Câu 1: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ kế toán) điều chuyển vốn bằng tiền mặt tại KBNN tỉnh. Cho ví dụ minh họa và định khoản.
Câu 2: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ kế toán) quyết toán vốn kho bạc tại KBNN tình. Cho ví dụ minh họa và định khoản.
BÀI TẬP
Bài 1.
Tại một KBNN Tỉnh (CM) có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. Nhận Lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt điều chuyển vốn cho kho bạc huyện
(ĐD) trực thuộc số tiền là 400.000.000 đồng.
2. Nhận Biên bản giao nhận tiền mặt có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, điều chuyển vốn cho kho bạc huyện (UM) trực thuộc số tiền là 300.000.000 đồng.
3. Nhận Lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt điều chuyển vốn cho kho bạc huyện (CN) là 600.000.000 đồng.
4. Nhận Biên bản giao nhận tiền mặt có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, điều chuyển vốn cho kho bạc huyện (ĐD) là 400.000.000 đồng.
5. Nhận lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt, điều chuyển vốn cho kho bạc huyện (NH) là 500.000.000 đồng.
6. Nhận Biên bản giao nhận tiền mặt có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, điều chuyển vốn về kho bạc huyện (CN) là 600.000.000 đồng.
7. Nhận Lệnh điều chuyển tiền mặt cho kho bạc huyện (TVT) số tiền là 300.000.000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 2.
Tại KBNN tỉnh (KG) có các nghiệp vụ phát sinh sau:
Tài khoản | Số dư Nợ | Số dư Có |
TK 3882 | 300.000.000 | |
TK 3883 | 1.500.000.000 | |
TK 3885 | 500.000.000 | |
TK 3886 | 1.400.000.000 | |
TK 3872 | 400.000.000 | |
TK 3873 | 1.000.000.000 | |
TK 3875 | 200.000.000 | |
TK 3876 | 900.000.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 22
- Thanh Toán Phí Phát Hành, Thanh Toán Tín Phiếu, Trái Phiếu
- Kế Toán Điều Chuyển Vốn Bằng Đồng Việt Nam
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 26
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 27
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Số dư đầu năm N của một số tài khoản năm trước như sau:
1. Nhận được phiếu chuyển tiêu do KBNN huyện chuyển về:
- Thu hộ LKB ngoại tỉnh số tiền 900.000.000 đồng.
- Chi hộ LKB ngoại tỉnh số tiền 500.000.000đồng.
- Thu hộ LKB nội tỉnh số tiền 700.000.000đồng.
- Chi hộ LKB nội tỉnh số tiền 600.000.000đồng.
2. Kế toán lập phiếu chuyển tiêu để hạch toán tất toán các khoản thu hộ, chi hộ nội tỉnh và ngoại tỉnh năm trước tại KBNN tỉnh.
3. Lập phiếu chuyển tiêu kết chuyển thu hộ (hoặc chi hộ) ngoại tỉnh về Sở giao dịch KBNN.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN (KG) trên một chứng từ
ghi sổ.
Bài 3.
Tại KBNN tỉnh (BL) có số dư các tài khoản tính đến cuối ngày 30/11/N như sau:
Số dư nợ | Số dư có | |
TK 8113 (1) | 23.500.000.000 | |
TK 8123 (1) | 4.500.000.000 | |
TK 8113 (2) | 44.200.000.000 | |
TK 8123 (2) | 12.000.000.000 | |
TK 8116 (2) | 4.400.000.000 | |
TK 8126 (2) | 2.600.000.000 | |
TK 1513 (2) | 150.000.000 | |
TK 3862 | 400.000.000 | |
TK 3863 | 970.000.000 | |
TK 3866 | 700.000.000 | |
TK 3852 | 260.000.000 | |
TK 3853 | 1.200.000.000 | |
TK 3856 | 490.000.000 | |
TK 7111 (1) | 31.800.000.000 | |
TK 7111 (2) | 70.500.000.000 |
(Các tài khoản khác đều có số dư hợp lý)
Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhận Giấy nộp tiền vào NSNN kèm bảng kê nộp thuế của ngân hàng TMCP Ngoại thương thu thuế của các công ty số tiền là 600.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).
2. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) thực chi thường xuyên bằng chuyển khoản cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Công thương số tiền là 500.000.000 đồng.
3. Nhận Lệnh chuyển Có từ ngân hàng ACB: Các DN nộp thuế số tiền là 800.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).
4. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh bằng tiền mặt tạm ứng chi thường xuyên (không có CKC, được giao tự chủ) số tiền là 340.000.000 đồng.
5. Nhận Lệnh hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh số tiền là 240.000.000 đồng.
6. Nhận Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (CT) thanh toán tiền cho DN(K) có mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Tỉnh số tiền là 76.000.000 đồng.
7. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng thành thực chi ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) số tiền là 310.000.000 đồng. Đồng thời nhận Giấy nộp trả kinh phí về khoản tạm ứng chi thường ngân sách tỉnh chưa thanh toán là 10.000.000 đồng.
8. Nhận Lệnh thanh toán đến của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển: Các công ty nộp thuế số tiền là 400.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).
9. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung ương bằng tiền mặt của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên (không có CKC, được giao tự chủ) số tiền là 330.000.000 đồng, tạm ứng chi thường xuyên (không có CKC, được giao tự chủ) số tiền 50.000.000 đồng.
10. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản của các đơn vị dự toán nộp BHXH cho cơ quan BHXH có mở tài khoản tiền gửi chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh số tiền là 62.000.000 đồng.
11. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị (L), trích tài khoản tiền gửi dự toán thanh toán tiền cho DN cung cấp hàng hoá có mở tài khoản tại kho bạc tỉnh (CM) số tiền là
50.000.000 đồng.
12. Nhận Giấy nộp trả kinh phí thực chi ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) sai chế độ bằng tiền mặt của các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh số tiền
45.000.000 đồng.
13. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (PL) trực thuộc thanh toán cho đơn vị sự nghiệp (V) có mở tài khoản tiền gửi thu phí tại kho bạc tỉnh số tiền là 20.000.000 đồng.
14. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, không được giao tự chủ) bằng chuyển khoản của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên thanh toán cho các DN mở tài khoản tại KBNN tỉnh (ST) số tiền là 200.000.000 đồng.
15. Nhận Ủy nhiệm chi của các DN mở tài khoản tại kho bạc tỉnh nộp thuế vào NSNN số tiền là 300.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).
Trong tháng 01năm N+1 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhận Lệnh chuyển Có từ Ngân hàng Phương Đông: các DN nộp thuế vào NSNN số tiền 400.000.000 đồng (NSTW 40%, NST 60%).
2. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh bằng tiền mặt của đơn vị dự toán thực chi thường xuyên (không có CKC, được giao tự chủ) số tiền 100.000.000 đồng.
3. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung ương bằng tiền mặt của đơn vị dự toán thực chi thường xuyên (không có CKC, không được giao tự chủ) số tiền 140.000.000 đồng.
4. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng chi ngân sách tỉnh năm trước thành thực chi (được giao tự chủ) của các đơn vị dự toán tỉnh số tiền là 520.000.000 đồng. Số tạm ứng chi không hết các đơn vị đã lập giấy nộp vào KBNN bằng tiền mặt.
5. Nhận được các chứng từ, phiếu chuyển tiêu do các kho bạc huyện chuyển về và lệnh quyết toán vốn với các nội dung như sau:
a. Thu hộ LKB ngoại tỉnh 880.000.000 đồng.
b. Chi hộ LKB ngoại tỉnh 940.000.000 đồng.
c. Thu hộ LKB nội tỉnh 480.000.000 đồng.
d. Chi hộ LKB nội tỉnh 1.030.000.000 đồng.
6. Kết chuyển thu hộ, chi hộ nội tỉnh và ngoại tỉnh năm trước phát sinh tại Văn phòng kho bạc Tỉnh để quyết toán vốn.
7. Kết chuyển thu hộ (hoặc chi hộ) LKB ngoại tỉnh năm trước về Sở Giao dịch KBNN.
8. Quyết toán ngân sách Tỉnh năm trước được duyệt, KBNN tỉnh xử lý số kết dư ngân sách Tỉnh năm trước theo quy định hiện hành.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN (BL) trên một chứng từ ghi sổ.
- Kết chuyển các tài khoản LKB nội tỉnh, ngoại tỉnh năm nay sang năm trước vào ngày 31/12/N.
- Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T (các tài khoản nhóm 15, 16, 17, 38, 71, 73, 74, 81, 82, 83, 85, 55).
- Xác định chênh lệch thu, chi của từng cấp NS và hạch toán theo quy định hiện hành vào ngày 31/12/N.
Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản chuyên thu NSNN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương và ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.
Bài 4.
Tại KBNN Tỉnh (TQ) có số dư các tài khoản tính đến cuối ngày 30/11/N như sau:
Số dư nợ | Số dư có | |
TK 8113 (1) | 28.250.000.000 |
6.000.000.000 | ||
TK 8113 (2) | 40.780.000.000 | |
TK 8123 (2) | 14.000.000.000 | |
TK 8116 (2) | 5.340.000.000 | |
TK 8126 (2) | 7.000.000.000 | |
TK 1513 (2) | 450.000.000 | |
TK 3863 | 920.000.000 | |
TK 3866 | 980.000.000 | |
TK 3853 | 970.000.000 | |
TK 3856 | 620.000.000 | |
TK 7111 (1) | 34.850.000.000 | |
TK 7111 (2) | 68.740.000.000 |
TK 8123 (1)
(Các tài khoản khác đều có số dư hợp lý)
Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhận Bảng kê Giấy nộp tiền vào NSNN của ngân hàng TMCP Ngoại thương: DN (L) nộp thuế GTGT số tiền 200.000.000 đồng (NSTW 15%, NST 85%)
2. Nhận Lệnh chi tiền của Sở Tài chính trợ cấp cho ngân sách huyện trực thuộc số tiền là 200.000.000 đồng.
3. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh bằng tiền mặt của đơn vị dự toán (B) tạm ứng chi thường xuyên (không có CKC, được giao tự chủ) số tiền 120.000.000 đồng.
4. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung ương bằng tiền mặt của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên (không có CKC, được giao tự chủ) số tiền 80.000.000 đồng.
5. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung bằng chuyển khoản thực chi thường xuyên (không có CKC, không được giao tự chủ) thanh toán cho đơn vị (T) mở tài khoản tại KBNN tỉnh (BL) số tiền là 48.000.000 đồng.
6. Nhận Lệnh chi tiền của Sở Tài chính thực chi ngân sách tỉnh được giao tự chủ chi khen thưởng các ban ngành cuối năm bằng tiền mặt số tiền 200.000.000 đồng.
7. Nhận Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (CT) thanh toán cho DNTN (P) mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền là 70.000.000 đồng.
8. Nhận Giấy rút dự toán NS, thực chi thường xuyên ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Công thương số tiền 600.000.000 đồng.
Trong tháng 01năm N+1 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhận Lệnh chuyển Có từ Ngân hàng Sacombank: các DN nộp thuế vào NSNN số tiền 400.000.000 đồng (NSTW 40%, NST 60%).
2. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách, thực chi thường xuyên ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản thanh toán cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng Đôn Á số tiền 100.000.000 đồng.
3. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung ương bằng tiền mặt của đơn vị dự toán thực chi thường xuyên (không có CKC, không được giao tự chủ) số tiền 140.000.000 đồng.
4. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng chi ngân sách tỉnh năm trước thành thực chi (được giao tự chủ) của các đơn vị dự toán tỉnh số tiền là 520.000.000 đồng. Số tạm ứng chi không hết các đơn vị đã lập giấy nộp vào KBNN bằng tiền mặt.
5. Nhận các chứng từ, phiếu chuyển tiêu do các kho bạc huyện chuyển về và lệnh quyết toán vốn với các nội dung như sau:
a. Thu hộ LKB ngoại tỉnh 800.000.000 đồng.
b. Chi hộ LKB ngoại tỉnh 860.000.000 đồng.
c. Thu hộ LKB nội tỉnh 6300.000.000 đồng.
d. Chi hộ LKB nội tỉnh 1.180.000.000 đồng.
6. Kết chuyển thu hộ, chi hộ nội tỉnh và ngoại tỉnh năm trước phát sinh tại Văn phòng kho bạc Tỉnh để quyết toán vốn.
7. Kết chuyển thu hộ (hoặc chi hộ) LKB ngoại tỉnh năm trước về Sở Giao dịch KBNN.
8. Quyết toán ngân sách Tỉnh năm trước được duyệt, KBNN tỉnh xử lý số kết dư ngân sách Tỉnh năm trước theo quy định hiện hành.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN (TQ).
- Kết chuyển các tài khoản LKB nội tỉnh, ngoại tỉnh năm nay sang năm trước vào ngày 31/12/N.
- Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T (các tài khoản nhóm 15, 16, 17, 38, 71, 73, 74, 81, 82, 83, 85, 55).
- Thực hiện quyết toán vốn kho bạc.
- Xác định chênh lệch thu, chi của từng cấp NS và hạch toán theo quy định hiện hành vào ngày 31/12/N.
Cho biết:
- KBNN tỉnh mở tài khoản chuyên thu NSNN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương và ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.
- KBNN tỉnh mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.
BÀI 6.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUẢN TRỊ
Bài báo cáo tài chính và báo cáo quản trị trình bày được những vấn đề chung và phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị tại KBNN.
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp lập báo cáo tài chính tại KBNN.
- Vận dụng lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị tại KBNN. Nội dung:
1. Báo cáo tài chính
1.1. Những vấn đề chung về báo cáo tài chính tại KBNN
1.1.1. Nhiệm vụ của báo cáo tài chính (BCTC)
- BCTC quy định trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là phương pháp kế toán dùng để tổng hợp, hệ thống hoá và thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhà nước, phản ánh tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong một kỳ kế toán hoặc một niên độ ngân sách. BCTC gồm 2 loại: BCTC định kỳ (tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm.
- BCTC có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp. Cung cấp những số liệu cần thiết để kiểm tra tình hình thực hiện NSNN, thực hiện chế độ kế toán, chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước và các ngành kinh tế. BCTC còn cung cấp các số liệu chủ yếu làm cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của NSNN các cấp, của từng đơn vị KBNN và của toàn bộ hệ thống NSNN và KBNN giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động NSNN và hoạt động KBNN có hiệu quả.
1.1.2. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
- Báo cáo phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định hoặc theo yêu cầu quản lý, điều hành, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo;
- Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị KBNN, đảm bảo phù hợp với công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu;
- Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ logic với nhau một cách có hệ thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện NSNN và hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN;
- Số liệu báo cáo phải chính xác, trung thực, khách quan, được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán sau khi đã được kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toán;
- Mẫu biểu báo cáo tài chính cần đơn giản, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với yêu cầu thông tin quản lý, điều hành NSNN và hoạt động KBNN;
- Báo cáo phải được lập và nộp đúng thời hạn, đúng nơi nhận theo quy định của từng loại báo cáo;
- Báo cáo được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp theo thông lệ quốc tế, phục vụ việc lập báo cáo thống kê tài chính Chính phủ (GFS).
1.1.3. Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
1.1.3.1. Quy định chung
Các đơn vị tham gia TABMIS tự thực hiện việc truy vấn thông tin, khai thác báo cáo theo phân quyền trên hệ thống TABMIS, Kho dữ liệu thu - chi NSNN và Kho dữ liệu và công cụ thống kê, phân tích nghiệp vụ để nắm bắt thông tin trong việc điều hành, ra quyết định quản lý. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, các đơn vị KBNN phải chịu trách nhiệm in ra giấy và thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý đối với các loại báo cáo liên quan theo quy định. Cụ thể như sau:
- Báo cáo ngày và các báo cáo đột xuất: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trên các hệ thống theo yêu cầu cung cấp thông tin báo cáo.
- Báo cáo tháng: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Các đơn vị KBNN tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để phục vụ công tác lưu trữ số liệu theo yêu cầu và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
- Báo cáo năm và báo cáo quyết toán: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Cơ quan Tài chính và KBNN có trách nhiệm tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định.
Riêng báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng Giao dịch thuộc KBNN tỉnh tổng hợp và in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) theo quy định.
1.1.3.2. Trách nhiệm của các đơn vị KBNN
- Ngoài việc các đơn vị tham gia TABMIS trực tiếp truy vấn và khai thác báo cáo, theo yêu cầu quản lý, các đơn vị KBNN phải gửi các báo cáo tài chính có đầy đủ yếu tố pháp lý cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
- Các loại báo cáo tài chính được in trên giấy trước khi in gửi các đơn vị có liên quan (theo quy định) phải được đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về số liệu, tính chất, nội dung kinh tế. Khi gửi báo cáo giấy, trên báo cáo giấy phải có đầy đủ các yếu tố pháp lý gồm: Dấu của đơn vị, chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc KBNN.
- Báo cáo dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử trên chương trình TABMIS phải được xử lý kỹ thuật tin học, đảm bảo xác định được trách nhiệm của người lập, nộp báo cáo và đảm bảo chỉ có người nhận theo quy định mới có thể xem, in báo cáo.
Trường hợp các đơn vị kế toán bị chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
- Giám đốc và Kế toán trưởng KBNN chịu trách nhiệm về sự chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc tổng hợp báo cáo và nộp báo cáo tài chính (báo cáo giấy), đồng thời đảm bảo bí mật về số liệu, tài liệu theo các quy định hiện hành về lưu trữ, công bố và cung cấp thông tin.