Nâng Cao Trách Nhiệm Bên Vay Trong Việc Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Để Bảo Vệ Quyền Lợi Của Bên Vay Tiêu Dùng


ii) Tại Singapore: Khái niệm cho vay tiêu dùng được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là những khoản vay tài chính của cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng. Bên cho vay tiêu dùng bao gồm cả các NHTM, công ty bảo hiểm…186

iii) Tại Hoa Kỳ: Cho vay tiêu dùng được định nghĩa là khoản vay dành cho các mục đích của cá nhân, gia đình, hộ gia đình. Các cơ quan thẩm quyền phải cung cấp thông tin nhu cầu tiêu dùng chính xác, đồng thời có trách nhiệm giải quyết tranh chấp tín dụng tiêu dùng.187

Như vậy, có thể thấy giao dịch cho vay tiêu dùng được pháp luật các nước đề cập đến dưới góc độ của một quan hệ dân sự, dựa vào đặc điểm bên đi vay chiếm số đông, yếu thế và mục đích sử dụng khoản vay cụ thể, không phân biệt chủ thể đi vay là cá nhân hay tổ chức.

Các quy định tại Việt Nam có những điểm tương đồng với các nước như được viện dẫn, vì cùng xem hành vi cho vay tiêu dùng là một dạng quan hệ hợp đồng dân sự vốn dĩ không bình đẳng về quyền lợi bên vay, cần có cơ chế pháp lý đặc thù. Tranh chấp HĐCV tiêu dùng, bên cạnh các quy định của pháp luật ngân hàng, đương nhiên phải vận dụng pháp luật dân sự giải quyết (kể cả vận dụng thủ tục tố tụng đối với án dân sự). Mặc dù vậy, thực tế pháp lý hiện nay, cho vay tiêu dùng được phân bổ cho các TCTD chỉ giới hạn một vài quy định đặc thù áp dụng riêng cho các công ty tài chính là chưa phù hợp.

4.3.4.2. Nâng cao trách nhiệm bên vay trong việc đánh giá năng lực tài chính để bảo vệ quyền lợi của bên vay tiêu dùng

Ở phương diện bình đẳng quan hệ hợp đồng, pháp luật các nước trên thế giới đều có những quy định riêng để bảo vệ quyền lợi bên vay tiêu dùng. Cụ thể như: i) Tại Anh: Các quy định về cho vay tiêu dùng đều hướng vào sự can thiệp của tòa án nếu thỏa thuận của các bên (hợp đồng) không công bằng, đồng thời ghi nhận quyền hủy bỏ thỏa thuận đã ký kết.188 ii) Cộng đồng chung Châu Âu: Ban hành các quy định tương đối cụ thể, chặt chẽ về cho vay tiêu dùng. Nghị định số 2008/48/EC ngày 23/4/2008 của Nghị viện Châu Âu về HĐTD tiêu dùng, tại Điều 8 và Điều 23 đề cao nghĩa vụ đánh giá mức độ tín nhiệm của bên vay trước khi ký kết hợp đồng.

Như vậy, minh bạch thông tin tín dụng là yêu cầu bắt buộc, như một nghĩa vụ hợp đồng đối với bên cho vay được pháp luật các nước đề cập. Các quy định theo Cộng đồng chung Châu Âu còn đặt ra nghĩa vụ của bên cho vay trong việc đánh giá khả năng tài chính (của bên vay) để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trước khi cho vay. Trường hợp bên vay không có khả năng hoàn trả tiền vay, bên cho vay cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Quy định theo pháp luật Việt Nam:

Pháp luật Việt Nam không đề cập đến trách nhiệm này của các TCTD. Bên vay tiêu dùng tự quyết định và chịu trách nhiệm về hành vi của mình, kể cả khi hợp đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


186 Lee Chin Yen (1980), Tlđd (12), tr. 3

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 20

187 Arnold, Porte LLP (8/2015), Tlđd (16), https://files.arnoldporter.com/usregulationofbanklending.pdf, tr.12, 17

188 Xem thêm: Phụ lục 03 (Vụ án thứ 9)


có những nội dung bất lợi. Đồng nghĩa rằng, bên vay tiêu dùng phải thực hiện nghĩa vụ cho đến khi trả hết nợ, cho dù họ có khả năng tài chính để thực hiện hay không.

Có thể thấy, phần lớn người tham gia vay tiêu dùng có tài chính hạn hẹp. Lãi suất quá cao sẽ tạo áp lực cho họ khi hoàn trả tiền vay dẫn đến tâm lý tránh né, không hợp tác giải quyết với ngân hàng, cơ quan tố tụng. Khi đó, lợi ích của các bên cũng bị xâm hại nghiêm trọng (kể cả các TCTD do bên vay không hợp tác trả nợ). Trường hợp này cần nhìn nhận các TCTD đã thiếu trách nhiệm khi đánh giá năng lực của bên vay trước khi cho vay. Nếu bên vay tiêu dùng không có khả năng hoàn trả tiền vay, lãi suất, pháp luật cần ấn định mức lãi suất nợ quá hạn cố định phù hợp với thời gian có giới hạn, thay vì cho phép bên cho vay được áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn, cho đến khi trả hết nợ.

4.3.4.3. Ràng buộc nghĩa vụ của bên cho vay trong quan hệ với bên cung ứng dịch vụ, thương mại tiêu dùng

Quan hệ pháp lý giữa thương mại với tín dụng tiêu dùng nhìn chung không được pháp luật hiện hành đề cập đến. Pháp luật Việt Nam đã nhìn nhận, luật hóa quy định cho phép các công ty tài chính ký hợp đồng mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng thương mại (Điều 6 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN), nhưng lại bỏ ngỏ về một mối quan hệ thực chất chia sẻ lợi ích của hai đơn vị kinh tế này, nếu họ “bắt tay” đẩy rủi ro cho bên vay. Quyền lợi bên vay tiêu dùng không được pháp luật bảo vệ trong trường hợp chất lượng hàng hóa, dịch vụ có tài trợ tín dụng từ phía ngân hàng không bảo đảm yêu cầu.

Quy định này (theo pháp luật Việt Nam) khác với quy định của pháp luật cho vay tiêu dùng các nước. Theo đó, trách nhiệm này được đặt ra đối với bên cho vay, nếu người vay tiêu dùng khiếu nại, khởi kiện về chất lượng hàng hóa, dịch vụ với bên cung cấp thì bên cho vay (ngân hàng) cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.189

Về điều kiện ràng buộc nghĩa vụ giữa hai hợp đồng thương mại và tín dụng, theo luật Việt Nam, chỉ khi các bên có thỏa thuận ghi trong HĐCV cụ thể trách nhiệm của TCTD, khi đó mới áp dụng quy định này. Yếu tố chất lượng hàng hóa dịch vụ không bảo đảm đúng cam kết của bên cung ứng (hàng hóa, dịch vụ thương mại) là căn cứ miễn trừ trách nhiệm của bên vay đối với bên cho vay (thỏa thuận này do các bên tự quyết định, trên nguyên tắc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội).190 Song, không phải lúc nào bên vay tiêu dùng cũng nhận thức đúng, đưa vào HĐCV nội dung thỏa thuận ràng buộc nghĩa vụ này. Thực tế cho thấy, trong các HĐCV được ký kết nhằm mục đích tiêu dùng, nội dung này không được đề cập đến, quyền lợi bên vay tiêu dùng vẫn chưa được bảo đảm đúng mực.


189 Xem: Phán quyết của Tòa án tối cao Anh trong vụ kiện giữa ông Durkin đối với Công ty DSG Retail Limited, năm 2014 về HĐTD tiêu dùng tại Phụ lục 03 (Vụ án thứ 9)

190 Cụ thể, pháp luật thương mại, ngân hàng không đề cập mối quan hệ giữa hai hợp đồng này, duy nhất theo khoản 1 Điều 120 BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự có điều kiện quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ


Xuất phát từ sự liên kết giữa TCTD với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, hàng hóa thương mại (xu thế tất yếu của nền kinh tế hàng hóa), trách nhiệm của TCTD là phải tìm hiểu chất lượng hàng hóa sản phẩm trước khi tài trợ vốn, thay vì trách nhiệm này thuộc về bên vay. Quy định này còn có ý nghĩa quan trọng, hạn chế sự thông đồng trục lợi giữa bên cho vay với bên cung ứng dịch vụ, hàng hóa thương mại tiêu dùng.

Tóm lại, từ kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn tài phán ở nước ngoài nêu trên, minh chứng cho thấy: Nhận thức và quy định của pháp luật về HĐCV tiêu dùng ở nước ta còn hạn hẹp, bất cập, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung ở những điểm sau đây:

Một là, phạm vi đối tượng cho vay tiêu dùng chỉ bó hẹp trong hoạt động của các công ty tài chính, có khống chế số tiền và mục đích sử dụng vốn vay,191 quy định này tiếp tục hạn chế phạm vi chủ thể, đối tượng cho vay tiêu dùng, vô hình chung, tạo sự phân biệt, kìm hãm hoạt động của các TCTD, không bảo vệ quyền lợi của bên vay. Vì vậy, pháp luật mở rộng, bổ sung quy định về nghĩa vụ của các TCTD nói chung khi cho vay tiêu dùng, tương tự như các quy định áp dụng đối với công ty tài chính.

Hai là, nghĩa vụ đánh giá khả năng tín nhiệm bên vay của các TCTD, không được pháp luật đề cập, thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện. Thiết lập cơ chế lãi suất phù hợp đối với bên vay tiêu dùng nếu không trả được nợ vì lý do khó khăn khách quan là cần thiết. Trong trường hợp này, cần xem xét cả trách nhiệm của bên cho vay đã không tìm hiểu, không đánh giá năng lực tài chính của bên vay. Do đó, luận án kiến nghị sửa luật theo hướng: Chỉ nên quy định áp dụng lãi suất nợ quá hạn không vượt quá 130% lãi suất trong hạn, hoặc ấn định thời gian phạt lãi suất nợ quá hạn hợp lý không quá 18 tháng thay vì quy định như hiện nay (lãi suất cao, không hạn chế thời gian tính lãi).

Ba là, quan hệ pháp lý giữa HĐCV tiêu dùng với hợp đồng thương mại tiêu dùng có sử dụng vốn vay, pháp luật hiện nay vẫn chưa đề cập. Trên thực tế, giữa TCTD và doanh nghiệp cung ứng thương mại và dịch vụ có mối quan hệ khăng khít, lợi ích với nhau, nguy cơ “bắt tay” đẩy rủi ro cho bên vay. Luận án kiến nghị bổ sung quy định: Nếu nhà sản xuất, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm, đây là căn cứ để giảm trừ trách nhiệm của bên vay tiêu dùng đối với khoản vay mua sắm hàng hóa có chất lượng bị khiếm khuyết.

Thực hiện các kiến nghị trên sẽ góp phần khẳng định quan điểm của các nhà làm luật: bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi bên yếu thế, nâng cao hơn trách nhiệm bên cho vay khi đánh giá năng lực tài chính bên vay, trách nhiệm với bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ, đưa các quy định của pháp luật về HĐCV tiêu dùng phù hợp hơn với thực tiễn pháp luật quốc tế.


191 Khoản 1, 2, Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN còn quy định tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng; Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: a) Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; b) Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; c) Chi phí sửa chữa nhà ở… Quy định làm gò bó cả về chủ thể và phạm vi hoạt động, thu hẹp đối tượng tham gia...


4.3.5. Hoàn thiện quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng cho vay

Các quy định về chế tài do vi phạm HĐCV được sửa đổi theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN có những bước tiến bộ đáng kể. Mặc dù vậy, quy định về bồi thường thiệt hại, thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm hợp đồng vay được xem là điểm mới, vẫn còn những bất hợp lý, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị như sau:

4.3.5.1. Mở rộng điều kiện cho phép chấm dứt cho vay thu hồi vốn trước hạn

Biện pháp chế tài chấm dứt cho vay, thu hồi vốn trước hạn được pháp luật đặt ra khi bên vay vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, vi phạm các cam kết trong HĐCV. Các cam kết này được các nhà làm luật đặt ra, thiết nghĩ cần hiểu theo nghĩa rộng, không đơn thuần chỉ giới hạn ở vi phạm cam kết về tài liệu, chứng từ liên quan đến việc vay vốn; sử dụng vốn vay không đúng mục đích; không chấp hành quy định về kiểm tra, giám sát, sử dụng vốn vay của các TCTD… mà bao hàm những hành vi vi phạm hợp đồng nói chung có nguy cơ gây mất an toàn vay. Thật vậy, đối với các khoản vay có giá trị hợp đồng lớn, thời hạn vay kéo dài, TCTD thường đặt ra nhiều điều kiện thực hiện hợp đồng, điều kiện giải ngân khắt khe, đi kèm theo đó TCTD có những biện pháp dự phòng những nguy cơ, rủi ro.

Trên lý thuyết, các bên có thể thỏa thuận ghi vào HĐCV hoặc trong các quy định nội bộ của TCTD nội dung này để ràng buộc chặt chẽ hơn trách nhiệm của bên vay về những cam kết của mình. Tuy vậy, không phải TCTD nào cũng ý thức vấn đề này để tự bảo vệ quyền lợi cho mình khi phát sinh những sự kiện như viện dẫn.

Như vậy, căn cứ pháp lý để áp dụng biện pháp chế tài thu hồi vốn vay trước hạn được luật định như hiện nay vẫn chưa đầy đủ, chưa thể hiện hết những rủi ro khách quan và chủ quan có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng vay.

Từ những phân tích trên, pháp luật ngân hàng cần bổ sung những căn cứ cho phép TCTD được chấm dứt cho vay trước hạn như sau:

Một là, về nguyên tắc dự án đầu tư, kinh doanh nhận tài trợ vốn không phát huy hiệu quả kinh tế trong quá trình triển khai, thực hiện (thông thường, các bên phải thỏa thuận lựa chọn cơ quan chuyên môn thực hiện và dựa trên kết quả thẩm tra, kiểm định) thì đương nhiên TCTD được phép chấm dứt cho vay.

Hai là, pháp luật quy định điều kiện cho vay là khi bên vay có khả năng tài chính để trả nợ. Như vậy, trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm, tài chính bên vay giảm sút so với thời điểm cho vay hoặc không có khả năng thu hồi vốn và lãi vay, TCTD được quyền yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm, yêu cầu thay đổi hạn mức cấp tín dụng.192 Trường hợp khách hàng không chấp hành yêu cầu hợp lý này của TCTD, thì TCTD đó được quyền chấm dứt cho vay, thu hồi vốn vay.



192 Theo khảo sát riêng của tác giả, vấn đề có 92/110 ý kiến đồng tình cần thể hiện rõ quy định này trong luật (chiếm tỷ lệ 83,6%). Xem phụ lục 1: Khảo sát về HĐCV


Những kiến nghị này nếu được luật hóa sẽ hạn chế những rủi ro cho các TCTD khi cho vay, nhất là đối với TCTD có quy mô nhỏ, công tác pháp chế chưa tốt, năng lực soạn thảo, đánh giá hiệu quả hợp đồng vay còn hạn chế.

4.3.5.2. Sửa đổi quy định thỏa thuận chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cho vay

Các quy định hiện hành cho phép các bên thỏa thuận điều khoản hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ chỉ bị phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại (khoản 2, Thông tư số 39/2016/TT- NHNN). Song, vận dụng cơ chế tự thỏa thuận trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong HĐCV, sẽ dễ gây ra nhầm lẫn khi thực thi.

- Đối với quy định thỏa thuận phạt vi phạm:

Pháp luật ngân hàng hiện hành có đề cập đến các biện pháp chế tài do vi phạm HĐCV sau đây: chấm dứt cho vay trước hạn; phạt chậm thanh toán tiền gốc và lãi đối với bên vay… Biện pháp phạt vi phạm đối với bên vay nếu không thể hiện rõ phạm vi, căn cứ phát sinh chế tài sẽ tạo trùng lắp khi áp dụng vì lý do như đã được luận án viện dẫn, minh chứng bằng thực tiễn xét xử thông qua các bản án, quyết định của tòa án.193 Trong khi đó, áp dụng cơ chế tự thỏa thuận để phạt bên cho vay (không ấn định giới hạn mức phạt cụ thể) do vi phạm nghĩa vụ giải ngân là không phù hợp. Vì về cơ sở lý luận, tiền vay thuộc sở hữu của TCTD, các bên không thể tự do thỏa thuận áp dụng một mức phạt dựa trên khoản tiền vay nếu không được giải ngân, hoặc áp dụng mức phạt đối với khoản tiền vay bị TCTD thu hồi không có căn cứ pháp lý. Đồng thời, quy định này nếu được thực thi sẽ không tránh khỏi tình trạng TCTD do áp lực kinh doanh, tự thỏa thuận các chế tài vi phạm hợp đồng vay không phù hợp với thực tế tình hình tài chính và khả năng của TCTD, dễ gây rủi ro, mất an toàn vay.

Vì vậy, pháp luật ngân hàng cần quy định nguyên tắc: Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng vay đối với bên vay không được trái với quy định của pháp luật, đồng thời đề ra các biện pháp xử phạt hành chính phù hợp (việc áp dụng biện pháp chế tài hành chính này nhằm hạn chế TCTD ban hành mẫu hợp đồng vay thiếu bình đẳng). Đối với các TCTD, thỏa thuận phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ giải ngân, thu hồi tiền vay không có căn cứ, theo tác giả thỏa thuận này không được vượt quá mức phạt tương ứng đối với lãi suất cho vay mà TCTD được hưởng lợi là phù hợp.

- Đối với quy định thỏa thuận bồi thường thiệt hại:

Trong thực tiễn ký kết HĐCV tại các NHTM, đến thời điểm hiện nay, tác giả vẫn chưa phát hiện ra hợp đồng vay nào có điều khoản về bồi thường thiệt hại nếu TCTD vi phạm.

Theo tác giả, trong vấn đề này, cần dựa trên những luận điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết, theo đó chỉ cần bên vay chứng minh


193 Xem: Mục 4.2.4. Nhận diện và xử lý những trường hợp áp dụng không đúng các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng cho vay để bảo vệ quyền lợi của bên vay


thiệt hại, phía bên cho vay có lỗi, có mối quan hệ nhân quả tương tự quy định của pháp luật chuyên ngành (Ví dụ: Theo khoản 5, Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014, nếu một bên hợp đồng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia; khoản 6, Điều 22 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng quy định nghĩa vụ của bên bán phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra).

Song, khác với yêu cầu bồi thường trong giai đoạn tiền hợp đồng, bồi thường do chậm hoặc không giải ngân theo tiến độ của HĐCV được TCTD cam kết thực hiện có hậu quả (thiệt hại vật chất) thường lớn hơn rất nhiều (đó có thể là những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do chậm thực hiện tiến độ đầu tư, kinh doanh đã được ấn định), nếu bên vay bỏ mặc thiệt hại xảy ra. Vì vậy, dựa theo cơ chế tự thỏa thuận bồi thường sẽ không phù hợp, vì TCTD chủ động loại trừ hoặc giảm thiểu thấp nhất mức bồi thường thiệt hại. Hoặc ngược lại, bên vay lợi dụng việc áp dụng quy định của BLDS về nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại để hưởng lợi.

Tóm lại, từ những lập luận được minh chứng nêu trên, pháp luật về HĐCV cần hoàn thiện khung pháp lý về chế tài do vi phạm HĐCV phù hợp hơn, khắc phục những hạn chế của các quy định hiện hành, theo các kiến nghị sau:

Một là, bổ sung, sửa đổi quy định về nguyên tắc áp dụng thỏa thuận phạt vi phạm HĐCV đối với bên vay không được trùng lắp, gây thiệt hại cho bên vay. Đối với bên cho vay, mức phạt vi phạm do chậm giải ngân, thu hồi vốn vay trước hạn phải dựa theo tỷ lệ lãi suất bên cho vay được hưởng đối với khoản tiền vay có vi phạm.

Hai là, bổ sung quy định về chế tài bồi thường thiệt hại áp dụng đối với bên cho vay, bảo đảm khắc phục thiệt hại cho khách hàng, có giới hạn cụ thể dựa trên giá trị của lần giải ngân tiếp theo, và hành vi chủ động khắc phục hậu quả của bên vay, thay vì để các bên tự thỏa thuận như hiện nay là không phù hợp.

Quy định này nếu được bổ sung sẽ khắc phục tình trạng các TCTD “lách luật” đưa vào HĐCV những quy định gây bất lợi cho bên vay, làm vô hiệu hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các TCTD đối với khách hàng vay, đồng thời tác động tích cực đến sự an toàn cho các TCTD, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, răn đe các TCTD nếu cố tình sai phạm.


Kết luận chương 4


Vạch rõ nhu cầu, định hướng và các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về HĐCV, khắc phục những nhược điểm, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật bằng những luận cứ có cơ sở khoa học, phù hợp nhu cầu, định hướng của ngành ngân hàng, của các TCTD (những chủ thể chịu sự tác động trực tiếp từ những đánh giá, kiến nghị này) trong tình hình hiện nay.

Với 05 (năm) giải pháp pháp lý thiết thực, đúc kết từ thực tiễn HĐCV, luận án đã giải quyết các vướng mắc thường gặp trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (thước đo thực tế nhất đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn). Trọng tâm của những giải pháp này dựa trên hai nhóm lợi ích, có ý nghĩa như sau: i) nâng cao hơn nữa quyền lợi của bên vay (nhận diện các biện pháp chế tài trái pháp luật thường xảy ra); ii) giúp cho các TCTD tự tin phát thảo các mẫu HĐCV, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tài phán thống nhất trong đường lối giải quyết tranh chấp, bảo đảm an toàn, hiệu quả hơn khi cho vay (nghiên cứu nhận diện tư cách pháp lý bên vay; củng cố thêm những giải pháp về một quy trình vay an toàn, hiệu quả; áp dụng đúng quy định về thời hiệu khởi kiện; quyền yêu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay; nhận diện và đưa ra các biện pháp xử lý, tạo sự gắn kết giữa hợp đồng vay và hợp đồng bảo đảm)… Các đề xuất này kèm theo những giải pháp cụ thể, tạo sự thống nhất trong quan điểm khi áp dụng, tránh những tranh chấp, mâu thuẫn kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín của các bên.

Bên cạnh đó, luận án chọn lọc, tập trung vào 05 (năm) kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật được luận giải, đánh giá đối với những quy định của pháp luật hiện hành đã được đề cập nhưng chưa đầy đủ (cơ chế trách nhiệm giai đoạn tiền hợp đồng dựa trên quy định xét duyệt cho vay được luật định), hoặc có thiếu sót (mở rộng, bổ sung quy định nâng cao quyền lợi bên vay tiêu dùng). Trong đó, kiến nghị về an toàn vay, nâng cao quyền lợi chính đáng của bên vay theo nghĩa bình đẳng hợp đồng được chú trọng nghiên cứu, làm sáng tỏ tính hiệu quả.

Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn, có tiếp thu kinh nghiệm pháp luật, tài phán ở nước ngoài, thiết nghĩ các vấn đề này nếu được khắc phục, hoàn thiện dự báo sẽ nâng cao an toàn vay, củng cố quan hệ hợp đồng, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, an toàn hơn cho các chủ thể khi tham gia quan hệ HĐCV, giải quyết nhu cầu xử lý nợ xấu trong các TCTD. Đây cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận án, giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra theo yêu cầu của các nhà làm luật, các cơ quan quản lý ngành ngân hàng và chính các TCTD, thực hiện tốt những định hướng đã được Đảng và nhà nước vạch rõ trong quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật ngân hàng nói chung, quan hệ pháp luật về HĐCV nói riêng.


KẾT LUẬN


Các quan hệ cho vay ngày càng phức tạp trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng, nhiều biến động. Cùng với việc ban hành Luật các TCTD năm 2010 được sửa đổi năm 2017, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về cho vay của TCTD, Thông tư số 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng và các quy định liên quan đang có hiệu lực, pháp luật về HĐCV đã thể hiện nhiều nội dung mới tiệm cận với nền kinh tế, định hướng phát triển dịch vụ vay. Tuy vậy, các quy định trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều điều cần tiếp tục khắc phục, hoàn thiện với mục đích: Khơi thông nguồn vốn lành mạnh cho nền kinh tế; Đóng góp vào công cuộc cải cách ngân hàng theo các định hướng Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Thực hiện hiệu quả công tác xử lý nợ xấu, được ví như “cục máu đông” theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội.

Qua công tác nghiên cứu tổng thể, luận án đã bám sát những luận điểm trong khoa học pháp lý, đánh giá đầy đủ thực trạng pháp luật về HĐCV, đưa ra các kiến nghị có giá trị cho công tác nghiên cứu lý luận và hoàn thiện pháp luật như sau:

Về khung lý thuyết nghiên cứu, luận án xây dựng khung lý thuyết, chủ đạo là lý thuyết về quyền tự do hợp đồng với những giới hạn về an toàn vay; hệ thống những tiêu chí về hiệu quả khi cho vay; các nguyên tắc, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về HĐCV làm cơ cở, định hướng cho công tác nghiên cứu, đưa ra các giải pháp kiến nghị có căn cứ khoa học, trả lời xác đáng 05 (năm) câu hỏi nghiên cứu được luận án đặt ra.

Về cơ sở lý luận của pháp luật về HĐCV, luận án vận dụng các lý thuyết nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực pháp lý - kinh tế ngân hàng, đi sâu tìm hiểu, tiếp cận những luận điểm trong khoa học về bản chất, những đặc thù của quan hệ HĐCV, đó là các nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và lãi suất của bên vay,… Nghiên cứu đã đặt ra phạm vi, giới hạn bình đẳng của hợp đồng vay, những điểm còn chưa rõ ràng của các giới hạn này; làm rõ mức độ can thiệp của nhà nước, yêu cầu hài hòa lợi ích của các chủ thể, các quy định không được áp đặt, đi ngược lại bản chất của quan hệ hợp đồng.

Luận án đã lý giải, bổ sung một số luận điểm đóng góp vào kho tàng nghiên cứu khoa học pháp lý, ngân hàng: i) luận điểm quy định nội bộ về cho vay, có giá trị tuân thủ, ràng buộc pháp lý đối với các TCTD; ii) quyền tiếp cận tín dụng của cộng đồng xã hội xuất phát từ nguồn vốn tín dụng giới hạn, yêu cầu mở rộng, bảo đảm hơn nữa các quyền này trong thực tiễn HĐCV; iii) quan điểm về quyền lợi bên vay tiêu dùng thể hiện trong pháp luật Việt Nam hiện nay còn hạn hẹp, chưa phù hợp với xu thế phát triển cho vay tiêu dùng như các chỉ số được luận án dẫn chứng ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Về đánh giá thực trạng pháp luật, kiến nghị, những dự báo nếu các kiến nghị được thực hiện khắc phục hoàn thiện, luận án xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu, chủ yếu là NHTM, công ty tài chính với đối tượng doanh nghiệp, cá nhân để tập trung những vấn đề cốt lõi và đã giải quyết, đạt được các vấn đề sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022