Niềm Tin Và Thực Hành Miền Tin Tôn Giáo Của Người Mông Theo Công Giáo Ở Lào Cai

77


Những giáo điểm này đều mới hình thành, chưa có cơ sở thờ tự, linh mục ít khi đến được; trình độ hiểu biết tín lý của giáo dân rất thấp. Đáng lưu ý là các giáo điểm đều cải tạo nhà riêng của tín đồ làm cơ sở sinh hoạt cộng đồng, như các giáo điểm: Phùng Mông, Bản Toòng, Sả Xéng, Sử Pán, Hầu Chư Ngài, San 1, San 2, Thôn Lý 2, Tả Giàng Phình, Tả Van. Một số giáo điểm bắt đầu tổ chức Tuần chầu lượt, như giáo điểm Thôn Lý 2 (Lao Chải) và giáo điểm Bản Toòng (xã Bản Phùng). Đây là một bước chuẩn bị có chủ đích của Giáo hội nhằm phát triển đạo trong cộng đồng người Mông đối với những nơi xa nhà thờ xứ, nhà thờ họ đạo.

Về mặt tổ chức, các giáo điểm cũng có Ban hành giáo gồm Trùm trưởng, phó trùm, thư ký, thủ quỹ, giáo lý viên, giống như các họ đạo.

Tóm lại, hệ thống giáo hội cơ sở trong vùng đồng bào Mông ở Lào Cai hiện nay được xây dựng khá hoàn thiện gồm 3 cấp: giáo xứ giáo họ giáo điểm hoặc theo 2 cấp: giáo xứ giáo điểm. Tổ chức hành chính đạo cũng được củng cố theo mô hình giáo xứ mở rộng, phỏng theo hệ thống chính trị cơ sở. Nếu như hệ thống chính trị cơ sở có tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, thì giáo hội cơ sở có linh mục chính xứ, phó xứ, Hội đồng giáo xứ, Ban thường trực hội đồng (Ban hành giáo xứ) và các hội đoàn. Qua đó cho thấy, giáo hội cơ sở trong vùng đồng bào Mông ở Lào Cai đang tìm cách củng cố vững chắc về tổ chức để tồn tại và phát triển, tạo ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng.

3.1.2.4. Hội đoàn Công giáo của người Mông

Hội đoàn Công giáo là một tập thể quy tụ giáo dân dưới sự hướng dẫn của hàng giáo phẩm, giúp thánh hóa bản thân và chu toàn nhiệm vụ tông đồ. Giáo dân có quyền lập hội đoàn hoặc gia nhập một hội đoàn được giáo quyền chấp nhận. Công đồng Vatican II (1962-1965) khuyến khích hình thức tông đồ qua hội đoàn, vì hội viên được huấn luyện kỹ lưỡng hơn, được hướng dẫn trong các hoàn cảnh cụ thể, được nâng đỡ trong các hoạt động nên cũng có kết quả tốt đẹp hơn [81, tr.411].

Người Mông Công giáo ở Lào Cai có số lượng không nhiều, cư trú rải rác ở nhiều xã, nhiều bản nên việc thành lập các hội đoàn là rất cần thiết, nhưng để duy trì hoạt động thường xuyên là không đơn giản. Đến nay, giáo xứ Sa Pa có một số hội đoàn: Hội Lêgiô Marie, Hội Giáo lý viên, Ca đoàn… nhưng số lượng người tham gia chưa nhiều (hội Lêgiô Marie khoảng 20-30 người, Hội Giáo lý viên khoảng 40- 50 người; Ca đoàn khoảng 30 người).

78


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

- Ca đoàn: trong các hội đoàn trên chỉ có Ca đoàn hoạt động rõ nét nhất. Thành phần Ca đoàn chủ yếu là thanh niên và thiếu nhi. Cẩm nang của Ca đoàn là thánh ca cộng đồng, hát cộng đồng... với các bài hát theo nhạc điệu bình ca; hình thức thể hiện là xướng ca, đáp ca hay đối ca. Các thánh ca đều được dịch ra tiếng Mông để cộng đoàn dễ nghe, dễ hiểu. Việc này góp phần gìn giữ ngôn ngữ của người Mông, đồng thời thể hiện rõ sự hội nhập văn hóa Công giáo đối với văn hóa dân tộc Mông. Đến nay, chưa có thánh ca nào phỏng theo các làn điệu dân ca người Mông (nguyên nhân được làm rõ ở phần sau).

Đáng quan tâm là ca đoàn không có các nhạc cụ truyền thống của người Mông như khèn, sáo, kèn đồng, đàn môi, kèn lá,v.v… Lý giải hiện tượng này, có ý kiến cho rằng, từ thời các cố Tây (F.M. Savina, Yliard Alhor…) đã khuyên đồng bào không dùng những nhạc cụ truyền thống, vì thế từ lâu người Mông theo Công giáo không ai học thổi khèn, thổi sáo. Có người nói, việc không dùng khèn, dùng sáo là để phân biệt giữa người Mông theo Công giáo với người Mông giữ phong tục tập quán truyền thống. Có người lại cho rằng, những thánh ca sử dụng các nhạc cụ truyền thống dân tộc Mông (khèn, sáo, kèn) không phù hợp.

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 11

Theo nghiên cứu của tác giả luận án, cùng với giáo lý Công giáo, có lẽ yếu tố văn hóa phương Tây đã thay thế yếu tố văn hóa dân tộc Mông truyền thống. Dễ nhận thấy, tiếng đàn organ, violin thanh điệu, âm sắc phù hợp với giai điệu thánh ca hơn tiếng khèn, tiếng sáo. Ngoài ra, khi Công giáo đến với người Mông vào những năm đầu thế kỷ XX, các linh mục Pháp bấy giờ chỉ biết sử dụng các nhạc cụ phương Tây để hướng dẫn đồng bào hát thánh ca vào dịp lễ. Thánh ca dù là tiếng Việt hay tiếng Pháp cũng đều sáng tác trên nền nhạc điệu phương Tây. Lâu dần, những nhạc cụ hiện đại trở thành quen thuộc đối với người theo đạo. Nhạc cụ cổ truyền dần bị xem nhẹ, lãng quên. Do đó, tín đồ Ca đoàn không dùng khèn, kèn, sáo trong dịp lễ là điều có thể hiểu được.

- Hội giáo lý viên: đây là lực lượng quan trọng giúp giáo sĩ duy trì nếp sống đạo, dạy giáo lý cho trẻ em và tân tòng nên được Giáo hội quan tâm củng cố, phát triển. Do địa điểm các giáo họ, giáo điểm khá xa nhau và trình độ giáo lý của tín đồ rất hạn chế, nên trong các ngày lễ, linh mục xứ không thể đến tất cả các địa điểm có giáo dân để giảng giáo lý, Kinh Thánh, nên một vấn đề đặt ra là cần tập trung đào tạo giáo lý viên là người Mông tại chỗ hỗ trợ. Giáo hội quy định, giáo lý viên phải

79


là người am hiểu giáo lý, giáo luật, Kinh Thánh; đọc thông viết thạo, có kỹ năng nhất định về truyền giảng đức tin; có phẩm hạnh, gia đình hòa thuận... Các giáo lý viên được đào tạo tại giáo xứ hoặc tại Tòa Giám mục Hưng Hóa khoảng một tháng. Hằng năm, họ được dự các lớp bồi dưỡng kiến thức thần học và phương pháp giảng dạy giáo lý. Ở giáo xứ Sa Pa hiện có khoảng 70 giáo lý viên. Tuy số lượng khá đông đảo nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, số giáo lý viên phục vụ giảng dạy tại các giáo họ rất ít, phần lớn sau khi học xong các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về không thiết tha với công việc (do làm việc tự nguyện không có thù lao). Ở giáo họ Hầu Thào hiện có hơn 10 giáo lý viên hoạt động. Giáo họ Lao Chải cũng có 8 giáo lý viên tham gia giảng dạy giáo lý. Theo đánh giá của giáo dân, các giáo lý viên truyền đạt dễ hiểu, nhất là đối với những tân tòng và thiếu nhi. Vì giáo lý viên giải thích theo lối tư duy cụ thể, ví von, rất phù hợp với đối tượng. Hơn nữa, giáo lý viên sử dụng tiếng Mông để giảng giải nội dung đem lại hiệu quả hơn khi các linh mục giảng bằng tiếng phổ thông. Tất nhiên, giáo lý viên chỉ giảng những kiến thức sơ đẳng, còn những nội dung quan trọng của giáo lý, Kinh Thánh vẫn phải do linh mục xứ hoặc linh mục dòng truyền dạy.

Để giải quyết vấn đề thiếu giáo lý viên ở những giáo điểm xa trung tâm, các linh mục đã sử dụng ngay các học sinh người Mông từ 13 - 15 tuổi (đang học trung học cơ sở) có khả năng đọc lưu loát, ngoan đạo, sống tại thôn, bản được bồi dưỡng giáo lý để đọc Kinh Thánh trong các buổi lễ. Việc làm này không chỉ phù hợp với điều kiện trước mắt mà còn tạo ra sự thay đổi không khí trong các buổi sinh hoạt tôn giáo phong phú hơn, sinh động hơn. Ngoài ra, thông qua giọng đọc của các em, Kinh Thánh trở nên gần gũi với mọi người. Từ những buổi đọc Kinh Thánh, linh mục từng bước huấn luyện những tín đồ trẻ biết cách truyền đạt giáo lý có sức hấp dẫn, thuyết phục, đó là nguồn lực giáo lý viên của giáo họ.

Có thể nói, số hội viên các hội đoàn trong cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai hiện nay chưa nhiều, nhưng là những tổ chức để các thành viên giao lưu với nhau. Chỉ có hội giáo lý viên với hoạt động đặc thù là trợ giúp linh mục giảng đạo, còn các hội đoàn khác, việc sinh hoạt mới dừng lại ở những việc dự lễ, giữ đạo, các hoạt động từ thiện xã hội chưa được thể hiện rõ nét. Có hội đoàn được thành lập nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa thu hút tín đồ vào các hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho cộng đồng.

80


3.1.2.5. Cơ sở thờ tự và điểm sinh hoạt tôn giáo

Đối với Công giáo, do yêu cầu về cử hành thánh lễ, nên khi một cộng đồng tín đồ được hình thành thì phải có nơi thờ tự. Nơi thờ tự của Công giáo là nhà thờ, nhà nguyện để chức sắc, giáo dân sinh hoạt tôn giáo và thực hành nghi lễ. Ở Lào Cai, sau khi đánh chiếm được Sa Pa, để phục vụ sinh hoạt tôn giáo của một số sĩ quan và công chức theo Công giáo, nên ngay từ năm 1895, chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng một nhà thờ nhỏ tại thị trấn Sa Pa.

Năm 1922, ở xã Lao Chải, một nhà nguyện được tạo dựng tại thôn Lồ Lao Chải để làm cơ sở dạy giáo lý và truyền đạo của linh mục F.M. Savina. Tuy nhiên, bấy giờ nhà nguyện này rất vắng vẻ, do ít giáo dân và không có chức sắc thường trú. Do nhà nguyện dựng bằng vật liệu gỗ, một thời gian dài không tu bổ nên xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1992, cùng với sự sinh hoạt trở lại của họ đạo, nhà nguyện Lao Chải được trùng tu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho giáo dân.

Tại thị trấn Sa Pa, nhà thờ xứ bắt đầu khởi công từ năm 1931 đến năm 1935 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Việc chọn hướng của nhà thờ mang nét tâm linh của người Công giáo. Đầu hồi nhà thờ quay về phía Đông, là hướng Mặt trời mọc, đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Cuối nhà thờ là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô. Kiến trúc nhà thờ theo lối gotic kết hợp với mái dốc bẻ vào phía trong trông giống kiểu dáng nhà của người Mông. Do hậu quả các cuộc chiến tranh nên nhà thờ bị tàn phá nặng nề và nhiều năm hoang phế do không có người quản lý. Năm 1995, nhà thờ xứ Sa Pa được sửa chữa lại và được cung hiến vào năm 2007 phục vụ giáo dân và khách du lịch.

Như vậy, từ năm 1922 đến năm 2013, trên địa bàn huyện Sa Pa chỉ có hai cơ sở thờ tự kể trên. Năm 2014, có thêm nhà thờ Hầu Thào (tước hiệu Thánh gia Giuse), được xây dựng với quy mô lớn và khá khang trang. Nhà thờ có kihcs thước dài 39m, rộng 13m; tháp cao 14m. Diện tích xây dựng hơn 600m2, kiến trúc gotic,

trang trí theo mô típ hoa văn của dân tộc Mông, tạo nên sự hòa quện giữa văn hóa Công giáo với văn hóa người Mông ở Tây Bắc.

Hiện nay, ở hầu hết các giáo họ, giáo điểm người Mông Công giáo đều có cơ sở sinh hoạt. Nơi có đông tín đồ như ở xã Lao Chải, thì thôn Lồ Lao Chải có một nhà nguyện bằng gỗ khá lớn, có tháp chuông. Năm 2014, thôn Lý Lao Chải dựng thêm một nhà nguyện. Các cơ sở thờ tự khác được cải tạo từ nhà ở của tín đồ hoặc mới xây dựng, như: giáo điểm như Sả Xéng (Sa Pả, năm 2013), Bản Toòng (Bản

81


Phùng, năm 2015), Phùng Mông (Bản Phùng, năm 2015), Tả Giàng Phình (năm 2016), Hầu Chư Ngài (Hầu Thào, năm 2017), Thôn Lý 2 (Lao Chải, năm 2017), Thôn San 1 (Lao Chải, năm 2017), Tả Van (năm 2017), Sử Pán (năm 2018), San 2 (Lao Chải, năm 2019)…(xem phụ lục 3). Để xây dựng những cơ sở nêu trên, giáo hội đầu tư kinh phí thông qua các giáo xứ, hỗ trợ nguyên vật liệu (gạch ngói, xi măng, sắt thép…). Các giáo họ, giáo điểm huy động nguồn lực từ giáo dân trong cộng đoàn tham gia góp kinh phí, nhân công xây dựng.

Do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo dân, các giáo họ, giáo điểm (kể cả những nơi chưa được chính quyền công nhận) đều có điểm sinh hoạt. Tại những thôn bản xa, ít tín đồ, chưa có nhà nguyện, cộng đoàn mượn nhà ở của một giáo dân (thường là nhà của thành viên ban hành giáo) để làm nơi sinh hoạt và là địa điểm linh mục tới làm lễ. Về hình thức, những ngôi nhà này được bài trí gần như nhà nguyện, bên trong có tranh ảnh, tượng Chúa Giêsu, Mình Thánh Chúa, bàn thờ Chúa, bục giảng, ghế ngồi cho khoảng 30-40 tín đồ. Trong nhà có nhiều kinh sách, loa đài, nhạc cụ để phục vụ việc lễ. Những nơi đi lại thuận lợi, vào các ngày chủ nhật hằng tuần đều có linh mục đến giảng đạo; có nơi linh mục giảng vào buổi sáng, có nơi linh mục giảng vào buổi chiều, thậm chí có điểm linh mục đến làm lễ vào buổi tối. Ở các giáo điểm xa, thỉnh thoảng linh mục mới đến, việc giảng giáo lý và sinh hoạt tôn giáo giao cho giáo lý viên và ban hành giáo sở tại đảm nhiệm. Những ngày lễ trọng, giáo dân tập trung về nhà thờ xứ hoặc nhà thờ họ dự lễ.

Nếu như ở miền xuôi, tín đồ phải tìm đến linh muc để được hành lễ, thì ở vùng người Mông Lào Cai, linh mục phải tìm đến tín đồ tại các thôn bản. Trước đây, tín đồ từ các bản làng xa xôi hẻo lánh phải đi đến nhà thờ Sa Pa hoặc nhà thờ Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) làm lễ. Giờ đây, tín đồ ở những giáo điểm chưa có nhà nguyện thì góp công góp của cải tạo, nâng cấp một ngôi nhà trong bản để làm nơi tổ chức sinh hoạt tôn giáo. Đây là một trong những việc làm của Giáo hội nhằm thích ứng với điều kiện thực tế, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng trong điều kiện hiện nay. Nhờ có nhiều điểm sinh hoạt tôn giáo và linh mục giảng đạo nên giáo dân có sự hiểu biết hơn giáo lý, Kinh thánh, niềm tin tôn giáo được củng cố, thu hút được tín đồ tham gia các hoạt động của cộng đoàn, đồng thời phát triển và mở rộng địa bàn tôn giáo. Công giáo người Mông ở giáo họ Tà Ghênh (Trạm Tấu, Yên Bái), Phìn Hồ (Trấn Yên, Yên Bái) cũng thấy hiện tượng này.

82


Tuy vậy, đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo thì việc tự phát các điểm sinh hoạt Công giáo nêu trên nảy sinh không ít phức tạp (đó là nơi thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo hay nhà ở của người dân?). Đây phải chăng là hiện tượng “lách luật”, khi chưa được phép xây dựng nhà nguyện, nhà thờ thì có tín đồ “tự nguyện” cho mượn nhà ở, cơi nới, tu sửa theo kiểu nhà nguyện; có người sẵn sàng hiến đất để dựng công trình gọi là “nhà ở” nhưng thiết kế theo kiểu nhà nguyện làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Những cơ sở trên đều có sự hỗ trợ vật tư, kinh phí của giáo hội, tín đồ đóng góp kinh phí, công sức để xây dựng, cải tạo và mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sinh hoạt. Nếu chính quyền cơ sở không có biện pháp quản lý hiệu quả thì có thể loại hình thờ tự này sẽ còn phát triển trong thời gian tới, dần được hợp lý hóa thành nhà nguyện, dù địa phương có chấp nhận hay không.

3.1.2. Niềm tin và thực hành miền tin tôn giáo của người Mông theo Công giáo ở Lào Cai

3.1.2.1. Niềm tin tôn giáo

Bất cứ một tôn giáo nào cũng bao gồm một hệ thống niềm tin tôn giáo, được hình thành do những tình cảm thông qua những hành vi tôn giáo biểu hiện rất khác nhau, được quy định bởi một nội dung mang tính siêu thực (hay siêu nghiệm) nhằm tập hợp các thành viên trong cộng đồng có tính xã hội, bổ trợ cho nhau một cách vững chắc, làm cho tín đồ tôn giáo tin tưởng và thực hành, quên đi những điều người ngoài coi là phi lý, mà nó lại là siêu lý, để trở thành một tín đồ trung thành, tức là đặt cả cuộc đời vào niềm tin tôn giáo của mình [xem 173, tr.67-68].

Các nhà thần học Ki tô giáo xem niềm tin tôn giáo như là quà tặng của Thượng đế. Karl Barth (1886-1968) cho rằng, niềm tin tôn giáo phản ánh sự đối xử từ bi của Thượng đế đối với con người. Đó là niềm tin vào sự hùng hậu và sức mạnh vô biên của Thượng đế; đồng thời các tín đồ ý thức được sự nhỏ bé, yếu ớt của mình. Theo ông, niềm tin tôn giáo được cấu thành từ hai mặt tương phản: sức mạnh của lực lượng siêu nhiên và sự yếu ớt của con người trước lực lượng đó. Thực ra, hai mặt đó không những không đối lập nhau mà còn gắn bó chặt chẽ với nhau. Từ ý thức về sự nhỏ bé và yếu ớt của mình, con người đi tìm kiếm sự che chở của Thượng đế. Ý thức đó càng sâu sắc thì niềm tin vào Thượng đế càng mãnh liệt và to lớn [xem 38, tr.53].

Niềm tin tôn giáo là định hướng giá trị được xác định vững chắc trong nhận thức và chi phối hành động của cá nhân, tình cảm cá nhân. Niềm tin tôn giáo có thể

83


làm thay đổi ý thức, động cơ và lối sống của cá nhân. Trong các tôn giáo, niềm tin tôn giáo bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm. Thuật ngữ “tín đồ” đồng nghĩa với khái niệm “con người có niềm tin tôn giáo”. Người ta không thể đến với tôn giáo, trở thành tín đồ tôn giáo mà không có hay thiếu niềm tin tôn giáo. Theo Sabino Acquaviva Enzo Pace: “Niềm tin tôn giáo là toàn bộ thái độ của các cá nhân với một thực thể tối cao hay một sức mạnh được cảm nhận là siêu việt hay huyền bí” [127, tr.101]. V.I. Lênin cho rằng, niềm tin tôn giáo là niềm tin vào những phép mầu của những con người bất lực trước cuộc đấu tranh chống thiên nhiên. Đó là lòng tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia của những người lao động nghèo khổ.

Niềm tin tôn giáo mạnh hơn việc thực hành tôn giáo. Thực tế cho thấy, đôi khi do hoàn cảnh nào đó, tín đồ không thường xuyên đến nhà thờ làm lễ, nhưng họ vẫn rất tin vào đấng siêu nhiên hay đối tượng mình thờ phụng. Điều này rất đúng với trường hợp người Mông theo Công giáo ở Lào Cai. Trong thời gian hơn 60 năm không linh mục thường trú, nhà thờ, nhà nguyện bỏ hoang, thiếu kinh sách và người giảng đạo, nhiều phép bí tích không được thực hiện, nhưng những tín đồ vẫn ngoan đạo, kiên đạo, một lòng thờ Chúa. Khi có điều kiện thuận lợi, họ trở lại với tôn giáo mình đã lựa chọn.

Người Mông vốn rất trọng chữ “tín”. Họ đã tin ai, tin cái gì thì tin tuyệt đối. Vì thế, khi họ theo Công giáo thì có niềm tin tôn giáo khá sâu sắc. Để đánh giá mức độ niềm tin tôn giáo, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi về những nội dung mang tính huyền thoại của Công giáo. Sở dĩ lấy huyền thoại để đo niềm tin tôn giáo vì “trong huyền thoại, mối quan hệ giữa các tín đồ, một bên và các thần thánh thiêng liêng, một bên khác, thuộc loại cốt tử: qua ngôn ngữ thần thoại, tín đồ cảm thấy mình “gần” với một sức mạnh cao cả có thể giải thích được trật tự của mọi cái” [127, tr.105]. Có ba yếu tố tạo nên niềm tin tôn giáo: (i) nhận thức về tôn giáo trong cuộc sống và trong định hướng các giá trị; (ii) hoàn cảnh sống của tín đồ tiếp cận thông qua sinh hoạt tôn giáo; (iii) áp lực của cộng đồng tôn giáo đến tín đồ. Niềm tin tôn giáo của người Công giáo nói chung và người Mông theo Công giáo nói riêng là niềm tin vào một tôn giáo độc thần, được xác định ở việc tuân giữ điều răn thứ nhất: “Chỉ tin thờ một Thiên Chúa trên hết mọi sự”.

Từ góc độ như vậy, chúng tôi đặt ra các câu hỏi phỏng vấn tín đồ người Mông ở những giáo họ khác nhau, nhận được các câu trả lời như sau:

84


Về Thiên Chúa và sự mầu nhiệm của Thiên Chúa: 298 phiếu (99%) số người được hỏi tin là có Chúa Trời. Chúa Trời chỉ có một. Chúa ở trên Thiên Đàng, có quyền năng phi thường. Chúa là Đấng sáng tạo, Chúa tạo muôn loài và là chúa tể của trời đất, tất cả mọi thứ trên thế gian này đều do Chúa tạo dựng. Mọi trật tự trong xã hội con người, mọi mối quan hệ do Chúa sắp đặt đều hợp lý, kỳ diệu ngoài sức hiểu biết của con người. Chúa tuy có Ba ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần), nhưng vẫn là một. Giêsu vừa là người vừa là Chúa (Ngôi Hai trong “Tam vị nhất thể”). Với cách tư duy đơn giản, người Mông theo Công giáo cho rằng, Chúa là người đàn ông có quyền lực và sử dụng quyền lực của mình để đem lại sự công bằng cho mọi người. Chúa là linh hồn mà không ai có thể nhìn thấy được. Chúa là vị vua cao nhất trong các vị thần, cho con người sức mạnh để làm mọi việc. Tất cả hành động của tín đồ đều được Chúa chỉ bảo. Ai làm điều thiện thì khi chết, linh hồn được lên Thiên đường, nếu làm điều xấu thì khi chết sẽ bị đầy xuống Địa ngục.

Vẫn câu hỏi này, các tín đồ người Mông theo đạo Tin lành trên cùng địa bàn quan niệm Chúa là người có sức mạnh, Giêsu là người tốt,v.v… lý do người Mông theo đạo Tin lành giải thích về Chúa Giêsu đơn giản hơn so với người Mông theo Công giáo là vì, việc giảng giáo lý đối với Công giáo chủ yếu do linh mục đảm nhiệm, mà linh mục được đào tạo cơ bản về thần học, có phương pháp tốt trong truyền giảng nên đi vào lòng người. Trong các buổi sinh hoạt tôn giáo, dù ở nhà thờ, nhà nguyện hay ở nhà tín đồ, tính “thiêng” thể hiện rõ nét qua việc thực hành các nghi lễ, do đó lời Chúa được ghi nhớ sâu sắc. Còn với đạo Tin lành trong người Mông, đội ngũ giảng dạy giáo lý là trưởng điểm nhóm (có nơi tự nhận là mục sư), là người trong bản, cùng dân tộc, có hiểu biết nhất định về giáo lý, giáo luật và lễ nghi do được học các lớp bồi dưỡng của Hội thánh. Họ có lợi thế về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán. Nhưng để truyền giảng tín lý cần đến trình độ thần học, phương pháp truyền đạt, kiến thức bổ trợ… thì những trưởng nhóm này có nhiều hạn chế. Nhiều nội dung trong Kinh thánh được giảng giải nôm na, đơn giản như cách nghĩ của người Mông. Điều này thoạt tiên có vẻ như là ưu điểm, nhưng nếu xem xét kỹ, khi quá đơn giản những vấn đề trừu tượng của thần học thì bản thân vấn đề đó sẽ giảm tính “thiêng” và có khi còn mất đi sự hấp dẫn của nó. Hơn nữa, do trình độ học vấn thấp và sự đào tạo không bài bản, nên nhiều trưởng nhóm Tin lành hiểu giáo lý không đúng bản chất,

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí