Các Điều Kiện Cơ Bản Để Phát Triển Du Lịch

5


cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.[1]

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh''... Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. [2]

Tóm lại, du lịch có thể được hiểu là:

Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

*Khách du lịch

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới về du lịch và trong khuôn khổ của thống kê du lịch thì lượng khách du lịch sẽ được tính gồm:

- Những chuyến đi đến nơi khác môi trường sống thường xuyên của họ, do đó sẽ ít hơn những chuyến đi lại thường xuyên giữa những nơi mà người đó đang ở hoặc nghiên cứu đến một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của họ.

- Nơi mà người đó đi đến phải dưới 12 tháng liên tục, nếu từ 12 tháng liên tục trở lên sẽ trở thành người cư trú thường xuyên ở nơi đó (theo quan điểm của thống kê).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

- Mục đích chính của chuyến đi sẽ không phải đến đó để nhận thù lao (hay là để kiếm sống) do đó sẽ loại trừ những trường hợp chuyển nơi cư trú cho mục đích công việc. Vì thế những người đi với các mục đích sau đây sẽ được tính vào khách du lịch :

Đi vào dịp thời gian rỗi, giải trí và các kỳ nghỉ.

Tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 3

Đi thăm bạn bè, họ hàng

Đi công tác

Đi điều trị sức khoẻ

Đi tu hành hoặc hành hương

6


Đi theo các mục đích tương tự khác

Dựa theo khái niệm này mà khách du lịch được chia làm hai loại: Khách quốc tế và khách trong nước.

Khách quốc tế là bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để dược nhận thù lao (hay nói cách khác là không phải để kiếm sống), không bao gồm các trường hợp sau:

- Những người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường xuyên ở nước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ

- Những người công nhân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại làm việc cho một nước khác ở gần biên giới nước đó

- Những nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang ở nước khác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những người đi theo sống dựa vào họ

- Những người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục

- Những người quá cảnh mà không vào nước đó (chỉ chờ chuyển máy bay ở sân bay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách transit ở lại trong thời gian rất ngắn ở ga sân bay. Hoặc là những hành khách trên thuyền đỗ ở cảng mà không được phép lên bờ [7]

Khách trong nước là bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của họ và trong phạm vi nước sở tại với thời gian liên tục dưới 12 tháng và mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để dược nhận thù lao (hay nói cách khác là không phải để kiếm sống), như vậy khách trong nước không bao gồm các trường hợp sau:

- Những người cư trú ở nước này đến một nơi khác với mục đích là cư trú ở nơi đó.

- Những người đến một nơi khác và nhận được thù lao từ nơi đó.

- Những người đến và làm việc tạm thời ở nơi đó.

- Những người đi thường xuyên hoặc theo thói quen giữa các vùng lân cận để

học tập hoặc nghiên cứu.

- Những người du mục và những người không cư trú cố định.

- Những chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang lịch.

1.1.3 Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch

Với tư cách là một ngành kinh tế, để phát triển du lịch cần thiết phải xuất hiện và tồn tại hai yếu tố cơ bản là "cung" và "cầu" du lịch

7


*Điều kiện hình thành "cung" du lịch

- Tài nguyên du lịch: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Vì vậy tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch

- CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây là điều kiện quan trọng để tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du và tổ chức các dịch vụ du lịch

- Đội ngũ lao động: là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch

- Cơ chế chính sách: là môi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của ''cung'' trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho khách đến

*Điều kiện hình thành ''cầu'' du lịch

- Thị trường khách du lịch: du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành ''cầu'' du lịch

- Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: Được xem là yếu tố tăng ''cầu''; yếu tố ''cầu" nối giữa ''cung'' và ''cầu" trong du lịch.

Bên cạnh những yếu tố cơ bản để hình thành thị trường (mua - bán) và phát triển du lịch, hoạt động du lịch có thể phát triển tốt trong điều kiện:

- Có môi trường lành mạnh về tự nhiên, xã hội và không có dịch bệnh: Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm gắn liền với yếu tố môi trường.

- Đảm bảo an ninh, không có khủng bố, xung đột vũ trang: Tình hình bất ổn định ở Indonesia, Phillppine, khủng bố ở Mỹ...đều được xem là nguyên nhân chính làm giảm lượng khách đến với khu vực này.

1.1.4 Đặc điểm của dịch vụ du lịch:

* Tính phi vật chất của dịch vụ du lịch.

Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ du lịch. Tính phi vật chất đã làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm từ trước. Cho nên đối với du khách thì dịch vụ du lịch là trừu tượng khi mà họ chưa một lần tiêu dùng nó. Dịch vụ luôn đồng hành với những sản phẩm vật chất nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại tính phi vật chất của mình. Du khách thực sự rất khó đánh giá dịch vụ. Từ những nguyên nhân nêu trên, nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và thông tin cần phải được nhấn mạnh tính lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn

thuần mô tả quá trình dịch vụ, qua đó làm cho du khách phải quyết định mua dịch vụ

8


của mình.

* Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch.

Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hoá. Đối với hàng hoá (vật chất) quá trình sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau. Người ta có thể sản xuất hàng hóa ở một nơi khác và ở một thời gian khác với nơi bán và tiêu thụ. Còn đối với dịch vụ thì không như vậy. Do tính đồng thời nên sản phẩm dịch vụ không thể lưu kho được. Chẳng hạn, thời gian nhàn rỗi của nhân viên du lịch vào lúc không có khách không thể để dành cho lúc cao điểm, một phòng khách sạn không cho thuê được trong ngày thì đã coi như mất dịch vụ, do đó mất một nguồn thu…

Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rời nhau. Cho nên việc tạo ra sự ăn khớp giữa cung cầu trong du lịch là hết sức quan trọng.

* Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ du lịch.

Đặc điểm này nói lên rằng khách du lịch ở một chừng mực nào đó đã trở thành nội dung của quá trình sản xuất. Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn sàng cũng như khả năng của nhân viên làm dịch vụ, khả năng thực hiện được ý nguyện của khách hàng. Trong những trường hợp này, thái độ và sự giao tiếp với khách hàng còn quan trọng hơn cả các tiêu chí kỹ thuật, sản xuất và tiêu dùng những loại dịch vụ này đòi hỏi phải tăng cường sự liên hệ của người sản xuất với khách hàng. Trong thời gian cung cấp dịch vụ, những chức năng truyền thống đã gắn liền hai người bạn hàng (đối tác) với nhau trên thị trường. Người tiêu dùng đồng thời trở thành người đồng sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ. Người tiêu dùng tham gia hoặc là về mặt thể chất, trí tuệ hay là về mức độ tình cảm trong quá trình tạo ra dịch vụ, xác định thời gian cũng như các khả năng sản xuất. Các vấn đề có tính biểu trưng đó có thể thấy được tại các quán ăn nhanh Mcdonald, khách sạn, cửa hàng, ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ giao thông vận tải. Ở đây sự tham gia về trí tuệ của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ này được xác định như sự phối hợp cùng sản xuất.

* Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ du lịch.

Khi mua hàng hoá, người mua có quyền được sở hữu đối với hàng hoá và sau đó có thể sử dụng như thế nào, nhưng đối với dịch vụ khi được thực hiện thì không có quyền sở hữu nào được chuyển từ người bán sang người mua. Người mua chỉ là đang mua quyền đối với tiến trình phục vụ. Chẳng hạn, khi đi du lịch, khách du lịch được chuyên chở, được ở khách sạn, được sử dụng bãi biển nhưng trên thực tế họ không có quyền sở hữu đối với chúng.

* Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch.

Vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên dịch

9


vụ du lịch thuộc loại không di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở du lịch. Do đó để nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh doanh, khi xây dựng các điểm du lịch cần phải lựa chọn địa điểm thoả mãn các điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái và điều kiện xã hội.

* Tính thời vụ của dịch vụ du lịch.

Dịch vụ có đặc trưng rõ nét ở tính thời vụ. Ví dụ các khách sạn ở các khu nghỉ mát thường vắng khách vào mùa đông nhưng lại rất đông khách vào mùa hè. Các nhà hàng trong khách sạn thường rất đông khách ăn vào trưa hoặc chiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đông khách vào ngày nghỉ cuối tuần. Chính đặc tính cầu cao điểm của dịch vụ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ dễ mất cân đối, vừa gây lãng phí cơ sở vật chất lúc trái vụ và chất lượng dịch vụ có nguy cơ giảm sút khi gặp cầu cao điểm. Vì vậy, các doanh nghiệp thường đưa ra các chương trình khuyến mại khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lí tốt chất lượng dịch vụ khi cầu cao điểm.

* Tính trọn gói của dịch vụ du lịch.

Dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung.

Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, dịch vụ nhà hàng, bar…

Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách nhằm thoả mãn các nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong chuyến hành trình của khách. Nhiều khi dịch vụ bổ sung lại có tính chất quyết định cho sự lựa chọn của khách và có ảnh hưởng quan trọng đến sự thỏa mãn toàn bộ của khách hàng đối với dịch vụ trọn gói của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu khách sạn có số lượng dịch vụ bổ sung càng phong phú, chất lượng của dịch vụ càng cao thì thì ngay cả khi giá cả không rẻ khách vẫn đến đông và khi đó khách sạn kinh doanh sẽ rất hiệu quả vì hệ số sử dụng phòng cao, khách lưu trú dài ngày và tỉ lệ khách quay lại thường cao hơn so với khách sạn có ít dịch vụ.

Tính chất trọn gói của dịch vụ du lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Mặt khác nó cũng đòi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ.

* Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch.

Do khách hàng rất muốn chăm sóc như là những con người riêng biệt nên dịch vụ du lịch thường bị cá nhân hoá và không đồng nhất. Doanh nghiệp du lịch thường rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm thoả mãn tất cả khách hàng trong mọi hoàn

10


cảnh vì sự thoả mãn đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và trông đợi của từng khách hàng.

1.1.5 Lợi ích của hoạt động du lịch

"Du lịch là hoạt động của con người ngoài cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"

Hoạt động phát triển Du lịch có tác động ảnh hưởng đến nhiều mặt của kinh tế,

văn hóa, xã hội và tài nguyên môi trường

Đối với KT-XH, tác động của hoạt động Du lịch thế hiện các mặt chủ yếu:

- Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu tại chổ.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ

- Góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao mức sống của người dân

nơi có DL phát triển.

- Góp phần thúc đẩy phát triển CSHT xã hội, đổi mới bộ mặt đô thị.

- Góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

- Góp phần tăng cường giao lưu quốc tế.

Bên cạnh những tác động tích cực, một số ảnh hưởng tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình hoạt động phát triển du lịch, bao gồm:

- Một số giá trị văn hóa có thế bị biến đổi do thương mại hóa.

- Tạo sự cách biệt về kinh tế, sự thay đổi nếp sống truyền thống của cộng đồng

- Tệ nạn xã hội gia tăng

Đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường bên cạnh những tác động tích cực như góp phần làm gia tăng giá trị sử dụng đất, phục hồi, tôn tạo cảnh quan đối với những không gian được quy hoạch xây dựng các khu DL; bảo vệ và phát triển một số loài sinh vật quý hiếm, bản địa để phục vụ tham quan DL,... hoạt động DL có thể có những ảnh hưởng chính bao gồm:

- Góp phần làm mất đi nơi cư trú của nhiều loài sinh vật do việc san lấp tạo mặt bằng xây dựng các công trình DVDL.

- Kích thích việc săn bắt, khai thác các loài sinh vật quý hiếm, hoang dã

- Khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm, đặc biệt là khu vực ven biển

- Tăng lượng chất thải ra môi trường, góp phần làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm.

- Tăng khả năng ô nhiễm không khí cục bộ.

- Tăng khả năng lây truyền dịch bệnh.

11


Các môi trường chủ yếu chịu ảnh hưởng của hoạt động phát triển DL là: Môi

trường đất, môi trường nước, môi trường sinh thái, môi trường không khí.

1.1.6 Du lịch cộng đồng

Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng

Khái niệm cộng đồng: Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) “cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm và lợi ích chung đó rất đa dạng. Đó là những đặc điểm về kinh tế, xã hội, nhân văn, môi trường, huyết thống, tổ chức, vùng địa lý và các khía cạnh về tâm lý, mối quan tâm và quan điểm”.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương .

Điều kiện phát triển du lịch sinh thái : du lịch sinh thái chỉ được phát triển trong điều kiện điểm đến có sự tồn tại của các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, đồng thời yêu cầu đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết, người điều hành nguyên tắc và du lịch sinh thái chỉ được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa.

Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”.

Theo Tổng cục du lịch Việt nam, IUCN, ESCAP (1999), du lịch sinh thái cộng đồng là sự kết hợp của du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái cộng đồng đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng với khách du lịch. Du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương cho du khách. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch sinh thái cộng đồng nếu không được lập kế hoạch và thực hiện một cách cẩn thận sẽ làm cho các giá trị văn hóa bị mất hoặc sai lệch dần (Phạm Xuân Phú, 2008).

Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng.

Nguyên tắc du lịch cộng đồng

Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm:

12


Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.

Phù hợp với khả năng của cộng đồng. Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng

Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá.

Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:

Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.

Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau.

Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng

Mục tiêu, tiêu chí du lịch cộng đồng

Mục đích của du lịch cộng đồng là khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các di sản, văn hoá, nâng cao đời sống cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, tạo ra thu nhập cho người dân, mang lại doanh thu cho du lịch ngày càng tăng. Ngoài ra, du lịch cộng đồng còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương với sự tự nguyện, giúp họ chủ động hơn, tôn trọng và có trách nhiệm đối với tài nguyên du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng có nghĩa là trả lại cho cộng đồng địa phương quyền làm chủ thực sự các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nơi họ sinh sống và hướng dẫn họ cùng tổ chức các hoạt động du lịch, từ đó đem lại lợi ích trực tiếp cho đời sống dân cư. Một số mục đích, mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam cho loại hình phát triển du lịch này,bao gồm: Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá…

Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương. du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Đặc điểm của du lịch cộng đồng

Là một phương thức hoạt động trong kinh doanh du lịch mà cộng đồng dân cư là người cung cấp chính các sản phẩm du lịch cho du khách, họ giữ vai trò chủ đạo

phát triển và duy trì các dịch vụ. Các khu, điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào cộng

Ngày đăng: 22/10/2023