Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 12

- Nâng cao năng lực chỉ đạo của cán bộ trong ban chỉ đạo về chuyên môn;

- Hỗ trợ cơ chế để xã hội hóa công tác xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Trưởng bản: Đối với người đồng bào dân tộc, vai trò của trưởng bản là quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước. Do đó phải nâng cao nhận thức, năng lực của trưởng bản để triển khai tốt công tác xây dựng nông thôn mới.

3.6.4. Tuyên truyền vận động người dân

- Xây dựng các trương trình tuyền truyền đảm bảo dễ hiểu, tính hiệu quả cao để tuyền truyền nâng cao nhận thức của bà con trong việc bảo vệ môi trường;

- Thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều kênh thông tin khác nhau như trên đài phát thanh của xã, trong các buổi sinh hoạt công đồng, các việc làm thiết thực như vệ sinh môi trường nơi cơ trú,…

- Vận động người dân bỏ các thói quen sinh hoạt, phong tục tập quan lạc hậu.

3.6.5. Xây dựng quy ước bảo vệ môi trường phù với phong tục tập quán

* Nguyên tắc xây dựng quy ước

- Phù hợp với phong tục, tập quán của người dân;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Dễ thực hiện, không tốn kém và đem lại hiệu quả cao;

- Có thể xây dựng quy ước bảo vệ môi trường cho từng bản, hay cho một nhóm đồng bào dân tộc.

Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 12

- Quy ước mang tính chất ràng buộc và phải có quy chế xử lý sai phạm rõ ràng.

* Tổ chức thực hiện

- UBND xã xây dựng quy ước bảo vệ môi trường cho toàn xã hoặc cho từng bản;

- Lấy ý kiến của người dân đối với quy ước.

- Lấy ý kiến từ cơ quan quản lý cấp cao hơn;

- Tổng hợp ý kiến;

- Tổ chức triển khai nội dung quy ước, hương ước một lần nữa lấy xác nhận của các chủ hộ gia đình trong xã;

- Vận động người dân đăng ký quy ước;

- Thông cáo rộng rãi và tổ chức thực hiện theo quy ước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xã San Thàng, thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu là một trong 12 xã thực hiện chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu.

Các vấn đề liên quan đến môi trường và vệ sinh môi trường của xã San Thàng là:

+ Địa hình xã San Thàng là địa hình đồi núi cao và bị chia cắt bởi núi và các hệ thống suối đan xen;

+ Nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nguồn nước mó từ các khe núi (chiếm 43,33 %), số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh còn rất ít. Nước mó được sử dụng qua hệ thống lọc là rất ít (chiếm 6,06 %), chất lượng nước mó không đảm bảo theo Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước sinh hoạt.

+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải còn đơn giản và hầu hết không có hệ thống thu gom, xử lý, số lượng hộ thải trực tiếp ra môi trường chiếm 76,07%.

+ Lượng rác sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ dân chiếm 54,81% số hộ được phỏng vấn, lượng rác thải được đổ tùy nơi và không có biện pháp xử lý chiếm 77,27%.

+ Chăn nuôi còn mang tính chất truyền thống, thiếu công trình xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi. Đa số các hộ dân được phỏng vấn có truồng trại chăn nuôi gần với khu nhà ở.

+ Tỷ lệ hộ gia đình không có nhà vệ sinh còn cao chiếm 23,94% , tỷ lệ này tập chung chủ yếu ở các bản đồng bào dân tộc người H’Mông, người Dao.

+ Đa số các hộ gia đình đều có diện tích canh tác là đất dốc nhưng lại thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác đất dốc, chủ yếu là canh tác dựa trên kinh nghiệm.

+ Công tác tuyên truyền giáo dục về vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng. Hiểu biết về vệ sinh môi trường của đa số người dân trong xã còn rất hạn chế, đặc biết là người dân tộc.

+ Tập quán sinh hoạt, sản xuất mang nhiều yếu tố truyền thống, nhiều tập quán không phù hợp và có nguy cơ gây mất vệ sinh môi trường hoặc gây cản trở cho sự phát triển chung của cộng đồng.

+ Các động lực gây ra cho môi trường xã San Thàng là gia tăng dân số, sản xuất nông nghiệp, tập quán sinh hoạt, sản xuất, hạ tầng, thông tin, ngôn ngữ, dịch vụ.

2. Kiến nghị

- Hỗ trợ cơ chế chính sách phù hợp, thu hút đầu tư các công trình bảo vệ môi trường tại xã, các công trình cấp nước.

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho bà con trong xã, vận động người dân tham gia tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường nơi cư trú.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư các công trình cấp nước, vệ sinh môi trường thông qua các chương trình, dự án nhằm tạo các mô hình điểm thu hút sự quan tâm của người dân;

- Xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ môi trường phù với phong tục tập quán của đại đa số người dân và vận động người dân tham gia;

- Phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo của ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, phối hợp với các tổ chức, cơ quan cấp trên và người dân từng bước thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Bình (2006), “Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn”, Quy hoạch phát triển nông thôn, 194(1), Tr.31-32;

2. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường (2005), Luật số 52/2005/QH11, Tr. 2, Tr3.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giai đoạn 2002 -2007 các định hương, giải pháp tăng cường trong những năm tới” Tạp chí bảo vệ môi trường, (số 111);

4. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, 2005, Giáo trình phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr.15 – 20;

5. Ban bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/8/2009 về hướng dẫn xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường theo DPSIR;

7. Lê Thạc Cán, Nguyễn Thượng Hùng, Phạm Bình Quyền, Lâm Minh Triết, Đặng Trung Nhuận, tuyển tập báo cáo khoa học về “ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, Hà Nội, 1995. “Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường Thế giới và các cố gắng tới phát triển bền vững”, Lê Thạc Cán. Chương trình KT 02.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011, Tr 41 – 54.

9. Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến, (2003), Hỏi đáp về Tài Nguyên và Môi Trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. UBND tỉnh Lai Châu Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu năm 2013, định hướng 2015 – 2020.

11. Bộ NN&PTNT, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình NTM ở Việt Nam, , 2013.

12. Ban Chỉ đạo NTM tỉnh Lai Châu, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình NTM ở Lai Châu, , 2013.

13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu (2010), Dự án điều tra chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu (2010, 2012, 2013), Báo cáo hiện trạng môi trường;

PHỤ LỤC


Phụ lục 1: DỰ BÁO DÂN SỐ XÃ SAN THÀNG NĂM 2015, 2020

Hiện tại, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã San Thàng là 2,1%/năm. Tỷ lệ tăng dân số số cơ học sẽ tăng từ 0,1% - 0,2 % do lượng người nhập cư và di cư đến xã. Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, đến năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên sẽ giảm xuống còn 2%, đến năm 2020 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,7% và giữ tăng dân số cơ học từ 0,1 % - 0,2%.

Tính toán dân số phát triển các năm theo công thức (theo nguồn WHO)

Nt = N0 (1+ α)t,

Trong đó: - Nt: dân số năm quy hoạch (2015, 2020);

- N0: dân số hiện trạng 2013 của xã;

- α: tỉ lệ tăng tự nhiên và cơ học hàng năm (tăng tự nhiên 2%, cơ học 0,1%); t: thời gian lũy kế từ 2013 -2015, t = 2 năm, từ năm 2013 đến năm 2020, thời gian lũy kế là t = 7 năm.

Dự báo dân số xã San Thàng năm 2015, 2020 là

- Năm 2015: Nt = 4081 x (1 + 2% + 0,1 %)2 = 4329 (người)

- Nam 2020: Nt = 4081 x (1 + 1,7 % + 0,1%)7 = 8854 (người)

Phụ lục 2: Mẫu phiếu phỏng vấn hộ gia đình

PHIẾU ĐIỀU TRA CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Phiếu điều tra số:..................

Địa bàn điều tra:...................

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Tên chủ hộ:................................................................................................

2. Địa chỉ: Bản....................................., xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

3. Dân tộc:............................; Tuổi:............(tuổi); Giới tính:......................

4. Trình độ văn hóa của chủ hộ:..................................................................

5. Tổng số nhân khẩu chính trong hộ:..........................................................

PHẦN II: NỘI DUNG PHỎNG VẤN


I. Tài nguyên nước

1. Hiện nay, nguồn nước Ông/bà đang sử dụng là?

Nước cấp; Nước giếng đào, khoan;

Nước mó; Nguồn khác.

2. Ông/bà sử dụng khoảng bao nhiêm m3/ngày?...................m3/ngày.

3. Lượng nước sử dụng có đủ cho sinh hoạt không?

Đủ; Khổng đủ.

4. Thời điểm thiếu nước: khoảng...........tháng. Vào khoảng tháng........ đến tháng.......hàng năm.

5. Nguồn cung cấp nước so với trước đây có khác không?

- Cách đây 2 năm: ........................................................;

- Cách đây 5 năm:.........................................................;

- Cách đây 10 năm:........................................................

6. Nước sử dụng vào mục đích gì?

Sinh hoạt; Chăn nuôi;

Sản xuất kinh doanh; Tất cả.

II. Tài nguyên đất

1. Diện tích đất canh tác của gia đình: .........ha, trong đó đất ruộng, nương..........................ha; đất khác:........ ha.

2. Hình thức canh tác?

Quảng canh; Thâm canh;

Du canh.

3. Đất canh tác của Ông/bà có bao nhiêu phần % là đất dốc?...........%

4. Gia đình có biện pháp cải tạo đất sau khi sử dụng không?

Có, biện pháp cải tại như thế nào:.......................................................................................................................

...........................................................................................................;

Không.

5. Gia đình có sử dụng phân bón trong nông nghiệp không? Có; Không.

6. Gia đình có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không? Không; Có.

7. Sản lượng cây trồng canh tác trên đất tăng hay giảm so với các năm về trước?

Tăng; Giảm, nguyên nhân.......

- Theo Ông/bà nguyên nhân giảm năng suất là do?

Chất lượng đất suy giảm; Thiếu nước;

Kỹ thuật canh tác; Thiên tai, dịch bệnh;

Khác: ..........................................................................................................

8. Có cơ quan chức năng nào đến hướng dẫn gia đình Ông/bà kỹ thuật canh tác không?

Có, tên cơ quan:...........................................................................................;

Không.

III. Các vấn đề vệ sinh - môi trường

III.1. Không khí - tiếng ồn

1. Theo Ông/bà môi trường không khí nơi Ông/bà sinh sống, làm việc có trong lành không?

Trong lành; Không trong lành.

2. Gia đình Ông/bà có thường xuyên đốt phế phẩm nông nghiệp hay không? Có Không

3. Tiếng ồn, độ rung tại khu vực đang sinh sống có ảnh hưởng như thế nào? Không ảnh hưởng; Ảnh hưởng nhẹ;

Ảnh hưởng nhẹ.

III.2. Nước

1. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt của gia đình có được lọc qua hệ thống lọc: Lọc bằng máy; Lọc thô sơ;

Không lọc.

2. Nguồn nước gia đình ta sử dụng cho ăn uống có gặp vấn đề về?

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí