- Cấp quản lý đề tài: cấp trọng điểm nhà nước; cấp bộ, tổng cục; cấp tỉnh, thành phố; cấp cơ sở
- Cơ quan chủ trì đề tài: các cơ sở nghiên cứu; trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; bệnh viện, trạm y tế, nhà an dưỡng; cơ sở sản xuất; cơ sở điều tra cơ bản và các cơ quan nhà nước khác;
- Nguồn kinh phí thực hiện đề tài: kinh phí sự nghiệp do Nhà nước cấp; kinh phí từ Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất; kinh phí do ký kết hợp đồng nghiên cứu; kinh phí vay của ngân hàng.
+ Hồ sơ đăng ký đề tài bao gồm:
- Phiếu đăng ký đề tài nghiên cứu KHKT;
- Thuyết minh kế hoạch tiến hành đề tài (đề cương nghiên cứu theo mẫu quy định của Ủy ban KHKTNN . Mỗi bản dùng riêng cho một đề tài.
+ Cơ quan có trách nhiệm đăng ký đề tài với Ủy ban KHKTNN là:
- Bộ, ngành hoặc cơ quan chủ trì đề tài (đối với đề tài trọng điểm nhà nước);
- Bộ, ngành chủ quản (đối với đề tài cấp bộ);
- Tỉnh, thành phố (đối với đề tài cấp tỉnh, thành phố);
- Cơ sở chủ trì đề tài (đối với đề tài cấp cơ sở).
+ Ủy ban KHKTNN có trách nhiệm phân loại và ghi ký hiệu riêng cho từng đề tài gọi là số đăng ký đề tài và phải thông báo số đăng ký đề tài này cho cơ quan quản lý đề tài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký;
+ Trường hợp có hiện tượng trùng lặp về toàn bộ một đề tài, Ủy ban KHKTNN sẽ không cấp số đăng ký, nhưng phải thông báo trong thời hạn 30 ngày cho cơ quan quản lý đề tài biết và nêu rò lý do không cấp số đăng ký;
+ Chỉ sau khi nhận được số đăng ký đề tài do Ủy ban KHKTNN cấp, các cơ quan tài chính ở các ngành, các cấp mới cấp kinh phí cho nghiên cứu đề tài.
Thời gian này, mặc dù số lượng đề tài thực hiện hàng năm chưa nhiều, nhưng số lượng đề tài đăng ký theo Quyết định số 271-QĐ cũng không lớn và hầu hết là từ các Bộ, ngành. Số lượng địa phương thực hiện việc đăng ký đề tài rất hạn chế. Có thể có những nguyên nhân chủ yếu như sau:
o Thứ nhất, việc tập trung hóa công tác đăng ký đề tài và báo cáo KQNC trong cơ chế quản lý KT-XH nói chung và hoạt động NC&PT nói riêng lúc bấy giờ là khó thực hiện, đặc biệt là đối với khu vực địa phương.
o Thứ hai, nhiệm vụ đăng ký đề tài và báo cáo KQNC theo cơ chế tập trung là rất nặng nề. Tuy nhiên, nhiệm vụ này lại chỉ được coi là công việc kiêm nhiệm của một đơn vị chức năng của Ủy ban KHKT Nhà nước (Vụ Kế hoạch-Tổng hợp).
o Thứ ba, các tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài chưa nhận thức được trách nhiệm cũng như ý nghĩa, tác dụng của việc đăng ký đề tài và báo cáo KQNC.
Năm 1990, khi nhiệm vụ đăng ký đề tài và báo cáo KQNC được chuyển từ Vụ Kế hoạch-Tổng hợp, Ủy ban KHKT Nhà nước, sang cho Trung tâm Thông tin - Tư liệu KH&CN Quốc gia nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, việc đăng ký đề tài và báo cáo KQNC đã được tăng cường đáng kể. Cụ thể:
- Đã có một bộ phận chuyên trách công tác đăng ký đề tài và báo cáo KQNC (Phòng Thông tin Nghiên cứu-Triển khai thuộc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia). Số lượng cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ này là 4 người;
- Đã xây dựng được CSDL thư mục về đề tài với tên gọi CSDL DETAI (bên cạnh việc lưu giữ các Bản thuyết minh đề tài dưới dạng giấy). Tính đến cuối năm 2000, CSDL DETAI đã có khoảng trên 5.000 biểu ghi, cung cấp thông tin thư mục về tất cả các đề tài đã đăng ký. CSDL DETAI ngừng cập nhật sau khi Luật KH&CN có hiệu lực vào tháng 1 năm 2001 (do Luật không quy định việc đăng ký đề tài).
- Việc phổ biến thông tin về đề tài đã đăng ký được đẩy mạnh hơn trước. Cục thực hiện công bố thông tin theo 2 phương thức:
+ Công bố thông tin thư mục về đề tài đang tiến hành trên "Tạp chí tóm tắt tài liệu Việt Nam" do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xuất bản, định kỳ 4 số/năm;
+ Đưa CSDL DETAI phục vụ khai thác rộng rãi trên Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA) của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
Tuy nhiên khi CSDL DETAI ngừng cập nhật, thông tin về đề tài cũng tạm dừng vào năm 2001 khi Luật KH&CN có hiệu lực
2.1.2. Quản lý thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu
Việc nộp báo cáo KQNC được thực hiện như sau:
+ Sau 15 ngày kể từ khi KQNC được cấp quản lý đề tài tổ chức đánh giá hoặc nghiệm thu nghiệm thu theo đúng quy định và thủ tục của Nhà nước, cơ quan quản lý đề tài hoặc Hội đồng nghiệm thu (trường hợp đề tài tiến hành theo hợp đồng) sẽ nộp cho Uỷ ban KHKTNN các văn bản sau:
- Phiếu đăng ký kết quả nghiên cứu KHKT;
- Báo cáo tổng kết toàn diện về KQNC đã được đánh giá chính thức (có kèm theo các tài liệu, biểu mẫu, bản vẽ…)
+ Việc hoàn thành một công trình nghiên cứu được Nhà nước chính thức ghi nhận (Nhà nước chính thức xác nhận quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu) kể từ ngày Uỷ ban KHKTNN nhận được hai văn bản quy định nói trên.
Thông tin của các tài liệu liên quan đến đăng ký đề tài và nộp báo cáo KQNC đảm bảo những thông tin như sau:
+ Những số liệu trong Phiếu đăng ký đề tài, đề cương nghiên cứu, Phiếu đăng ký KQNC và trong báo cáo tổng kết toàn diện về công trình nghiên cứu rất cần thiết cho công tác quản lý KHKT của Nhà nước. Các văn bản này tạo thành kho tài liẹu gốc, dựa vào đó Uỷ ban KHKTNN trả lời theo yêu cầu của các cấp quản lý đề tài, các cơ quan quản lý KHKT và quản lý kinh tế các ngành, các cấp, các cơ quan nghiên cứu KHKT về tình hình nghiên cứu KHKT trong nước;
+ Uỷ ban KHKTNN thực hiện việc cung cấp cho các cơ quan quản lý công tác KHKT và quản lý kinh tế các ngành, các cấp những tin tức về các công trình nghiên cứu KHKT có nộp báo cáo KQNC và những công trình đã và đang nghiên cứu có đăng ký ở Uỷ ban KHKTNN nếu những cơ quan này có yêu cầu.
Trước khi nhiệm vụ đăng ký KQNC được chuyển từ vụ Kế hoạch-Tổng hợp, Ủy ban KHKT Nhà nước, sang Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, hoạt động quản lý báo cáo KQNC bao gồm 2 nhiệm vụ chủ yếu là:
- Cấp Giấy chứng nhận giao nộp báo cáo KQNC cho tổ chức, cá nhân chủ trì;
- Lưu giữ báo cáo KQNC.
Từ năm 1990, khi nhiệm vụ này được chuyển sang Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, cùng với việc cấp Giấy chứng nhận và lưu giữ báo cáo
KQNC, hoạt động quản lý báo cáo KQNC còn triển khai thêm một số nội dung khác gồm:
- Xây dựng và cập nhật CSDL thư mục báo cáo KQNC (đặt tên là CSDL KQNC);
- Xuất bản ấn phẩm thông tin thư mục về báo cáo KQNC đã đăng ký; Cung cấp thông tin thư mục báo cáo KQNC trên Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA);
- Số hóa báo cáo KQNC để lưu giữ tin cậy, lâu dài và thuận tiện cho trao đổi, cung cấp thông tin về báo cáo KQNC.
Đặc điểm của hoạt động quản lý báo cáo KQNC giai đoạn này là cơ chế tập trung trong đăng ký, lưu giữ và phổ biến báo cáo KQNC. Cả nước chỉ có Cục Thông tin KH&CN Quốc gia gia là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng đăng ký và lưu giữ báo cáo KQNC của đề tài các cấp (nhà nước, bộ, tỉnh, thành phố, cơ sở) do Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Bảng 6 tổng hợp số liệu thống kê về tình hình đăng ký báo cáo KQNC tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
Bảng 6: Tình hình đăng ký báo cáo KQNC tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Số BC KQNC đăng ký | Số đăng ký trung bình năm | Cấp Nhà nước | Cấp Bộ | Cấp tỉnh, thành phố | Cấp cơ sở | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1982- 1990* | 673 | 84 | 568 | 84,4 | 87 | 13,0 | 8 | 1,2 | 10 | 1,4 |
1991- 1995 | 1.433 | 287 | 541 | 37,7 | 775 | 54,1 | 13 | 0,9 | 104 | 7,3 |
1996- 2000 | 1.356 | 171 | 409 | 30,2 | 743 | 54,8 | 68 | 5,0 | 136 | 10,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Thông Tin Về Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu
- Một Số Csdl Tích Hợp Vào "tóm Tắt Dự Án Nc&pt Liên Bang"
- Một Số Nước Và Vùng Lãnh Thổ Khác Cộng Hoà Séc
- Tình Hình Đăng Ký Báo Cáo Kqnc Tại Cục Thông Tin Kh&cn Quốc Gia Của Các Đề Tài, Dự Án Được Thực Hiện Giai Đoạn 2001-2005.
- Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 8
- Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Ghi chú: * Giai đoạn này do Vụ Kế hoạch -Tổng hợp, Uỷ ban KHKT Nhà nước, đăng ký
Các báo cáo KQNC hiện lưu giữ tại Kho báo cáo KQNC của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
Đối tượng khai thác báo cáo KQNC chủ yếu là:
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy;
- Cán bộ quản lý;
- Học viên sau đại học.
Bình quân số lượt người khai thác báo cáo KQNC: 300 lượt người/năm.
2.2. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu sau khi có Luật Khoa học và Công nghệ
Luật Khoa học và công nghệ được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/6/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001.
Luật Khoa học và công nghệ chỉ quy định việc đăng ký, hiến, tặng, lưu giữ, sử dụng và thông tin về KQNC, không quy định việc đăng ký đề tài nghiên cứu.
2.2.1. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài
Sau khi Luật KH&CN có hiệu lực, hoạt động thu thập, lưu giữ nguồn thông tin về đề tài nằm ngoài phạm vi quyền hạn của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Mặt khác, do kinh phí và nhân lực eo hẹp nên mặc dù đã nhận thức và đánh giá cao vai trò quan trọng của nguồn thông tin này, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cũng chưa đủ điều kiện để tổ chức thu thập nguồn thông tin này theo phương thức mua như các dạng tài liệu khác.
Tuy nhiên, trước nhu cầu thông tin phục vụ công tác QLNN về hoạt động NC&PT, đặc biệt là việc xét trùng lặp đề tài trong NC&PT, và nhu cầu thông tin của các nhà nghiên cứu, từ năm 2006, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã cố gắng bố trí kinh phí và nhân lực thực hiện việc thu thập và phổ biến thông tin về đề tài. Trung bình mỗi năm, Cục thu thập thông tin về khoảng 1.200 đề tài đang được thực hiện trong phạm vi các bộ, ngành Trung ương, cập nhật vào CSDL DETAI, công bố trên mạng VISTA và xuất bản ấn phẩm thông tin tóm tắt "Các nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành" (On-going Projects), định kỳ 2 số/năm.
Mặc dù đây là sự cố gắng lớn của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, nhưng công việc này vẫn chỉ bao quát được một lượng không lớn đề tài, dự án
được triển khai hàng năm tại các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2.2. Hiện trạng quản lý thông tin về Báo cáo kết quả nghiên cứu
Theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hiện trạng công tác quản lý thông tin về Báo cáo kết quả nghiên cứu được thực hiện như sau:
- Nhiệm vụ KH&CN phải đăng ký kết quả: các chương trình, đề tài, đề án, dự án, các nhiệm vụ điều tra cơ bản, các dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở, sử dụng một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách nhà nước phải đăng ký, giao nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải đăng ký: gồm các tư liệu phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, gồm: báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo nhánh, phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát; phiếu mô tả quy trình công nghệ và giải pháp kỹ thuật; bản đồ; bản vẽ; ảnh; băng hình, đĩa hình. (Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ "Báo cáo KQNC" để chỉ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải đăng ký).
- Trách nhiệm đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN: tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có trách nhiệm thực hiện đăng ký.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (sau đây gọi là cơ quan đăng ký): gồm