Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 2


Luật KH&CN của Việt Nam định nghĩa "Phát triển công nghệ" là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng KQNC khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Đó là hoạt động mang tính hệ thống, sử dụng cơ sở kiến thức đã thu được từ những hoạt động nghiên cứu và/hoặc kinh nghiệm thực tế nhằm tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới, phương tiện mới, quy trình mới, hệ thống mới, dịch vụ mới, v.v.. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, phát triển thực nghiệm có thể được định nghĩa là quá trình chuyển giao tri thức thu nhận được từ nghiên cứu vào các chương trình hành động, bao gồm cả các dự án trình diễn được tiến hành với mục tiêu đánh giá hoặc thử nghiệm. Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

Như vậy, thuật ngữ "Nghiên cứu" là viết tắt của thuật ngữ "Nghiên cứu khoa học" của Luật KH&CN Việt Nam, có nghĩa là bao quát hai khái niệm "nghiên cứu cơ bản" và nghiên cứu ứng dụng" của OECD và UNESCO. Thuật ngữ "Phát triển" trong bài này là tương ứng với thuật ngữ "Phát triển công nghệ" trong Luật KH&CN (nghĩa là bao gồm cả "triển khai thực nghiệm" "phát triển thử nghiệm") và tương ứng với thuật ngữ "phát triển thực nghiệm" mà UNESCO và OECD sử dụng.

1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Thông tin về nhiệm vụ KH&CN và kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN là một trong những nội dung của hoạt động thông tin KH&CN. Nhiệm vụ KH&CN là một trong những hình thức hoạt động KH&CN. Theo Nghị định


81/2002/NĐ-CP của Chính phủ, nhiệm vụ KH&CN "những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết, được tổ chức thực hiện dưới hình thức đề tài, dự án và chương trình khoa học và công nghệ" [Chính phủ 2002].

Đề tài KH&CN có nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đề KH&CN. Đề tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình KH&CN.

Dự án KH&CN có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ; áp dụng, thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội. Dự án có thể độc lập hoặc thuộc chương trình KH&CN.

Chương trình KH&CN bao gồm một nhóm các đề tài, dự án KH&CN, được tập hợp theo một mục đích xác định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KH&CN cụ thể hoặc ứng dụng trong thực tiễn.

Do chương trình bao gồm nhiều đề tài, dự án, nên trong thực tế khi nói về nhiệm vụ KH&CN, người ta thường đề cập chủ yếu đến đề tài và dự án.

Quy trình thực hiện đề tài có sử dụng kinh phí từ NSNN gồm 7 bước cơ bản. Tương ứng với các bước của quá trình thực hiện đề tài sẽ có những sản phẩm tư liệu chủ yếu được trình bày trong bảng 1.

Để đề tài (có sử dụng ngân sách nhà nước) có thể được triển khai, nhất thiết phải có Thuyết minh đề tài [Bộ KH&CN 2003, Bộ KH&CN 2005, Bộ KH&CN 2007]. Bản thuyết minh đề tài được phê duyệt bằng Quyết định của cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu.

Từ những điều như trên, thông tin về nhiệm vụ KH&CN được hiểu là thông tin về đề tài. Cụ thể hơn là thông tin về bản thuyết minh đề tài đã được phê duyệt.


Bảng 1: Các sản phẩm tư liệu chủ yếu của quá trình thực hiện đề tài


TT

Các bước cơ bản của

quy trình nghiên cứu

Sản phẩm tư liệu chủ yếu

1

Lựa chọn đề tài

Bản đề xuất nhiệm vụ KH&CN; Đối tượng

nghiên cứu (toàn bộ hoặc một phần của đối tượng )

2

Xây dựng đề cương

Bản Thuyết minh đề tài gồm các nội dung cơ bản: tên đề tài; đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu; nội dung nghiên cứu; sản phẩm dự kiến; tiến độ, kinh phí; nhân lực

tham gia nghiên cứu…

3

Phê duyệt đề cương

Bản Thuyết minh được phê duyệt bằng Quyết định của cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả đánh giá, thẩm định của Hội

đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu.

4

Tiến hành nghiên cứu

Các sản phẩm tư liệu bao gồm:


- Báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu của đề tài;


- Bài báo khoa học công bố kết quả của từng nội dung (hoặc chuyên đề) nghiên cứu của đề tài;


- Báo cáo tổng kết các chuyên đề nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 2




của đề tài;


- Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài;


- Số liệu, tư liệu điều tra cơ bản, điều tra xã hội học;


- Các sản phẩm tư liệu khác.

5

Viết báo cáo tổng hợp kết quả

- Báo cáo tổng kết đề tài (dự thảo);


- Báo cáo tóm tắt (dự thảo)

6

Đánh giá, nghiệm thu

- Báo cáo tổng kết đề tài (chính thức) được Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài đánh giá đạt yêu cầu trở lên hoặc được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

- Các sản phẩm trung gian ở Bước “Tiến hành nghiên cứu” (Bước 4)

7

Công bố kết quả

- Bài báo khoa học công bố tổng quan về KQNC đã được nghiệm thu chính thức;


- Sản phẩm khoa học dạng tư liệu khác (như sách, chuyên khảo, tổng luận, phim, video…): công bố từng phần hoặc toàn bộ

KQNC của đề tài


1.1.4. Khái niệm kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Một trong những sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN (còn có thể gọi chung là đề tài) là báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Báo cáo này có thể được gọi là Báo cáo kết quả nghiên cứu (KQNC). Có thể thấy hoạt động thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN là thông tin về báo cáo KQNC được giao nộp, lưu giữ. Trên thực tế, sản phẩm tư liệu của KQNC rất đa dạng. Một trong những loại sản phẩm đặc thù của KQNC của đề tài mà chủ thể thực hiện đề tài cần phải tạo ra là "báo cáo tổng hợp" hoặc "báo cáo tổng kết" của đề tài. Đây là dạng kết quả đặc biệt trong hoạt động thông tin KH&CN mà chúng ta cần quan tâm.

Theo "Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ" ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN [Bộ KH&CN 2007], kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được hiểu là "các tư liệu phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, gồm: báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo nhánh, phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát; phiếu mô tả quy trình công nghệ và giải pháp kỹ thuật; bản đồ; bản vẽ; ảnh; băng hình, đĩa hình". Trong hoạt động thông tin KH&CN, những loại tư liệu phản ảnh kết quả của đề tài nói như trên thường được gọi chung là Báo cáo kết quả nghiên cứu (viết tắt là KQNC). Theo "Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ" ban hành kèm theo Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Báo cáo KQNC được đăng ký, giao nộp phải là báo cáo tổng kết chính thức nhiệm vụ KH&CN đã được Hội đồng nghiệm thu chính thức


đánh giá đạt yêu cầu trở lên hoặc được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận [Bộ KH&CN 2004].

Trong nhiều tài liệu nước ngoài và của Việt Nam, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ khác nhau để chỉ loại hình tài liệu báo cáo KQNC, thí dụ thuật ngữ "báo cáo khoa học và kỹ thuật" hoặc ngắn gọn là "Báo cáo kỹ thuật" (Technical report). Theo Tổ chức tiêu chuẩn thông tin quốc gia NISO của Hoa Kỳ, báo cáo khoa học và kỹ thuật là một tài liệu chứa/chuyển tải những kết quả của nghiên cứu cơ bản hoặc ứng dụng và những quyết định hỗ trợ dựa trên các kết quả này. Báo cáo bao gồm các thông tin cần thiết để diễn giải, áp dụng và lặp lại các kết quả hoặc kỹ thuật của nghiên cứu [NISO 1997].

Ngoài ra, chúng ta còn gặp thuật ngữ "tài liệu xám" [Nguyễn Viết Nghĩa, 1999]. Khái niệm "tài liệu xám" ( Grey Literature ) để chỉ tài liệu loại hình tài liệu không được xuất bản và phát hành bởi nhà xuất bản thương mại nhằm mục đích thương mại. Khái niệm "tài liệu xám" rộng hơn khái niệm "báo cáo kỹ thuật". Tại Hội nghị về tài liệu xám tổ chức ở Luxembourg, người ta cho rằng thông tin tài liệu xám là thông tin được tạo ra ở mọi cấp độ: Chính phủ, hàn lâm, kinh doanh, công nghiệp dưới dạng thức điện tử hoặc được in nhưng không được quản lý, xuất bản hoặc phân phối bởi ngành xuất bản thương mại, nghĩa là việc xuất bản những thông tin, tài liệu không phải là chức năng hàng đầu của tổ chức tạo ra chúng (ICGL Luxembourg definition, 1997 - Expanded in New York, 2004) [Grey Literature International Steering Committee, 2009].

Theo Trần Mạnh Tuấn, tài liệu xám xác định như mọi loại hình tư liệu của tài liệu được phổ biến không phải vì mục đích thương mại [Trần Mạnh Tuấn 2006].

Thông thường tài liệu xám bao gồm:

báo cáo kỹ thuật (Technical Reports);


báo cáo công tác (Working Papers);

tài liệu kinh doanh (Business Documents);

các kỷ yếu hội nghị, hội thảo (Conference Proceedings);

luận án, luận văn.

Việc xác định và thu thập tài liệu xám đặt ra cho các cơ quan thông tin và thư viện một số khó khăn. Trước hết, tài liệu xám thường thiếu hoặc không khó tìm thấy các thông tin kiểm soát thư mục chuẩn (như các thông tin về tác giả, cơ quan xuất bản,...), hình thức trình bày ấn phẩm đa dạng, không trùng với các quy định của lĩnh vực xuất bản thương mại (nhu đối với sách, tạp chí,..).

Ở Việt Nam, trước đây chúng ta sử dụng thuật ngữ "tài liệu không công bố" (tiếng Anh: unpublished documents) để chỉ những loại "tài liệu xám" nói trên vì trên chúng không được xuất bản và phát hành rộng rãi theo kênh của các nhà xuất bản thương mại để phân biệt chúng với tài liệu "công bố" (published documents) là loại tài liệu được xuất bản và phát hành bởi các nhà xuất bản (như loại sách, báo, tạp chí,...). Tuy nhiên do thuật ngữ "tài liệu không công bố" dễ làm cho người ta hiểu nhầm đây là tài liệu không công khai (mật) nên gần đây người ta chuyển sang sử dụng thuật ngữ "tài liệu xám", trong một số trường hợp thuật ngữ "tài liệu không xuất bản" hoặc "tài liệu chưa xuất bản" .

Qua đó, “báo cáo KQNC" là thuộc loại tài liệu xám. Thuật ngữ "báo cáo KQNC" được coi là trùng hợp với thuật ngữ "báo cáo kỹ thuật". Khái niệm "tài liệu xám" là rộng hơn, bao gồm cả những dạng tài liệu khác. Trong trường hợp liên quan đến thông tin về NC&PT, bản thuyết minh đề tài là một trong những loại hình tài liệu xám.


1.2. Vai trò và nội dung thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu

Từ những vấn đề nêu về nhiệm vụ KH&CN, kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, các chủ thể tham gia thực thực hiện nhiệm vụ như trên , có thể thấy những thành phần chủ yếu trong thông tin về hoạt động NC&PT bao gồm:

- Thông tin về đề tài;

- Thông tin về báo cáo kết quả thực hiện đề tài;

- Thông tin về các chủ thể thực hiện nhiệm vụ KH&CN bao gồm:

+ các nhà nghiên cứu;

+ các cơ quan chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu.

Như vậy, về cơ bản, một hệ thống thông tin NC&PT cần bao quát các loại thông tin về các đối tượng nói trên.

Ở đây, khóa luận chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu đến thông tin về đề tài và báo cáo KQNC.

1.2.1. Vai trò của thông tin về đề tài

Đối với phát triển KH&CN nói riêng và phát triển KT-XH nói chung vai trò của thông tin về đề tài được thể hiện như sau:


- Tránh hiện tượng trùng lặp đề tài

Ở nước ta hiện nay hoạt động NC&PT chủ yếu được thực hiện bằng nguồn kinh phí từ NSNN và được phân bổ theo kế hoạch hoạt động KH&CN hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Bộ KH&CN không quản lý cụ thể các nhiệm vụ KH&CN của mỗi Bộ, ngành và địa phương. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và nguồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022