Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục - 12


Đua bay bướm giỡn so le trắng, Liền cuống hoa phô rực rỡ hồng. Một ổ thỏa thuê oanh ấm áp, Đôi dòng san sẻ nước tây đông.

Hữu tình cùng giống phong lưu cả,

Mỗi vẻ nhưng riêng thú đượm nồng. [11,tr.57]

Vẫn là mượn những hình ảnh ước lệ để tả, nhưng lời thơ của chàng Sinh cũng diễn tả rõ cuộc ái ân của ba người, qua đó ta thấy được niềm vui của kẻ ham sắc dục được thỏa thê ân ái với hai người đẹp.

Và vì khát khao được yêu, được hưởng những phút giây ân ái mãnh liệt với chàng Sinh nên khi chàng Hà Nhân có vẻ ưu ái nàng Liễu hơn, khen “Vẻ kiều diễm của Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng với câu thơ cổ: Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa” [11,tr.55] thì nàng Đào hổ thẹn, giận hờn, trách móc, ghen tuông. Những tâm trạng đó của nàng Đào được gửi gắm trong bài thơ:

Băng sương cốt cách tuyết tinh thần, Nhị mởn cành mềm đã xứng cân.

Khá trách Đông hoàng thiên vị lắm,

Một cành bỏ héo một cành xuân[11,tr.55]

Lời thơ đã diễn tả thật tinh tế nỗi lòng của kẻ đang yêu tưởng mình bị bỏ rơi. Cuộc chia tay giữa Hà Nhân với hai nàng Đào, Liễu diễn ra với bao xúc cảm, được thể hiện qua những bài ca đầy lưu luyến, ngậm ngùi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

"Tin nhà gửi đến đau thương,

Càng đau thương lúc buông cương dặm ngoài. Bon bon xe ruổi trời mai,

Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục - 12

Lòng em khô héo tiễn người đường xa.


Bến Nam cỏ áy bóng tà,

Vườn Tây một rặng mai già khóc mưa. Cỏ cây rầu rĩ tiêu sơ,


Chàng về thiếp luống ngẩn ngơ tâm hồn. Vì chàng hát khúc nỉ non,

Biệt ly để nặng đau buồn cho ai".[,tr.]

"Trời thu nhuộm biếc chừ, lá thu chen hồng, Đập vải tiếng vang chừ, mọi nhà tây đông. Chim nhạn về nam chừ, chim hồng sang sông, Khói chiều thảm đạm chừ, sầu mới mênh mông. Tình lang chẳng ở chừ, lòng tơ trăm vòng,

Tạm cắt tình xưa chừ, về lập tân phòng. Cúc Hà ủ rũ chừ, lan Sở thẹn thùng,

Nâng chén rượu quỳnh chừ, đối bóng trăng trong. Dễ khi ly biệt chừ, khó lúc trùng phùng,

Than ôi em hát một khúc chừ, nhớ thương khôn cùng. Hận không sợi tơ chừ, buộc níu chinh an,

Hận không bờ bãi chừ, gọi khách miên man. Ly biệt từ đây chừ, bao lại đoàn loan?


Hoa lưu cửa động chừ, nước xuống nhân gian. Nỡ để thân em chừ, ôm mối hờn oan,

Than ôi em hát hai khúc chừ, lệ châu lan tràn"[11,tr.60-61]

Những vần thơ tình tứ, đặc sắc của nàng Đào, Liễu, Hà Nhân... chắc hẳn phải được viết bởi một tâm hồn, một tấm lòng, một niềm say mê, một sự tán đồng trong tiềm thức của tác giả. Quyền được sống theo bản năng, được tự do yêu đương của người phụ nữ đã được nói đến ngay trong xã hội nam quyền đầy rẫy những bất công dành cho họ đã là một cái nhìn về con người thật tiến bộ của nhà văn.

Để ghi lại cảnh ái ân, Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) cũng có những câu thơ miêu tả trực tiếp những hành động hoan lạc rất bay bổng và sảng khoái:

Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì, Tu đối tân lang ngữ biệt ly.



Dịch:


Dịch:

Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử, Hương la thoát hoán tú hài nhi.

Mộng tàn bán chuẩn mê hồ điệp, Xuân tận tam canh oán tử quy.

Thử khứ vị thù đồng huyệt ước, Hảo tương nhất tử vị tâm tri.


Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu, Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu. Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm, Dải là cởi tháo trút hài thêu.

Mộng tân gối bướm bâng khuâng lạc, Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu. Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy, Vì nhau một thác sẵn xin liều.

II

Giai kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu,

Tuý bão ngân tranh bát phục khiêu… Ngọc yến nhiệm dung trâm truỵ kế Kim thuyền kỳ phạ thúc tiêm yêu.

Yên thư đường ngạc hồng do thấp, Hãn thối mai trang bạch vị tiêu.

Tào vãn kết thành loan phượng hữu, Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu.


Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài, Ôm tranh nhẹ bấm một đôi bài.

Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch, Lưng thắt ve vàng dáng oẻ oai.



Hoặc:

Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt, Mai khi rã hết trắng chưa phai.

Phượng loan sớm kết nên đôi lứa Gió sớm giăng khuya thoả cợt cười."

Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm, Dải là cởi tháo trút hài thêu.


Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt,

Mai khi rã hết trắng chưa phai. [11,tr.36-37]

Trong Tân biên Truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú giải âm hai câu

này là: “khói mờ tỏa cuống hoa đường, song màu đỏ còn đượm; mồ hôi trôi điểm hoa mai, song thức trắng chưa phai”. Cả hai bài thơ của Nhị Khanh đã tái hiện những cử chỉ, cảm giác của người phụ nữ khi hoan lạc chốn buồng the thật táo bạo. Lời thơ hoàn toàn không bị ràng buộc bởi chuẩn mực, khuôn phép nào, khác với các diễn ngôn đạo đức của nhân vật nữ lý tưởng và quan niệm nghiệt ngã của Nho gia về quyền hưởng thụ hạnh phúc ái ân của người phụ nữ trong xã hội nam quyền. Nhận định về điều này, Trần Nho Thìn viết: “hai bài thơ Nhị Khanh làm có thể xếp vào loại thơ tình ái táo bạo, đặc sắc của văn học trung đại. Nếu thực sự do Nguyễn Dữ sáng tác thì vấn đề thú vị hơn nhiều: một nhà nho đạo mạo đã viết những vần thơ lãng mạn mà nếu có nói đây là thơ có sắc thái tính dục thì cũng không quá! Chúng có liên hệ nào đó với thơ Nôm Hồ Xuân Hương về sau. Nguyễn Dữ ở chừng mực nhất định đã tiến đề quan niệm về con người trần thế tự nhiên, cái con người là đối tượng kiểm soát, trói buộc của các học thuyết Nho – Phật – Đạo, báo hiệu phía chân trời xa sự xuất hiện của con người có ý thức về quyền sống thân xác” (80,tr.398).

Trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, quan niệm về tình yêu tự do trai gái vượt lễ giáo xã hội phong kiến được thể hiện gián tiếp qua mười bài thơ mà Hàn Than và Vô Kỷ xướng họa với nhau vịnh cảnh đẹp thiên nhiên. Đó là những bài thơ như Sơn vân (Mây núi):


Dao đễ nùng hoàng đạm Thiên biên thấp vị hy Hiển tùy sơ vũ khứ

Mộ đới lạc hà quy

Ai đại nhân phong quyễn Du dương đáo xứ phi Tăng dung đồng diệc lãn Thùy vị yểm mham phi.

Dịch thơ: Mây núi

Bên trời đặm nhạt không thường,

Ráng chiều mưa sớm bốn phương đi về. Sư lười tiểu cũng lười ghê,

Siêng năng khép cửa bồ đề ấy ai?[11,tr.86]

Sơn vũ


Nhất vũ thiên nham minh Tiêu tiêu tác ý minh Châu cơ đôi địa sắc

Tinh đẩu lạc thiên thanh Lưu đoạt toàn lưu cấp

Lương hồi khách mộng thanh Sơn phong vô cá sự

Nhập dạ kỷ tàn canh.

Dich: Mưa núi

Rào rào một trận mưa rơi

Đầu non ngọc rụng, lưng trời sao sa. Nước xô hơi lạnh vào nhà,

Buồng sầu quạnh vắng đêm tà tà canh.[11,tr.87]

Lời thơ của hai người không hướng đến vịnh cảnh ái ân mà chỉ là cảnh của thiên nhiên bên ngoài với những hoa núi, gió núi, trăng núi, mây núi… Thiên nhiên


như là nhân chứng duy nhất cho mối tình vượt lễ giáo này.Qua những hình ảnh thiên nhiên sống động đó chúng ta thấy được tâm hồn phong phú của hai người khi được sống trong thế giới tình yêu tràn ngập hạnh phúc.

Khi gặp lại nàng Nhị Khanh sau gần chục năm hai vợ chồng xa cách, Trọng Quỳ trong “đêm hôm ấy buồng loan chung gối” [11,tr.27] cũng ngâm một bài thơ kể lại những gian truân mình từng trải qua và niềm sung sướng được ân ái này:

Nhớ từ năm hãy thơ ngây,

…………………………….

Bút hoa mượn thảo mấy lời vân vân[11,tr.28].

Truyền kỳ mạn lục mong muốn tìm đến những "vùng sâu kín" trong tâm hồn của một nửa nhân loại. Nguyễn Dữ đã mượn thơ ca để nói về những khát vọng riêng tư, đầy bản năng của nhân vật. Những bài thơ của Nhị Khanh, hai nàng Đào - Liễu tả cảnh chăn gối chốn phòng khuê, thể hiện khát vọng ái ân đôi lứa.

Như vậy, sử dụng thơ từ là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng để Nguyễn Dữ có điều kiện đề cập đến vấn đề dục tính một cách tự nhiên, tinh tế. Trước Nguyễn Dữ, chưa có ai dám làm thơ táo bạo như vậy về tình trạng chốn buồng xuân. Những bài thơ này quả là thứ “trái lạ” trong văn học Việt Nam suốt bảy thế kỉ (thế kỉ X – XVII, trước khi Hồ Xuân Hương xuất hiện).

3.3. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật chỉ: "Hình thức bên trong của hình tượng nghệthuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuậtbao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhấtđịnh, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật" [2,tr.160]. Không gian là một hình thức tồn tại của con người. Không thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về con người nếu không tìm hiểu về không gian tồn tại của nó. Bên cạnh không gian hiện thực: “cảnh làng quê với ao cá, vườn mía, bến sông, những cô gái bán rượu, nhà trọ, cảnh hát múa của các ca nhi, cảnh phố phường Thăng Long, cảnh núi rừng âm u, hùng vĩ…”[80,tr.402], do đặc trưng


của truyện truyền kỳ là những câu chuyện hoang đường kỳ lạ nên chúng ta còn bắt gặp không gian nghệ thuật là những không gian hư cấu, hoang đường, kỳ ảo. Đó là không gian kỳ vĩ của cõi bồng lai tiên cảnh; không gian nguy nga,ở chốn thuỷ cung; không gian ghê rợn của cõi âm… Ranh giới không gian bị xóa nhòa, các nhân vật có thể đi về, hoạt động ởmọi không gian. Không gian ảo và thực nhiều khi đan xen. Không gian kỳ ảo được tạo ra ngay trong không gian hiện thực. Những hồn ma, tiên nữ như Nhị Khanh, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương,Thị Nghi, Giáng Hương có thể xuất hiện ở mọi nơi trên trần thế, giao tiếp… Đặc biệt trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dựng nên không gian nghệ thuật mang đầy sắc thái dục tính. Trong nhóm tác phẩm viết về chuyện tình giữa người và hồn ma, không gian để nhân vật hồn ma giao thiệp, quan hệ với con người là nơi bến sông, đền miếu, bãi tha ma, chốn non cao, biển thẳm vắng vẻ, hoang vu.

Trong Chuyện cây gạo, không gian để Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh giao hoan là thuyền của Trung Ngộ với cảnh trên bến dưới thuyền vắng vẻ: “Hai người bèn đưa nhau xuống thuyền…cùng nhau ân ái hết sức thỏa mãn” [11,tr.35]. Không gian hoang vắng đó là nơi thuận lợi để những cuộc tình vụng trộm giao hoan.

Trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, cuộc gặp gỡ giữa chàng thư sinh Hà Nhân với hai hồn hoa Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương là ở Trại Tây hoang vắng. Chàng thư sinh lên kinh sư theo học cụ Ức Trai (Nguyễn Trãi) “Mỗi buổi đi học, phải qua phường Khúc Giang. Trong phường có cái trại, gọi là trại Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều Trần. Ngày ngày đi qua, Sinh thường thấy hai người con gái đứng ở bên trong bức tường đổ cười đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Sinh” [11,tr.54]. Và cuộc giao hoan giữa ba người là ở phòng trọ của Hà Nhân: “Sinh rủ hai ả đến chơi nhà trọ của mình, chuyện trò đằm thắm. Chàng lả lơi đùa cợt…”[11,tr.54]. Đặc biệt, khu trại Tây hoang vắng đó lại hiện lên rất kỳ lạ. Trong đêm Nguyên Tiêu khi Hà Nhân được hai hồn hoa mời đến dự tiệc: "Khi đến trại Tây, qua mấy lần rào, quanh một đoạn tường, đi ước mấy chục trượng thì đến một cái ao sen; hết ao thì là một khu vườn, cây cối xanh tươi, mùi hoa thơm ngát, nhưng ở dưới bóng đêm lờ mờ, không nhận rõ được cây gì cả. Hai nàng nhìn


nhau nói: "Nhà chúng ta chật chội túi múi, chi bằng bày tiệc vui ngay ở trong vườn". Rồi đó trải chiếu giát trúc, đốt đèn nhựa thông, bóc bánh lá hoè, rót rượu hạt hạnh, các món ăn trong tiệc đều là những món quý trọng cả. Kế rồi thấy những mỹ nhân tựxưng là họ Vi, họ Lý, họ Mai, họ Dương, này chị họ Kim, kia cô họ Thạch lục tục đến mừng và dự tiệc. Trời gần sáng, mọi người giải tán, hai nàng cũng đưa sinh ra đến ngoài tường. Sinh về đến thư phòng thì mặt trời đằng đông đã rạng" [11,tr.58-59]. Khi Hà Nhân kể lại câu chuyện đó, ông cụ láng giềng lại khẳng định: "Cái dinh cơ ấy từ khi quan Thái sư mất đi, trải hơn hai mươi năm nay, đã thànhmột nơi hoang quạnh. Mấy gian đền mốc một người quét dọn cũng không có"[11,tr.60]. Sáng hôm sau, ông già cùng Sinh đến tận nơi thì "chỉ thấy nếp nhà quạnh hiu, vài ba cây đào, liễu xơ xác tơi bời, lá trút đầy vườn, tơ vương khắp giậu"[11,tr.70]. Lúc đó Hà Nhân mới giật mình tỉnh ngộ. Cuộc gặp gỡ của Hoàng với hồn ma Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang cũng diễn ra trên một bến sông quạnh vắng, ghê rợn: "Triều Lê sau khi hỗn nhất, có một viên quan họ Hoàng người Lạng Giang đi xuống Trường An (kinh đô) lĩnh chức, đỗ thuyền ở bên cạnhsông. Bấy giờ trăng tỏ sao thưa, bốn bề im lặng, chợt nghe thấy ở mỏm bãicát đàng phía đông nam có tiếng khóc rất ai oán. Chèo thuyền đến xem, thấymột người con gái tuổi 17, 18, mặc một cái áo lụa đỏ, đương ngồi trên đệm cỏ" [11,tr.130]. Không gian hoang vắng là nơi thích hợp cho trai gái tìm đến nhau để giao hoan và hơn nữa trong quan niệm dân gian, ma thường sợ và không xuất hiện ở những nơi đông người. Những không gian gặp gỡ của hồn ma và người này cũng chỉ là ở những nơi hoang vắng ở trần gian chứ không phải ở cõi âm tăm tối hay ở một thế giới khác vì thế nó rất trần tục như chính quan hệ ái ân thuộc về bản năng của con người.

Trong chuyện tình giữa người và tiên thì cõi tiên xuất hiện cũng đầy bất ngờ, ngay trước mắt Từ Thức (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên): "Một hôm Từ Thức dậy sớm trông ra bể Thần Phù ở phía ngoài xa vài chục dặm, thấy có đám mây ngũ sắc đùn đùn kết lại như một đoá hoa sen mọc lên, vội chèo thuyền ra thì thấy một trái núi rất đẹp" [11,tr109]. Từ Thức đã vô cùng kinh ngạc trước những điều kỳ lạ đó: "Ta đã từng lênh đênh trên áng giang hồ, các thắng cảnh miền đông nam, không còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024