Với hơn 40 năm tồn tại, VNTIC đã có hơn 7 triệu báo cáo KQNC, luận án tiến sỹ và phó tiến sỹ, ....Trên cơ sở những báo cáo và luận án được giao nộp theo luật định, VNTIC tạo lập CSDL về tài liệu xám và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông tin, gồm:
- Tạp chí tóm tắt, với 28 loại (series);
- Dịch vụ phổ biến chọn lọc thông tin (SDI) trên dạng điện tử, theo các lĩnh vực chuyên đề;
- Các CSDL trực tuyến và không trực tuyến;
- Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc;
- Dịch vụ biên dịch các tóm tắt và báo cáo KQNC, luận án sang tiếng Anh;
- Ấn phẩm thông tin bằng tiếng Anh (10 loại);
- Danh bạ các cơ quan NC&PT (tiếng Anh);
- Các loại CD-ROM
- Bản tin về các đề tài NC&PT mới;
Mức độ cập nhật của dữ liệu vào CSDL của VNTIC là khá cao. Thí dụ trong năm 1997, gần 5.000 báo cáo và 15.000 luận án được cập nhật vào hệ thống.
VNTIC xây dựng những CSDL sau:
- CSDL về báo cáo KQNC của các đề tài nghiên cứu thực hiện tại Nga (trước năm 1991 là thực hiện tại Liên Xô): trên 1,4 triệu biểu ghi. Cập nhật hàng tháng;
- CSDL luận án tiến sỹ và phó tiến sỹ bảo vệ tại Nga (trước 1991, là bảo vệ tại Liên Xô): trên 500.000 biểu ghi; Cập nhật hàng tháng;
- CSDL về các cơ quan NC&PT ở Nga: trên 6.000 biểu ghi. Cập nhật hàng năm.
- CSDL về những đề tài đang tiến hành (hồi cố 24 năm): trên 1,1 triệu biểu ghi;
- CSDL về người có học vị tiến sỹ tại Nga (Doctorate holders of Russia): trên
14.000 biểu ghi. Cập nhật hàng năm.
- CSDL tiếng Anh "Research and development in Russia" (RDIR ): trên 30.000 biểu ghi giai đoạn 1986-1997 về báo cáo KQNC thuộc 10 lĩnh vực (dịch từ tiếng Nga).
VNTIC cung cấp dịch vụ có thu phí truy cập đến CSDL trực tuyến về báo cáo KQNC và luận án. Giao diện tìm tin được trình bày trong hình 3 (Phụ lục)
1.3.3. Nhật bản
Hệ thống thông tin NC&PT "ReaD" của JST
Nhật Bản là nước có nền KH&CN rất phát triển. Nhật Bản thành lập Cục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (viết tắt là JST - Japan Science and Technology Agency) - một tổ chức có vai trò quan trọng trong thu thập, lưu trữ, xử lý, phổ biến thông tin KH&CN của Nhật Bản. JST là một trong 3 tổ chức tham gia hình thành Mạng thông tin KH&CN Quốc tế STN (Scientific and Technical Network International). JST xây dựng một hệ thống thông tin NC&PT gọi tắt ReaD (Research and Development Information System), để quản lý, phổ biến thông tin về các chương trình, dự án, đề tài và các báo cáo KQNC [JST, 2009]. Hệ thống ReaD được bắt đầu triển khai từ tháng 8/1998 để thu thập và cung cấp thông tin về các viện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu, các chương trình nghiên cứu và các nguồn lực nghiên cứu của các trường đại học và viện nghiên cứu công của Nhật Bản nhằm mục tiêu đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ-trường đại học-công nghiệp, tăng cường sử dụng các KQNC cũng như thông tin về các hoạt động NC&PT.
Từ năm 2002, hệ thống ReaD đã đảm nhận trách nhiệm điều tra hoạt động NC&PT của các trường đại học (Survey for Creating a Database of Research Activities in Universities, etc.) và điều tra hoạt động nghiên cứu hàn lâm (Survey on Academic Research Activities). Trước đây những cuộc điều tra này do Viện
Tin học Quốc gia NII (National Institute of Informatics) của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, KH&CN (Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (MEXT)) thực hiện.
Từ tháng 1/2007, Hệ thống ReaD được đổi mới nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của các nhà nghiên cứu và người dùng tin, hướng đến tăng cường sự thuận tiện trong đăng ký thông tin, nâng cao các tính năng tìm kiếm, cung cấp thông tin. Hệ thống được tăng cường thêm tính năng liên kết đến thông tin KH&CN đăng trên các nguồn công bố, tính năng phản hồi thông tin số lần truy cập cho nhà khoa học, tính năng chuyển thư yêu cầu đến nhà khoa học.
Hệ thống ReaD có 4 CSDL sau:
- CSDL các viện nghiên cứu;
- CSDL cán bộ nghiên cứu;
- CSDL đề tài/đề án nghiên cứu;
- CSDL nguồn lực nghiên cứu.
Mọi người đều có thể tiếp cận đến các thông tin trong các CSDL nói trên. Theo thống kê năm 2007, số lần truy cập thông tin trên website tiếng Anh của ReaD là khoảng 916.000 lượt. Việc cung cấp thông tin của nhà nghiên cứu gắn liền với KQNC và các chủ đề của họ đã giúp cho việc tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước, trường đại học và doanh nghiệp, tăng cường trao đổi chuyên gia cũng như tiến hành các nghiên cứu chung. Hình 4 và 5 giới thiệu giao diện tìm kiếm cơ bản và nâng cao của hệ thống ReaD.
Bảng 5 cho thấy quy mô của các CSDL trong hệ thống ReaD.
Bảng 5. Loại dữ liệu và quy mô của các CSDL trong ReaD
Thông tin cơ bản | Quy mô | |
Viện nghiên cứu | Tên viện, địa chỉ, lịch sử phát triển, lĩnh vực nghiên cứu, các họat động chính, v.v. | khoảng 2.200 viện |
Cán bộ nghiên cứu | Tên, cơ quan, chức danh, lĩnh vực nghiên cứu, KQNC, v.v.. | khoảng 200.000 cán bộ nghiên cứu |
CSDL đề tài nghiên cứu | Tên đề tài, chủ trì đề tài, mô tả đề tài, lĩnh vực nghiên cứu, KQNC, v.v. | Khoảng 58.000 đề tài |
Nguồn lực nghiên cứu (*) | Tên, địa chỉ liên lạc, mô tả nguồn lực, môi trường sử dụng, v.v.. | Khoảng 3.500 loại |
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 2
- Vai Trò Của Thông Tin Về Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu
- Một Số Csdl Tích Hợp Vào "tóm Tắt Dự Án Nc&pt Liên Bang"
- Quản Lý Thông Tin Về Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu
- Tình Hình Đăng Ký Báo Cáo Kqnc Tại Cục Thông Tin Kh&cn Quốc Gia Của Các Đề Tài, Dự Án Được Thực Hiện Giai Đoạn 2001-2005.
- Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
(*) “Nguồn lực nghiên cứu” có thể là nguồn lực nhìn/sờ thấy được hoặc không nhìn thấy (không hiển lộ), được tổ chức nghiên cứu sở hữu, có thể hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động nghiên cứu, có thể cho các nhà nghiên cứu ngoài tổ chức sử dụng.
Hệ thống ReaD cập nhật thông tin thông qua điều tra. Có hai cách cập nhật thông tin:
- Cập nhật trực tuyến (Online update): đơn vị, người cập nhật thông tin được cấp tên truy cập và mật khẩu. Cán bộ nghiên cứu có thể tự cập nhật thông tin về bản
thân; người quản lý cơ quan nghiên cứu có thể cập nhật thông tin về viện, các đề tài và thông tin nguồn lực nghiên cứu.
- Trao đổi thông tin: Phương pháp này bao gồm việc xuất dữ liệu cần thiết từ các CSDL của các viện theo biểu mẫu; thống tin được cập nhật theo lô. Nhiều viện nghiên cứu của Nhật Bản đã áp dụng phương pháp trao đổi thông tin theo lô nói trên.
CSDL NC&PT của Viện Tin học Quốc gia
Viện Tin học Quốc gia (NII), được nhà nước cấp kinh phí để xây dựng CSDL về các đề tài được tài trợ (Grant-in-Aid Scientific Research) [National Institute of Informatics 2009]. CSDL này chứa thông tin về các đề tài được Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, KH&CN (MEXT) cấp kinh phí. Để người nước ngoài không biết tiếng Nhật có thể khai thác thông tin NII phối hợp với Hội Nhật Bản về quảng bá khoa học (Japan Society for the Promotion of Science - JSPS) xây dựng phiên bản CSDL đề tài nghiên cứu được tài trợ KAKEN (Grant- in-Aid Scientific Research) có thể tra cứu bằng tiếng Anh. Đây là một phần của dự án Cổng Thông tin KH&CN của NII (GeNii, the National Institute of Informatics academic content portal). Hình 6 và 7 (Phụ lục) giới thiệu giao diện tìm cơ bản và nâng cao của KAKEN.
CSDL KAKEN chứa thông tin về các tài liệu đề tài được tài trợ và tóm tắt báo cáo nghiên cứu.
1.3.4. Một số nước và vùng lãnh thổ khác Cộng hoà Séc
Trên website về NC&PT của Cộng hoà Séc hệ thống thông tin NC&PT là
"hệ thống thông tin của cơ quan hành chính công về thu thập, xử lý, xuất bản và
sử dụng thông tin về các NC&PT được hỗ trợ bởi ngân sách nhà nước" [Research and Development Council, 2009]. Hệ thống này bao gồm những thành phần:
- Đăng ký về đề tài (R&D Projects);
- Đăng ký về ý định nghiên cứu (Reseach intentions);
- Đăng ký thông tin về KQNC (R&D Results);
- Đăng ký về đơn vị tham dự thực hiện đề tài (R&D Tenders).
Malaixia
Trung tâm thông tin KH&CN Malaixia MASTIC thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaixia (MOSTI) đã xây dựng hệ thống gọi là MasticLink [MASTIC, 2009]. Hệ thống MasticLink có các CSDL trực tuyến như CSDL KH&CN Quốc gia (National S&T Minimum DataSet (NMDS)), Thông tin quản lý KH&CN (S&T Management Information); CSDL về đẩy mạnh nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên.
Philipin
Viện Thông tin KH&CN Philipin (STII) thuộc Bộ KH&CN (DOST) phát triển và duy trì CSDL về NC&PT. CSDL này bao quát các đề tài/dự án được Bộ KH&CN cấp kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra CSDKL còn bao gồm cẩ thông tin về đề tài dự án của các viện NC&PT khác. Viện Thông tin KH&CN Philipin (STII) còn xây dựng CSDL về các nhà khoa học (Scientist database), bao gồm cả thông tin về các công trình nghiên cứu của họ; CSDL các cơ quan nghiên cứu (Institutions Database), chứa thông tin về các tổ chức KH&CN của Philipin (bao gồm cả thông tin về dịch vụ, thiết bị, ấn phẩm,....).
Inđônêxia
Tại Inđonêxia, một số CSDL về đề tài/dự án và báo cáo KQNC cũng đã được nghiên cứu xây dựng. Thí dụ CSDL về Các báo cáo của các chương trình nghiên cứu ưu tiên tích hợp về khoa học ứng dụng, CSDL LAPOR (về báo cáo nghiên cứu và điều tra thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng) do Trung tâm Thông tin - Tư liệu Khoa học, Viện Khoa học Inđônêxia xây dựng.
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu tại Việt Nam chịu sự tác động trực tiếp từ cơ sở pháp lý do Nhà nước quy định. Trên cơ sở đó, hiện trạng quản lý thông tin cũng thay đổi theo sự thay đổi của Luật và ngày càng càng hợp lý, chặt chẽ hơn, mang đến nhiều lợi ích thiết thực.
Luật Khoa học và Công nghệ ra đời là một dấu mốc quan trọng dẫn đến sự thay đổi toàn diện trong công tác quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu. Theo đó, có thể chia hiện trạng quản lý thành 2 giai đoạn lấy mốc là sự ra đời của Luật Khoa học và Công nghệ.
2.1. Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu trước khi có Luật Khoa học và Công nghệ
Trước khi có Luật khoa học và công nghệ, việc quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu thực hiện dựa trên Quyết định số 271-QĐ ngày 06/06/1980 và Thông tư số 648/THKH ngày 06/06/1980 của Ủy ban KHKT Nhà nước, Vụ Kế hoạch-Tổng hợp của Ủy ban KHKT Nhà nước.
2.1.1. Quản lý thông tin về đề tài
+Tất cả đề tài nghiên cứu KHKT thuộc kế hoạch nghiên cứu của các ngành, các cấp được đăng ký tại Ủy ban KHKTNN sau khi được cấp quản lý đề tài duyệt đề cương chính thức. Các đề tài đăng ký được phân chia theo các tiêu chí sau: