Một Số Đặc Điểm Về Dịch Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Nghiên Cứu

30


Hưng Trạch và Cự Nẫm rất lớn, đồng thời xã cũng có những điều kiện thuận lợi để

phát triển loại hình kinh tế này, cụ thể:

Bảng 3.1: Một số đặc điểm về dịch vụ du lịch trên địa bàn nghiên cứu


Chỉ tiêu ĐVT xã Hưng Trạch xã Cự Nẫm


Diện Tích tự nhiên ha 9.512,02 3.282,18

Dân số Người 12.104 8.071

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Lao động Lao động 6.967 4.755

Số hộ DVDL Hộ 86 100

Tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 6


Tỷ trọng ngành dịch vụ % 9,5 18,2 Tỷ trọng lao động trong DVDL % 6,45 15,14 Tỷ trọng lao động nữ trong DVDL % 57,23 52,18

(Nguồn: Báo cáo KTXH của xã tháng đầu năm 2017)

Các xã vùng đệm vườn quốc Gia Phong Nha Kẻ bàng là xã miền núi nằm về phía tây của huyện Bố Trạch địa hình rộng, đồi núi nhiều, bị chia cắt bởi Song Son và Song Bùng. Với diện tích đất tự nhiên tương đối rộng. Xã Hưng Trạch có diện tích tự nhiên là 9.512,02 ha trong đó: đất lâm nghiệp 8.217,20 ha; đất nông nghiệp 684,84 ha; đất trồng cây hàng năm 594,34 ha; đất trồng cây công nghiệp 90,50 ha; đất trồng lúa 261,5 ha; đất phi nông nghiệp 600,06 ha; thủy sản 0,28ha. Xã Cự Nẫm, hoạt động sinh kế chính của người dân ở đây vẫn là hoạt động nông nghiệp, diện tích tự nhiên là 3.282,18 ha. Những năm gần đây tỷ trọng ngành dịch vụ đang có xu hướng tăng mạnh, năm 2018 tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 18,2% .

Về lao động: Đối với hai xã nghiên cứu thì nguồn nhân lực luôn luôn dồi dào, tỷ lệ thanh niên và bà con nhân dân trong độ tuổi lao động còn thiếu việc làm khá cao, hơn nữa xã nghiên cứu có vị trí địa lý nằm trong vùng đệm Phong nhà – Kẻ bàng đây là một điều rất thuận lợi. Bên cạnh đó sẽ còn gặp không ít khó khăn vì đây là một mô hình làm ăn mới nên về kinh nghiệm của bà con chưa có, cần phải học hỏi những người đi trước cho bước đầu, chính vì thế việc phát triển nguồn nhân lực chuyên môn là hướng đi lâu dài và trọng tâm, trong đó tập trung: Xây dựng chương trình, cập nhật nội dung đào tạo mới gắn với thực tiễn của địa phương để định hướng cho bà con nhân dân nâng cao kiến thức tiếng Anh, quản lý, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhằm giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát về du lịch để phối hợp, triển khai thực hiện

đồng bộ các nội dung phát triển du lịch có hiệu quả.

31


Tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ du lịch đang còn thấp, năm 2018 số lao động trong dịch vụ du lịch theo thống kê của xã Hưng trạch là 450 lao động chiếm 6,45% tổng số lao động trong toàn xã, ở xã Cự Nẫm tỷ lệ này cao hơn, có 720 lao động chiếm 15,14 % tổng số lao động trong toàn xã. Mặc dù con số chưa cao nhưng hiện nay xu hướng chuyển dịch lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ.

Tỷ lệ lao động nữ trong hoạt động DVDL cao, ở xã Hưng Trạch có 57,23% lao động là nữ và ở xã Cự Nẫm là 52,18%. So với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác khác thì tỷ lệ lao động nữ của hoạt động DVDL cao hơn hẳn và cao hơn tỷ lệ lao động nam giới, điều này cho thấy DVDL thu hút lao động nữ, công việc nhẹ nhàng, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trên địa bàn, nâng cao thu nhập , ổn định cuộc sống của lao động.

Đây là một ngành quan trọng để thúc đẩy các ngành khác của địa phương phát triển, đặc biệt là ngành nông nghiệp, ngư nghiệp vì nó góp phần tiêu thụ nông sản và thuỷ hải sản, thu hút lao động trong kỳ nông nhàn. Nhờ ngành này phát triển mà cuộc sống của người dân địa phương trong những năm gần đây đã có những thay đổi hết sức lớn lao, việc tiêu dùng và buôn bán dễ dàng hơn, bộ mặt thôn xóm khang trang đẹp đẽ hơn.

3.1.2 Các loại hình dịch vụ du lịch do người dân địa phương thực hiện

Các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn ngày càng có sự đa dạng. Hiện nay trên địa bàn có tương đối đầy đủ các loại hình dịch vụ như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch, chụp ảnh lưu niệm, bán đồ lưu niệm .... tuy nhiên số lượng chủ yếu tập trung vào ba loại hình chính đó là dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ vận chuyển. Trong nghiên cứu này được chia ra ba nhóm dịch vụ đó là dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyền và dịch vụ khác ( bao gồm dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ còn lại) cụ thể như bản :

Bảng 3.2: Các loại hình DVDL và lao động trong DVDL


Loại DVDL ĐVT xã Hưng Trạch xã Cự Nẫm

Dịch vụ lưu trú hộ 18 15

Dịch vụ nhà nghĩ Lao động 132 105

Dịch vụ ăn uống hộ 28 35

Lao động nhà hàng Lao động 84 72

Dịch vụ khác hộ 40 50

32

Lao động dịch vụ khác LĐ 85 75


(Nguồn: Báo cáo KTXH của xã năm 2017)

Từ bảng có thể thấy, dịch vụ lưu trú có số hộ tham gia ít, tuy nhiên đây lại là loại hình dịch vụ có vai trò quan trọng hành đầu trong sự phát triển dịch vụ du lịch chung của địa phương. Trong dịch vụ lưu trú có thể chia ra hai loại hình nhỏ một là dạng khách sạn (hotell), nhà nghỉ thông thường, hai là dạng homestay (du lịch cộng đồng). Trên địa bàn nghiên cứu có tổng cộng 23 hộ hoạt động dịch vụ lưu trú, xã Hưng Trạch có 18 hộ trong đó có 8 nhà nghỉ, khách sạn thường và 10 homestay, ở Cự Nẫm có 15 hộ hoạt động dịch vụ lưu trú với 7 nhà nghỉ và 8 homestay. Homestay đang là loại hình lưu trú được ưa chuộng và có xu hướng phát triển mạnh, trong loại hình dịch vụ này bao gồm cả nhiều dịch vụ du lịch khác như ăn uống, hướng dẫn du lịch...trên địa bàn có hai cơ sở nổi trội là Lake House ở Hưng Trạch và Phong Nha Farmstay ở Cự Nẫm, đây là 2 cơ sở được hình thành sớm nhất trên địa bàn huyện, từ sự phát triển của hai mô hình này đã đẩy mạnh sự phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, hiện nay du lịch cộng đồng không chỉ tạo ra hiệu ứng tích cực để thu hút khách đến với các vùng nông thôn, mà còn tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, đây cũng là một hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân, gắn sản xuất với du lịch, dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Loại hình dịch vụ du lịch thứ 2 là dịch vụ ăn uống. Đây là dịch vụ không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách, do đó dịch vụ này có nhiều hộ tham gia hơn so với các dịch vụ khác, có 28 hộ cung cấp dịch vụ ăn uống chiếm 32,5% số hộ dịch vụ du lịch tại Hưng Trạch, con số này ở xã Cự Nẫm là 35% với 35 hộ. Số lượng hộ làm dịch vụ ăn uống cao hơn so với dịch vụ lưu trú nhưng số lao dộng hoạt động trong loại hình dịch vụ này lại thấp hơn, ở Hưng Trạch có 84 lao động làm việc ở các nhà hàng chiếm 28% số lao động dịch vụ du lịch trên địa bàn. Xã Cự Nẫm có 35 hộ dịch vụ ăn uống cao hơn ở xã Hưng Trạch 7 hộ, tuy nhiên lao động trong loại hình dịch vụ này ở Cự Nẫm chỉ có 72 lao động.

Ngoài dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống ra trên địa bàn nghiên cứu còn một số loại hình dịch vụ khác gồm: vận chuyển, cho thuê xe máy, xe đạp, hướng dẫn viên du lịch, bán đồ lưu niệm,... tuy nhiên đây đa số là loại hình dịch vụ mới trên địa bàn, chưa có nhiều hộ tham gia, từ bảng cho thấy có 40 hộ dịch vụ khác trên địa bàn xã Hưng Trạch và 50 hộ trên địa bàn xã Cự Nẫm, tỷ lệ hộ hoạt động dịch vụ khác trên địa bàn xã Hưng Trạch và Cự Nẫm lần lượt là 46,5% và 50%, trong đó loại hình dịch vụ chủ yếu vẫn là dịch vụ vận chuyển. Lực lượng lao động địa phương tham gia vào loại hình

dịch vụ này xấp xỉ với lực lượng lao động trong dịch vụ ăn uống, cụ thể ở xã Hưng

33


Trạch có 85 lao động và ở xã Cự Nẫm có 75 lao động hoạt động trong các dịch vụ du lịch khác.

Hoạt động sinh kế này thu hút phần lớn là lao động nữ, họ được xem là nhân lực quan trọng trong lĩnh vực này. Với những kỳ nghỉ hè, các em học sinh cũng có thể tham gia để tạo thêm thu nhập cho gia đình. Đây là một ngành mũi nhọn của địa phương tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển vị thế địa phương cần có kế hoạch để khai thác và phát triển ngành một cách có khoa học và hiệu qủa hơn nữa.

3.1.3 Tình hình phát triển dịch vụ du lịch tại các xã nghiên cứu

DVDL mặc dù không phải hoạt động sinh kế mới, nó đã xuất hiện trên địa bàn các xã vùng đệm vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng từ những năm 2012 tuy nhiên phải đến những năm gần đây hoạt động sinh kế này mới thực sự phát triển và lan rộng trên địa bàn. Năm 2012 chỉ mới xuất hiện một đến hai hộ hoạt động với lĩnh vực dịch vụ du lịch, và loại hình dịch vụ còn chưa đa dạng tuy nhiên trong ba năm trở lại đây từ năm 2016 đến nay số hộ đã tăng lên khá nhanh chóng.

Bảng 3.3: Tình hình biến động doanh thu du lịch trong thời gian năm 2016-2018


2016 2017 6 tháng đầu năm 201

Tỷ đồng CC(%) Tỷ đồng CC(%) Tỷ đồng CC(%)


Hưng Trạch 58,56 49,12 60,25 47,82 38,23 43,72


Cự Nẫm 60,67 50,88 65,72 52,18 49,21 56,28

Tổng cộng 119,23 100 125,97 100 87,44 100


(Nguồn: Phòng VHTT huyện Bố Trạch năm 2018)

Doanh thu du lịch trên địa bàn nghiên cứu có sự tăng trưởng khá đều qua các năm. Ở xã Hưng Trạch, doanh thu du lịch năm 2016 đạt 58,56 tỷ đồng năm đến năm 2017 tăng lên 1,69 tỷ đồng so với năm 2016, 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu du lịch đạt 43,72 tỷ đồng . Ở xã Cự Nẫm doanh thu du lịch năm 2017 là 65,72 tỷ đồng tăng 5,05 tỷ đồng so với năm 2016, doanh thu sáu tháng đầu ănm 2018 đạt 49,21 tỷ đồng, ước tính năm 2018 doanh thu 2018 sẽ tăng mạnh so với hai năm trước.

Như vậy, doanh thu dịch vụ du lịch của xã Cự Nẫm cao hơn xã Hưng Trạch, tuy nhiên mức chênh lệch không cao, nhìn chung doanh thu du lịch trên địa bàn nghiên cứu có sự tăng trưởng nhẹ từ năm 2016 đến năm 2017, tổng doanh thu hai xã năm 2017 là 125,97 tỷ đồng tăng 6,74 tỷ so với năm 2016. 6 tháng đầu năm 2018 mặc dù chưa bước vào mùa cao điểm du lịch trên địa bàn nhưng doanh thu du lịch đã đạt

87,44 tỷ đồng cao gần bằng doanh thu cả năm 2016, ở khu vực Phong Nha du lịch phát

34


triển mạnh nhất vào các tháng hè nắng nóng vì vậy doanh thu năm 2018 sẽ tiếp tục tăng mạnh so với hai năm trước. Du lịch đang được quan tâm phát triển để trở thành một hoạt động sinh kế bền vững cho người dân, đưa nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Bảng 3.4: Tình hình hộ DVDL qua các năm tại các xã nghiên cứu


Xã Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Lưu trú 10 10 18

Ăn uống 20 22 28

Hưng Trạch

Dịch vụ khác 25 30 40

Tổng 55 62 86

Lưu trú 7 10 15

Ăn uống 30 30 35

Cự Nẫm

Dịch vụ khác 25 40 50

Tổng 62 80 100


(Nguồn: Báo cáo thực hiện du lịch xã 6 tháng đầu năm 2018 )

Từ năm 2016 đến năm 2018 số hộ hoạt động dịch vụ du lịch tăng lên 38 hộ từ 62 hộ lên 100 hộ ở xã Cự Nẫm và tăng 11 hộ từ 55 lên 86 hộ ở xã Hưng Trạch.

Điều này cho thấy sự tham gia của người dân dân địa phương vào các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch ngày càng cao, đặc biệt ở xã Cự Nẫm. Mặc dù xã Hưng Trạch có vị trí gần với khu du lịch Vường Quốc Gia hơn, tuy nhiên việc phát triển số lượng hộ hoạt động dịch vụ du lịch ở đây chậm hơn so với xã Cự Nẫm.

Về dịch vụ lưu trú: loại hình dịch vụ lưu trú xã Hưng Trạch có sự thay đổi khá mạnh, trong năm 2018 có 18 cơ sở lưu trú trên địa bàn trong khi đó năm 2016 và 2017 chỉ có 10 cơ sở, số lượng cơ sở tăng lên gần gấp đôi trong năm 2018. Lưu trú là loai hình dịch vụ bao gồm cả nhiều loại hình dịch vụ du lịch khác do vậy việc phát triển dịch vụ lưu trú là sự phát triển có vai trò quan trọng đến sự phát triển du lịch trên dịa bàn, hơn nữa nhưng năm gần đây do sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả cao do vậy người dân chuyển đổi sang phát triển dịch vụ du lịch vừa tận dụng lợi thế địa hình vừa phát triển kinh tế hộ và địa phương. Điều này cũng tương tự ở Cự Nẫm,

tuy địa bàn xã Cự Nẫm các khu vực có phong cảnh đẹp có diện tích hẹp hơn nhiều so

35


với xã Hưng Trạch, nhưng các hộ dân đã biết khai thác và sử dụng các lợi thế của

nông thôn do đó số lượng hộ tham gia vào hoạt động dịch vụ lưu trú khá lớn và tăng đều từ năm 2016 đến 2018 từ 7 hộ lên 15 hộ.

36


Bảng 3.5 Quy mô cung cấp dịch vụ của hộ dịch vụ lưu trú tại địa phương.


Xã Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số phòng 72 72 108

Hưng Trạch

Số giường 136 136 209

Số phòng 23 32 71

Cự Nẫm

Số giường 45 58 136


(Nguồn: Báo cáo thực hiện du lịch xã giai đoạn 2016-2018)

Các cơ sở lưu trú không ngừng tăng lên để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Số lượng phòng và giường nghỉ phục cụ du khách tăng đều ở cả hai xã, số phòng và số giường năm 2018 tăng mạnh gso với 2016, về chất lượng các cơ sở nhà nghỉ ở đây, ngoài 5 khách sạn tương đối đẹp chất lượng cao, còn lại là các nhà nghĩ phục vụ tương đối tốt, được đánh giá là có đầy đủ tiện nghi. Các nhà nghĩ khách sạn cao nhất cũng chỉ 4 tầng, chính điều đó tạo nên được tính nguyên sơ không che khuất tầm nhìn của du khách. Tuy nhiên vẫn có nhiều cơ sở có chất lượng phòng còn hạn chế, chất lượng phục vụ kém do nguồn lao động thiếu trình độ, điều này đã ảnh hưởng đến ấn tượng của du khách khi về địa phương du lịch. Nên việc cấp thiết đối với hộ kinh doanh trong lĩnh vực này là phải nhanh chóng cải tạo, nâng cấp chất lượng của cơ sở nhà nghỉ tạo ta sự thoải mái trong sinh hoạt của du khách ở đây

Về dịch vụa ăn uống: dịch vụ ăn uống là loại dịch vụ phát triển mạnh, dịch vụ ăn uống xuất hiện sớm hơn so với các dịch vụ du lịch khác, bởi đây là nhu cấu thiết yếu nhất của con người. Về mặt số lượng, sô hộ tham gia vào hoạt động dịch vụ ăn uống có xu hướng tăng nhẹ qua các năm ở cả hai xã, ở Hưng Trạch sô hộ tham gia dịch vụ này tăng lên 8 hộ sau hai năm từ năm 2016 đến năm 2018, còn ở xã Cự Nẫm con số này là chỉ là 5 hộ. Tuy nhiên những năm gần đây sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển về du lịch đã đưa các hộ dịch vụ ăn uống trên địa bàn phát triển theo một hướng mới đó là không chỉ cung cấp các món ăn ngon và mang tính đặc trưng của địa phương mà còn có các dịch vụ đi kèm theo nhu cầu của du khách như: chèo thuyền, chụp ảnh,.. nhằm thu hút sự chú ý và đáp ứng được các nhu cầu của thực khách. Chính vì có những sự đổi mới này mà các hộ dịch vụ ăn uống thu hút được lượng khách lớn và đem lại hiệu qura kinh tế cao cho hoạt động kinh

doanh của mình.

37


Về hộ dịch vụ du lịch khác: số lượng hộ tăng lên liên tục qua các năm ở cả hai xã Hưng Trạch và Cự Nẫm. Đặc biệt ở xã Cự Nẫm có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2016 đến năm 2018 số hộ dịch vụ du lịch khác tăng lên 25 hộ từ 25 hộ năm 2016 lên 50 hộ năm 2018, năm 2018 có 7 cơ sở dịch vụ vận chuyển mới được hình thành phục vụ nhu cầu đi lại của du khách với các gói dịch vu đa dạng khác nhau, có 2 cơ sở chụp ảnh lưu niệm mới .... điều này cho thấy các loại hình dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng và có sức hút mạnh đối vối người dân trên địa bàn. Ở xã Hưng Trạch, mặc dù số hộ hoạt động các dịch vụ du lịch khác thấp hơn xã Cự nẫm nhưng cũng đã có sự thay đổi nhanh chóng qua các năm, năm 2016 có 25 hộ, đến năm 2017 có 30 hộ và năm 2018 là 40 hộ tăng lên 15 hộ so với năm 2016. Đặc biệt trong năm 2017 trên địa bàn xã Hưng Trạch xuất hiện một loại hình dịch vụ mới đó là dịch vụ cho du khách thuê xe máy, xe đạp độc lập, không phải đi kèm với các homestay như trước nữa.

Nhìn chung, số hộ dịch vụ du lịch trên địa bàn nghiên cứu tăng nhanh chóng trong ba năm trở lại đây, năm 2018 có 186 hộ dịch vụ du lịch trên địa bàn hai xã Hưng Trạch và Cự Nẫm, tuy so với số hộ hoạt động trong các ngành nghề khác thì đây vẫn là con số nhỏ, nhưng sự thay đổi này đã cho thấy dịch vụ du lịch đang xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới khi mà ngành du lịch đang là mũi nhọn phát triển kinh tế và du lịch cộng đồng là thế mạnh của các xã vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng như hiện nay. So với tiềm năng du lịch của địa phương thì hoạt động này phát triển vẫn chưa tương xứng, các hoạt động giải trí nhằm thu hút du khách tới địa phương vẫn chưa đa dạng vì thế lượng du khách tới địa phương vẫn chưa nhiều đặc biệt là vào mùa đông thì lượng khách du lịch tại địa phương là rất ít. Chất lượng phục vụ vẫn chưa cao, chưa thực sự vì khách hàng, nguồn cung cấp lương thực thực phẩm tại địa phương vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hoạt động du lịch cho nên trong những năm tới địa phương cần chú trọng giải quyết các mặt hạn chế trên.

3.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỘ DỊCH VỤ DU LỊCH

3.2.1 Đặc điểm nhân khẩu và lao động hộ DVDL

Xã Hưng Trạch và Xã Cự Nẫm là hai có diện tích tự nhiên lớn và dân số đông, các diều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển, ở đây có lực lượng lao động dồi dào để đáp ứng cho cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Các đặc điểm

chung của hộ được thể hiện cụ thể trong bảng :

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí