Tình Hình Phát Triển Du Lịch Và Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam

13


đồng là những khu vực có tài nguyên hoang dã còn nguyên vẹn, đang bị tác động huỷ hoại, cần được bảo tồn.

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại điểm đang có sức thu hút khách du lịch đến tham quan. Cộng đồng phải là người dân địa phương sinh sống, làm ăn trong đó hoặc liền kề các điểm tài nguyên thiên nhiên, nhân văn. Cộng đồng dân cư là người có trách nhiệm trực tiếp tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động bởi khách du lịch và khai thác của chính bản thân cộng đồng dân cư. Dựa vào cộng đồng gồm các yếu tố giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng được tham gia khuyến khích và đảm nhận các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên môi trường. Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia. Do đặc điểm tài nguyên, điều kiện cộng đồng nên cần xét đến các yếu tố giúp đỡ, tạo điều kiện của các bên tham gia trong đó có vai trò của các tổ chức chính phủ, NGOs trong và ngoài nước, không phải làm thay cộng đồng.

Các tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Theo UNWTO (World Tourism Organization), 2008 cho rằng những tiêu chí của một du lịch cộng đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Người trong cộng đồng nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng

Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng (lợi ích bao gồm nhiều mặt như sức khoẻ, giáo dục và các hoạt động khác).

Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng

đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.

Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các

Tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 4

“cấu trúc xã hội” tại cộng đồng.

Tiêu chí 6: Có hệ thống/ phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể “vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây.

Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối

đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường.

Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch.

Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt

động trái với văn hoá/tôn giáo của họ.

Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt

động du lịch nếu họ không muốn.

14

15


1.2 SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.2.1 Khái niệm về sinh kế

Định nghĩa về sinh kế:

Các sinh kế có thể bao gồm mức độ sung túc, con đường vận chuyển thức ăn và tiền mặt phục vụ cho các phúc lợi về thể chất và xã hội. Điều này bao gồm sự đảm bảo chống lại bệnh tật, tử vong sớm và trở nên nghèo hơn (Chember, 1993)

Sinh kế thường được bao gồm sinh kế thay thế, sinh kế bổ sung và sinh kế bền vững. Trong nhiều cách dùng thuật ngữ, sinh kế chủ yếu nhằm vào lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên nó có thể được xem xét vượt qua các hoạt động kinh tế và bao gồm chất lượng các tiêu chuẩn của cuộc sống, các chuẩn thức ăn, nơi cư trú, sức khỏe và sự toại nguyện.

*Nội dung sinh kế bền vững:

- Sinh kế bền vững là sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế, tính toàn vẹn về sinh thái và phúc lợi loài người cũng như bao gồm các mối quan tâm về tính công bằng. Các sinh kế bền vững được phát triển từ khả năng của con người để tiếp cận với những lựa chọn và tài nguyên và sử dụng chúng để tạo ra được cuộc sống theo cách không làm tổn hại đến quyền sống của những người khác dù ngay bây giờ hoặc mai sau (N. singh,1996)

- Một sinh kế bền vững là có phần dự trữ để dùng khi gặp những bất trắc như ốm đau, tai nạn, mất mát, những nhu cầu xã hội bất ngờ hoặc thiết yếu...vv (Chamber, 1993).

Như vậy một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm kiếm sống cũng như để đạt được mục tiêu và ước nguyện của họ. Một sinh kế bền vững khi con người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và cú sốc đồng thời duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.2.2 Đa dạng sinh kế nông thôn.

Khái niệm: Tiến trình mà các hộ gia đình nông thôn gây dựng một danh mục đa

dạng của các hoạt động và tài sản để sống sót và cải thiện mức sống của họ. DFID, 2003.

Đa dạng hóa sinh kế là một trong những hành vi ứng phó của nông hộ trong điều kiện sản xuất và thị trường bấp bênh. Thực tế hiện nay cho thấy mặc dù thu nhập nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu thu nhập của hộ nhưng vai trò của thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng. Xu hướng phổ biến

là các nông hộ càng giàu thì càng tham gia nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp

16


và các hoạt động có thu nhập cao hơn, trong khi đó các hộ nghèo khó có điều kiện tham gia vào các hoạt động này, do vậy vẫn phải gắn bó với các hoạt động nông nghiệp, thu nhập thấp.( Tam et al, 2005, Asley et al, 2003, Ellis,2000).

Khả năng đa dạng hóa của hộ phụ thuộc vào nguồn lực của hộ được xác định bởi khả năng tài chính, lao động, tài nguyên, vốn xã hội và tài sản khác. hành vi đa dạng hóa do vậy phản ánh điều kiện kinh tế cụ thể của nông hộ trong điều kiện thị trường nhất định. một số có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhằm khai thác cơ hội thị trường và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của hộ.

1.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam, mặc dù ngành DL được hình thành và phát triển đã hơn 40 năm, song hoạt động DL chỉ thực sự diễn ra sôi động từ thập kỷ 90 gắn liền với chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước. Du lịch Việt Nam ngày càng tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách, vị thế của du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới. Những con số thống kê của ngành DL năm 2012 như sau: Năm 2012, với 6,8 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm 2013 số khách quốc tế đạt 6,12 triệu lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2012. Với tốc độ đó, ước tính năm 2013 Việt Nam sẽ đạt móc 7,4 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt 195.000 tỷ. Như vậy, chỉ sau 4 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần; tổng thu du lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉ tiêu tổng thể đó thì mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã cán đích trước 2 năm; Có thế nói, đây là bước tăng trưởng ấn tượng ngoạn mục trong lịch sử ngành Du lịch Việt Nam.

Trên tất cả các lĩnh vực, Du lịch Việt Nam đều tăng trưởng, thể hiện ở quy mô mở rộng, tính chất đa dạng và từng bước nâng cao chất lượng:

- Kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đường không, thủy, bộ... liên tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp; hệ thống hạ tầng năng lượng, thông tin, viễn thông và hạ tầng kinh tế-xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho du lịch tăng trưởng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch không ngừng được đầu tư

+ Cơ sở lưu trú: Tính đến hết năm 2007, cả nước có khoảng 9.343 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 184.831 buồng. Cùng với sự phát triển về số lượng, hệ thống khách sạn Việt Nam đã có những chuyển biến cơ bản về mặt chất lượng; cả nước đã có 45 tỉnh, thành phố có 270 khách sạn được xếp hạng 3-5 sao, gồm 29.098 buồng trong đó 25 khách sạn 5 sao với 7.167 buồng, 82 khách sạn 4 sao với 10.104 buồng, 163 khách sạn 3 sao với 16.973 buồng và 3.042 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiếu với 45.942

17


buồng. Việc phân bổ cơ sở lưu trú không đều ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động du lịch; số lượng cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại một số trung tâm du lịch lớn trong cả nước như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, chiếm trên 80% số lượng buồng khách sạn trong cả nước. Phần lớn cơ sở lưu trú du lịch đều có quy mô nhỏ, có gần 70% cơ sở lưu trú dưới 20 buồng trong đó 50% có quy mô dưới 10 buồng. Hầu hết những cơ sở này thuộc thành phần kinh tế tư nhân.Thực tế, những cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc đón tiếp, phục vụ các đoàn khách lớn cũng như áp dụng công nghệ quản lý khách sạn tiên tiến hiện đại.Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch có quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc đón tiếp, phục vụ các đoàn khách lớn cũng như áp dụng công nghệ quản lý khách sạn tiên tiến hiện đại. Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú của nhà nước có 663 cơ sở chiếm 10,39%; liên doanh nước ngoài có 56 cơ sở chiếm 0,88; doanh nghiệp tư nhân có 2.23 cơ sở chiếm 35,07%; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 10 cơ sở chiếm 0,16%. Các cơ sở lưu trú du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác như: doanh nghiệp tập thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chiếm 53,50%. Cơ sở lưu trú liên doanh với nước ngoài và 100% vốn nước ngoài tuy nhiên số lượng ít nhưng đều có quy mô lớn và nằm ở những vị trí thuận lợi tại các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, có lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh vì có ưu thế lớn về vốn công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Việt Nam. Nhìn chung, chất lượng khách sạn cao cấp (3-5 sao) của Việt Nam khá tốt so với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triễn lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo nâng cấp phục vụ khách du lịch hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Ninh Bình... đã góp phần làm cho diện mạo ngành du lịch Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ; hiện tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới.Vì vậy những trở ngại về cơ

sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi.....

18


1.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH

Quảng Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã đạt được những thành tựu nhất định, từng bước khẳng định vai trò quan trọngtrong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Việc khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới mở ra một cơ hội phát triển mới cho du lịch Quảng Bình trong thời gian tới.

Thời gian qua, Quảng Bình đã đầu tư một lượng lớn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khu du lịch Nhật Lệ - Quang Phú, khu du lịch Bang, bổ sung quy hoạch Phong Nha - Kẻ Bàng. Tổ chức nhiều cuộc họp giải quyết các vấn đề về phát triển du lịch, triển khai các dự án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi ở từng khu vực trọng điểm ưu tiên đầu tư của Tỉnh... Bên cạnh đó, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài... Một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng mạnh dạn vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đầu tư từng hạng mục cơ bản tại các khu du lịch nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nhưng nhìn chung nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn hẹp và chưa đồng bộ.

Một trong những lợi thế hàng đầu để phát triển của du lịch Quảng Bình là tài nguyên du lịch hang động, rừng và biển. Sau gần hai năm xảy ra sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, hoạt động du lịch biển nói riêng và ngành du lịch của tỉnh đã thực sự hồi sinh một cách mạnh mẽ, với những tín hiệu vui.

Theo Sở Du lịch Quảng Bình, năm 2017 tổng số lượt khách đến đạt 3,3 triệu lượt, tăng 70,9% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 130 nghìn lượt, tăng 156%; tổng thu đạt trên 3.700 tỷ đồng. Riêng quý I/2018, Quảng Bình đã đón trên 727 ngàn lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ; tổng thu ước đạt 820 tỷ đồng. Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội, gắn với việc xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư. Bước vào mùa du lịch mới, một tín hiệu khởi sắc của du lịch Quảng Bình là trong bốn ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 lượng khách du lịch đến tăng cao so với những năm trước, với khoảng 184.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng; tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017; riêng khách quốc tế đạt khoảng 9.000 lượt; công suất sử dụng buồng khách sạn bình quân khoảng 80-85%, có ngày đạt gần 100%.

Những điểm đến chủ yếu khách du lịch lựa chọn tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng, có thể kể đến Động Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường; suối Nước Moọc, sông Chày – hang Tối; làng bích họa Cảnh Dương; các bãi biển Đá Nhảy, Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú và các điểm du lịch văn hóa tâm linh như: Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chùa Hoằng Phúc, núi Thần Đinh, Đền tưởng niệm các anh

19


hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng, hang Tám Thanh niên xung phong, đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh…

Đặc biệt, trong thời gian nghỉ lễ, có những khu, điểm đến đạt số lượng khách tăng kỷ lục như: Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đón khoảng 52.000 lượt khách đến viếng, tăng hơn 73% so với cùng kỳ năm 2017; động Phong Nha đón

17.000 lượt khách; động Thiên Đường đón 12.000 lượt; suối nước Moọc đón khoảng

13.000 lượt khách.

Khách du lịch đến Quảng Bình trong dịp lễ được các doanh nghiệp đánh giá là có chất lượng tốt hơn các năm trước. Các điểm đến du lịch của Quảng Bình trong dịp lễ cũng nhiều hơn, chất lượng hơn các năm trước; nhiều điểm đến được đầu tư để mở rộng quy mô dịch vụ. Khác với hai năm trước, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, gần đây các bãi biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã thu hút được lượng lớn du khách đến tắm biển, nghỉ dưỡng và thưởng thức hải sản. Du khách có thêm nhiều sự lựa chọn khi đến đây, từ đó giảm áp lực lên các điểm du lịch tập trung quá đông khách.

Khởi động mùa du lịch Quảng Bình năm 2018, chuỗi các hoạt động phục vụ khách du lịch trong dịp lễ được tổ chức hấp dẫn, đa dạng, như các chương trình Gala Dinner tại Sunspa Resort với sự tham gia của nhiều ca sỹ nổi tiếng trong nước; lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Son và Nhật Lệ; Tuần Văn hóa-Du lịch thành phố Đồng Hới; Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch và hội Rằm tháng Ba Minh Hóa... đã thu hút đông đảo khách du lịch tham gia. Các hoạt động vui chơi, giải trí tại các bãi biển như thuyền buồm, mô tô nước, dù lượn, bóng chuyền... mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.

Cùng đó, công tác quản lý nhà nước được tỉnh Quảng Bình, Sở Du lịch và các cơ quan chức năng quan tâm, triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả. Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, an toàn giao thông, an ninh trật tự tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các khu, điểm du lịch được đảm bảo tốt. Chất lượng phục vụ được chú trọng, tạo ấn tượng tốt đối với du khách, giá bán đúng với niêm yết được các cơ sở thực hiện nghiêm túc.

Ngành du lịch Quảng Bình đã chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp kịp thời nhằm giảm áp lực, quá tải lượng du khách tại một số điểm, khu du lịch như động Thiên Đường, Phong Nha, suối nước Moọc…; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh một số điểm phục vụ du khách; phối hợp với các ngành chức năng xử lý, khắc phục triệt để hiện tượng chèo kéo, nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Bình ngày một tốt hơn.

Năm 2018, du lịch Quảng Bình phấn đấu đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó có 120 nghìn lượt khách quốc tế. Tỉnh chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử; khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn tài

20


nguyên, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân.

Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới tỉnh Quảng Bình và ngành du lịch địa phương tiếp tục triển khai sâu rộng các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng dân cư về phát triển du lịch; tăng cường công tác quy hoạch, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch như các trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, Vũng Chùa – Đảo Yến, Nhật Lệ – Bảo Ninh... và du lịch văn hóa, tâm linh phía Nam của tỉnh.

Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng để các nhà đầu tư sớm hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án, nhất là các dự án trọng điểm tạo sự phát triển bứt phá như: Quần thể Resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình, Trung tâm thương mại Vincom, sân golf Bảo Ninh – Hải Ninh, khu du lịch và nhà ở sinh thái Sunspa-Đảo Yến…; chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch, đánh thức các tiềm năng sẵn có của địa phương; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết du lịch, hỗ trợ du khách; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.

Xây dựng văn hóa du lịch là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch đang được tỉnh quan tâm thực hiện, trong đó ban hành, áp dụng có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch đối với các khu, tuyến, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, tỉnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; giáo dục nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về giữ gìn và bảo vệ môi trường… nhằm từng bước khẳng định du lịch Quảng Bình là điểm đến an toàn, chất lượng và mến khách.

1.5 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BẢNG.

1.5.1 Tiềm năng

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo

vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí