kinh phí được phân bổ theo kế hoạch cho việc thực hiện các đề tài, các Bộ, ngành và địa phương tự xác định các đề tài và tổ chức thực hiện. Với cơ chế thực hiện đề tài như vậy, nếu không có được hệ thống thông tin thông suốt giữa các Bộ, ngành và địa phương với nhau thì rất dễ xảy ra hiện tượng trùng lặp đề tài. Như vậy, sẽ gây lãng phí NSNN và công sức của các nhà nghiên cứu. Tránh được việc trùng lặp đề tài, không chỉ giúp tiết kiệm được tiền của, mà còn phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho KH&CN, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.
Một trong những nguồn tin quan trọng để những người có trách nhiệm xem xét, đánh giá và kết luận liệu đề tài có trùng lặp với đề tài nào đó đã thực hiện hay không, hoặc giúp cho việc lựa chọn, đề xuất nhiệm vụ KH&CN chủ yếu là thông tin về các bản thuyết minh đề tài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bản thuyết minh đề tài không chỉ đảm bảo về mặt pháp lý cho việc tiến hành đề tài mà còn cung cấp thông tin chi tiết các nội dung nghiên cứu như về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, kinh phí nghiên cứu và kết quả dự kiến
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các đề tài
Tình công khai, minh bạch trong việc thực hiện các đề tài thể hiện vai trò quan trọng của thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu. Tăng cường tính công khai thông tin về các đề tài đang được thực hiện không chỉ giúp các cơ quan QLNN quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho NC&PT mà còn tạo nên sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Có sự bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN giúp khuyến khích lao động, nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Biện pháp hiệu quả nhất phục vụ cho việc thực hiện chủ trương này là tăng cường thông tin về các đề tài sử dụng kinh phí từ NSNN.
- Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài
Thông tin về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài rất quan trọng. Những thông tin này không chỉ giúp các nhà quản lý trong việc đánh giá, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, mà còn giúp tạo lập liên kết giữa các tổ chức, cá nhân nghiên cứu với nhau cũng như giữa người dùng tin với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu.
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 1
- Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 2
- Một Số Csdl Tích Hợp Vào "tóm Tắt Dự Án Nc&pt Liên Bang"
- Một Số Nước Và Vùng Lãnh Thổ Khác Cộng Hoà Séc
- Quản Lý Thông Tin Về Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
- Cung cấp nguồn thông tin cập nhật
Bước 4 Trong Bảng 1 về các sản phẩm tư liệu chủ yếu của quá trình thực hiện đề tài đề tài là bước quan trọng của quy trình thực hiện đề tài và là một trong những giai đoạn tạo ra khá nhiều sản phẩm tư liệu. Bao gồm các báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu; các bài báo khoa học công bố kết quả của từng nội dung (hoặc chuyên đề) nghiên cứu; báo cáo tổng kết các chuyên đề nghiên cứu; kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài; số liệu, tư liệu điều tra cơ bản, điều tra xã hội học… Đây là nguồn tài liệu mang những thông tin cập nhật, rất có ích đối với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất-kinh doanh và cộng đồng xã hội.
Tóm lại, thông tin về đề tài giúp tránh hiện tượng trùng lặp đề tài, tăng
cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các đề tài, cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, cung cấp nguồn thông tin cập nhật. Như
vậy, qua việc xem xét một số vai trò chủ yếu của thông tin về đề tài, có thể thấy rò sự cần thiết phải tăng cường quản lý nguồn thông tin này nhằm phát huy hiệu quả sử dụng phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.
1.2.2. Vai trò của thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu
Vai trò của thông tin về báo cáo KQNC bao gồm:
- Góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về KH&CN
Thông tin về báo cáo KQNC là một trong các biện pháp nâng cao hiệu quả QLNN về KH&CN:
Công khai các thông tin về báo cáo KQNC của các đề tài sử dụng kinh phí từ NSNN. Qua đó củng cố niềm tin của cộng đồng nói chung và các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ KH&CN nói riêng đối với hiệu quả hoạt động QLNN về KH&CN;
Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng KQNC vào thực tiễn cuộc sống;
Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan QLNN về KH&CN
trong việc theo dòi, đánh giá tác động của KH&CN đối với phát triển KT-XH thông qua việc thống kê, đánh giá hiệu quả áp dụng các KQNC vào thực tiễn cuộc sống.
- Cung cấp thông tin về các phát hiện, sáng tạo mới – cơ sở để tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội
Tính mới là một đặc trưng quan trọng của KQNC. Tính mới của KQNC có tính chất kế thừa, một phát hiện/sáng tạo mới của một KQNC có thể là tiền đề cho những phát hiện/sáng tạo mới của một KQNC khác. Một phát hiện/sáng tạo mới của một đề tài có thể là cơ sở hình thành một công nghệ mới dẫn đến sự xuất hiện của một sản phẩm mới. Trên cơ sở này, hình thành các ý tưởng nghiên cứu,
cải tiến để tạo ra những phát hiện, sáng tạo mới khác. Chính vì thế, thông tin về báo cáo KQNC cần được phát triển.
- Đảm bảo tính kế thừa, giảm thiểu lãng phí trong nghiên NC&PT
Việc kế thừa thành quả nghiên cứu, một mặt giúp các nhà nghiên cứu tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức, tránh lãng phí cho NSNN, mặt khác giúp họ có được nguồn thông tin tham khảo có hệ thống và đảm bảo độ tin cậy. Hơn nữa, kế thừa thành quả nghiên cứu cũng là gián tiếp khắc phục hiện tượng nghiên cứu trùng lặp.
Để phát huy hiệu quả việc kế thừa trong NC&PT, đồng thời giảm thiểu hiện tượng nghiên cứu trùng lặp, cần phải thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và kịp thời về các báo cáo KQNC.
1.2.3. Các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu
Ở lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước thì quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC là quá trình các cơ quan QLNN sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động tạo lập, lưu giữ và sử dụng các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC với mục đích phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.
Theo quan điểm thông tin KH&CN thì quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC là quá trình các cơ quan thông tin KH&CN thu thập, xử lý, lưu giữ và phổ biến thông tin về đề tài và báo cáo KQNC nhằm tạo lập nguồn tin và đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng xã hội.
Tóm lại, quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC là quá trình sử dụng sự hỗ trợ của công cụ pháp lý để tạo lập, thu thập, xử lý, lưu giữ và phổ
biến các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC với mục đích phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.
Mục tiêu của hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC là tạo lập, xử lý, lưu giữ, phổ biến, kiểm soát và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin hình thành trong quá trình thực hiện đề tài để phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.
Hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Chọn lọc, thu thập thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: là quá trình tạo lập nguồn thông tin từ các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC.
Xử lý thông tin các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: là quá trình biến đổi thông tin trong các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC thành các dạng thể hiện mới để thuận tiện cho việc lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến.
Lưu trữ thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: là quá trình sắp xếp, cố định thông tin về đề tài và báo cáo KQNC và thông tin đã được xử lý trên các vật mang tin khác nhau để bảo quản, sử dụng chúng một cách tin cậy và lâu dài.
Tìm kiếm thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: Là việc tìm lại các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC đã đã được thu thập, xử lý, lưu trữ phục vụ cho nhu cầu QLNN về KH&CN, nhu cầu thông tin về đề tài và báo cáo KQNC của tổ chức và cá nhân.
Phổ biến thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: thông tin về đề tài và báo cáo KQNC được phổ biến cho cộng đồng bằng các phương thức và các kênh thông tin khác nhau.
1.3. Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến hành các hoạt động NC&PT. Vì thế các nước và vùng lãnh thổ đều quan tâm xây dựng hệ thống quản lý thông tin về các đề tài và báo cáo KQNC. Tuỳ theo từng nước và vùng lãnh thổ, hoạt động thông tin về các đề tài và báo cáo KQNC được triển khai theo những cách thức khác nhau.
1.3.1. Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, hoạt động NC&PT được chính phủ rất quan tâm. Họ cũng rất chú trọng đến phát triển những hệ thống thông tin quản lý nguồn thông tin này. Ở cấp Bộ, các Bộ đều có CSDL về dự án nghiên cứu (Research projects) do Bộ cấp kinh phí. Để hỗ trợ công tác thông tin về NC&PT, Hoa Kỳ đã hình thành một số hệ thống thông tin tích hợp hoặc CSDL tích hợp chung. Sau đây là một số hệ thống thông tin như vậy.
Hệ thống thông tin Tóm tắt Dự án Nghiên cứu và Phát triển Liên bang
Hệ thống thông tin "Tóm tắt Dự án NC&PT Liên bang" (Federal R&D Project Summaries) do Cục Thông tin KH&CN của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (OSTI/DOE) chủ trì phát triển [OSTI/DOE, 2009]. Hệ thống này thu thập, xử lý, phổ biến và cung cấp thông tin về các dự án NC&PT mà Chính phủ Liên bang cấp kinh phí.
Những thông tin cơ bản về một dự án bao gồm:
o Cơ quan/tổ chức thực hiện;
o Tên dự án;
o Tóm tắt dự án;
o Chủ nhiệm dự án/Người nghiên cứu chính (Principal investigator);
o Thời gian bắt đầu và kết thúc;
o Kinh phí;
o Những thông tin khác;
o Từ khoá.
Đây là hệ thống thông tin được xây dựng với sự đóng góp thông tin của cơ quan của Chính phủ như:
Bộ Nông nghiệp (USDA);
Bộ Năng lượng (DOE),
Cục Bảo vệ Môi trường (EPA),
Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health (NIH));
Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF),
Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ (Small Business Administration (SBA)).
Từ năm 2009 có thêm một số cơ quan khác cùng tham gia đóng góp dữ liệu như:
Bộ Quốc phòng (Department of Defense (DoD)),
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA),
Ban Nghiên cứu Giao thông (Transportation Research Board (TRB).
Đây là một hệ thống siêu dữ liệu. Dữ liệu gốc nằm trong các CSDL phân tán của các thành viên. Hệ thống cung cấp thông tin mô tả của trên 800.000 biểu ghi. Mức độ cập nhật phụ thuộc vào việc cập nhật của các CSDL thành viên. Hệ thống được thiết kế theo phương thức liên kết trực tuyến nên việc cập gần như tức thời. Hệ thống "Tóm tắt Dự án NC&PT Liên bang" thực hiện phương thức
siêu tìm kiếm (metasearch), nghĩa là có thể tìm liên thông CSDL hoặc tìm trong từng CSDL thành viên. Người dùng tin chỉ cần truy cập một nơi nhưng có thể khai thác dữ liệu của nhiều đơn vị.
Có hai kiểu giao diện tìm tin:
- Giao diện tìm cơ bản (Hinh1. Phụ lục);
- Giao diện tìm nâng cao (Hình 2. Phụ lục).
Câu hỏi được gửi trực tuyến, thời gian thực đến các CSDL được lựa chọn. Kết quả phù hợp với yêu cầu sẽ được gửi trực tiếp đến người dùng tin thông qua website "Federal R&D Project Summaries".
Trong giao diện tìm nâng cao, người dùng tin có thể chọn CSDL để tìm
tin.
Kết quả tìm tin có thể cho ra những biểu ghi với cách thức trình bày khác
nhau. Lý do của tình trạng này là thông tin được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
Những CSDL được tích hợp vào hệ thống "Tóm tắt Dự án NC&PT Liên bang" được trình bày trong bảng 2