vii
PHẦN IV. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 58
4.1 KẾT LUẬN 58
4.2. KIẾN NGHỊ 59
PHẦN V: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 1
- Các Điều Kiện Cơ Bản Để Phát Triển Du Lịch
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Và Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam
- Tình Hình Phát Triển Hoạt Động Ngành Nghề Dịch Vụ Tại Các Xã Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Phong Nha -Kẻ Bàng.
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Từ viết tắt Diễn giải
DL Du lịch
UBND Uỷ ban nhân dân
ĐVT Đơn vị tính
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DVDL Dịch vụ du lịch
KT-XH Kinh tế xã hội
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc VQG Vườn quốc gia
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm về dịch vụ du lịch trên địa bàn nghiên cứu 30
Bảng 3.2: Các loại hình DVDL và lao động trong DVDL 31
Bảng 3.3: Tình hình biến động doanh thu du lịch trong thời gian năm 2016-2018 33
Bảng 3.4: Tình hình hộ DVDL qua các năm tại các xã nghiên cứu 34
Bảng 3.5 Quy mô cung cấp dịch vụ của hộ dịch vụ lưu trú tại địa phương 36
Bảng 3.6: Đặc điểm chung về nhân khẩu và lao động của hộ DVDL 38
Bảng 3.7: Giá trị tài sản và phương tiện sản xuất kinh doanh của hộ DVDL 39
Bảng 3.8: Đặc điểm hoạt động của hộ DVDL 42
Bảng 3.9: Đối tác liên kết và hỗ trợ hoạt động DVDL của hộ 45
Bảng 3.10: Mức độ liên kết với các đối tác trong hoạt động DVDL của hộ 47
Bảng 3.11: Hạch toán hoạt động DVDL 48
Bảng 3.12: Thay đổi thu nhập từ DVDL của hộ từ 2016 - 2018 49
Bảng 3.13 Vai trò về thu nhập của DVDL đối với hộ 51
Bảng 3.14: Tình hình chi tiêu của hộ DVDL qua các năm 2016-2018 53
Bảng 3.15 : Đánh giá của người dân về vai trò của DVDL đối với hộ 54
Bảng 3.16 Kế hoạch phát triển DVDL của hộ 57
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, CÁC HỘP
Hình 3.1: Bản đồ vườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng 29
Biểu Đồ 3.1: Tình hình thu nhập từ DVDL trên địa bàn giai đoạn 2016 -2018 50
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng thu nhập từ DVDL của các nhóm hộ (%) 52
Hộp 3.1: Vai trò của DVDL đến đời sống của hộ 54
Hộp 3.2: Ý kiến của hộ dân về vai trò của DVDL 55
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển hiện nay, khi tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp là đất đai đang bị thu hẹp, nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ thì việc phát triển du lịch nông thôn tại những địa phương có nhiều tiềm năng du lịch cần được quan tâm hơn để góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập từ dịch vụ cho nông dân. Hiện nay phát triển du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước và phát triển du lịch là định hướng chiến lược trong nền kinh tế-xã hội của đất nước.
Việt Nam là một đất nước có tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, mặc dù ngành du lịch chỉ ra đời cách đây 40 năm và phải đối mặt với nhiều khó khăn trở ngại nhưng du lịch Việt Nam vẫn thực sự chiếm được vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của đất nước. Du lịch là ngành được đảng và nhà nước. Du lich cộng đồng cũng đóng vai trò rất quan trọng, hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.
Quảng Bình, mảnh đất du lịch nổi tiếng thuộc dải đất miền Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi đây được xem là thủ đô của hang động bởi hệ thống hang động dày đặt, hệ thống thạch nhũ kỳ ảo, tuyệt đẹp như động Phong Nha, động Thiên Đường hay những hang động dành cho những du khách ưu mạo hiểm, khám phá như hang Sơn Đoòng, hang Va, động Tiên Sơn.. Ngoài ra Quảng Bình còn nổi tiếng với Biển Nhật Lệ êm đềm, bãi Đá Nhảy kỳ thú hay đảo Vũng Chùa bình yên. Phát triển du lịch được tỉnh nhà quan tâm vì đây là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng bình
Huyện Bố Trạch được coi là điểm đến của nhiều du khách trong nước, quốc tế, với những khu du lịch hấp dẫn, nhiều loại hình du lịch phong phú với hệ thống du lịch thuộc VQG Phong Nha -Kẻ Bàng. Doanh thu từ du lịch năm 2017 trên toàn huyện là 4.088,5 tỷ đồng tăng lên 17,3% so với ănm 2016, dịch vụ du lịch đang có xu hướng phát triển, có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của địa phương. Những năm vừa qua hoạt động du lịch đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây và có vai trò to lớn đến cuộc sống người dân địa phương. Sự phát triển của nó góp phần to lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm tại địa phương. Tận dụng và phát huy được các nguồn lực của địa phương, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân đưa vào đầu tư tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên du lịch phát triển tự phát, còn lộn xộn và cũng bộc lộ
những hạn chế như: bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong điều kiện khai thác
2
phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế; nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng mang tính đại trà, ít có điểm nhấn thể hiện bản sắc độc đáo của cộng đồng địa phương; điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều điểm du lịch cộng đồng chưa thực sự đảm bảo để đáp ứng phục vụ khách du lịch; vấn đề phân phối, chia sẻ lợi ích từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng còn nhiều bất cập; nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Xuất phát từ thực tế khách quan của địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình phát triển hoạt động ngành nghề dịch vụ của hộ dân địa phương tại các xã vùng đệm VQG Phong Nha -Kẻ Bàng;
- Nghiên cứu các loại hình và đặc điểm hoạt động dịch vụ du lịch do người dân
địa phương thực hiện tại các xã vùng đệm VQG Phong Nha -Kẻ Bàng;
- Đánh giá vai trò của hoạt động dịch vụ du lịch đối với thu nhập và đời sống của người dân các xã tại các xã vùng đệm VQG Phong Nha -Kẻ Bàng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và Ý nghĩa thực tiễn
1) Ý nghĩa khoa học
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra bằng phiểu câu hỏi để nghiên cứu về vai trò sinh kế của hoạt động DVDL của người dân địa phương, đồng thời nghiên cứu vai trò của DVDL trong đời sống.
2) Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, luận văn hy vọng mô tả thực trạng phát triển DVDL của người dân địa phương trên địa bàn, phân tích các vai trò của DVDL đối với sinh kế cũng như đời sống của người dân và sự phát triển KT-XH của
địa phương.
3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [8]
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang
đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
4
Các loại hình du lịch:
Du lịch tham quan: Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam. Việt Nam có được sự đa dạng và phong phú của yếu tố tự nhiên. Danh lam thắng cảnh trải đều ở 64 tỉnh thành trong cả nước. Những điểm du lịch nổi tiếng được nhắc đến như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Đà Lạt, Sa Pa, Nha Trang …
Du lịch văn hóa: Du lịch lễ hội, du lịch hoa: điển hình như Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương, hội Lim, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế.
Du lịch ẩm thực: Những bữa tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều kiện tự nhiên…
Du lịch xanh: Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi, đồng thời có thể phát huy hết vai trò của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của một quốc gia.
Du lịch sinh thái: các khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Việt Nam có thể kể đến như Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Cát Tiên, U Minh Thượng, U Minh Hạ…
Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi – Hòa Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội…
Du lịch MICE: Loại hình du lịch này theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thỏa, du lịch chuyên đề ở Vũng Tàu, Đà Nẵng… Mice là dạng du lịch tập thể dành cho các doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra, còn có các loại hình du lịch như : du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo…,
Teambuilding :Teambuiding tour kết hợp du lịch tham quan, nghĩ dưỡng với các chương trình Team nhằm xây dựng, tăng cường tinh thần đoàn kết, tập thể, loại hình du lịch này đang được nhiều doanh nghiệp, công ty “đặt hàng” nhằm nâng cao vai trò đoàn kết giữa các nhân viên với nhau.
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ du lịch
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế, nhà kinh tế học Picara - Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp