– Tại văn phòng Tổng Công ty: Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm thu thập BCTC của các công ty con, công ty liên kết, liên doanh cũng như những thông tin cần thiết khác và lập BCTC hợp nhất.
2.2.1.2. Quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất
a. Tiếp nhận thông tin đầu vào
Theo yêu cầu của Tổng Công ty, chậm nhất là sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, tất cả các công ty con, công ty liên kết, liên doanh phải nộp 01 bộ BCTC năm về phòng kế toán tại văn phòng Tổng Công ty để phục vụ công tác lập BCTC hợp nhất. Nếu các đơn vị đã thực hiện kiểm toán thì phải gửi về BCTC đã được kiểm toán.
Ngoài ra, để có được các thông tin cần thiết phục vụ công tác hợp nhất, bộ phận kế toán hợp nhất tại Tổng Công ty đã thiết kế 07 bảng biểu và yêu cầu các công ty con cung cấp thông tin.
– Bảng 01: Thuyết minh chênh lệch giá mua cổ phiếu.
– Bảng 02: Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư.
– Bảng 03: Thông tin về khoản đầu tư vào các công ty con.
– Bảng 04: Bảng tính lợi ích CĐTS.
– Bảng 05: Bảng loại trừ công nợ nội bộ.
– Bảng 06: Bảng xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất.
– Bảng 07: Bảng theo dõi tình hình nhận cổ tức. Các bảng biểu này được trình bày ở Phụ lục 01.
b. Xử lý thông tin
Khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, kế toán hợp nhất tiến hành hợp cộng số liệu của các khoản mục tương ứng của BCTC của khối tổng hợp và các công ty con. Các khoản mục được xác định theo nguyên tắc:
– Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương.
– Đối với những khoản mục phải điều chỉnh thì phải điều chỉnh thông qua các bút toán hợp nhất. Sau đó mới cộng để hợp nhất những khoản mục này và trình bày trên BCTC hợp nhất.
c. Tổng hợp và lập báo cáo tài chính hợp nhất
Căn cứ vào số liệu hợp nhất của các khoản mục, kế toán trình bày các BCTC hợp nhất theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
2.2.2. Trình tự và phương pháp cụ thể để lập báo cáo tài chính hợp nhất
Cho đến nay tại văn phòng Tổng Công ty vẫn chưa trang bị phần mềm kế toán phục vụ công tác hợp nhất BCTC, các thủ tục hợp nhất được bộ phận kế toán hợp nhất tiến hành một cách bán thủ công, nhờ sự hỗ trợ của bảng tính excel.
Căn cứ vào BCTC của khối tổng hợp, BCTC của các công ty con, công ty liên kết, liên doanh và những thông tin hợp nhất được trình bày trong các bảng biểu đã đề cập ở mục 2.2.1.2, kế toán hợp nhất tiến hành các bước lập BCTC hợp nhất.
2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
Các bước lập BCĐKT hợp nhất và BCKQHĐKD hợp nhất được thực hiện như
sau:
Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong BCĐKT và BCKQHĐKD của khối
tổng hợp và các công ty con.
Kế toán hợp nhất chuẩn bị Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất trên bảng tính excel, với dòng là các chỉ tiêu trên BCĐKT hợp nhất và BCKQHĐKD hợp nhất.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất
TK | Chỉ tiêu | Khối tổng hợp | Các công ty con | Tổng cộng | Điều chỉnh | Số liệu hợp nhất | ||
… | … | |||||||
100 | Tài sản ngắn hạn | |||||||
110 | Tiền và các khoản tương đương ti ền | |||||||
111 | Tiền | |||||||
111 | Tiền mặt tại quỹ | |||||||
112 | Tiền gửi ngân hàng | |||||||
113 | Tiền đang chuyển | |||||||
112 | 121A | Các khoản tương đương tiền | ||||||
… |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Tỷ Lệ Lợi Ích Của Công Ty Mẹ Đối Với Công Ty Con
- Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế Về Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất
- Thực Trạng Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn
- Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Hợp Nhất
- Bản Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất
- Giải Pháp Hoàn Thiện Việc Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Căn cứ vào BCĐKT và BCKQHĐKD của khối tổng hợp và các công ty con, nhập toàn bộ số liệu của các chỉ tiêu tương ứng trên BCĐKT và BCKQHĐKD vào Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất. Sau đó dùng công thức cộng cộng theo từng chỉ tiêu để ghi vào cột tổng cộng. Tiếp theo kế toán tiến hành tính toán và ghi nhận các bút toán hợp nhất.
Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận LTTM.
Trên BCTC của khối tổng hợp, khoản đầu tư vào Công ty CP Sài Gòn Sông Cầu được ghi nhận là khoản đầu tư vào công ty liên kết với giá gốc là 1,100,000,000 đ. Khi lập BCTC hợp nhất, kế toán phân loại lại khoản đầu tư này thành khoản đầu tư vào công ty con vì quyền biểu quyết (trực tiếp và gián tiếp) của Tổng Công ty đối với Công ty CP Sài Gòn Sông Cầu là 70%. Bút toán điều chỉnh:
1,400,000,000 | |
Có Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) | 1,100,000,000 |
Có Đầu tư dài hạn khác (TK 228) | 300,000,000 |
Các công ty con, gồm: Công ty CP Khách sạn Sài Gòn - Hạ Long, Công ty CP Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ, Công ty LD Hội chợ triển lãm Sài Gòn và Công ty LD Khách sạn Thăng Long do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn bỏ vốn để thành lập. Do đó các trường hợp này không phát sinh LTTM.
Trong năm, Tổng Công ty chuyển khoản đầu tư vào 02 công ty liên kết: Công ty CP Du lịch Đak Lak và Công ty CP Du lịch Sài Gòn Phú Yên thành khoản đầu tư vào công ty con thông qua việc mua thêm cổ phiếu để có quyền kiểm soát hoạt động của 02 đơn vị này. Chênh lệch giữa giá gốc của khoản đầu tư và số vốn góp ghi sổ tại công ty con được xác định là LTTM. Việc xác định LTTM được trình bày trên Bảng 01 - Thuyết minh chênh lệch giá mua cổ phiếu (Phụ lục 01).
Căn cứ Bảng 03 - Thông tin về khoản đầu tư vào các công ty con (Phụ lục 01), kế toán ghi nhận bút toán loại trừ khoản đầu tư vào công ty con và vốn của công ty mẹ trong công ty con như sau:
411,010,330,000 | |
Nợ Phải trả nội bộ ngắn hạn (TK 336C) | 96,099,957,928 |
Nợ Lợi thế thương mại (TK 269) | 338,850,000 |
Có Đầu tư vào công ty con (TK 221) | 495,596,137,928 |
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 413) | 11,853,000,000 |
Bước 3: Phân bổ LTTM
LTTM được theo dõi chi tiết cho từng khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết. Kế toán phân bổ LTTM theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 5 năm, chi tiết trên Bảng 02 - Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư (Phụ lục 01).
Từ tháng 4 năm 2010, khoản đầu tư vào Công ty CP Du lịch Đak Lak đủ điều kiện ghi nhận là khoản đầu tư vào công ty con. LTTM phân bổ trong ba quý cuối năm 2010: 50,827,500 đ (= 67,770,000*(3/4)năm)
Bút toán phân bổ LTTM:
50,827,500 | |
Có Lợi thế thương mại (TK 269) | 50,827,500 |
Bước 4: Tách lợi ích của CĐTS
Lợi ích của CĐTS được trình bày thành một dòng riêng biệt trên BCĐKT hợp nhất. Căn cứ vào Bảng 04 - Bảng tính lợi ích của CĐTS (Phụ lục 01), kế toán thực hiện bút toán tách lợi ích của CĐTS như sau:
– Tách lợi ích của CĐTS trên BCĐKT:
357,569,592,742 | |
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 413) | 26,160,881 |
Nợ Quỹ đầu tư phát triển (TK 414) | 312,479,797 |
Nợ Quỹ dự phòng tài chính (TK 415) | 2,482,180,418 |
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421) | 7,528,224,588 |
Có Lợi ích của CĐTS (TK 439) | 367,918,638,426 |
– Tách lợi ích của CĐTS trên BCKQHĐKD bằng cách ghi đơn:
21,045,545,800 |
Do nhầm lẫn trong công thức tính tỷ lệ lợi ích của Tổng Công ty và tỷ lệ lợi ích của CĐTS trong Công ty CP Sài Gòn Sông Cầu nên số liệu của các bút toán này không chính xác.
Bước 5: Loại trừ các giao dịch nội bộ
Loại trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ. Căn cứ vào Bảng 05 - Bảng loại trừ công nợ nội bộ (Phụ lục 01), kế toán ghi nhận các bút toán hợp nhất sau:
– Phân loại lại khoản công nợ Công ty LD Hội chợ Triển lãm Sài Gòn phải trả cho Công ty LD Phú Mỹ Hưng.
78,368,125,134 | |
Có Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (TK 3388C) | 78,368,125,134 |
– Loại trừ công nợ nội bộ về các khoản vay mượn tạm thời không tính lãi: Trong năm 2010, Tổng Công ty vay mượn từ Công ty LD Hội chợ Triển lãm Sài Gòn và
Công ty LD Khách sạn Thăng Long. Số dư các khoản phải thu, phải trả này được loại trừ hoàn toàn.
32,159,007,911 | |
Có Phải thu nội bộ ngắn hạn (TK 136N) | 9,466,000,000 |
Có Phải thu ngắn hạn khác (TK 138N) | 22,693,007,911 |
– Loại trừ công nợ về số cổ tức mà Công ty LD Hội chợ Triển lãm Sài Gòn chưa thanh toán cho Tổng Công ty.
21,666,429,773 | |
Có Phải thu ngắn hạn khác (TK 138N) | 21,550,029,773 |
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 413) | 116,400,000 |
Loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua:
Để phục vụ cho việc loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua từ các công ty con, kế toán hợp nhất lập Bảng 07 - Bảng theo dõi tình hình nhận cổ tức (Phụ lục 01). Tuy nhiên, do vẫn chưa thu thập được các thông tin về số cổ tức mà các CĐTS được chia, nên trên bảng này kế toán chỉ theo dõi được số cổ tức mà Tổng Công ty nhận được từ các công ty con. Vì vậy khi ghi nhận bút toán loại trừ, kế toán đã bỏ qua số cổ tức mà CĐTS nhận được trong kỳ.
26,089,662,573 | |
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421) | 26,089,662,573 |
Bút toán kết chuyển:
Sau khi thực hiện 09 bút toán hợp nhất trên, tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD làm giảm kết quả kinh doanh 26,140,490,073 đ. Kế toán kết chuyển ảnh hưởng này sang chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCĐKT:
26,140,490,073 | |
Có Lợi nhuận sau thuế TNDN (TK 911) | 26,140,490,073 |
Bước 6: Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu.
Trên BCTC hợp nhất, giá trị khoản đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh được ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu, ngoại trừ khoản đầu tư vào Công ty CP Du lịch Sài Gòn Vĩnh Long, Công ty TNHH Sài Gòn Bến Thành và Công ty CP Sài Gòn Sa Pa, vì 03 công ty này có kế hoạch giải thể trong năm 2011. Trong trường hợp này, kế toán áp dụng phương pháp giá gốc.
Để thực hiện việc kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu, kế toán ghi nhận các bút toán điều chỉnh sau:
Ghi nhận lợi ích của Tổng Công ty trong công ty liên kết, liên doanh từ sau ngày mua đến cuối kỳ trước (ngày 31/12/2009).
Căn cứ vào Bảng 06 - Bảng xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất (Phụ lục 01), kế toán ghi:
139,220,698,703 | |
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) | 49,243,221,611 |
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421) | 188,463,920,314 |
Ghi nhận lợi ích của Tổng công ty trong công ty liên kết, liên doanh trong năm. Căn cứ vào Bảng 06 - Bảng xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết,
liên doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất (Phụ lục 01), kế toán ghi nhận các khoản điều chỉnh trong năm, gồm:
– Lợi ích của Tổng Công ty trong cổ phiếu quỹ của công ty liên kết, liên doanh:
(9,855,635,180) | |
Có Cổ phiếu quỹ (TK 419) | (9,855,635,180) |
– Lợi ích của Tổng Công ty trong chênh lệch tỷ giá hối đoái của công ty liên kết, liên doanh:
796,528 | |
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) | (5,436,510,372) |
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 413) | (5,435,713,844) |
– Lợi ích của Tổng Công ty trong lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty liên kết, liên doanh:
235,206,581,144 | |
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) | 75,466,225,584 |
Có Phần lãi/lỗ trong công ty LK, LD (TK 45) | 310,672,806,728 |
Kết chuyển sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCĐKT hợp nhất | |
Nợ Lợi nhuận sau thuế TNDN (TK 911) | 310,672,806,728 |
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421) | 310,672,806,728 |
– Loại trừ lãi năm 2010 được tạm chia trong năm 2010:
145,596,105,862 | |
Có Góp vốn liên doanh (TK 222) | 111,360,982,000 |
Có Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) | 34,235,123,862 |
Kết chuyển sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCĐKT hợp nhất | |
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421) | 145,596,105,862 |
Có Lợi nhuận sau thuế TNDN (TK 911) | 145,596,105,862 |
– Phân bổ LTTM liên quan đến khoản đầu tư vào công ty liên kết:
3,068,772,500 | |
Có Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) | 3,068,772,500 |
Kết chuyển sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCĐKT hợp nhất | |
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421) | 3,068,772,500 |
Có Lợi nhuận sau thuế TNDN (TK 911) | 3,068,772,500 |
– Ghi nhận bất lợi thương mại của Công ty CP Du lịch Saigon Bình Châu:
318,480,000 | |
Có Thu nhập khác (TK 711) | 318,480,000 |
Kết chuyển sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCĐKT hợp nhất | |
Nợ Lợi nhuận sau thuế TNDN (TK 911) | 318,480,000 |
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421) | 318,480,000 |