt,

thẩm định phương án, hồ sơ vay vốn của kinh tế hộ. Về mặt pháp lý, chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan đến hoạt động tín dụng đối

Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 13

với kinh tế

hộ (các đoàn thể

chính trị, các hội ...) là chỗ

dựa của những

người yếu thế trong xã hội, nhưng do thiếu một cơ chế ràng buộc về trách

nhiệm nên nhiều khi thiếu sự

quan tâm phối hợp với ngân hàng để

giải

quyết các yêu cầu vay vốn của dân. Điều này cũng ảnh hưởng đến số

lượng và chất lượng của hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.


+ Việc theo dõi, nắm bắt nhu cầu vay vốn sản xuất của kinh tế hộ thiếu chặt chẽ, thường xuyên. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc cung cấp thông tin cho ngân hàng thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc vay vốn của kinh tế hộ, nhất là đối với những hộ nghèo, những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Còn sợ rủi ro trong việc sử dụng vốn vay của kinh tế hộ nên không

dám bảo lãnh cho họ

vay vốn ngân hàng. Trong thực tế, một số hộ

sản

xuất vay vốn đầu tư gặp khó khăn, do làm ăn thua lỗ, không trả được nợ ngân hàng đã tác động đến tâm lý của lãnh đạo địa phương và các tổ chức trên địa bàn dân cư sinh sống, nên họ rất e ngại cho việc bảo lãnh vay vốn

đối với kinh tế hộ, vì sợ trong sản xuất.

liên lụy đến trách nhiệm một khi xảy ra rủi ro

+ Sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm cùng ngân hàng để đôn đốc, kiểm tra hộ vay thực hiện đúng các hợp đồng, cam kết trong việc trả nợ, thu hồi nợ vay còn hạn chế, thậm chí nhiều khi chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan lẫn tránh trách nhiệm hoặc ít quan tâm, đôn đốc, động viên người dân trong việc trả nợ ngân hàng, dẫn đến gia tăng nợ quá hạn, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.

2.3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm

Từ những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình những năm qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.

­ Bài học về xác định mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bởi lẽ, tín dụng đối với kinh tế hộ là cho HSX vay phát triển sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Đảng và


Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, nếu không xác định đúng đắn mục tiêu và nhiệm vụ thì hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ sẽ không thể có định hướng đúng, không vì sản xuất, đời

sống của dân để

toàn tâm, toàn ý phục vụ

nhân dân, tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho kinh tế hộ được vay vốn tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn ­ một nguồn vốn thôn, nông dân.

ưu đãi đối với nông nghiệp, nông

­ Bài học về tổ chức, quản lý hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.

Thực tiễn đã chứng minh, hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ có

thực hiện đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế ­ xã hội hay không một phần rất quan trọng phụ thuộc vào công tác tổ chức, quản lý của ngân hàng. Đó là việc tổ chức mạng lưới tín dụng ở các địa bàn một cách hợp lý, khoa học, thuận lợi cho công tác chăm sóc khách hàng, nhất là trong giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, đó là việc bố trí một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất và năng lực, làm việc có trách nhiệm, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời phát huy dân chủ, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ, sát người, sát việc; kip thời phát hiện, xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh, đảm bảo cho mọi hoạt động đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo.

­ Bài học về sự phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị­xã hội trên địa bàn trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.

Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị ­ xã hội trên địa bàn là những cầu nối giữa ngân hàng với hộ sản xuất trong hoạt động tín dụng,

nhất là trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước và của ngành ngân hàng về tín dụng đối với kinh tế hộ. Đồng thời


cũng là pháp nhân trong việc xác nhận các thủ tục vay vốn, bảo lãnh, xác nhận thiệt hại trong sản xuất, kinh doanh, đề nghị miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ vay ngân hàng đối với kinh tế hộ… Do đó, sự phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn dân cư không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ, mà còn giúp cho ngân hàng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cho vay, thu hồi nợ, nhất là đối với loại nợ khó đòi, nợ xấu. Nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ.

­ Bài học về công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay ngân hàng trong sản xuất kinh doanh.

Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có đi vào cuộc sống của người dân hay không, không chỉ ở những chủ trương, chính sách đó hợp lý lòng dân, phục vụ lợi ích của nhân dân mà còn ở công tác tuyên truyền,

hướng dẫn đưa chủ

trương, chính sách đó đi vào cuộc sống để

người dân

nhận thức, quán triệt một cách đầy đủ, sâu sắc, tạo sự nhất trí, đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Đối với hoạt động tín dụng đối với tín dụng kinh tế hộ cũng vậy, phải làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân vay vốn ngân hàng và sử dụng vốn vay trong sản xuất, kinh doanh đúng mục đích và có hiệu quả. Đồng thời thực hiện đúng các quy định của ngân hàng được ghi trong hợp đồng vay vốn, nhằm tạo uy tín và sự tín tưởng trong quan hệ ngân hàng với khách hàng và cùng đồng hành trong sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiêp, nông thôn.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM


3.1. PHƯƠNG HƯỚNG

Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, tạo thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển, phương hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình từ nay đến năm cần tập trung vào một số vấn đề sau:

3.1.1. Mở rộng tín dụng đối với kinh tế hộ

Mở rộng tín dụng đối với kinh tế hộ là nâng cao số lượng và chất lượng của hoạt động tín dụng nhằm mục đích thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,HĐH. Trong đó chú trọng đầu tư vốn

trung, dài hạn cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu về khuyến

nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Theo hướng đó, mọi hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn đầu tư đều được ngân hàng cho vay với nhiều món vay đa dạng, tùy theo tính chất và quy mô của từng loại hình sản xuất, kinh doanh và tính

thời vụ trong nông nghiệp. Điều đó đòi hỏi hoạt động tín dụng phải

thường xuyên bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện để cân đối cung cầu nguồn vốn tín

dụng, nhất là đối với các dự án phát triển ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu... cụ thể:

­ Tập trung đầu tư chiều sâu cho các vùng chuyên canh có sản lượng hàng hóa lớn. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau, màu tập trung đi đôi với đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương. Chú trọng đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền


thống ở các vùng nông thôn theo đề án phát triển hàng thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

­ Hỗ trợ vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

­ Đảm bảo cho vay đối với kinh tế hộ trong từng vụ sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các vùng nguyên liệu hàng hóa như: thuốc lá, cao su, đậu phụng, sắn... Đầu tư vốn cho các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại thủy, hải sản để có điều kiện xây dựng chuồng

trại, ao nuôi; mua con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ bệnh...

dịch

­ Chú trọng cho vay đối với kinh tế hộ trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, như mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, lai tạo, thuần chủng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh, dịch bệnh.

­ Mở rộng tín dụng là tạo sân chơi bình đẳng, thông thoáng cho các đối tượng vay vốn trên địa bàn nông thôn, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển sản xuất, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo bền vững. Nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, các quy định của Nhà nước và của ngành ngân hàng. Không vì mục tiêu tăng trưởng dư nợ mà vi phạm các nguyên tắc, quy định, gây thất thoát vốn. Mở rộng tín dụng phải đi đôi với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh.

3.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế cận vốn tín dụng ngân hàng

hộ trong việc tiếp

Là người bạn đồng hành cùng với nông dân, hoạt động tín dụng phải tạo mọi thuận lợi cho kinh tế hộ được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.


Không vì một lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó mà để cho một số hộ

gặp khó khăn khi có nhu cầu vay vốn, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh

doanh. Để thực hiện tốt yêu cầu này tín dụng ngân hàng phải:

­ Có những quy định rõ ràng, công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục cho vay của ngân hàng để người dân quán triệt và thực hiện. Đồng thời làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hộ hoàn thiện các loại hồ sơ, thủ tục theo quy định của ngân hàng để được vay vốn, nhất là đối với những hộ vay vốn lần đầu, những hộ có nhu cầu vay món lớn để

mở rộng quy mô sản xuất theo chủ trương phát triển sản xuất nông

nghiệp, nông thôn bền vững của Đảng và Nhà nước.

­ Cải cách hành chính trong hoạt động tín dụng ngân hàng, trước hết là cải cách thủ tục huy động vốn và cho vay tín dụng, đơn giản hóa các thủ

tục, xóa bỏ

những thủ

tục rườm rà, không thật cần thiết và có tính hình

thức để người dân dễ tiếp cận tín dụng ngân hàng. Đi đôi với cải cách lề lồi làm việc gần dân, sát dân, hiểu dân, tránh bệnh quan liêu, hành chính, gây phiền hà cho dân trong các quan hệ giao dịch với ngân hàng.

­ Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới các tổ chức tín dụng ở cơ sở đảm bảo những điều kiện cần thiết về cán bộ, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc để có thể cho vay trực tiếp những món nhỏ tại các địa bàn dân cư vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, vừa phục vụ kịp thời nhu cầu vay vốn sản xuất của kinh tế hộ.

3.1.3. Tăng vòng quay của nguồn vốn tín dụng đối với kinh tế hộ phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi

Quy luật hoạt động của nền sản xuất hàng hóa nói chung, của hoạt động tài chính ­ tiền tệ nói riêng là chu kỳ sản xuất càng rút ngắn, vòng quay của vốn càng nhanh thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh càng lớn. Một nguồn vốn nhất định có thể thỏa mãn được nhu cầu của người sản xuất trong những điều kiện và thời gian nhất định. Đối với Ngân hàng Nông


nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, nguồn vốn cho vay đối

với kinh tế hộ

còn hạn chế, có lúc không đáp

ứng kịp thời nhu cầu sản

xuất. Do đó việc tăng vòng quay của nguồn vốn tín dụng sẽ khắc phục

được hiện tượng thiếu vốn đối với kinh tế hộ, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn hoặc nợ quá hạn thường diễn ra đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Điều đó đòi hỏi:

­ Hoạt động tín dụng phải nắm bắt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của từng hộ sản xuất đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, từ đó xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của chúng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất trong việc đầu tư phát triển sản xuất, vừa đảm bảo thu hồi nợ vay đúng hạn để tiếp tục cho vay chu kỳ sản xuất tiếp theo, không để nguồn

vốn tồn đọng trong dân, không phát huy hiệu quả nghiệp, nông thôn.

đầu tư

phát triển nông

­ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, nhất là những kiến thức về tài chính ­ tiền tệ, về kinh tế ngành, kinh tế vĩ mô và vi mô để có khả năng hoạch định các phương án kinh doanh cũng như thẩm định, xét duyệt các kế hoạch, dự án sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ để xác định đúng đắn nhu cầu và khả năng cung ứng vốn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, khai thác tốt các nguồn lực, các lợi thế so sánh của từng địa phương, nhất là nguồn lực lao động và nguồn vốn đầu tư.

­ Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, kịp thời dòng tiền thu vào của kinh tế hộ sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất để thu hồi nợ gốc và lãi một cách hợp lý, đồng thời có cơ chế khuyến khích những hộ vay thanh toán vốn vay trước thời hạn để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhằm rút ngắn thời hạn cho vay và tăng nhanh vòng quay của vốn tín dụng ngân hàng.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí