Sơ Đồ Chuỗi Quan Hệ Động Lực – Áp Lực – Trạng Thái – Đáp Ứng (Dpsir)

số liệu thu thập được, tôi xác định chuỗi quan hệ Động lực – Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng (DPSIR) theo sơ đồ dưới đây.



Động lực


Phát triển nói chung về mặt dân số.

Các động lực từ:

+ Nông nghiệp;

+Tập quán sinh hoạt – sản xuất.

+ Học vấn thấp

+ Cơ sở hạ tầng

+ Thông tin, ngôn ngữ

+ Dịch vụ

Áp lực

- Nghèo đói

- Thải các chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đất;

- Các tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu

Hiện trạng môi trường


- Lượng chất thải;

- Vệ sinh môi trường;

- Nhận thức;

Tác động

- Môi trường;

- Cảnh quan;

- Tài nguyên thiên nhiên;

- Con người :

Sức khoẻ

Thu nhập

Phúc lợi/chất lượng cuộc sống

Môi trường sống Nền kinh tế :

Các lĩnh vực kinh tế



Đáp ứng

Các hành động giảm thiểu

Các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu/tiêu chí môi trường nông thôn (Ví dụ : các chuẩn mực và tiêu chí để điều chỉnh áp lực)

Các chính sách ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)

Nhận thức về môi trường



Hình 3.11: Sơ đồ chuỗi quan hệ Động lực – Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng (DPSIR)


65


3.4.1. Động lực: Gia tăng dân số

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã San Thàng là 2,1% cao nhất thành phố Lai Châu (1,7%) và cao hơn tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam (2%, thời điểm năm 2013), nguy cơ gia tăng dân số tạo áp lực đối với môi trường và xã hội như sau:

- Tỷ lệ người ăn theo/độ tuổi lao động: Độ tuổi lao động của xã từ 14 – 65 tuổi, chiếm 58%, còn lại ở độ tuổi khác. Như vậy tỷ lệ người ăn theo chiếm tới 42% cũng là một áp lực đối với khai thác tài nguyên.

- Đói nghèo: Các cộng đồng dân cư, nhất là người đồng bào dân tộc có mức sống rất thấp so với thu nhập trung bình của xã, cũng như của thành phố. Sự đói nghèo kéo theo thiếu điều kiện cần thiết về VSMT, dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa,…và gia tăng khai thác tài nguyên rừng. Người dân tộc Mông, Dao có thói quen khai hoang nương rẫy, săn bắt chim rừng như chim Họa Mi, Kiểng, Ngũ Sắc,

…đem bán làm cảnh, hoặc làm thuốc, ngoài ra họ còn thường xuyên vào rừng khai thác củi đem bán, cứ mỗi một phiên trợ San Thàng mở có rất nhiều người dân gùi củi đem bán. Do đó sự đói nghèo gây cản trở tới bảo vệ môi trường và gìn giữ tài nguyên.

- Nước thải và rác thải: Như đã nêu ở phần hiện trạng, xã San Thàng nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào môi trường không qua xử lý chiếm 76,07%, nguồn tiếp nhận nước thải thường là các khu đất gần nhà, hoặc các hệ thống suối gần nhà. Rác thải cũng được thải trực tiếp ra môi trường mà chưa có hệ thống thu gom và xử lý tập trung, lượng rác thải phát sinh bình quân là 0,5 kg/người/ngày.

- Vai trò của cơ quan quản lý địa phương chưa cao trong việc cải thiện vấn đề xử lý rác thải, nước thải, vấn đề tuyền truyền nhận thức cho người dân.

3.4.2. Sản xuất nông nghiệp



Dư lượng

Xói mòn, phárừng

Đất

Nước

Xó mòn,suy giảm diện tích rừng

Ô nhiễm đất,suy giảm chất ượng đất

Suy giảm chất lượng đất, lũ quét


Chết VSV

Độc hại cho thủy sinh, Con người

Dư lượng

Phú dưỡng


Ảnh hưởng đến HST

Phân bón hóa học

Nông nghiệp

Thuốc BVTV


Canh tác, khai hoang

Ghi chú:


STATUS Trạng thái

IMPACT Tác động

DRIVER Động lực chi phối

PRESURE Áp

lực


Hình 3.12: Sơ đồ chuỗi quan hệ DPSIR Nông nghiệp xã San Thàng

Nông nghiệp gồm canh tác lúa nước, lúa nương, hoa màu, chăn nuôi là những hoạt động nông nghiệp phổ biến của xã San Thàng, diện tích canh tác là 1272,29 ha, trong số này một số diện tích đã bỏ hoang do chất lượng đất suy giảm không mang lại năng suất cho bà con, nông nghiệp đem lại 70% thu nhập cho bà con.

Áp lực và các tác do nông nghiệp là một chuỗi quan hệ phức tạp được thể hiện ở hình 3.13.



Thiếu sự thống nhất giữa các nhóm người

Khó thực hiện công việc cộng đồng

Tập quán lạc hậu

3.4.3. Tập quán sinh hoạt, sản xuất



Vệ sinh môi trường

Sức khỏe con người

Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Tập quán sinh hoạt khác nhau

Ghi chú:


STATUS Trạng thái

IMPACT Tác động

DRIVER Động lực chi phối

PRESURE Áp

lực


Hình 3.13: Sơ đồ chuỗi quan hệ DPSIR tập quán sinh hoạt sản xuất

Xã có 05 đồng bào dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc mang những nét văn hóa, tập quán sinh hoạt, sản xuất riêng, có nhiều tập quán sinh hoạt sản xuất tác động xấu đến vệ sinh môi trường như người H’Mông có tục ma chay kéo dài, …dân tộc Dao, H’Mông có tập quán canh tác nương rây, khai hoang, người Thái có thói quen nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn…Mỗi một dân tộc đều cố gắng dữ thói quen sinh hoạt của minh do vậy thiếu sự thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề chung. Áp lực và các tác do tập quán sinh hoạt, sản xuất được thể hiện ở Hình 3.14. Trong xu thế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một gia tăng, áp lực lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng gia tăng.

Ngoài ra trình độ học vấn, cơ sở hạ tầng thông tin, ngôn ngữ và dịch vụ cũng là những động lực gây ra những áp lực đối với môi trường xã San Thàng, trình độ

học vấn thấp, cơ sở hạ tầng thông tin chưa đầy đủ, là xã có nhiều thành phần dân tộc có nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau cộng với thiếu những dịch vụ phát triển đã gây cản trở cho việc tiếp nhận và trao đổi thông tin giữa người dân và cơ quan quản lý địa phương hoặc giữa người dân với nhau.

3.5. Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện tiêu chí môi trường

trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới

3.5.1. Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của xã San Thàng

Xã San Thàng bắt đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2010, cho đến nay xã đã đạt được những thành quả nhất định (đạt được 15/19 tiêu chí) xong vẫn còn 4 tiêu chí đang trong quá trình thực hiện. Tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất.

Bảng 3.4: Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới


TT


Tiêu chí


Kết quả thực hiện (%)

Chỉ tiêu năm 2014

Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2010 - 2015


Chỉ tiêu (%)

Đánh giá (Đạt/ Khôn g đạt)


Chỉ tiêu (%)

Ước lượng (Đạt/ Không đạt)


1


Tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh/nước sạch


5,6

56% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh.


Khôn g đạt

80 số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; 40

% số hộ sử

dụng nước sạch


Không đạt


2

Cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn lại tuy có vi

phạm nhưng đang khắc phục)


0


82


Khôn g đạt


90


Không đạt


3

Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm

suy giảm môi trường


10


75


Khôn g đạt


100


Đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 10


4

Nghĩa trang có quy hoạch và

quản lý theo quy hoạch

100

100

Đạt

100

Đạt

5

Chất thải, nước thải được thu

gom và xử lý theo qui định

5.8

75

Khôn g đạt

100

Không đạt


Qua Bảng 3.18 cho thấy, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2014, xã San Thàng mới thực hiện được 01 chỉ tiêu (nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch) trong 05 chỉ tiêu về môi trường. Theo kết quả phỏng vấn về ước lượng đạt được các chỉ tiêu còn lại của tiêu chí môi trường thì 100% số cơ quan được hỏi đều có ý kiến là không đạt.


3.5.2. Khó khăn, thách thức

- Xã San Thàng có địa hình đồi núi, chia cắt, dân cư phân bố không tập trung theo hộ, theo bản do vậy khó thực hiện xây dựng các công trình thu gom, tiêu thoát nước thải đạt yêu cầu;

- Là xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đa văn hóa, nhiều tập quán sinh hoạt, sản xuất do vậy khó có sự nhất quán về tư tưởng và hành động.

- Trình độ nhận thức về vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế.

- Thiếu nguồn nhân lực quản lý cấp xã về môi trường.

- Chưa lồng ghép các mô hình phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường;

- Cơ quản lý cấp xã chưa quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh môi trường;

- Thiếu nguồn ngân sách trong xây dựng nông thôn mới.

3.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng

3.6.1. Cấp nước

* Mục tiêu: Đảm bảo cấp nước sạch cho 20% số hộ của xã San Thàng và cấp nước HVS cho 60% số hộ của xã, 20% còn lại tận dụng các mó nước sạch quanh các bản (20% nằm ở các bản: Lùng Than, Xéo Xin Chải, Lò Suối Tủng) do ở các bản này có sẵn các mó nước rồi rào.

* Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước

- Tiêu chuẩn dùng nước: Nước cấp phải là nước sạch HVS theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt, và đảm bảo lượng sử dụng theo định mức như sau:

+ Đến năm 2015 là 80 lít/người/ngày đêm;

+ Đến năm 2020 là 100 lít/người/ngày đêm.

* Phương án cấp nước

- Phương án 1:

+ Nguồn nước sạch lấy từ nguồn nước đang cấp cho thành phố Lai Châu (mó nước Tả Lèng);

+ Đầu tư hạ tầng cấp nước cho xã San Thàng;

+ Thỏa thuận giá cấp nước với bà con trong xã;

+ Hỗ trợ

- Phương án 2:

+ Xây dụng trạm cấp nước cho xã;

+ Nguồn nước lấy từ các mó nước trong xã.

- Phương án 3: Đối với 20% chưa có điều kiện để cấp nước

+ Tận dụng các mó nước sạch quanh các bản Lùng Than, Xéo Xin Chải, Lò Suối Tủng;

+ Hỗ trợ kinh phí xây dựng các bể lọc nước gia đình để có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.

3.6.2. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường a/ Thoát nước

* Mục tiêu:

Đảm bảo VSMT nông thôn theo hướng xanh, sạch đẹp đáp ứng nhu cầu vệ sinh môi trường

* Các chỉ tiêu chính

- Tỷ lệ thu gom nước thải đến năm 2015 là 50% của và đến năm 2020 là 80%.

- Các giải pháp thoát nước thải:

- Đối với các hộ ở trung tâm xã thuộc các bản: Trung Tâm, Bản Mới

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí