Tình Hình Phát Triển Hoạt Động Ngành Nghề Dịch Vụ Tại Các Xã Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Phong Nha -Kẻ Bàng.

21


hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng đang hướng tới mục tiêu được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học vào năm 2008. Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 5000 ha đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công bố ngày 9 tháng 8 năm 1986 và đã được mở rộng thành 41.132 ha vào năm 1991. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 189/2001/QĐ-TTG chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành vườn quốc gia với tên gọi như hiện nay. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm:

Khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha Khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha Khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha. .

Quá trình kiến tạo carxtơ đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt chéo nhau. Các động có sông được chia thành 9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của hệ thống động Vòm đổ vào sông Chay.

Tại Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớn nhỏ. hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất.So với 3 vườn quốc gia khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế

giới khác ở Đông Nam Á và một số khu vực carxtơ khác ở thì carxtơ ở Vườn quốc gia

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.


Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi già hơn, cấu tạo địa chất phức tạp hơn và có hệ thống

Tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 5

sông ngầm đa dạng và phức tạp hơn.

Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng là khu Karst mang ý nghĩa quan trọng toàn cầu đã được biết đến từ những năm 1920 của thế kỷ trước với những hang động nổi tiếng, đã được người Pháp tổ chức du lịch từ năm 1937. Những giá trị nổi bật toàn cầu đại diện cho quá trình lịch sử trái đất, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, UNESCO đã công nhận Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thế giới lần 1 năm 2003 tiêu chí VIII, lần 2 năm 2015 tiêu chí IX, X.

Có thế nói Phong Nha - Kẻ Bàng như một báu vật tạo hóa, hết sức có giá trị về khoa học và chính các giá trị đó đã tạo ra lợi ích to lớn về mặt phát triển du lịch đặc biệt là các loại hình địa du lịch, du lịch sinh thái. Phong Nha - Kẻ Bàng được biết đến như một bảo tàng chứa đựng các giá trị địa chất, trong đó hang động là ví dụ. Hang động cũng là chỉ thị để xác định quá trình thành tạo và phát triển của vỏ trái đất. Theo số liệu mới nhất, Phong Nha - Kẻ Bàng có 327 hang động (trong đó có 266 hang trong phạm vi Vườn và 61 hang ngoài phạm vi Vườn) với tổng chiều dài gần 210 km,chia thành ba hệ thống chính: hệ thống Phong Nha, hệ thống Vòm và hệ thống Nước Moọc. Không chỉ có giá trị về địa chất - địa mạo mà ở đây chứa đựng sự độc đáo và đa dạng loài và hệ sinh thái.

Các giá trị nổi bật của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Địa mạo và lịch sử trái đất: Đặc điểm địa chất của Phong Nha - Kẻ Bàng phản ánh lịch sử tiến hóa các thành tạo địa chất và thế giới cổ sinh, tiến hóa địa mạo và đa dạng địa hình gắn liền với lịch sử phát triển vỏ Trái đất từ thời kỳ Ordovician (464 triệu năm trước). Khu vực có 3 loại địa hình: địa hình phi Karst vôi bao gồm các dãy núi thấp dọc theo thung lũng của sông Son và sông Chày ở khu vực rìa trung tâm khối núi đá vôi; địa hình chính là núi đá vôi với các đặc trưng chủ yếu của núi đá vôi già nhiệt đới từ thời kỳ Mesozoic, trong đó hai phần ba là núi đá vôi thời kỳ Cenozoic; địa hình chuyển tiếp với đa dạng các loại đá, sự đan xen phức tạp giữa núi đá vôi và địa hình lục nguyên. Các quá trình hình thành vùng núi đá vôi dẫn tới sự hình thành các kiểu hang động khác nhau ở khu di sản, bao gồm: các dòng sông ngầm, hang động khô, hang động bậc thang, hang động treo, hang động hình cây và hang động giao nhau; trong đó nổi bật là động Phong Nha với một dòng sông ngầm dài 44,5km chảy trong lòng động, động Thiên Đường và hang Sơn Đoòng được biết đến là hang động lớn nhất thế giới.

Các giá trị di sản thế giới về đa dạng sinh học và tiềm năng các quá trình tiến hóa đang tiếp diễn: Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về bảo tồn đa dạng sinh học bởi nơi đây chứa đựng các hệ sinh thái rừng, bao gồm rừng trên núi đá vôi và rừng trên núi đất tạo nên tính đa dạng sinh học cao của

23


khu hệ động vật, thực vật bao gồm một số loài đặc trưng của địa hình đá vôi, nhiều loài đặc hữu và một số loài đang bị đe dọa toàn cầu. Sự đa dạng phong phú về các loài đang bị đe dọa ở VQG đã được khẳng định chắc chắn bao gồm các loài đặc hữu và loài có vùng phân bố hẹp đang bị đe dọa ở cấp quốc tế và cấp quốc gia như: Chà vá chân nâu (Pygthrix nemaeu), Vượn đen má trắng Siki (Nomascus siki); Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Voọc Hà Tĩnh…

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một mẫu điển hình về đa dạng sinh học của vùng sinh thái dãy Trường Sơn, được xác định là một trong 200 trung tâm có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học trên thế giới (WWF, 2000). Đến nay ghi nhận được 2.951 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành và 1.394 loài động vật thuộc

835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong 20 năm qua, 42 loài mới cho khoa học đã lần lượt được ghi nhận và công bố trên toàn thế giới, trong đó có 02 loài chim, 03 loài ếch nhái, 18 loài bò sát, 06 loài nhện, 09 loài cá và 4 loài thực vật. Đặc biệt năm 2012, các nhà khoa học ghi nhận mẫu Chuột đá Trường Sơn- đây là một đại diện sống duy nhất của họ thú cổ(Diatomyidae)được xem đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm. Đáng chú ý trong các kết quả nghiên cứu về thực vật là việc phát hiện thêm 4 loài mới cho khoa học, gồm: Thu Hải đường, Phòng kỷ Quảng Bình, Bùng bục Phong Nha, Dương xỉ Quảng Bình. Ngoài ra, ghi nhận sự phân bố quần thể Bách Xanh đá 500 tuổi - loài đặc hữu hẹp và phát hiện về 1 chi đặc hữu đơn loài Oligoceras eberhardtii rất hiếm ở Việt Nam.

1.5.2. Thực trạng phát triển.

Nhờ lượng du khách tham quan khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, khoảng 1.000 dân khu vực Xuân Sơn đã sống bằng nghề du lịch (dịch vụ thuyền tham quan, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh…). Nhiều người trước đây là lâm tặc nhưng hiện đã chuyển sang bảo vệ rừng trong vườn quốc gia này. Trung tâm Văn hóa Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có 248 thuyền, tạo việc làm cho 500 cư dân địa phương, với mỗi thuyền bao gồm 2 người được huấn luyện các kỹ năng an toàn và hướng dẫn du khách và có thu nhập khoảng 70.000 đồng mỗi ngày. Trong năm 2000, trung tâm này đã đào tạo cho những người sơn tràng địa phương để họ chuyển đổi nghề nghiệp từ phá rừng sang bảo vệ rừng và cung cấp dịch vụ du lịch.

Hiện nay, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã và đang tập trung khai thác các thế mạnh du lịch chủ yếu như du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch thăm lại chiến trường xưa. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc khai thác du lịch tại các hang động: Động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, Hang Én.. các tuyến du lịch sinh thái kết hợp với tham quan hang động đang dần thu hút nhiều khách du lịch như: Tuyến du lịch Khám phá động Phong Nha chiều sâu bí ẩn 1.500m, Tuyến du lịch

Sông Chày – Hang Tối, tuyến Du lịch Rào Thương – Hang Én, tuyến du lịch sinh thái

24


suối nước Moọc, tuyến du lịch sinh thái động Thiên Đường. Bên cạnh đó, các tuyến, điểm du lịch tâm linh, văn hoá – lịch sử, di tích cách mạng đang thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu và tri ân.

Tuy nhiên, do công tác quảng bá, cung ứng dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia này hầu như chưa có nên từ năm 2005 đến nay, khách đến tham quan Phong Nha-Kẻ bàng bắt đầu chững lại và giảm dần, chủ yếu là khách nội địa, trong đó lượng khách đến Phong Nha-Kẻ Bàng đến lần thứ hai chỉ chiếm 10%.

Việc bố trí đèn chiếu sáng trong các hang động vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học, không làm nổi bật nét đẹp huyền ảo tự nhiên của thạch nhũ. Bên trong hang động vẫn chưa bố trí hợp lý nhà vệ sinh dành cho du khách tham quan.

- Công tác bảo tồn phát triển…

Ý thức được vị thế của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nhất là vẻ đẹp hấp dẫn của động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng hơn 50km đường nhựa từ quốc lộ 1A đến bến Xuân Sơn. Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong hang động, mở đường lên động Tiên Sơn (động Phong Nha khô). Tỉnh cũng đã triển khai thêm một số dự án lớn đầu tư cho Khu du lịch Phong Nha như Công trình cáp treo; xây dựng khu dịch vụ; đầu tư đóng mới tàu để đưa khách tham quan động. Mở tuyến du lịch sinh thái lên động Tối, eo Gió, khu Nước Mọc, Xây dựng vùng rừng lâm viên. Đồng thời, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ nhân dân trong vùng tham gia các hoạt động kinh tế, dịch vụ, bảo vệ môi sinh, môi trường và phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của Phong Nha – Kẻ Bàng đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình luôn đặc biệt quan tâm và có sự chỉ đạo kịp thời. Đặc biệt, UBND tỉnh đã hợp tác với Tổ chức GTZ, Ngân hàng Phát triển Đức (KFW) và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển (DED) của Đức thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2025. Việc phê duyệt và ban hành Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo ra khuôn khổ quy hoạch phát triển du lịch toàn diện, tạo khung pháp lý cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư liên doanh, liên kết phát triển du lịch tại khu vực này.

Song song với Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, ngày 12/8/2011 UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã ký Quyết định số 1928/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trong đó xác định phát triển các sản phẩm du lịch tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, như: Du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch văn hoá tộc người... là các sản phẩm du lịch đặc

thù và quan trọng của tỉnh.

25


Khi xác định vai trò quan trọng mang tầm chiến lược của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV đã định hướng: “phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào các trung tâm du lịch: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhật Lệ, Bảo Ninh,...đa dạng hoá các loại hình du lịch sinh thái – hang động...”. Điều này một lần nữa khẳng định, du lịch Quảng Bình đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy và phát triển các ngành nghề khác, tạo nhiều cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động, chia sẻ lợi ích, phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường. Tất nhiên, chìa khoá cho sự phát triển của du lịch Quảng Bình trong thời gian qua và thời gian tiếp theo chính là Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Đến năm 2015, Du lịch Quảng Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội; Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng Quảng Bình trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách. Để đạt được các mục tiêu trên, việc tiếp tục phát triển du lịch ở khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng bao gồm phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch, các dịch vụ du lịch... là việc làm đặc biệt quan trọng.

Những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản là tài nguyên quý báu, là lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng. Để phát triển hài hoà, bền vững, tôn trọng các giá trị tự nhiên, từ năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025; Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có Quyết định số 209/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đến năm 2030. Bên cạnh đó, BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã xây dựng Kế hoạch chiến lược quản lý giai đoạn 2013 – 2020, Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2013

– 2020, Kế hoạch hành động tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ rừng và động vật hoang dã ở khu vực Phong Nha, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng bảo tồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hiện nay, Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2016 - 2025 tầm nhìn đến năm 2035; Sở Xây dựng đang tiến hành lập Quy hoạch phân khu Đô thị - du

lịch Phong Nha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình đang tiến hành lập Quy

26


hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là một trọng điểm về đa dạng sinh học, cần có các giải pháp quan trọng để bảo tồn và được thể hiện trong Quy hoạch.

Các tiêu chí quan trọng trong quy hoạch và phát huy gia trị di sản mà UNESCO khuyến cáo là không phá vỡ cảnh quan, bảo tồn tính toàn vẹn giá trị di sản, chia sẻ các lợi ích, duy trì các chức năng của hệ sinh thái.

27


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Phạm vị nội dung:

+ Sự phát triển dịch vụ, dịch vụ du lịch trên địa bàn từ năm 2016 -2018

+ Điều tra về thực trạng, đặc điểm của các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn.

+ Đánh giá vai trò của dịch vụ du lịch đến sự phát triển kinh tế xã hội của hộ gia đình và địa phương.

* Phạm vi không gian: Hai xã vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch: Hưng Trạch, Cự Nẫm

* Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập trong thời gian từ 2016-2018

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Hoạt động DVDL của hộ dân địa phương vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Tình hình phát triển hoạt động ngành nghề dịch vụ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng.

-Số hộ, số LĐ phân theo loại hình DV

-Số hộ, số LĐ phân theo năm

- Các loại hình dịch vụ, tỷ trọng dịch vụ, cơ cấu lao động trong dịch vụ.

- Số lượng lao động trong dịch vụ du lịch

2.3.2 Đặc điểm hoạt động dịch vụ du lịch của hộ dân địa phương thực hiện

-Đặc điểm hộ

-Đặc điểm LĐ và LĐ DVDL

-Đầu tư và chi phí đầu vào dịch vụ

-Ý kiến về nhu cầu và đầu ra

2.3.3 Vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch

- Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh du lịch về vai trò của hoạt động dịch

vụ du lịch:

+ Đóng góp cho kinh tế gia đình

29


CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DVDL TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA -KẺ BÀNG.

3.1.1 Hiện trạng hoạt động DVDL ở các xã nghiên cứu

VQG Phong Nha Kẻ Bàng nằm phía tây huyện Bố Trạch, xã Hưng Trạch và xã Cự Nẫm là hai xã vùng đệm nằm phía đông VQG Phong Nha Kẻ Bàng, nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 15a đi về Đồng Hới và thị trấn Hoàn Lão:


Hình 3.1: Bản đồ vườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng

Phát triển du lịch là xu hướng chung của huyện Bố Trạch nói chung và của các xã vùng đệm nói riêng, hiện nay du lịch là một trong những ngành tạo nhiều việc làm và mang lại thu nhập cao; là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, du lịch là ngành nhanh chóng tạo cơ hội giải quyết việc làm cho thanh niên và phụ nữ trẻ tham gia lực lượng lao động, đem đến cơ hội bảo vệ xã hội và bình đẳng giới. Hưng Trạch và Cự Nẫm là hai xã miền núi nằm phía đông VQG Phong Nha Kẻ Bàng, nằm dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh, là khu vực có địa hình chu yếu là đồi núi, trên địa bàn có sông Son chảy qua tạo thành những thung lũng và những gò đồi thấo có phong cảnh tự nhiên, hoang sơ thanh bình, đồng thời vị trí địa lý nằm ở gần

trung tâm VQG, bãi biển Đá Nhảy và Đảo Yến, vì vậy tiềm năng du lịch của hai xã

28


+ Đóng góp cho kinh tế cộng đồng

+ Tạo việc làm cho gia đình và xã hội

+ Cải thiện cuộc sống tiến tới xóa đói giảm nghèo

+ Bảo vệ môi trường

+ Đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa các vùng miền

+ Bảo tồn văn hóa

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chọn điểm: 2 xã vùng đệm: Hưng Trạch, Cự Nẫm là hai xã có hoạt động dịch

vụ du lịch mới hình thành và phát triển.

Chọn mẫu: 60 hộ với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân loại theo công

thức slovin nới N= 186.

- Là hộ có hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch.

- Hộ đại diện cho đầy đủ các loại hình dịch vụ du lịch khác nhau. Được xác định dựa vào nội dung nghiên cứu đã trình bày, gồm:

+ Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, chi Cục Thống kê, UBND các xã Hưng Trạch, Cự Nẫm.

+ Thu thập số liệu sơ cấp:

Tiến hành điều tra các lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch trên địa bàn :

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp PRA. Phỏng vấn và thu thập thông tin từ cán bộ chủ chốt, hỏi ý kiến chuyên gia. Phương pháp này để phân tích các thông tin định tính.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng

phần mềm EXCEL.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023