Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 1


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN



CSDL

Cơ sở dữ liệu

FEDRIP

Federal Research In Progress (Đề tài nghiên cứu liên bang đang tiến hành)

JST

Japan Science and Technology Agency (Cục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản)

KQNC

Kết quả nghiên cứu

KT-XH

Kinh tế-xã hội

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHKT

Khoa học và kỹ thuật

NC&PT

Nghiên cứu và phát triển; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

NII

National Informatics Institute (Viện Tin học Quốc gia, Nhật Bản).

NISO

National Information Standards Organization (Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia , Hoa Kỳ)

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTIS

National Technical Information Service (Dịch vụ Thông tin Kỹ thuật Quốc gia, Hoa Kỳ)

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

QLNN

Quản lý nhà nước

UNESCO

United Nations Education, Science and Culture

Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc)

VNTIC

Vserossiskii Nauchno-Tekhnicheskii Informacionnyi Centr (Trung tâm Thông tin Khoa học-Kỹ thuật toàn Nga)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 3

2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận 4

3. Đối tượng nghiên cứu 4

4. Cơ sở lý luận của đề tài 4

6. Bố cục 5

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 6

1.1. Một số khái niệm liên quan 6

1.1.2. Khái niệm nghiên cứu và phát triển 6

1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến nhiệm vụ khoa học và công nghệ 8

1.1.4. Khái niệm kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 12

1.2. Vai trò và nội dung thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 15

1.2.1. Vai trò của thông tin về đề tài 15

1.2.2. Vai trò của thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu 18

1.2.3. Các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 19

1.3. Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 21

1.3.1. Hoa Kỳ 21

1.3.2. Liên bang Nga 31

1.3.3. Nhật bản 33

1.3.4. Một số nước và vùng lãnh thổ khác 36

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI VÀ BÁO

CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 39

2.1. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu trước khi có Luật Khoa học và Công nghệ 39

2.1.1. Quản lý thông tin về đề tài 39

2.1.2. Quản lý thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu 42

2.2. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu sau khi có Luật Khoa học và Công nghệ 46

2.2.1. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài 46

2.2.2. Hiện trạng quản lý thông tin về Báo cáo kết quả nghiên cứu 47

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ GIẢI PHÁP 55

3.1. Nhận xét 55

3.2. Kiến nghị 56

3.3. Giải pháp 56

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 64

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững đất nước. Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người.

Một trong các lĩnh vực quan trọng của hoạt động khoa học và công nghệ là lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà sản phẩm là nguồn tài liệu phản ánh toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc bao gồm đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu. Đây là dạng tài liệu đặc biệt mà nếu biết sử dụng nó một cách có hiệu quả thì sẽ trở thành yếu tố thiết yếu của năng lực đổi mới, là động lực cơ bản của sự phát triển.Các sản phẩm nghiên cứu khoa học cần phải được kiểm soát và tổ chức lưu giữ, sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất.

Vì vậy, thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu là thiết yếu. Đó là hai thành phần chủ yếu trong thông tin NC&PT. Trên thế giới, hoạt động quản lý thông tin này diễn ra với quy mô lớn và mang lại nhiều thuận lợi. Tại Việt nam, cơ sở pháp lý cũng như hiện trạng quản lý thông tin về lĩnh vực này cần được xem xét, thay đổi và phát triển rất nhiều. Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ mang lại nhiều lợi ích và


kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như hoạt động khoa học và công nghệ của đất nước.


2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận

- Tiếp xúc và tìm hiểu về hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu tại Việt Nam

- Học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực làm việc.


3. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu hai thành phần chủ yếu trong thông tin về hoạt động NC&PT bao gồm:

Thông tin về đề tài;

Thông tin về báo cáo kết quả thực hiện đề tài;

- Phậm vi nghiên cứu: tại Việt Nam và trên thế giới


4. Cơ sở lý luận của đề tài


Khóa luận được viết trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra khóa luận còn tuân thủ đúng theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác thư viện, hoạt động khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trng khóa luận bao gồm: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá…


6. Bố cục

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận gồm 3 nội dung chính:

Chương 1. Một số khái niệm về hoạt động thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế

Chương 2. Hiện trạng quản lý thông tin và đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu tại Việt Nam

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị


NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN

LÝ THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1. Một số khái niệm liên quan


1.1.2. Khái niệm nghiên cứu và phát triển

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) xác định hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN.

Hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thường gọi tắt là nghiên cứu và phát triển (sau đây viết tắt là NC&PT ), là một bộ phận trong hoạt động KH&CN. Trước khi tìm hiểu về hoạt động thông tin NC&PT, chúng ta cần tìm hiểu và xác định rò một số khái niệm liên quan đến hoạt động NC&PT.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO

– United Nations Education, Science and Culture Organisation)) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organisation for Economic Co-operation and Development), cụm từ NC&PT được hiểu là "hoạt động sáng tạo thực hiện một cách có hệ thống để nâng cao kho tàng tri thức, bao gồm cả tri thức của con người, văn hoá và xã hội, và sử dụng kho tàng tri thức đó để tạo ra những ứng dụng mới" [UNESCO 1984, OECD 2002]. Theo các tổ chức này, thuật ngữ


NC&PT bao quát ba hoạt động: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.

Theo Luật KH&CN của Việt Nam, nghiên cứu khoa học "hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng" [Quốc hội 2000]. Như vậy có thể nói, thuật ngữ nghiên cứu khoa học theo Luật KH&CN của Việt Nam bao quát khái niệm "nghiên cứu cơ bản" và "nghiên cứu ứng dụng" của UNESCO và OECD.

Nghiên cứu cơ bản có thể được chia thành hai dạng con: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiên cứu cơ bản có định hướng. Nghiên cứu cơ bản thuần tuý là nghiên cứu được tiến hành nhằm phát triển tri thức, hiểu biết mà không định hướng vào tìm kiếm lợi ích kinh tế, xã hội cụ thể hoặc hướng đến ứng dụng KQNC vào giải quyết vấn đề thực tế cụ thể nào. Nghiên cứu cơ bản thuần tuý không nhằm vào việc chuyển giao kết quả cho một lĩnh vực sản xuất hoặc xã hội nào để về việc ứng dụng của tri thức đó. Nghiên cứu cơ bản có định hướng là nghiên cứu cơ bản được tiến hành với hy vọng rằng nó có thể tạo ra một nền tảng tri thức mới để hình thành cơ sở cho giải pháp để giải quyết những vấn đề đã biết hoặc dự kiến xảy ra hoặc những vấn đề của tương lai.

Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động được thực hiện nhằm đạt được kiến thức mới, chủ yếu hướng vào một mục tiêu hoặc mục đích ứng dụng cụ thể nào đó. Nghiên cứu ứng dụng được tiến hành hoặc để xác định khả năng sử dụng những phát hiện của nghiên cứu cơ bản hoặc để xác định phương pháp hoặc cách thức mới nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể được đặt ra từ trước. Nghiên cứu ứng dụng bao gồm việc xem xét những hiểu biết đã có và khả năng mở rộng của các hiểu biết đó để giải quyết một vấn đề nào đó.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí